Giáo án môn Hình học 8 - Tiết 26: Đa giác. Đa giác đều - Trường THCS Hòa Thạnh

Giáo án môn Hình học 8 - Tiết 26: Đa giác. Đa giác đều - Trường THCS Hòa Thạnh

1. Mục tiêu:

a. Kiến thức:

- HS nắm được khái niệm về đa giác lồi, đa giác đều.

- HS biết cách tính tổng số đo các góc của một đa giác

b. Kỹ năng:

- HS vẽ được và nhận biết được một số đa giác lồi, một số đa giác đều.

- Biết vẽ các trục đối xứng và tâm đối xứng của một đa giác đều.

- HS biết sử dụng phép tương tự để xây dựng khái niệm đa giác lồi, đa giác đều từ những khái niệm tương ứng đã biết về tứ giác.

- Qua hình vẽ và quan sát hình vẽ, HS biết cách qui nạp để xây dựng công thức tính tổng số đo các góc của đa giác.

c. Thái độ:

- Giáo dục cho HS tính kiên trì trong suy luận, cẩn thận, chính xác trong vẽ hình và tính toán.

2. Trọng tâm

- Nắm được khái niệm về đa giác lồi, đa giác đều.

3. Chuẩn bị:

GV:Thước thẳng, êke, compa, thước đo góc,bảng phụ

HS: Thước thẳng, compa, ê ke, thước đo góc. Ôn tập định nghĩa tứ giác

4. Tiến trình:

 4.1 Ổn định:

 Kiểm diện số học sinh

4.2 Kiểm tra bài cũ:

 

doc 4 trang Người đăng haiha338 Lượt xem 220Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Hình học 8 - Tiết 26: Đa giác. Đa giác đều - Trường THCS Hòa Thạnh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
§1 ĐA GIÁC - ĐA GIÁC ĐỀU
Tiết: 26
Tuần 13
Ngày dạy:19/11/2010
1. Mục tiêu:	
a. Kiến thức:
HS nắm được khái niệm về đa giác lồi, đa giác đều.
HS biết cách tính tổng số đo các góc của một đa giác
b. Kỹ năng:
HS vẽ được và nhận biết được một số đa giác lồi, một số đa giác đều.
Biết vẽ các trục đối xứng và tâm đối xứng của một đa giác đều.
HS biết sử dụng phép tương tự để xây dựng khái niệm đa giác lồi, đa giác đều từ những khái niệm tương ứng đã biết về tứ giác.
Qua hình vẽ và quan sát hình vẽ, HS biết cách qui nạp để xây dựng công thức tính tổng số đo các góc của đa giác.
c. Thái độ:
 Giáo dục cho HS tính kiên trì trong suy luận, cẩn thận, chính xác trong vẽ hình và tính toán.
2. Trọng tâm
Nắm được khái niệm về đa giác lồi, đa giác đều.
3. Chuẩn bị:
GV:Thước thẳng, êke, compa, thước đo góc,bảng phụ 
HS: Thước thẳng, compa, ê ke, thước đo góc. Ôn tập định nghĩa tứ giác
4. Tiến trình:
 4.1 Ổn định:
 Kiểm diện số học sinh
4.2 Kiểm tra bài cũ: 
GV:Cho HS nhắc lại 
HS:Nhắc lại định nghĩa tam giác ,tứ giác.
4. 3 Giảng bài mới:
Hoạt đông của giáo viên và học sinh
Nội dung
Hoạt động 1: Khái niệm về đa giác
GV:Treo bảng phụ 
(có 6 hình từ 112117 (SGK/113)
1. Khái niệm về đa giác
Đa giác ABCDE là một hình gồm năm đoạn thẳng AB , BC, CD, DE, EA trong đó bất kỳ hai đoạn thẳng nào cũng không nằm trên một đường thẳng.
 Các cạnh : AB, BC, CD, DE, EA
 Các đỉnh : A, B, C ,D, E.
GV: Giới thiệu các hình từ 112117 đều là đa giác.
Tương tự như tứ giác , đa giác ABCDE là một hình gồm năm đoạn thẳng AB , BC, CD, DE, EA trong đó bất kỳ hai đoạn thẳng nào cũng không nằm trên một đường thẳng.
GV:Giới thiệu đỉnh, cạnh của đa giác.
HS:Đọc tên các đỉnh là: A, B, C ,D, E.
Các cạnh là: AB, BC, CD, DE, EA
HS:Làm ? 1 /SGK/114
? 1 /SGK/114 
Hình gồm năm đoạn thẳng AB , BC, 
GV:Trong các đa giác trên đa giác nào là đa giác lồi?
HS: Các đa giác ở hình 115, 116, 117 là các đa giác lồi. 
HS: Làm ? 2
CD, DE, EA không phải là đa giác vì Đoạn AE, ED cùng nằm trên một đường thẳng.
a) Định nghĩa đa giác lồi :
 (SGK/ 114)
? 2Các đa giác ở hình 112, 113, 114 không phải là đa giác lồi vì mỗi đa giác
GV:Giới thiệu chú ý 
HS:Đọc chú ý /SGK
đó nằm ở cả hai nửa mặt phẳng có bờ là đường thẳng chứa một cạnh của đa giác.
b) Chú ý :
Từ nay khi nói đến đa giác mà không chú thích gì thêm, ta hiểu đó là đa giác lồi.
GV:Làm ? 3 theo hoạt động nhóm.
HS:Hoạt động theo nhóm
GV:Kiểm tra bài làm của vài nhóm
GV:Giới thiệu đa giác có n đỉnh (n3)
và cách gọi như SGK.
? 3
- Các đỉnh là các điểm A, B, C, D, E , G
- Các đỉnh kề nhau là : A và B; B và C; C và D; D và E.
- Các cạnh : AB, BC, CD, DE, GE, AG.
- Các đường chéo: AC, AD, AE, BG, BE, BD
- Các góc là :
-Các điểm nằm trong đa giác là: M N, P
Các điểm nằm ngoài đa giác là:Q, R.
Hoạt động 2: Đa giác đều
GV đưa hình 120 SGK/T115 
HS:Quan sát các đa giác đều
GV: Thế nào là đa giác đều?
HS: Phát biểu định nghĩa như SGK/115
2. Đa giác đều
Định nghĩa: Đa giác đều là đa giác có tất cả các cạnh bằng nhau và tất cả các góc bằng nhau.
GV: Chốt ý trọng tâm 
Đa giác đều là đa giác có:
+ Tất cả các cạnh bằng nhau 
+ Tất cả các góc bằng nhau
GV:Yêu cầu HS thực hiện ? 4 
HS:Thực hiện
? 4
Tam giác đều có 3 trục đối xứng
Hình vuông có 4 trục đối xứng và một tâm đối xứng
Ngũ giác đều có 5 trục đối xứng
Lục giác đều có 6 trục đối xứng và một tâm đối xứng.
4.4 Củng cố và luyện tập:
- Thế nào là đa giác lồi?
- Thế nào là đa giác đều? Hãy kể tên một số đa giác đều mà em biết?
GV: Cho HS làm bài 2/SGK/115 
HS:Thực hiện 
Bài 2:SGK/115 
Đa giác không đều :
 + Có tất cả các cạnh bằng nhau là hình thoi
 +Có tất cả các góc bằng nhau là hình chữ nhật
4.5 Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà:
- Đối với tiết học này
Học thuộc định nghĩa đa giác lồi, đa giác đều.
- Dối với tiết học tiếp theo
 +Làm các bài tập: 1, 3, 5 SGK /115
+ Ôn lại công thức tính diện tích hình chữ nhật, hình vuông, tam giác 
+ Đọc trước bài: “ Khá niệm diện tích đa giác”
Hướng dẫn bài 5 (SGK/115)
Tổng số đo các góc của hình n-giác bằng (n-2). 1800
Suy ra: Số đo mỗi góc là :
Aùp dụng công thức trên tính số đo mỗi góc của ngũ giác đều, lục giác đều: ĐS : 1080 ; 1200
5 . Rút kinh nghiệm:

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_mon_hinh_hoc_8_tiet_26_da_giac_da_giac_deu_truong_th.doc