Giáo án môn Hình học 8 (Cả năm học)

Giáo án môn Hình học 8 (Cả năm học)

I. MỤC TIÊU :

+ Kiến thức : - Học sinh nắm được định nghĩa, các tính chất, dấu hiệu nhận biết hình thang.

- Biết vẽ hình, sử dụng định nghĩa, tính chất của hình thang cân trong tính toán và chứng minh. Biết chứng minh một tứ giác là hình thang cân.

+ Kỹ năng : Rèn kỹ năng vẽ hình, kỹ năng tính chính xác và cách lập luận chứng minh hình học.

+ Thái độ : Nghiêm túc, cẩn thận , chính xác trong vẽ hình.

II. CHUẨN BỊ :

1. Giáo viên : SGK, thước thẳng, thước đo độ, phấn màu

2. Học sinh : SGK, thước thẳng, thước đo góc

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC :

1. Ổn định tổ chức : Kiểm tra sĩ số

2. Kiểm tra bài cũ : (5 phút)

? Phát biểu định nghĩa hình thang, hình thang vuông

? Nêu nhận xét suy ra từ câu hỏi 2

3. Bài mới :

 

doc 118 trang Người đăng haiha338 Lượt xem 300Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Hình học 8 (Cả năm học)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn :.
Ngày giảng : .
Tiết 1. 
Tứ giác
I. Mục tiêu :	
+ Kiến thức : - Học sinh nắm được định nghĩa tứ giác, tứ giác lồi, tổng các góc của tứ giác lồi.
- Biết vẽ, biết gọi tên các yếu tố, biết tính số đo các góc của một tứ giác lồi.	
+ Kỹ năng : Rèn kỹ năng vẽ hình, tính số đo góc, kỹ năng vận dụng kiến thức đã học vào giải bài tập và bài toán thực tiễn.
+ Thái độ : Nghiêm túc, cẩn thận trong vẽ hình và tính số đo góc, hợp tác trong học tập.
II. CHuẩn bị :
1. Giáo viên : Bảng phụ ghi nội dung câu hỏi 1 và vẽ hình 18 SGK, phấn màu, thước thẳng, thước đo góc.
2. Học sinh : Sách giáo khoa, thước thẳng, thước đo góc.
III. Tiến trình dạy học :
1. ổn định tổ chức : Kiểm tra sĩ số	
2. Kiểm tra bài cũ : (3 phút)
- Giáo viên nhắc lại định lý về tổng số đo các góc trong một tam giác và những kiến thức có liên quan đến bài mới.	
3. Bài mới :
Hoạt động của học sinh 
Gợi ý của giáo viên 
Hoạt động 1 (15 phút) Định Nghĩa :
Học sinh nghiên cứu SGK và trả lời câu hỏi của giáo viên.
+ Cho học sinh quan sát hình 1 & 2 SGK và nêu câu hỏi : Trong các hình a, b, c, d hình nào là tứ giác, hình nào không là tứ giác ? vì sao ?
Học sinh phát biểu định nghĩa tứ giác SGK
Giáo viên : Những hình a, b, c là những hình tứ giác. Vậy tứ giác là gì ?
Yêu cầu học sinh đọc định nghĩa SGK
Giới thiệu về các đỉnh, các cạnh của tứ giác.
Học sinh làm việc cá nhân thực hiện câu hỏi 1.
Yêu cầu học sinh làm câu hỏi 1
+ Tứ giác có đỉnh như câu hỏi 1 được gọi là tứ giác lồi
Học sinh trả lời định nghĩa tứ giác lồi SGK
? Tứ giác lồi là gì.
Giới thiệu định nghĩa về tứ giác lồi.
Học sinh nghe và ghi vở
Giới thiệu chú ý SGK
Hoạt động 2 (10 phút) câu hỏi 2
Học sinh hoạt động nhóm làm câu hỏi 2 theo yêu cầu của giáo viên 
Yêu cầu học sinh làm câu hỏi 2
Treo bảng phụ gọi đại diện một nhóm lêntrình bày
+ Đại diện một nhóm lên trình bày kết quả, các nhóm khác trao đổi, nhận xét, bổ sung
Hướng dẫn lớp thảo luận để đưa đến kết luận đúng
Hoạt động 3 (10 phút) Tổng các góc của một tứ giác
Học sinh làm cá nhân câu hỏi 3
Yêu cầu học sinh làm câu hỏi 3
a.Tổng 3 góc của một tam giác bằng 1800
Ta có :
A1 + B + C1 = 1800
A2 + D + C2 = 1800
Mà A1 + A2 = A
 C1 + C2 = C
=> A1 + A2 + B + D + C1 + C2 = 3600
hay A + B + C + D = 3600
Giáo viên gợi ý : Hãy kẻ một đường chéo bất kỳ AC (hoặc BD) dựa vào ý a để trả lời.
Gọi 1 học sinh lên bảng trình bày
Học sinh đọc và học định lý SGK
Giáo viên giới thiệu định lý SGK
Hoạt động 4 (10 phút) Củng cố và vận dụng
Học sinh trả lời câu hỏi của giáo viên 
Nhắc lại định nghĩa về tứ giác, tứ giác lồi, định lý về tổng số đo các góc của một tứ giác và cách tính.
4 học sinh lên bảng làm bài tập, các học sinh khác làm vào vở và nhận xét
Cho học sinh làm bài 1 a, b, c, d SGK
Đáp án : 1a : x = 500 ; 1b : x = 900
 1c : x = 1150; 1d : x = 750
Giáo viên nhận xét kết quả và giao bài tập về nhà.
BTVN : Bài 1 e; 2, 3, 4, 5
Ngày soạn : ..
Ngày giảng : 
Tiết 2. 
Hình thang
I. Mục tiêu :	
+ Kiến thức : - Học sinh nắm được định nghĩa hình thang, hình thang vuông, các yếu tố của hình thang.
- Biết cách chứng minh một tứ giác là hình thang, hình thang vuông, biết vẽ hình thang, hình thang vuông và tính số đo các góc của hình thang, hình thang vuông.
+ Kỹ năng : Rèn kỹ năng vẽ hình thang, hình thang vuông và nhận dạng hình thang, hình thang vuông ở các vị trí khác nhau.
Rèn kỹ năng tính toán, tính số đo góc
+ Thái độ : Nghiêm túc, cẩn thận , chính xác trong tính toán và vẽ hình.
II. CHuẩn bị :
1. Giáo viên và học sinh : Thước, e ke, phấn màuvà các đồ dùng cần thiết. 
III. Tiến trình dạy học :
1. ổn định tổ chức : Kiểm tra sĩ số	
2. Kiểm tra bài cũ : (5 phút)
? Phát biểu định nghĩa tứ giác, tứ giác lồi.
? Định lý tổng số đo các góc trong một tứ giác; làm bài tập
3. Bài mới :
Hoạt động của học sinh 
Gợi ý của giáo viên 
Hoạt động 1 (10 phút) Định Nghĩa :
Học sinh quan sát hình 13 và nhận xét về vị trí 2 cạnh đối AB và CD.
+ Cho học sinh quan sát hình 13 SGK và nhận xét về vị trí 2 cạnh đối AB và CD.
Học sinh phát biểu và học định nghĩa SGK. Vẽ hình thang và trả lời câu hỏi của giáo viên.
Giáo viên giới thiệu định nghĩa hình thang, cho học sinh quan sát hình 14 và cho biết cạnh nào là cạnh đáy, cạnh bên, đường cao.
? Hai cạnh đáy của hình thang có bằng nhau không.
Hoạt động 2 (18 phút) Thực hiện các câu hỏi
Học sinh làm câu hỏi 1 (cá nhân)
Yêu cầu học sinh làm câu hỏi 1 SGK
Đáp án a : Các tứ giác ABCD và EFGH là hình thang, tứ giác IMKN không là hình thang
? Vì sao lại kết luận các hình đó là hình thang
b. Hai góc kề 1 cạnh bên của hình thang thì bù nhau
Gợi ý cho học sinh nhớ lại kiến thức cũ đã học về góc tạo bởi hai đường thẳng song song.
Học sinh làm câu hỏi 2 theo hướng dẫn của giáo viên 
Cho học sinh đọc và nghiên cứu câu hỏi 2
Đáp án :
 a. AB//CD
=> A1 = C2
AD // BC => A2 = C1
 => Δ ABC = Δ CDA (c.g.c)
=> AB = DC; BC = AD => nhận xét
Giáo viên gợi ý cách làm
Kẻ thêm đường chéo AC và xét các Δ bằng nhau 
Từ mỗi kết quả tìm được rút ra nhận xét
b. AB//CD
=> A1 = C1
=> Δ ABC = Δ CDA (c.g.c)
=> AD = BC => A2 = C2 
=> AD//BC => nhận xét
Giáo viên chốt lại nhận xét 2 vấn đề ứng với 2 trường hợp.
Hoạt động 3 (5 phút) Hình thanh vuông
Học sinh nghiên cứu SGK và trả lời câu hỏi của giáo viên.
Yêu cầu học sinh nghiên cứu SGK và cho biết hình như thế nào được gọi là hình thang vuông.
Học sinh đọc và học trong SGK
Giáo viên : g.thiệu định nghĩa : yêu cầu về nhà vẽ hình
Hoạt động 4 (7 phút) Củng cố và vận dụng
3 học sinh lên bảng tính bài 7 SGK
Cho học sinh làm bài tập 7 SGK
Đáp án : a : x = 1000 ; y = 900
 1c : x = 1150; 1d : x = 750
Giáo viên nhận xét kết quả và giao bài tập về nhà.
BTVN : Bài 1 e; 2, 3, 4, 5
Ngày soạn : ..
Ngày giảng : 
Tiết 3. 
Hình thang cân
I. Mục tiêu :	
+ Kiến thức : - Học sinh nắm được định nghĩa, các tính chất, dấu hiệu nhận biết hình thang.
- Biết vẽ hình, sử dụng định nghĩa, tính chất của hình thang cân trong tính toán và chứng minh. Biết chứng minh một tứ giác là hình thang cân.
+ Kỹ năng : Rèn kỹ năng vẽ hình, kỹ năng tính chính xác và cách lập luận chứng minh hình học.
+ Thái độ : Nghiêm túc, cẩn thận , chính xác trong vẽ hình.
II. CHuẩn bị :
1. Giáo viên : SGK, thước thẳng, thước đo độ, phấn màu
2. Học sinh : SGK, thước thẳng, thước đo góc
III. Tiến trình dạy học :
1. ổn định tổ chức : Kiểm tra sĩ số	
2. Kiểm tra bài cũ : (5 phút)
? Phát biểu định nghĩa hình thang, hình thang vuông
? Nêu nhận xét suy ra từ câu hỏi 2
3. Bài mới :
Hoạt động của học sinh 
Gợi ý của giáo viên 
Hoạt động 1 (12 phút) Định Nghĩa :
Học sinh trả lời cá nhân câu hỏi 1 SGK
+ Cho học sinh quan sát hình 23 và làm câu hỏi 1
Đáp : D = C
Giáo viên giới thiệu hình thang trên hình 23 SGK là hình thang cân
Học sinh phát biểu định nghĩa hình thang cân theo SGK.
? Thế nào là hình thang cân ? Giáo viên nhấn mạnh 2 ý
HS ghi vở : ABCD là hình thang cân (Đáy AB & CD)
- Hình thang
- 2 góc kề 1 đáy bằng nhau
 ú
{
AB//CD 
A = B hoặc C = D
Học sinh đọc chú ý 
- Giới thiệu chú ý SGK
Học sinh làm việc cá nhân trả lời câu hỏi 2
- Yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi 2
Đáp án : Ha, b, d
b. D = 1000; I = 1100; N = 700; S = 900
- Gọi từng học sinh trả lời câu hỏi 2
c. 2 góc đối của hình thang cân thì bù nhau
Giáo viên nhấn mạnh ý C coi như 1 T/c
Hoạt động 2 (20 phút) Tính chất
Học sinh đọc định lý 1 SGK
Giáo viên giới thiệu định lý 1, yêu cầu học sinh đọc và ghi GT/KL
GT
ABCD là hình thang cân (AB//CD)
KL
AD = BC
Giáo viên gợi ý học sinh cách chứng minh
CM.
+ HS dựa vào phần 
gợi ý tự CM định lý 
trong 2 trường hợp
TH1 : AD ầ BC = {0}
TH1 : AD ầ BC = {0} ( g/s : AB<CD)
? Có nhận xét gì về D OCD. 
từ đó so sánh OC & OD
? Chỉ ra D OAB cân
? So sánh OD - OA và OC - CB
==> đpcm
TH2 : AD//BC
TH2 : AD//BC 
AD//BC Thì theo nhận xét ở bài 2 ta có điều gì ?
Học sinh đọc chú ý SGK
Giáo viên giới thiệu chú ý SGK
Học sinh đọc định lý 2 và ghi GT/KL
Giáo viên giới thiệu định lý 2, yêu cầu học sinh đọc và ghi GT/KL
GT
ABCD là hình thang cân (AB//CD)
KL
AC = BD
CM :
? Để chứng minh AC = BD ta phải chứng minh yếu tố nào bằng nhau.
Học sinh tự CM
Giáo viên chốt lại kết luận đúng
Hoạt động 3 (8 phút) Dấu hiệu nhận biết
Học sinh đọc và làm câu hỏi 3
- Giáo viên cho học sinh làm câu hỏi 3
Học sinh dự đoán
GV hướng dẫn HS sử dụng com pa để vẽ hình
Học sinh đọc định lý SGK
Giáo viên giới thiệu định lý 3 SGK và yêu cầu học sinh tự CM định lý ở bài tập 18 SGK
Học sinh đọc dấu hiệu và học trong SGK
Giáo viên giới thiệu dấu hiệu nhận biết hình thang cân
Hoạt động 4 Hướng dấn Củng cố 
Học sinh phát biểu định lý theo yêu cầu của giáo viên 
Cho học sinh phát biểu lại các định lý SGK
BTVN : Bài 11, 12, 13, 14, 15. Chuẩn bị bài luyện tập
Ngày soạn : ..
Ngày giảng : 
Tiết 4. 
luyện tập
I. Mục tiêu :	
+ Kiến thức : - Củng cố cho học sinh các kiến thức về hình thang cân, các tính chất của hình thang cân và dấu hiệu nhận biết hình thang cân.
+ Kỹ năng : Rèn cho học sinh kỹ năng tính toán (số đo góc), kỹ năng vẽ hình và sử dụng các tính chất, định lý, dấu hiệu để giải bài toán.
+ Thái độ : Nghiêm túc, cẩn thận, chính xác trong vẽ hình .
II. CHuẩn bị :
1. Giáo viên : SGK, SBT, bảng phụ, phấn màu, thước thẳng.
2. Học sinh : SGK, SBT, thước thẳng
III. Tiến trình dạy học :
1. ổn định tổ chức : Kiểm tra sĩ số	
2. Kiểm tra bài cũ : (7 phút)
? Nêu các tính chất của hình thang cân. 
áp dụng làm bài tập SGK
3. Bài mới :
Hoạt động của học sinh 
Gợi ý của giáo viên 
Hoạt động 1 (35 phút) Luyện tập
Học sinh đọc, vẽ hình và ghi GT&KL
Yêu cầu học sinh đọc, vẽ hình và ghi GT&KL
CM.
D ABD = D ACE (g.c.g)
=> AD = AE
=> E1 = B = 
=> DE //BC
=> D1 = B2 (so le trong)
? Để chứng minh BEDC là hình thang cân ta phải làm như thế nào.
? Để CM đáy nhỏ của hình thang cân bằng cạnh bên ta làm như thế nào.
Giáo viên gợi ý, hướng dẫn cách chứng minh bài toán.
Ta lại có : B1 = B2 nên B1 = D1
Do đó DE = BE ( D EDB cân)
Học sinh đọc và tóm tắt bài toán 17 SGK
Yêu cầu học sinh làm bài tập 17 SGK
CM :
AC ầ BD = {E}
D ECD có D1 = C1
là tam giác cân => ED = EC (1)
Giáo viên gợi ý CM
? Để chứng minh ABCD là hình thang cân ta phải chứng minh yếu tố nào bằng nhau ? dựa vào đâu ?
Tương tự ta có : EB = EA (2)
? Chỉ ra AC = BD
Từ (1) & (2) => AC = BD
=> ABCD là hình thang cân
=> ABCD là hình thang cân (Dấu hiệu)
- Học sinh hoạt động nhóm làm và báo cáo kết quả 
- Cho học sinh hoạt động nhóm làm và báo cáo kết quả bài tập 18 SGK
a. Vì BE //AC
=> C = E (đv)
=> D BDE cân
Giáo viên nhận xét đánh giá kết quả của các nhóm và bổ sung nếu cần thiết
b. D ACD = D BDC (c.g.c)
c. D ACD = D BDC cân => ADC = BCD
=> hình thang ... ung điểm của mỗi đường.
Yêu cầu HS giải theo nhiều cách
∆ABC có điều kiện gì để ◊EHKD là HCN
GV giới thiệu cho HS vẽ ◊EHKD là HCN rồi vẽ các yếu tố còn lại ra nháp để tìm điều kiện của ∆ABC
b. HS làm theo hướng dẫn của GV 
CM : ∆ABC cân ở A - cm có thể bằng 2 cách
C1 : ∆ có 2 trung tuyến bằng nhau thì là ∆ cân
C2 : Trung tuyến đồng thời là đường cao thì là ∆ cân
c. 
? Vẽ hình nào trước để được theo yêu cầu của bài.
Vẽ hình có BD | CE sao cho GD = 1/2 GB ; GE = 1/2 BC
◊EDKH là hbh (ý a) và có cả 2 đường chéo vuông góc => ◊EDKH là hình thoi
Bài 28 SBT trang 129
Treo đề bài, yêu cầu HS vẽ hình và làm
Hình 186 gồm mấy hình
gồm 2 hình : 1 tam giác và 1 HCN
Diện tích hình = ?
Shình = S∆ + Shcn = c (a - b) + b.c
= 
Bài 31 SBT trang 129 
GV treo hình vẽ bài 31
HS quan sát hình và trả lời câu hỏi
Nêu dữ kiện và ký hiệu
SAEPSN = S∆AEN + S◊EPSN
= 2.2 + EN . IH
EN = 
? Tìm SAEPSN
IH = AH - AI = 
? Tìm SAEPSN = 2.2 + = 5cm2
Hoạt động 3 (13’) Củng cố hướng dẫn 
Ghi nội dung và yêu cầu chuẩn bị về nhà
Về nhà hệ thống lý thuyết vào 1 trang giấy
Học thuộc các câu hỏi ôn tập
Làm bài tập đã chữa
Ngày soạn : ..
Ngày giảng : 
Tiết 32. 
Trả bài kiểm tra học kỳ I
I. Mục tiêu :	
- Giúp học sinh giải đáp kết quả bài kiểm tra
- Giúp học sinh nhận ra một số cách làm sai lầm
II. CHuẩn bị :
1. Giáo viên : Đề kiểm tra + Đáp án
2. Học sinh : Thước thẳng	
III. Tiến trình dạy học :
1. ổn định tổ chức : Kiểm tra sĩ số	
2. Kiểm tra bài cũ : (kết hợp trong bài)
3. Bài mới :
Hoạt động của GV 
hoạt động của học sinh 
Hoạt động 1 (15’) Lý thuyết
Treo bảng phụ ghi các câu hỏi trắc nghiệm phần hình học lên bảng
câu 2 :
Câu 2 : Cho hình với độ dài 
đường trung bình MN 
của hình thay bằng :
A. 18 B. 18,5 
C.9 D.8
? yêu cầu HS lên bảng tính.
Hình thang ABCD có MN là đường trung bình thì :
 MN = 
Có AC = 8 ; DC = 10 => MN = 9
Vậy C là đáp án đúng
 Nêu công thức tính chiều dài đường trung bình của hình thang.
Câu 3 : tam giác cân là hình
A. không có trục đối xứng
B. Có trục đối xứng
C. Có 2 trục đối xứng
D.Có 3 trục đối xứng
Tam giác cân là tam
giác có 1 trục đối xứng
và trục đó chứa đỉnh A 
và trung điểm cạnh BC
GV vẽ hình và yêu cầu HS trả lời
=> đáp án B đúng
Câu 6 : cho ∆ABC vuông tại A, AC = 3cm; 
BC = 5cm. S∆ABC = ?
Câu 6 : S∆ABC = (1)
 A. 15cm2 C. 6cm2
 B. 20cm2 D. 12cm2
 Giá trị đã cho AC = 3cm ; BC = 5cm còn cạnh AB chưa biết.
Theo ĐL Pitago ta có AB2 + AC2 = BC2
=> AB = 
AB = ?
S∆ABC biết những cạnh nào ? cạnh nào chưa biết giá trị.
Thay vào (1) ta được S∆ABC = cm2
Vậy đáp án C đúng
Hoạt động 2 (30’): Phần tự luận
Bài 3 :
Cho ◊ABCD, M,N,P,Q lần lượt là trung điểm của AB, BC, CD, DA
Bài 3 :
a) MNPQ là hình gì ? vì sao ?
GT
◊ABCD, MA = MB
b) Tìm ĐK của ◊ABCD để ◊MNPQ là hình vuông
NB = NC, PD = PC, QA = QD
KL
a) MNPQ là hbh
b) MNPQ là hình vuông thì tứ giác có ĐK gì
Yêu cầu HS vẽ hình vào vở, gọi 1 HS lên bảng vẽ hình
Yêu cầu ký hiệu các đoạn thẳng bằng nhau
CM
◊MNPQ theo quan sát nó là hình gì
Xét ∆ABC có MA = MB ; NB = NC => MN là đường TB của ∆ABC => MN // = AC (1)
Yêu cầu cm. Gọi 1 HS đại diện nêu cách cm
Tương tự PQ//=AC và là đường trung bình của ∆ADC(2)
GV có thể mở rộng một số cách khác
Từ (1) &(2) => MN//= PQ (vì 2 đoạn cùng // và = AC)
Với ý b yêu cầu HS nêu, nếu MNPQ là hình vuông thì hbh MNPQ có đặc điểm hay t/c gì.
Theo dấu hiệu nhận biết hbh, tứ giác có 2 cạnh đối // và = nhau thì => ◊MNPQ là hbh
Từ điểm này => đk với ◊ABCD
b) MNPQ là hình vuông => MN = PQ
MN = AC ; QM = DC (là đường TB ∆ tương ứng)
Chỉ rõ những sai lầm trong 1 số bài để học sinh không phạm sai lầm
=> AB = AC (ĐK 1 để ◊MNPQ là hình vuông)
M = 900->  -> O = 900 => AC | BD(ĐK2)
Vậy ◊MNPQ là hình vuông khi ◊ABCDcó AC = và | BD
Ngày soạn : ..
Ngày giảng : 
Tiết 32. 
Ôn tập hình học
I. Mục tiêu :	
+ Kiến thức : - HS hiểu và nắm bắt kiến thức một cách có hệ thống
- Nắm được định nghĩa đa giác, đa giác lồi các công thức tính diện tích hình chữ nhật, hình vuông, hình bình hành, tam giác, hình thoi, hình thang.
+ Kỹ năng : Rèn kỹ năng vẽ hình, cm bài tập hình học, vận dụng thành thạo các công thức tính diện tích để làm bài tập.
+ Thái độ : Nghiêm túc, cẩn thận, chính xác.
II. CHuẩn bị :
1. Giáo viên : SGK, phấn màu, thước thẳng.
2. Học sinh : SGK, thước thẳng, chuẩn bị kiến thức đã học
III. Tiến trình dạy học :
1. ổn định tổ chức : Kiểm tra sĩ số	
2. Kiểm tra bài cũ : (5’)
? Kiểm tra sự chuẩn bị bài của học sinh. (5’)
3. Bài mới :
Hoạt động của học sinh 
Gợi ý của giáo viên 
Hoạt động 1 (15 phút) Ôn tập l‎ý thuyết
- HS nêu định nghĩa tứ giác, tính chất và dấu hiệu nhận biết hình bình hành, hình thang cân, hình chữ nhật, hình thoi, hình vuông.
GV hệ thống lại các kiến thức đã học trong 2 chương về tứ giác, hình thang, hình thang cân, hình bình hành, hình thang cân, hình chữ nhật, hình thoi, hình vuông.
Nêu các công thức tính diện tích đó
Các công thức tính diện tích của các tứ giác đó
Hoạt động 2 (27’) Bài tập
HS đọc bài, vẽ hình và ghi gt, kl
Cho HS đọc bài và làm bài tập 157 SGK
Giải
Giới thiệu công thức tính hình thoi
Ta có 
EF // 1/2 AC (1)
HG // 1/2 AC (2)
Từ (1) &(2) =>
 EF = HG = 1/2 AC
=> EFHG là hbh
? hbh EFGH cần thêm điều kiện gì à hcn.
a) EFGH là hcn ú EH | EF
 ú AC | BD
? Muốn vậy phải có điều kiện gì
b) hbh EFGH là hình thoi
ú EF = GH ú BD = AC
? hbh EFGH cần thêm điều kiện gì thì -> hình thoi.
c) hbh EFGH là hình vuông
ú EF | EH ú EF = EH
ú AC | BD & AC = BD
? hbh EFGH cần thêm điều kiện gì thì -> hình vuông
Cho HS làm bài tập 40 SBT (T130)
HS đọc bài toán, vẽ hình và ghi gt, kl
Yêu cầu HS ghi gt, kl 
Giải
Giả sử AB = 8cm
AD = 6cm và có 
một đường cao 
dài 5cm
Hướng dẫn HS tính
Vì 5 < 8 và 5 < 6 nên có thể xảy ra 2 
trường hợp.
+ Trường hợp : AH = 5cm 
Khi đó S = AB.AH = BC.AK
Tức là : 8.5 = 6 AK
=> AK = 
+ Trường hợp : AK = 5cm
Khi đó : S = AB. AH = BC . AK
Hay AH = 
Từ các kết quả đó => đáp số của bài toán
Vậy bài toán có hai đáp số : đường cao thứ hai có độ dài là hoặc cm
Hoạt động 3(2phút) : Củng cố hướng dẫn
+ Làm lại các bài tập đã chữa
+ Ôn lại kiến thức đã học để chuẩn bị cho bài kiểm tra học kỳ
+ Chuẩn bị đồ dùng bút thước để giờ sau kiểm tra
Ngày soạn : ..
Ngày giảng : 
Tiết 34. 
ôn tập chươngii
I. Mục tiêu :	
+ Kiến thức : - Hiểu và vận dụng được định nghĩa đa giác, đa giác lồi và các công thức tính diện tích hcn, hbh, hình thoi, hình vuông và hình thang
+ Kỹ năng : Rèn kỹ năng vẽ hình, tính toán và vận dụng công thức
+ Thái độ : Nghiêm túc, cẩn thận, chính xác trong đo và vẽ hình
II. CHuẩn bị :
1. Giáo viên : SGK, bảng phụ, phấn màu, thước thẳng
2. Học sinh : SGK, thước thẳng
III. Tiến trình dạy học :
1. ổn định tổ chức : Kiểm tra sĩ số	
2. Kiểm tra bài cũ (5’)
GV kiểm tra sự chuẩn bị bài ở nhà của học sinh 
3. Bài mới :
Hoạt động của học sinh 
Gợi ý của giáo viên 
Hoạt động 1 (15’) Tự kiểm tra kiến thức
HS lần lượt trả lời các câu hỏi trong SGK theo hướng dẫn của GV 
Cho HS lần lượt trả lời các câu hỏi trong SGK
GV gợi ‎ý trả lời các câu hỏi khó
1 HS lên bảng điền vào bảng phụ câu 3
Treo bảng phụ ghi nội dung câu 3, học sinh lên bảng điển vào
HS dười lớp nhận xét và bổ sung nếu cần
GV nhận xét và chốt lại
Hoạt động 2 (22’) Giải bài tập
HS lên bảng vẽ hình và ghi gt, kl
Cho HS làm bài tập 41 SGK
2 HS lên bảng trình bày
Gọi 2 HS lên bảng làm, các HS khác làm vào vở
a) 
= 20,4(cm2)
Cho HS nhận xét và bổ sung nếu có
b) SEHIK = SEHC + SKIC
GV chốt lại và nêu lên phương pháp chung làm bài tập dạng như trên
= 10,2 – 2,55 = 7,65 (cm2)
HS làm bài 42 theo hướng dẫn của GV 
Yêu cầu HS làm bài tập 42 và báo cáo kết quả 
(Hình vẽ SGK)
Ta có : SABCD = SACD + SABC
HD: Lưu ý điều kiện AC//BF
Mà SAFD = SACD + SAFC
Kẻ đường cao từ đỉnh B&F của 2 ờ ABC &AFC à
Vì AC//BF nên hai đường cao kẻ từ B&F xuống AC của 2 ờABC & AFC bằng nhau => SABC = SAFD
tính diện tích của chúng
Vậy SABCD = SAFD
HS làm bài 47 theo hướng dẫn của GV 
Cho HS làm bài tập 47 SGK
Hướng dẫn HS 
Ta có : 
Kẻ OA & OB
ờAOE = ờOBF (g.c.g)
=> SOAE = SOBF
? cm ờAOE = ờOBF
=> sd tính chất của diện tích đa giác => G 
Và SOEBF = SOEB + SOBF
=> SOAB = SOEBF = 
Hoạt động 3(3’) : Củng cố hướng dẫn
HS ghi yêu cầu nội dung cho tiết sau kiểm tra 1 tiết
Nắm chắc các định nghĩa về đa giác, các công thức tính diện tích và tính chất của diện tích đa giác
Ôn tập toàn bộ chương chuẩn bị cho tiết sau kiểm tra
Kiểm tra 1 tiết
Ngày soạn : ..
Ngày giảng : 
Tiết 37. 
ôn tập chươngii
I. Mục tiêu :	
+ Kiến thức : - Hiểu và vận dụng được định nghĩa đa giác, đa giác lồi và các công thức tính diện tích hcn, hbh, hình thoi, hình vuông và hình thang
+ Kỹ năng : Rèn kỹ năng vẽ hình, tính toán và vận dụng công thức
+ Thái độ : Nghiêm túc, cẩn thận, chính xác trong đo và vẽ hình
II. CHuẩn bị :
1. Giáo viên : SGK, bảng phụ, phấn màu, thước thẳng
2. Học sinh : SGK, thước thẳng
III. Tiến trình dạy học :
1. ổn định tổ chức : Kiểm tra sĩ số	
2. Kiểm tra bài cũ (5’)
GV kiểm tra sự chuẩn bị bài ở nhà của học sinh 
3. Bài mới :
Hoạt động của học sinh 
Gợi ý của giáo viên 
Hoạt động 1 (15’) Tự kiểm tra kiến thức
HS lần lượt trả lời các câu hỏi trong SGK theo hướng dẫn của GV 
Cho HS lần lượt trả lời các câu hỏi trong SGK
GV gợi ‎ý trả lời các câu hỏi khó
1 HS lên bảng điền vào bảng phụ câu 3
Treo bảng phụ ghi nội dung câu 3, học sinh lên bảng điển vào
HS dười lớp nhận xét và bổ sung nếu cần
GV nhận xét và chốt lại
Hoạt động 2 (22’) Giải bài tập
HS lên bảng vẽ hình và ghi gt, kl
Cho HS làm bài tập 41 SGK
2 HS lên bảng trình bày
Gọi 2 HS lên bảng làm, các HS khác làm vào vở
a) 
= 20,4(cm2)
Cho HS nhận xét và bổ sung nếu có
b) SEHIK = SEHC + SKIC
GV chốt lại và nêu lên phương pháp chung làm dạng 
bài tập như trên
HS làm bài42 theo hướng dẫn của GV 
(Hình vẽ SGK)
Yêu cầu HS làm bài tập 42 và báo cáo kết quả 
Ta có : SABCD = SACD + SABC
Mà SAFD = SACD + SAFC
HD : lưu ‎ điều kiện AC//BF
Vì AC//BF nên 2 đường cao kẻ từ B&F xuốngAC của 2ờABC &AFC bằng nhau
=> SABC = SAFC
- Kẻ đường cao từ đỉnh B & F của 2 ờABC &AFC à tính diện tích của chúng
Làm bài 47 theo hướng dẫn của GV 
Cho HS làm bài tập 47 SGK
Ta có : ờAOE = ờOBF (g.c.g)
=> SAOE = SOBF
HD HS : Kẻ OA &OB
? CM ờAOE = ờOBF
Mà SOAB = SOEB + SOAE
-> sử dụng tính chất đa giác => đpcm
Và SOEBF = SOEB + SOBF
=> SOAB = SOEBF = 
Hoạt động 3(3’) Củng cố dặn dò 
HS ghi yêu cầu và nội dung chuẩn bị cho tiết sau kiểm tra 1 tiết
Nắm chắc các định nghĩa về đa giác, các công thức tính diện tích & tính chất của diện tích đa giác
Ôn tập toàn bộ chương chuẩn bị cho tiết sau kiểm tra 
 Kiểm tra 1 tiết

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_mon_hinh_hoc_8_ca_nam_hoc.doc