Giáo án môn Hình học 8 - Tiết 21: Luyện tập (Bản 3 cột)

Giáo án môn Hình học 8 - Tiết 21: Luyện tập (Bản 3 cột)

I. MỤC TIÊU:

 1. Kiến thức : Củng cố, khắc sâu các kiến thức về hình thoi: định nghĩa, các tính chất, các dấu hiệu nhận biết

 2. Kĩ năng : - Vận dụng các tính chất của hình thoi để tính độ dài cạnh, đường chéo, tìm tâm đối xứng, trục đối xứng.

 - Sử dụng các dấu hiệu nhận biết hình thoi để chứng minh một tứ giác là hình thoi.

 3. Thái độ : HS học tập tích cực, trình bày cẩn thận, chặt chẽ, chính xác.

II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC :

GV : Bảng phụ, thước kẻ, êke, .

HS : Thước kẻ, êke, bảng nhóm, làm bài tập trước.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

 

doc 2 trang Người đăng haiha338 Lượt xem 511Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Hình học 8 - Tiết 21: Luyện tập (Bản 3 cột)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 11
Ngày soạn: 18/11/2007
Ngày dạy: 19/11/2007 	
Tiết 21. LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU:
 1. Kiến thức : Củng cố, khắc sâu các kiến thức về hình thoi: định nghĩa, các tính chất, các dấu hiệu nhận biết
 2. Kĩ năng : - Vận dụng các tính chất của hình thoi để tính độ dài cạnh, đường chéo, tìm tâm đối xứng, trục đối xứng.
 - Sử dụng các dấu hiệu nhận biết hình thoi để chứng minh một tứ giác là hình thoi.
 3. Thái độ : HS học tập tích cực, trình bày cẩn thận, chặt chẽ, chính xác.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC :
GV : Bảng phụ, thước kẻ, êke, .
HS : Thước kẻ, êke, bảng nhóm, làm bài tập trước.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
Ghi bảng
Hoạt động 1. Bài cũ:
- Nêu tính chất, dấu hiệu nhận biết hình thoi?
- Chứng minh dấu hiệu: “hình bình hành có một đường chéo là tia phân giác của một góc là hình thoi”
- GV sửa bài, đánh giá.
Hoạt động 2. Bài mới: (luyện tập)
- Sửa bài cũ: bài 74 SGK
+ GV vẽ hình, yêu cầu 1 HS nêu cách làm, cho các HS khác nhận xét, bổ sung,
+ GV yêu cầu 1 HS lên trình bày.
+ GV sửa và chốt ý.
- Bài 75 SGK
+Yêu cầu HS đọc đề. 
+Sử dụng “tứ giác động” yêu cầu HS tạo hình 
+1 HS nêu giả thiết, kết luận
+ GV định hướng: kẻ các đường chéo của hình chữ nhật và lưu ý các trung điểm.=> hướng chứng minh?
+ Yêu cầu HS hoạt động nhóm làm vào bảng nhóm.( mỗi nhóm chứng minh 1 cặp cạnh đối song song
+ GV thu bảng, tổng hợp bài chứng minh.
- Bài 77 SGK:
+ Nhắc lại định nghĩa hình có tâm đối xứng, hình có trục đối xứng.
+ Nêu các bước chứng minh
+ Yêu cầu một HS chứng minh miệng => GV ghi bài
Hoạt động 3. Củng cố: kết hợp trong quá trình luyện tập
- 1 HS lên bảng trả bài.
- Các HS khác làm bài ở nháp.
- HS nhận xét, sửa bài.
- HS sửa bài:
+ quan sát hình, nêu cách làm.
+ Nhận xét, bổ sung
+ Trình bày bảng
- HS làm bài 75 SGK
+ Đọc đề.Tạo hình trên tứ giác động
+ Viết giả thiết, kết luận
+ HS suy luận theo định hướng của giáo viên và nêu cách chứng minh: dựa vào các đường trung bình của tam giác và tính chất hai đường chéo của hình chữ nhật.
+ HS thảo luận trên bảng nhóm.
+ HS nhận xét, bổ sung, hoàn thiện.
- HS tiến hành làm bài 77:
+ Định nghĩa hình có trục đối xứng.
+ Chứng minhn a: hình thoi cũng là hình bình hành nên giao điểm hai đường chéo hình thoi là tâm đối xứng của hình thoi.
+ Chứng minh b: các đỉnh đối xứng nhau qua trục BD(AC) => các cạnh đối xứng nhau qua trục BD(AC) => BD và AC là trục đối xứng của hình thoi.
+ Một HS chứng minh miệng
+ Các HS còn lại lắng nghe, nhận xét, sửa bài.
Bài 74/ SGK:
AC = 8 cm, BD = 10 cm => AB ?
Vì ABCD là hình thoi nên OA = OC = 8/2 = 4 cm, OB = OD = 10/2 cm
Xét vuông tại O: theo định lí Pytago ta có: AB2 = OA2 + OB2
AB2 = 42 + 52 = 41
AB = 
Bài 75/ SGK
GT ABCD: hình chữ nhật
 MA = MB, NB = NC, PC = PD
 QD = QA
KL MNPQ là hình thoi.
Chứng minh:
Kẻ AC và BD.
- Vì ABCD là hình chữ nhật nên AC = BD(1)
- Xét có MA = MB (gt)
 QA = QD (gt)
=> MQ là đường trung bình của 
=> MQ = ½ DB (2)
-Tương tự, ta cũng chứng minh được MN, NP, PQ lần lượt là đường trung bình của các ABC, BCD, ADC
=> MN= ½ AC(3); NP = ½ DB(4); PQ = ½ AC (5)
Từ (1,2,3,4,5) => MN = NP = PQ = QM
MNPQ là hình thoi( dấu hiệu 1)
Bài 77/SGK
b) BD là đường trung trực của AC nên A đối xứng với C qua BD, B và D cũng đối xứng với chính nó qua BD => BD là trục đối xứng của hình thoi
Tương tự AC cũng là trục đối xứng của hình thoi
Hoạt động 4. Dặn dò:
- Xem lại các kiến thức về các tứ giác đặc biệt.
- Chuẩn bị bài mới: “Hình vuông”( hình vuông có liên quan gì với các tứ giác đã học.)

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_mon_hinh_hoc_8_tiet_21_luyen_tap_ban_3_cot.doc