Giáo án môn Hình học 8 - Tiết 10, Bài 6: Đối xứng trục - Nguyễn Văn Lợi

Giáo án môn Hình học 8 - Tiết 10, Bài 6: Đối xứng trục - Nguyễn Văn Lợi

A. MỤC TIÊU:

 Nắm chắc định nghĩa hai điểm đối xứng với nhau qua trục (là đường thẳng), nhận biết hai đoạn đối xứng với nhau qua một trục, hình thang cân là hình có trục đối xứng, từ đó nhận biết hai hình đối xứng với nhau qua một trục trong thực tế.

 Biết dựng một điểm đối xứng với một điểm cho trước, đoạn thẳng đối xứng với một đoạn thẳng cho trước.

 Rèn luyện kỹ năng chứng minh một điểm đối xứng với một điểm cho trước qua một trục.

 Biết vận dụng những hiểu biết về đối xứng trục để vẽ hình, gấp hình

B. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:

 GV : Thước thẳng, compa, bảng phụ

 HS : Thước thẳng, compa, êke.

C. TIẾN TRÌNH TIẾT HỌC:

 Kiểm tra sỉ số :

 Kiểm tra bài cũ :

 Vào bài mới:

 

doc 3 trang Người đăng haiha338 Lượt xem 323Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Hình học 8 - Tiết 10, Bài 6: Đối xứng trục - Nguyễn Văn Lợi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết: 10	Ngày Soạn: 
Tuần: 05	Ngày Dạy:
 	§6.ĐỐI XỨNG TRỤC
MỤC TIÊU:
	Nắm chắc định nghĩa hai điểm đối xứng với nhau qua trục (là đường thẳng), nhận biết hai đoạn đối xứng với nhau qua một trục, hình thang cân là hình có trục đối xứng, từ đó nhận biết hai hình đối xứng với nhau qua một trục trong thực tế.
	Biết dựng một điểm đối xứng với một điểm cho trước, đoạn thẳng đối xứng với một đoạn thẳng cho trước.
	Rèn luyện kỹ năng chứng minh một điểm đối xứng với một điểm cho trước qua một trục.
	Biết vận dụng những hiểu biết về đối xứng trục để vẽ hình, gấp hình
CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
	GV : Thước thẳng, compa, bảng phụ
	HS : Thước thẳng, compa, êke.
TIẾN TRÌNH TIẾT HỌC:
	Kiểm tra sỉ số :
	Kiểm tra bài cũ :
	Vào bài mới:
Hoạt Động Của GV
Hoạt Động Của HS
Nội Dung
Hoạt động 1:
I/ Hai điểm đối xứng với nhau qua một đường thẳng:
Hai điểm gọi là đối xứng với nhau qua một đường thẳng d nếu d là trung trực của đoạn thẳng tạo bởi hai điểm đó.
Chú ý: Nếu điểm B nằm trên trục đối xứng thì điểm đối xứng của B chích là B
A’
B
GV: Yêu cầu học sinh nêu định nghĩa đường trung trực của một đoạn thẳng?
Từ đó GV giới thiệu khái niệm hai điển đối xứng với nhau qua một đường thẳng.
GV: nếu điểm B nằm trên trục đối xứng d, thì điểm đối xứng với điểm B là điểm nào?
GV: Khẳng định ghi bảng
HS: Trả lời khái niệm đường trung trực của mõt đoạn thẳng.
HS: Nếu điểm B nằm trên trục đối xứng thì điểm đối xứng của B chính là B
(Dự đoán)
Hoạt động 2 :Củng cố khái niệm, rèn kỹ năng vẽ điểm đối xứng qua một trục.
GV: cho đoạn thẳng AB và một đường thẳng d.
Hãy vẽ hình đối xứng của A, B qua đường thẳng d?
Lấy một điểm C bất kỳ thuộc thuộc đoạn thẳng AB, vẽ điểm đối xứng của điểm C qua đường thẳng d, Có nhận xét gì về các điểm đối xứng của A, B, C?
(cho HS kiểm tra sự nhận xét bằng thước thẳng.)
GV qua hình ảnh của hai đoạn thẳng AC và A’C’ ta gọi hai đoạn thẳng đó là hai hình đối xứng với nhau qua một đường thẳng.
-Kiểm tra nhận xét bằng thước thẳng.
HS nhận xét: 
Nếu A, C, B thẳng hàng thì các điểm đối xứng của các điểm đó qua một đường thẳng cũng thẳng hàng.
HS: Vẽ hai tam giác đối xứng với nhau qua một trục.
2/ Hai hình đối xứng qua một đường thẳng:
Hai hình gọi là đối xứng với nhau qua một đường thẳng d, nếu mỗi điểm thuộc hình này đối xứng với mỗi điểm thuộc hình kia qua đường thẳng d và ngược lại.
Hoạt động 3:Vận dụng tính chất đã học giải quyết một vấn đề cụ thể
GV Vẽ sẵn 2 tam giác đối xứng với nhau qua một đường thẳng trên bảng phụ cho HS xem và nhận xét gì về hai tam giác đối xứng qua một trục? (bằng trực quan hay đo đạc)
Phần chứng minh xem như bài tập về nhà.
Nhận xét 2a: Hai tam giác đối xứng với nhau qua một trục thì bằng nhau.
Đường thẳng d gọi là trục đối xứng của hai hình đó.
Nhận xét:
Hai đoạn thẳng (hai góc, hai tam giác) đối xứng với nhau qua một đường thẳng thì bằng nhau.
Hoạt động 4:
GV: Cho tam giác ABC cân tại A, đường cao AH, tìm hình đối xứng của mỗi cạnh của tam giác ABC qua đường cao AH.
-GV hình thành khái niệm hình có trục đối xứng.
Nhận xét 3b:
A đối xứng với chính nó.
B đối xứng với C qua AH.
H đối xứng với chính nó.Từ đó rút ra kết luận: Mọi điểm của tam giác ABC đối xưng qua AH đều nằm trên tam giác đó
3/ Hình có trục đối xứng:
Đường thẳng d gọi là trục đối xứng của hình H, nếu mọi điểm thuộc hình H có điểm đối xứng qua d củng thuộc hình H.
Hoạt động 4 :Vận dụng lý thuyết để giải quyết vấn đề, củng cố khái niệm
A
B
C
d
GV: Mỗi hình sau đây có bao nhiêu trục đối xứng:
Tam gíac đều
Chữ A in hoa
Đường tròn
(Dùng tranh vẽ sẵn gấp hình để tìm trục đối xứng).
*Dùng giấy can vẽ một hình thang cân, gấp hình và thử phát hiện hình thang cân cò phải là hình có trục đối xứng không?
.
HS quan sát, trả lời.
* Định lý:
Đường thẳng đi qua trung điểm hai đáy của hình thang cân là trục đối xứng của hình thang đó.
Hoạt động 5 :Củng cố:
Tìm các hình có trục đối xứng có ở bài tập 37 SGK (hình 59).
Bài tập về nhà và hướng dẫn:
1/ Cho tam giác ABC có = 700, M là một điểm thuộc cạnh BC, vẽ điểm D đối xứng với M qua cạnh AB, E là điểm đối xứng với m qua cạnh AC.
a/ Chứng minh AD =AE
b/ Tính số đo góc DAE.
c/ Cho M chạy trên đoạn thẳng BC, tìn vị trí của M trên BC, I trên AB, J trên AC để chu vi tam giác MIJ bé nhất. (I, J là giao điểm của DE với AB, AC) (câu này dành cho học sinh khá giỏi)
2/ Bài tập 38, 39, 40, 41 SGK
Dùng thực nghiệm để tìm trục đối xứng của một hình
HS vẽ hình thang cân trên giấy can mờ, gấp hình để phát hiện hình thang cân là đường thẳng vuông góc tại trung điểm hai đáy của hình thang cân đó.
HS: Ghi BT về nhà
	Duyệt của tổ trưởng

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_mon_hinh_hoc_8_tiet_10_bai_6_doi_xung_truc_nguyen_va.doc