Giáo án môn Hình học 8 - Tiết 12: Hình bình hành - Võ Hữu Nghĩa

Giáo án môn Hình học 8 - Tiết 12: Hình bình hành - Võ Hữu Nghĩa

I\ Mục tiêu:

-Hiểu định nghĩa hình bình hành, các tính chất và dấu hiệu nhận biết một hình bình hành.

-Biết vẽ hình bình hành, biết chứng minh một tứ giác là hình bình hành.

-Biết vận dụng thích hợp các tính chất của hình bình hành.

II\ Chuẩn bị:

-Thứơt thẳng, êke, giấy kẻ ô vuông.

III\ Hoạt động dạy học:

 

doc 3 trang Người đăng haiha338 Lượt xem 536Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Hình học 8 - Tiết 12: Hình bình hành - Võ Hữu Nghĩa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phòng GD&ĐT Đất Đỏ	GIÁO ÁN
Trường THCS Châu Văn Biếc
GV: Võ Hữu Nghĩa
Tiết 12: HÌNH BÌNH HÀNH
I\ Mục tiêu:
-Hiểu định nghĩa hình bình hành, các tính chất và dấu hiệu nhận biết một hình bình hành.
-Biết vẽ hình bình hành, biết chứng minh một tứ giác là hình bình hành.
-Biết vận dụng thích hợp các tính chất của hình bình hành.
II\ Chuẩn bị:
-Thứơt thẳng, êke, giấy kẻ ô vuông.
III\ Hoạt động dạy học:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
HOẠT ĐỘNG 1: ĐẶT VẤN ĐỀ
Cho HS quan sát hình vẽ :
Các cạnh đối của tứ giác ABCD có gì đặc biệt?
Gv giới thiệu: tứ giác ABCD như hình trên gọi là hình bình hành.
Ta có :
Các cạnh đối của tứ giác ABCD song song với nhau.
HOẠT ĐỘNG 2: ĐỊNH NGHĨA HÌNH BÌNH HÀNH
Thế nào là hình bình hành?
Tứ giác ABCD là hình bình hành 
Vẽ hình bình hành theo định nghĩa.
GV hướng dẫn HS vẽ hình bình hành trên bảng.
Hình bình hành có phải là hình thang không?
Do đó hình bình hành có tất cả tính chất của hình thang.
Hình bình hành là tứ giác có các cạnh đối song song.
Hình bình hành là hình thang đặc biệt : có hai cạnh bên song song.
HOẠT ĐỘNG 3: TÍNH CHẤT CỦA HÌNH BÌNH HÀNH
Yêu cầu HS thực hiện ?2: Cho hình bình hành ABCD hãy thử phát hiện các tính chất về cạnh, góc, đường chéo của hình bình hành
Gợi ý chứng minh:
-Từ tính chất hình thang có hai cạnh bên song song
-Xét các tam giác bằng nhau.
Bài tập củng cố: Cho hình vẽ, chứng minh AMNP là hình bình hành, so sánh hai góc A và MNP
Ngoài cách chứng minh tứ giác là hình bình hành bằng định nghĩa ta còn cách nào khác không?
Trong hình bình hành có:
-Các cạnh đối bằng nhau.
-Các góc đối bằng nhau
-Hai đường chéo cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường.
Ta có MN, NP là đường trung bình của nên MN//AP; NP//AM
Do đó theo định nghĩa tứ giác ABCD là hình bình hành
HOẠT ĐỘNG 4: DẤU HIỆU NHẬN BIẾT HÌNH BÌNH HÀNH
Theo tính chất hình bình hành thì có các cạnh đối bằng nhau .
 Ngược lại tứ giác có các cạnh đối bằng nhau có phải là hình bình hành không?
Hướng dẫn HS chứng minh để khẳng định điều đó.
Chứng minh tứ giác ABCD có: AB//CD; AD//BC
Xét hai tam giác bằng nhau.
Tương tự cho các dấu hiệu còn lại.
Tổng hợp các dấu hiệu.
Cho HS thực hiện ?3; 45
Dấu hiệu nhận biết hình bình hành:
-Tứ giác có các cạnh đối song song là hình bình hành.
-Tứ giác có các cạnh đối bằng nhau là hình bình hành.
-Tứ giác có hai cạnh đối song song và bằng nhau là hình bình hành.
-Tứ giác các góc đối bằng nhau là hình bình hành
-Tứ giác có hai đường chéo cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường là hình bình hành.
HOẠT ĐỘNG 5: DẶN DÒ
Học bài và làm các bài tập: 46,47,48,49 sgk

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_mon_hinh_hoc_8_tiet_12_hinh_binh_hanh_vo_huu_nghia.doc