Giáo án môn Hình học 8 - Tiết 57 đến 58 - Trường THCS Tân An

Giáo án môn Hình học 8 - Tiết 57 đến 58 - Trường THCS Tân An

A. Mục tiêu

-Bằng hình ảnh cụ thể cho hS bước đầu nắm được dấu hiệu đường thẳng vuông góc với mặt phẳng, hai mặt phẳng vuông góc với nhau.

-Nắm được công thức tính thể tích hình hộp chữ nhật.

-Biết vận dụng công thức vào tính toán.

B. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh

*GV: Mô hình hình hộp chữ nhật, mô hình hình 65, 67 tr 117 SGV

 - Đề bài và hình vẽ của các bài tập trên bảng nhóm, hoặc bảng phụ. - Thước thẳng, phấn màu.

*HS: -Ôn tập công thức tính thể tích hình hộp chữ nhật. - Thước kẻ, bút chì.

C. Tiến trình dạy – học.

 

doc 6 trang Người đăng haiha338 Lượt xem 392Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Hình học 8 - Tiết 57 đến 58 - Trường THCS Tân An", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 31
Tiết 57
NS: 
ND:
THỂ TÍCH HÌNH HỘP CHỮ NHẬT
A. Mục tiêu
-Bằng hình ảnh cụ thể cho hS bước đầu nắm được dấu hiệu đường thẳng vuông góc với mặt phẳng, hai mặt phẳng vuông góc với nhau. 
-Nắm được công thức tính thể tích hình hộp chữ nhật. 
-Biết vận dụng công thức vào tính toán. 
B. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
*GV: Mô hình hình hộp chữ nhật, mô hình hình 65, 67 tr 117 SGV
	 - Đề bài và hình vẽ của các bài tập trên bảng nhóm, hoặc bảng phụ. - Thước thẳng, phấn màu. 
*HS: -Ôn tập công thức tính thể tích hình hộp chữ nhật. - Thước kẻ, bút chì. 
C. Tiến trình dạy – học. 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1 .Kiểm tra (8 phút) 
GV đưa ra hình vẽ hình hộp chữ nhật ABCD.A’B’C’D’ rồi nêu yêu cầu kiểm tra. 
- HS1: Hai đường thẳng phân biệt trong không gian có những vị trí tương đối nào ? 
Lấy ví dụ minh họa trên hình hộp chữ nhật. 
HS2: - Lấy ví dụ về đường thẳng song song với mặt phẳng trên hình hộp chữ nhật và trong thực tế. Giải thích tại sao AD//mp(A’B’C’D’).
- Lấy ví dụ thực tế về hai mặt phẳng song song trên hình hộp chữ nhật và trong thực tế. 
GV nhận xét và cho điểm HS. 
Hs lên bảng kiểm tra. 
HS1: Hai đường thẳng phân biệt trong không gian có ba vị trí tương đối là: cắt nhau, song song, chéo nhau. 
Ví Dụ: AB cắt AD. 
AB // A’B’ 
HS2: - Trên hình hộp chữ nhật ABCD.A’B’C’D’ có 
AB//mp(A’B’C’D’).
AA’//mp(DCC’D’). 
- AD //mp(A’B’C’D’) vì 
AD Ë mp(A’B’C’D’). 
AD//A’D’. 
A’D’ Ì mp(A’B’C’D’). 
- mp(ABCD) // mp(A’B’C’D’). 
mp(ADD’A’)// mp(BCC’B’) 
- Lấy ví dụ trong thực tế về đường thẳng song song với mặt phẳng, hai mặt phẳng song song. 
HS lớp nhận xét câu trả lời của bạn. 
Hoạt động 2: Đường thẳng vuông góc với mặt phẳng.Hai mẳt phẳng vuông góc (20 phút)
GV đặt vấn đề: trong không gian, giữa đường thẳng, mặt phẳng, ngoài quan hệ song song còn có một quan hệ phổ biến là quan hệ vuông góc. 
a) Đường thẳng vuông góc với mặt phẳng. 
GV: Quan sát hình “Nhảy cao ở sân tập thể dục” tr 101 SGK ta có hai cọc thẳng đứng vuông góc với mặt sân, đó là hình ảnh đường thẳng vuông góc với mặt phẳng. 
- GV yêu cầu HS làm ?1 SGK, đưa hình 84 SGK lên bảng. 
GV hỏi thêm: AD và AB là hai đường thẳng có vị trí tương đối thế nào ? Cùng thuộc mặt phẳng nào ? 
GV giới thiệu: Khi đường thẳng AA’ vuông góc với hai đường thẳng cắt nhau AD và AB của mặt phẳng (ABCD) ta nói đường thẳng AA’ vuông góc với mặt phẳng (ABCD) tại A và ta kí hiệu: 
AA’ mp(ABCD) 
- GV nên sử dụng thêm mô hình sau: Lấy một miếng bìa cứng hình chữ nhật gấp lại theo đường Ox, sao cho Oa trùng với Ob, vậy xoa và xob đều là hai góc vuông. 
Đặt miếng bìa đã gấp đó lên mặt bàn rồi hỏi HS: nhận xét gì về Ox đối với mặt bàn ? Tại sao ? 
- Sau đó GV dùng ê ke đặt một cạnh góc vuông sát với Ox. 
Hỏi: nhận xét gì về cạnh góc vuông thứ hai của ê ke. 
GV giải thích: Vậy Ox vuông góc với đường thẳng chứa cạnh góc vuông của ê ke thuộc mặt bàn. 
Quay ê ke quanh trục Ox từ đó rút ra nhận xét: Nếu một đường thẳng vuông góc với một mặt phẳng tại A thì nó vuông góc với mọi đường thẳng nằm trong mặt phẳng đó. 
- Quay lại hình 84, Gv nói: 
Ta đã có đường thẳng AA’ vuông góc với mặt phẳng (ABCD), đường thẳng A’A lại thuộc mặt phẳng (A’ABB’), ta nói mặt phẳng (A’ABB’) vuông góc với mặt phẳng (ABCD). 
- Sau đó GV yêu cầu HS đọc khái niệm hai mặt phẳng vuông góc (tr 102 SGK). 
- GV yêu cầu HS làm ?2 
Tìm trên hình 84 các đường thẳng vuông góc với mp(ABCD). (ngòai đường thẳng AA’) 
Giải thích đại diện một trường hợp. 
- Tìm trên hình 84 các mặt phẳng vuông góc với mặt phẳng (ABCD). 
Giải thích. 
HS nghe GV trình bày và xem SGK. 
HS làm ?1 
HS quan sát, trả lời: 
Có Ox Ob mà Oa và Ob là hai đường thẳng cắt nhau thuộc mặt bàn. 
Þ Ox mặt bàn. 
 HS: Cạnh góc vuông thứ hai của ê ke nằm trê mặt bàn. 
HS quan sát và nghe GV trình bày. 
HS đọc: Khi một trong hai mặt phẳng vuông góc với mặt phẳng còn lại thì người ta nói hai mặt phẳng đó vuông góc với nhau. 
- HS có thể nêu: 
- AA’ có vuông góc với AD vì D’A’AD là hình chữ nhật. 
- AA’ có vuông góc với AB vì A’ABB’ là hình chữ nhật. 
- AD và AB là hai đường thẳng cắt nhau, cùng thuộc mặt phẳng (ABCD) 
Trên hình 84 còn có B’B, C’C, D’D vuông góc với mp(ABCD). 
Giải thích 
B’B mp(ABCD). 
Có B’B BC (vì B’BCC’ là hình chữ nhật).
BA cắt BC vàcùng thuộc mặt phẳng (ABCD) Þ B’B mp(ABCD). 
- Có B’B mp(ABCD) 
B’B Ì mp(B’BCC’). 
Þ mp(B’BCC’) mp(ABCD).
Tương tự 
mp(D’DCC’) mp(ABCD)
mp(D’DAA’) mp(ABCD)
Hoạt động 3.Thể tích hình hộp chữ nhật (7 phút) 
GV yêu cầu HS đọc SGK tr 102, 103 phần thể tích hình hộp chữ nhật đến công thức tính thể tích hình hộp chữ nhật. V = abc. 
Với a, b, c là ba kích thước của hình hộp chữ nhật. 
- GV hỏi: Em hiểu ba kích thước của hình hộp chữ nhật là gì ? 
- Vậy muốn tính thể tích hình hộp chữ nhật ta làm thế nào ? 
- GV lưu ý: Thể tích hình hộp chữ nhật còn bằng diện tích đáy nhân với chiều cao tương ứng. 
- GV: Thể tích hình lập phương tính thế nào ? Tại sao ? 
GV yêu cầu HS đọc to Ví dụ tr 103 SGK. 
HS tự xem SGK.
Một HS đọc to trước lớp 
HS đọc ví dụ SGK. 
Ba kích thước của hìn hộp chữ nhật là chiều dài, chiều rộng, chiều cao. 
Muốn tính thể tích hình hộp chữ nhật ta lấy chiều dài nhân với chiều rộng rồi nhâ với chiều cao (cùng một đơn vị đo).
Hình lập phương chính là hình hộp chữ nhật có ba kích thước bằng nhau nên 
V = a3
Hoạt động 4.luyện tập (5 phút) 
Bài tập 13 tr 104 SGK. 
(đề bài đưa lên bảng phụ) 
GV yêu cầu HS lên bảng lần lượt điền số thích hợp vào ô trống. 
HS lên bảng điền 
C.dài
Oât2
18
15
20
C.rộng
14
5
11
13
C.cao
5
6
8
8
S một
đáy
308
90
165
260
Thể tích
1540
540
1320
2080
Hoạt động 5. Hướng dẫn về nhà (5 phút) 
	- Cần nắm được dấu hiệu đường thẳng vuông góc với mặtphẳng, hai mặt phẳng vuông góc với nhau. Công thức tính diện tích, thể tích, thể tích trong hình hộp chữ nhật, hình lập phương. 
	- Bài tập về nhà số 10, 11, 12, 13, 14, 17 tr 103 à 105 SGK. 
	Hướng dẫn bài 11 SGK: 
	Gọi các kích thước của hình hộp chữ nhật là a, b, c. 
	Ta có: Þ a = 3k; b = 4k; c = 5k. 
	V = a.b.c = 3k.4k.5k = 480 60k3 = 480 k3 = 8 k = 2
Tuần 31
Tiết 58
NS: 
ND:
	 LUYỆN TẬP
A. Mục tiêu
-Rèn luyện cho HS khả năng nhận biết đường thẳng song song với mặt ph83ng, đường thẳng vuông góc với mặt phẳng, hai mặt phẳng song song, hai mặt phẳng vuông góc và bước đầu giải thích có cơ sở. 
-Củng cố các công thức tính diện tích, thể tích, đường chéo trong hình hộp chữ nhật, vận dụng vào bài toán thực tế. 
B. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
-GV: Bảng phụ ghi đề bài, bài giải một số bài tập. 
-HS: Ôn lại dấu hiệu đường thẳng song song với mặt phẳng, đường thẳng vuông góc với mặt phẳng, hai mặt phẳng song song, hai mặt phẳng vuông góc. Thước kẻ, compa. 
C. Tiến trình dạy – học. 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1. Kiểm tra (10 phút) 
GV nêu yêu cầu kiểm tra. 
Cho hình hộp chữ nhật ABCD.EFGH. Cho biết:
- Đường thẳng BF vuông góc với những mặt phẳng nào ? Giải thích vì sao BF vuông góc với mp(EFGH) 
- Giải thích tại sao mp(BCGF) vuông góc với mp(EFGH). 
- Kể tên các đường thẳng song song với mp(EFGH).
- Đường thẳng AB song song với mặt phẳng nào ? 
- Đường thẳng AD song song với những đường thẳng nào ? 
- Trong hình hộp chữ nhật ABCD.EFGH đường thẳng BF vuông góc với mp(ABCD) và mp(EFFH). 
Có BF FE vì ABEF là hình chữ nhật. 
BF FG vì BCGF là hình chữ nhật. FE và FG là hai đường thẳng cắt nhau thuộc mp(EFGH) nên BF mp(EFGH). 
- Có BF mp(EFGH) mà BF Ì mp(BCGF) 
Þmp(BCGF)mp(EFGH) 
- Đường thẳng AB, BC, CD, DA song song với mp(EFGH). 
- Đướng thẳng AB song song với mp(EFGH) và mp(DCGH) 
- Đường thẳng AD song song với đường thẳng BC, EH, FG. 
Hoạt động 2. Luyện tập (30 phút) 
Bài 11 tr 104 SGK. 
Hai HS lên bảng làm bài, mỗi HS làm một phần.
GV nhận xét, lưu ý HS tránh sai lầm: 
(Aùp dụng sai tính chất dãy tỉ số bằng nhau). 
Bài 14 tr 104 SGK 
(đề bài đưa lên màn hình) 
GV hỏi: - Đổ vào bể 120 thùng nước, mỗi thùng chứa 20 lít nước thì dung tích (thể tích) nước đổ vào bể là bao nhiêu ? 
- Khi đó mực nước cao 0,8m; hãy tính diện tích đáy bể. 
- Tính chiều rộng bể nước. 
- Người ta đổ thêm vào bể 60 thùng nước nữa thì đầy bể. Vậy thể tích của bể là bao nhiêu ? tính chiều cao của bể . 
Hai học sinh lên bảng làm bài 
HS nhận xét, chữa bài. 
HS trả lời, GV ghi lại: 
a/ Gọi ba kích thước của hình hộp chữ nhật lần lượt là: a, b, c (cm). 
ĐK: a, b, c> 0. 
Có: 
Þ a = 3k, b = 4k, c = 5k.
V = a.b.c = 480. 
3k.4k.5k = 480
60k3 = 480 
k3 = 8Þk = 2 
Vậy: a = 3.2 = 6 (cm) 
b = 4.2 = 8 (cm) 
c = 5.2 = 10 (cm) 
b) Hình lập phương có 6 mặt bằng nhau, vậy diện tích mỗi mặt là: 486: 6 = 81 (cm3).
Độ dài cạnh hình lập phương là: 
Thể tích của hình lập phương là: V = a3 = 93 = 729 (cm3) 
Bài 14 tr 104 SGK 
a/ Dung tích nước đổ vào bể lúc đầu là: 20.120 = 2400(l) 
= 2400 (dm3) = 2,4 (m3) 
Diện tích đáy bể là: 
2,4: 0,8 = 3 (m3) 
chiều rộng bể nướclà: 
3:2 = 1,5 (m) 
b) Thể tích của bể là: 
20.(120 + 60)= 20.180=360 (l) 
= 3600 (dm3) = 3,6 (m3) 
chiều cao của bể là:3,6:3=1,2 (m) 
Hoạt động 3. Hướng dẫn về nhà (5 phút) 
	Bài tập 16, 18 tr 105 SGK, bài 16, 19, 21, 24 tr 108 đến 110 SBT. 
	Hướng dẫn HS đọc to đề bài 18.(tr 105). 
	 Hình 92 SGK 
	 	Hình khai triển và trải phẳng 
	Vậy kiến bò theo đường QBP1 là ngắn nhất. 
Đọc trước bài “Hình lăng trụ đứng” và mang vật có dạng hình lăng trụ để học tiết sau. (mỗi nhóm mang từ 1 đến 2 vật). 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_mon_hinh_hoc_8_tiet_57_den_58_truong_thcs_tan_an.doc