A. MỤC TIÊU:
Nắm chắc định nghĩa và các tính chất của hình thoi, các dấu hiệu nhận biết hình thoi.
Rèn luyện kỷ năng vẽ hình thoi, biết vận dụng các tính chất của hình thoi trong chứng minh, tính toán, nhận biết một hình thoi thông qua các dấu hiệu.
Vận dụng những kiến thức về hình thoi trong thực tế.
B. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
GV : Hay trên bản phụ, bảng nhóm, giáo án, SGK
HS : Bút lông, SGK, thước thẳng.
C. TIẾN TRÌNH TIẾT HỌC:
Kiểm tra sỉ số :
Kiểm tra bài cũ : cho tứ giác ABCD có 4 cạnh bằng nhau. Chứng minh tứ giác đó là hình bình hành. (GV vẽ hình sẳn ở bảng).
GV Đặt vấn đề: Chúng ta đã biết tứ giác có 4 góc bằng nhau gọi là hình chữ nhật. Còn từ giác có 4 cạnh bằng nhau có tên gọi là gì? để biết được tên gọi của nó chúng ta vào bài mới.
Vào bài mới:
Tiết: 20 Ngày Soạn:16/10/2010 Tuần: 10 Ngày Dạy: §11. HÌNH THOI MỤC TIÊU: Nắm chắc định nghĩa và các tính chất của hình thoi, các dấu hiệu nhận biết hình thoi. Rèn luyện kỷ năng vẽ hình thoi, biết vận dụng các tính chất của hình thoi trong chứng minh, tính toán, nhận biết một hình thoi thông qua các dấu hiệu. Vận dụng những kiến thức về hình thoi trong thực tế. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH: GV : Hay trên bản phụ, bảng nhóm, giáo án, SGK HS : Bút lông, SGK, thước thẳng. TIẾN TRÌNH TIẾT HỌC: Kiểm tra sỉ số : Kiểm tra bài cũ : cho tứ giác ABCD có 4 cạnh bằng nhau. Chứng minh tứ giác đó là hình bình hành. (GV vẽ hình sẳn ở bảng). GV Đặt vấn đề: Chúng ta đã biết tứ giác có 4 góc bằng nhau gọi là hình chữ nhật. Còn từ giác có 4 cạnh bằng nhau có tên gọi là gì? để biết được tên gọi của nó chúng ta vào bài mới. Vào bài mới: Hoạt Động Của GV Hoạt Động Của HS Nội Dung Hoạt động 1: Xây dựng định nghĩa GV: dựa vào kiểm tra bài cũ GV nói: Tứ giác có 4 cạnh bằng nhau có tên gọi là hình thoi. GV: Gọi một HS đọc lại định nghĩa hình thoi SGK GV: Gọi một HS phát biểu lại HS: Nghe HS: Đọc lại đinh nghĩa hình thoi. HS: Phát biểu lại định nghĩa 1/ Định nghĩa: Hình thoi là tứ giác có 4 cạnh bằng nhau. Tứ giác ABCD là hình thoi Û AB= BC= CD= DA GV yêu cầu HS làm ?1 SGK GV: Gọi HS lên bảng trình bày GV nhấn mạnh: Vậy hình Thoi là hình bình hành đặc biệt. HS: Thực hiện ?1 HS: trình bày: Hình thoi ABCD có AB=BC=CD=DA Þ ABCD là hình bình hành vì có các cạnh đối bằng nhau. HS: Nghe á Chú ý: Hình Thoi là hình bính hành đặc biệt. Hoạt động 2 : Tính chất - Căn cứ vào định nghĩa hình thoi, em cho biết hình thoi có những tính chất gì? - GV: Gọi Một HS nêu cụ thể GV: Vẽ thêm vào hình vẽ hai đường chéo AC và BD cắt nhau tại O GV: Hãy phát hiện thêm các tính chất khác của hai đường chéo AC và BD. - GV: Gọi HS nêu giả thiết kết luận của định lí? - GV: Gọi HS chứng minh - GV: Yêu cầu HS phát biểu lại định lí. - Hình thoi là hình bình hành đặc biệt nên hình thoi có tất cả các tính chất của hình bình hành. - HS: Trong hình thoi: + Các cạnh đối bằng nhau + Các góc đối bằng nhau. + Hai đường chéo cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường - HS: Trong hình thoi: Hai đường chéo vuông góc với nhau và là phân giác các góc của hình thoi. - HS: Nêu giả thiết kết luận của định lí. - HS lên bảng chứng minh - HS: Phát biểu lại định lí 2/ Tính chất: Hình thoi có tất cả các tính chất của hình bình hành. Tính chất thêm về hai đường chéo hình thoi. Hai đường chéo hình thoi vuông góc với nhau Hai đường chéo hình thoi là các đường phân giác các góc của hình thoi. Hoạt động 3 : Dấu hiệu nhận biết GV: Ngoài cách chứng minh một tứ giác là hình thoi theo định nghĩa(tứ giác có 4 cạnh bằng nhau), em cho biết hình bình hành cần thêm điều kiện gì để trở thành hình thoi? GV: Treo bảng phụ có ghi dấu hiệu nhận biết hình thoi lên bảng. GV: Yêu cầu HS chứng minh dấu hiệu 3. - GV vẽ hình ?3 GV: Cho biết GT, KL của bài toán? - GV: Yêu cầu HS chứng minh HS: trả lời á Hình bình hành có hai cạnh kề bằng nhau là hình thoi. á Hình bình hành có hai đường chéo vuông góc là hình thoi. á Hình bình hành có một đường chéo là phân giác là hình thoi. HS: Chứng minh: Hình bình hành ABCD có AB=BC, mà AB=CD, BC=AD Þ AB=BC=CD=DA Þ ABCD là hình thoi HS: Ghi GT, KL của bài toán HS: Chứng minh bài toán 3/ Dấu hiệu nhận biết: á Tứ giác có bốn cạnh bằng nhau là hình thoi. á Hình bình hành có hai cạnh kề bằng nhau là hình thoi. á Hình bình hành có hai đường chéo vuông góc là hình thoi. á Hình bình hành có một đường chéo là phân giác là hình thoi. Hoạt động 4 : Củng cố GV: Treo bảng phụ có vẽ hình bài tập 73 Tr105 SGK GV: Yêu cầu HS hoạt động nhóm làm bài tập 75 Tr106 SGK Chứng minh rằng các trung điểm của bốn cạnh của một hình chữ nhật là các đỉnh của hình thoi. GV: Gọi đại diện nhóm lên chứng minh. GV: Treo bảng nhóm của các nhóm và sửa cụ thể cho các nhóm. - HS quan sát và trả lời - HS hoạt động nhóm: - HS: Chứng minh Xét D AEH và DBEF có: Þ D AEH = DBEF (c.g.c) Þ EH=EF (hai cạnh tương ứng) chứng minh tương tự. Þ EF=GF=GH=EH Þ EFGH là hình thoi (theo định nghĩa) HS: nghe, xem giáo viên sửa bài. Hoạt động 5: Hướng dẫn về nhà: Bài tập sô 74, 76, 78 tr106 SGK Bài tập 135, 136 tr74 SBT Xem trước bài hình vuông Duyệt của tổ trưởng Ngày:
Tài liệu đính kèm: