Giáo án môn Hình học 8 - Tiết 14: Đối xứng tâm - Đặng Trường Giang

Giáo án môn Hình học 8 - Tiết 14: Đối xứng tâm - Đặng Trường Giang

I. MỤC TIÊU :

 HS hiểu định nghĩa hai điểm đối xứng nhau qua một điểm, hai hình đối xứng nhau qua một điểm, hình có tâm đối xứng.

 HS nhận biết được hai đoạn thẳng đối xứng nhau qua một điểm, hình bình hành là hình có tâm đối xứng

 HS biết vẽ điểm đối xứng với một điểm cho trước , đoạn thẳng đối xứng với một đoạn thẳng cho trước qua một điểm.

 HS biết chứng minh hai điểm đối xứng với nhau qua một điểm.

 HS nhận ra một số hình có tâm đối xứng trong thực tế

II. CHUẨN BỊ :

1. Giáo viên : Bài soạn SGK SBT Bảng phụ

2. Học sinh : Học bài và làm bài đầy đủ dụng cụ học tập đầy đủ

 Thực hiện hướng dẫn tiết trước

III. TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY :

 

doc 4 trang Người đăng haiha338 Lượt xem 385Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Hình học 8 - Tiết 14: Đối xứng tâm - Đặng Trường Giang", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần : 7
Tiết : 14
Soạn: 06 / 10 / 2009
Giảng: 09 / 10 / 2009
ĐỐI XỨNG TÂM 
I. MỤC TIÊU :
- HS hiểu định nghĩa hai điểm đối xứng nhau qua một điểm, hai hình đối xứng nhau qua một điểm, hình có tâm đối xứng.
- HS nhận biết được hai đoạn thẳng đối xứng nhau qua một điểm, hình bình hành là hình có tâm đối xứng 
- HS biết vẽ điểm đối xứng với một điểm cho trước , đoạn thẳng đối xứng với một đoạn thẳng cho trước qua một điểm.
- HS biết chứng minh hai điểm đối xứng với nhau qua một điểm.
- HS nhận ra một số hình có tâm đối xứng trong thực tế
II. CHUẨN BỊ : 
1. Giáo viên : - Bài soạn - SGK - SBT - Bảng phụ
2. Học sinh : - Học bài và làm bài đầy đủ - dụng cụ học tập đầy đủ
	 	- Thực hiện hướng dẫn tiết trước 
III. TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY :
	1.Ổn định lớp : 	1’ Kiểm diện
2. Kiểm tra bài cũ : 	6’
HS1 :	- Bài 89 (b) tr 69 SBT. Dựng hình bình hành ABCD biết AC = 4cm, 
BD = 5cm ; BÔC = 500
t Cách dựng: 
- Dựng DB0C có 0C = 2cm, BÔC = 500 ; 0B = 2,5cm
- Trên tia đối của 0B lấy D sao cho 0D = 0B
- Trên tia đối của 0C lấy A sao cho 0A = 0C
- Tứ giác ABCD là hình bình hành cần dựng
t Chứng minh : Vì 0A = 0C ; 0B = 0D (cách dựng). 
Nên ABCD là hình bình hành có : AC = 4cm ; BÔC = 500 ; BD = 5cm.
3. Bài mới :
TL
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
Kiến thức
8’
HĐ 1 : Hai điểm đối xứng nhau qua một điểm
GV yêu cầu HS thực hiện ?1 SGK
 Gọi 1HS lên bảng vẽ
 GV giới thiệu : A’ là điểm đối xứng với A qua 0 ; a là điểm đối xứng với A’ qua 0 ; A và A’ là hai điểm đối xứng với nhau qua 0
Hỏi : Như vậy thế nào là hai điểm đối xứng với nhau qua điểm 0 ?
Hỏi : Nếu A º 0 thì A’ ở đâu ?
GV gọi HS nêu quy ước
 Quay lại hình vẽ của HS ở bài kiểm tra và 
Hỏi : Tìm trên hình vẽ hai điểm đối xứng nhau qua điểm 0 ?
Hỏi : Với một điểm 0 cho trước ứng với một điểm A có bao nhiêu điểm đối xứng với A qua điểm 0
HS cả lớp làm vào vở
1 HS : lên bảng vẽ
HS nghe GV trình bày
HS Trả lời : định nghĩa SGK (93)
Trả lời : Nếu A º 0 thì 
	 A’ º 0
HS nêu quy ước
Trả lời : B và D đối xứng nhau qua 0 ; A và C đối xứng nhau qua 0
Trả lời : Với một điểm 0 cho trước ứng với một điểm A chỉ có một điểm đối xứng với A qua điểm 0
A 
0 
A’ 
1. Hai điểm đối xứng nhau qua một điểm :
Định nghĩa :
Hai điểm gọi là đối xứng với nhau qua 0 nếu 0 là trung điểm của đoạn thẳng nối hai điểm đó
t Quy ước :
Điểm đối xứng với điểm 0 qua điểm 0 cũng là điểm 0
10’
HĐ 2 : Hai hình đối xứng nhau qua một điểm :
GV yêu cầu HS cả lớp thực hiện ?2 SGK
GV vẽ trên bảng đoạn thẳng AB và điểm 0, yêu cầu HS :
+ Vẽ điểm A’ đối xứng A qua 0
+ Vẽ B’ đối xứng với B qua 0.
+ Lấy điểm C thuộc AB, vẽ điểm C’ đối xứng với C qua 0
Hỏi : em có nhận xét gì về vị trí của điểm C’
GV Mỗi điểm thuộc đoạn thẳng AB đối xứng với một điểm thuộc đoạn thẳng A’B’ qua 0 và ngược lại. Hai đoạn thẳng AB và A’B’ là hai hình đối xứng nhau qua điểm 0
Hỏi : Vậy thế nào là hai hình đối xứng nhau qua điểm 0
GV gọi một vài HS nhắc lại định nghĩa
GV phóng to hình 77 SGK, sử dụng hình đó để giới thiệu về hai đoạn thẳng, hai đường thẳng, hai góc, hai tam giác đối xứng nhau qua tâm 0.
Hỏi : Em có nhận xét gì về hai đoạn thẳng, hai góc, hai tam giác đối xứng nhau qua 1 điểm
Hỏi : Quan sát hình 78, cho biết hình H và H’ có quan hệ gì ?
Hỏi : Nếu quay hình H quanh 0 một góc 1800 thì sao ?
1 HS : đọc đề bài
 HS Cả lớp vẽ vào vở
1 HS lên bảng thực hiện vẽ
HS : Điểm C’ thuộc đoạn thẳng A’B’
HS : nghe GV giới thiệu hai hình đối xứng với nhau qua điểm 0
 HS nêu định nghĩa hai hình đối xứng với nhau qua điểm 0 như SGK
Một vài HS nhắc lại định nghĩa
HS quan sát hình 77 phóng to và nghe GV giới thiệu
HS : nêu nhận xét SGK
Trả lời : Hình H và H’ đối xứng với nhau qua tâm 0.
Trả lời : Nếu quay hình H quanh 0 một góc 1800 thì hai hình trùng nhau
2. Hai hình đối xứng nhau qua một điểm :
Bài ?2 
a) Định nghĩa :
Hai hình gọi là đối xứng với nhau qua điểm 0 nếu mỗi điểm thuộc hình này đối xứng với một điểm thuộc hình kia qua điểm 0 và ngược lại
t Điểm 0 gọi là tâm đối xứng của hai hình đó.
b) Nếu hai đoạn thẳng (góc, tam giác) đối xứng với nhau qua một điểm thì chúng bằng nhau.
8’
HĐ 3 : Hình có tâm đối xứng : 
GV Chỉ vào hình bình hành ở phần kiểm tra hỏi :
Ở hình bình hành ABCD, hãy tìm hình đối xứng của cạnh AB của cạnh AD qua tâm 0
Hỏi : Điểm đối xứng qua tâm 0 với điểm M bất kỳ thuộc hình bình hành ABCD ở đâu ? (GV lấy điểm M thuộc cạnh của hình bình hành ABCD)
GV giới thiệu : điểm 0 là tâm đối xứng của hình bình hành ABCD
Hỏi : Thế nào là tâm đối xứng của một hình ? 
GV yêu cầu HS nêu định lý tr 95 SGK
 GV cho HS làm ?4 tr 95 SGK
HS : quan sát hình bình hành ABCD
 Trả lời : Hình đối xứng với cạnh AB qua tâm 0 là cạnh CD, hình đối xứng với cạnh AD qua tâm 0 là cạnh CB
 HS : lên bảng vẽ M’ đối xứng với M qua 0 và trả lời : Điểm đối xứng với điểm M qua tâm 0 cũng thuộc hình bình hành
HS Trả lời SGK
1 HS : đọc to định lý SGK
HS Trả lời miệng bài ?4 
3. Hình có tâm đối xứng :
a) Định nghĩa
Điểm 0 gọi là tâm đối xứng của hình H nếu điểm đối xứng với mỗi điểm thuộc hình H qua điểm 0 cũng thuộc hình H
b) Định lý :
Giao điểm hai đường chéo của hình bình hành là tâm đối xứng của hình bình hành đó 
10’
HĐ 4 : Củng cố 
t Bài tập 52 tr 96 SGK 
GV gọi 1HS đọc đề bài
GV yêu cầu cả lớp vẽ hình
Gọi 1HS lên bảng vẽ hình
GV gọi 1HS nêu GT, KL
1 HS đọc to đề bài
HS cả lớp vẽ hình
HS : nêu GT, KL
t Bài tập 52 tr 96 SGK
Chứng minh
AE // BC và AE = BC
Þ ACBE là hình bình hành
Þ BE // AC ; BE = AC (1)
Tương tự : 
BF // AC ; BF = AC (2)
Từ (1) và (2) Þ E ; B ; F thẳng hàng và BE = BF
Þ B là trung điểm của EF. Do đó E đối xứng với F qua B
2’
4. Hướng dẫn học ở nhà :
- Nắm vững định nghĩa hai điểm đối xứng qua một tâm, hai hình đối xứng qua một tâm, hình có tâm đối xứng
- Bài tập về nhà : 50 ; 51 ; 53 ; 54 tr 96 SGK
IV RÚT KINH NGHIỆM:

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_mon_hinh_hoc_8_tiet_14_doi_xung_tam_dang_truong_gian.doc