Giáo án môn Giáo dục công dân 8 - Học kỳ 1

Giáo án môn Giáo dục công dân 8 - Học kỳ 1

Tiết 1- Bài 1: TÔN TRỌNG LẼ PHẢI

A) Mục tiêu:

1. Về kiến thức:

- HS hiểu thế nào là tôn trọng lẽ phải. Những biểu hiện của tôn trọng lẽ phải.

- HS nhận thức được vì sao trong cuộc sống mọi người đều cần phải tôn trọng lẽ phải.

2. Về kỹ năng:

HS có thói quen và biết tự kiểm tra hành vi của mình để rèn luyện bản thân trở thành người biết tôn trọng lẽ phải.

3. Về thái độ:

- HS biết phân biệt các hành vi thể hiện sự tôn trọng lẽ phải và không tôn trọng lẽ phải trong cuộc sống hàng ngày.

- HS biết học tập gương những người biết tôn trọng lẽ phải và phê phán những hành vi thiếu tôn trọng lẽ phải.

B) Nội dung trọng tâm:

 - Nhấn mạnh nội dung cốt lõi của tôn trọng lẽ phải là sống trung thực, dám bảo vệ những điều đúng đắn, không chấp nhận và không làm những điều sai trái.

 - Tôn trọng lẽ phải được biểu hiện mọi nơi mọi lúc, qua thái độ, lời nói, hành động.

 

doc 35 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 966Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Giáo dục công dân 8 - Học kỳ 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Soạn: 21/ 8/ 2010
Dạy: 23/ 8/ 2010
Tiết 1- Bài 1: Tôn trọng lẽ phải
A) Mục tiêu:
1. Về kiến thức:
- HS hiểu thế nào là tôn trọng lẽ phải. Những biểu hiện của tôn trọng lẽ phải.
- HS nhận thức được vì sao trong cuộc sống mọi người đều cần phải tôn trọng lẽ phải.
2. Về kỹ năng:
HS có thói quen và biết tự kiểm tra hành vi của mình để rèn luyện bản thân trở thành người biết tôn trọng lẽ phải.
3. Về thái độ: 
- HS biết phân biệt các hành vi thể hiện sự tôn trọng lẽ phải và không tôn trọng lẽ phải trong cuộc sống hàng ngày.
- HS biết học tập gương những người biết tôn trọng lẽ phải và phê phán những hành vi thiếu tôn trọng lẽ phải.
B) Nội dung trọng tâm:
 - Nhấn mạnh nội dung cốt lõi của tôn trọng lẽ phải là sống trung thực, dám bảo vệ những điều đúng đắn, không chấp nhận và không làm những điều sai trái.
 - Tôn trọng lẽ phải được biểu hiện mọi nơi mọi lúc, qua thái độ, lời nói, hành động.
C) Tài liệu và phương tiện:
 - SGK, SGV GDCD lớp 8.
 - Các mẩu chuyện, đoạn thơ, các câu nói của các danh nhân hoậc ca dao, tục ngữ nói vềviệc tôn trọng lẽ phải.
D) Các hoạt động dạy và học:
HĐ1: Giới thiệu bài: Nêu ý nghĩa, sự cần thiết của việc tôn trọng lẽ phải.
HĐ 2: Hướng dẫn HS tìm hiểu bản chất nội dung của của tôn trọng lẽ phải qua phần ĐVĐ.
 -Chia lớp thành 3 nhóm, mỗi nhóm thảo luận 1 vấn đề ở SGK
- Nhóm 1: Em có nhận xét gì về việc làm của quan tuần phủ Nguyễn Quang Bích?
- Nhóm 2: Nêu cách xử sự của em khi ý kiến đưa ra đúng lại bị đa số các bạn phản đối? 
- Nhóm 3: Nừu biết bạn mình quay cóp trong giờ kiểm tra, em sẽ làm gì?
GV chốt lại: Để có cách ứng xử phù hợp trong những trường hợp trên, đòi hỏi mọi người không chỉ có nhận thức đúng mà còn cần phải có hành vi và cách ứng xử phù hợp trên cơ sở tôn trọng sự thật, bảo vệ lẽ phải, phê phán những việc làm sai trái.
HĐ3:Tìm các biểu hiện tôn trọng lẽ phải, không tôn trọng lẽ phải trong cuộc sống
Gơi ý:+Vi phạm luật giao thông, thái độ ứng xử của mỗi người?
 + Vi phạm nội quy trường học? Thái độ của người vi phạm?
 + Thái độ “dĩ hoà vi quý” trong cuộc sống?
HĐ4: Hướng dẫn HS rút bài học:
HĐ5: Luyện tập:
- ở lớp: Số 1,2,3; Tìm và đọc các câu tục ngữ, ca dao hoặc kể các mẩu chuyện minh hoạ cho các VĐ liên quan đến bài học.
 - Về nhà:
+ Làm bài số 4,5;
 + Đọc trướcbài:“ Liêm khiết”
- Gọi 1 em đọc phần ĐVĐ ở SGK
+ Nhóm 1: Vấn đề1
+ Nhóm 2: Vấn đề 2
+ Nhóm 3: Vấn đề 3
- Quan tuần phủ NQBích là người giải quyết mọi việc trên cơ sở thực tế vốn có, đúng người đúng việc. Ông không vì tình cảm riêng tư mà giải quiyết sự việc trái với lẽ phải
- Sẽ đứng về phía ý kiến đúng và bảo vệ lẽ phải bằng lời nói chân tình
thuyết phục.
- Tỏ thái độ không đồng tình với bạn, nhắc bạn không được làm như thế vì không có lợi cho chất lượng thực tế của bản thân. 
 - HS ghi ra giấy các biểu hiện các em bắt gặp trong cuộc sống không tôn trọng lẽ phải.
- GV lần lượt cho các em trình bày ý kiến và trao đổi về các biểu hiện
( Chú ý bổ cứu các ví dụ nêu ra chưa đúng) 
-1. Lẽ phải là gì?
-2. Thế nào là tôn trọng lẽ phải?
-3. ý nghĩa của việc tôn trọng lẽ phải?
- Số 1: Chọn c
- Số 2: Chọn c
- Số 3: Hành vi a, c, e biểu hiện sự tôn trọng lẽ phải.
 Soạn:28/8/2010	 Dạy: 09/9/2010
Tiết 2. Bài 2: 
 Liêm khiết
A.Mục tiêu:
a. Về kiến thức:
- HS hiểu thế nào là liêm khiết. Vì sao phải sống liêm khiết; Muốn sống liêm khiết phải làm thế nào?
b. Về thái độ:
- HS biết phân biệt giữa hành vi liêm khiết và không liêm khiết; Có thái độ đồng tình, ủng hộ và học tập tấm gương của những người liêm khiết, phê phán những hành vi thiếu liêm khiết trong cuộc sống.
c. Về kỹ năng:
 HS biết tự kiểm tra hành vi của mình và rèn luyện lối sống lêm khiết.
B. Nội dung trọng tâm:
 - HS cần hiểu rõ nội dung coót lõi của liêm khiết là sống trong sạch, không tham ô lãng phí, không hám danh, hám lợi.
 - Nhấn mạnh tác dụng, ý nghĩa của liêm khiết đối với bản thân và xã hội.
C. Tài liệu và phương tiện:
 - SGK, SGV GDCD lớp 8
 - Thơ, tục ngữ, mẩu chuyện thực tế nói về đức tính liêm khiết.
D. Các hoạt động dạy
 Hỏi bài cũ:( Ghi sán lên bảng phụ hoặc bật đèn chiếu)
 Hành vi nào sau đây thể hiện sự tôn trọng lẽ phải, vòng vào chữ cái đầu dòng:
 A. Trong hội họp trành phát biểu vì sợ đụng chạm đến người khác.
 B. Lắng nhe ý kiến mọi người, sẵn sàng phát biểu ý kiến bênh vực lẽ phải.
 C, Bực tức và lên án gay gắt những người không có cùng quan điểm với mình.
 Bài mới: Giới thiệu bài: GV nói rõ trong cơ chế thị trường đầy biến động, một trong những phẩm chất mỗi con người cần phải có là sống liêm khiết. Nếu không chúng ta dễ sa vào cuộc sống hám danh lợi vì mục đích thực dụng cho riêng cá nhân mình.
HĐ1: Thảo luận nhóm tìm hiểu phần ĐVĐ:
 Chia lớp thành 3 nhóm thảo luận 3 vấn đề ở SGK.
Em có suy nhĩ gì về cách xử sự của Ma- Ri- Quy- Ri?
Nhóm 1: Câu hỏi 1
Nhóm 2: Câu hỏi 2
Nhóm 3: Câu hỏi 3.
 Soạn:12/9/2010
Dạy16:/9/2010
 Tiết 3: Bài 3	Tôn trọng người khác 
A)Mục tiêu:
a.Về kiến thức: 
Giúp học sinh hiểu thể nào là tôn trọng người khác, biểu hiện của tôn trọng người khác trong đời sống hàng ngày; Sự cần thiết phải tôn trọng lẫn nhau trong quan hệ xã hội 
 b. Về thái độ: 
HS đồng tình, ủng hộ và học tập những nét ứng xử đẹp trong hành vi của những người biết tôn trọng người khấc, đồng thời phê phán những biểu hiện của hành vi thiếu tôn trọng mọi người.
 c.Về kỹ năng:
 HS biết phân biệt hành vi tôn trọng người khác và hành vi không tôn trọng ngưòi khác trong cuộc sống; biết rèn luyện thói quen tự kiểm tra đánh giá vầ điều chỉnh hành vi thể hiện sự tôn trọng người khác ở mọi nơi mọi lúc.
B)Nội dung trọng tâm:
Cốt lõi của tôn trọng người khác là tôn trọng danh dự, phẩm giá và lợi ích của người khác; Biết tôn trọng người khác là sống tự trọng, biết tôn trọng mình và mọi người xung quanh, không xúc phạm, làm mất danh dự người khác; ý nghĩa của sự tôn trọng người khác trong xã hội
C)Tài liệu, phương tiện:
SGK, SGV GDCD lớp 8; Dẫn chứng thực tế thể hiện sự tôn trọng lẫn nhau; Chuyện, thơ ca, tục ngữ về tôn trọng nười khác: “ Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”; “ Khó mầ biết ở biết lời, biết ăn biết ở nên người giầu sang”
 D)Các hoạt động dạy vầ học:
 Hỏi bài cũ;
Liêm khiết là gì? Tấc dụng của liêm khiết đối với bản thân và xã hội?
Đọc một số câu tục ngữ ca dao nói về tính liêm khiết 
( Giấy rách phải giữ lấy lề; Đói cho sạch, rách cho thơm)
 Bài mới:
Giới thiệu bài bằng cách đọc câu thơ của Tố Hữu: Có gì đẹp trên đời hơn thế, Giữa con người với nhau rất cần sự hiểu biết tôn trọng lẫn nhau, bài học hôm nay
HĐ1: Chia nhóm thảo luận các vấn đề ở SGK
? Nhận xét bạn Mai
? Nhận xét bạn Hải
? Nhận xét Quân vầ Hùng
Gợi ý trả lời:
-Mai học giỏi, chan hòa, không kiêu căng, không để ai chê trách
- Hải học giỏi, tốt bụng, bị bạn chế giễu châm chọc vì da đen
- Quân, Hùng cời, đọc truyện khi thầy giáo giảng bài.
HĐ2: Liên hệ thực tế phân biệt hành vi tôn trọng người khác và hành vi không tôn trọng người khác.
Gợi ý: - Giữa học sinh với nhau
( trong xng hô, thái độ ứng xử)
Giữa học sinh với thầy cô giáo( thái độ, cách ứng xử)
 Giữa những ngời cùng sống trong tập thể, trong cộng đồng xã hội( Khi ở bệnh viện, khi dự đám tang,gặp người tàn tật, đau ốm)
HĐ3: Phân biệt sự khác nhaugiữa tôn trọng người khác với việc luôn đồng tình, ủng hộ và không đấu tranh khi họ có ý kiến và việc làm không đúng
( Ghi bài tập lên bảng phụ)
HĐ4: Hướng dẫn HS rút bài học:
Thế nào là tôn trọng người khác?
Nêu sự cần thiết phải tôn trọng người khác.
HĐ5: Luyện tập củng cố
Làm bài tập ở lớp: Số 1,2,3; Đọc truyện Lỡng Quốc
Đọc một số câu ca dao, tục ngữ nói lên sự tôn trọng người khác
1em đọc một lượt cácvấn đề ở SGK
Nhóm 1: Thảo luận vấn đề 1
Nhóm 2: Thảo luận vấn đề 2
Nhóm 3: Thảo luận vấn đề 3
Hải có suy nghĩ đúng đắn, tôn trọng cha.
Hùng, Quân thiếu tôn trọng thầy giáo.
HS tự liên hệ, nêu những thực té mà các em đã trải qua hoặc được chứng kiến.
Lớp theo dõi và nhận xét, bổ sung các ý cần thiết còn thiéu.
Làm bài tập:
Em đồng tình với hành vi nào, đánh dấu X vào ô trống, giải thích vì sao?
Trong hội họp im lặng, gió chiều nào,theo chiều ấy
Lan và Mai là bạn thân nên bao giờ Lan cũng đồng tình với Mai dẫu ý kiến hoặc việc làm của Mai có khi cha thật đúng
Cần biết lắng nghe ý kiến ngời khác, không tỏ thái độ bất bình, phẫn nộ.
- HS đọc nội dung bài học ở SGK
 Soạn: 20/ 9/ 2010
 Dạy: 23/ 9/ 2010
 Tiết 4- Bài 4:	 Giữ chữ tín
 A)Mục tiêu:
) Về kiến thức:
- Hiểu thế nào là giữ chữ tín
- Những biểu hiện của giữ chữ tín 
- Hiểu được ý nghĩa của việc giữ chữ tín 
b) Về kỹ năng:
- Biết phân biệt những hành vi giữ chữ tín và không giữ chữ tín
- Biết giữ chữ tín
c) Về thái độ:
Biêt giữ chữ tín
B) Nội dung trọng tâm:
 Bản chất của chữ tín, ý nghĩa, sự cần thiết của việc giữ chữ tín; HS biết lựa chọn cách ứng xử phù hợp với yêu cầu giữ chữ tín trong giao tiếp, trong sinh hoạt và trong công việc.
C) Tài liệu và phương tiện:
 - SGK, SGV GDCD lớp 8
 - Các ví dụ thực tế, các danh ngôn ca dao liên quan đến nội dung bài học:
 “ Người sao một hẹn thì nên, người sao chín hẹn thì quên cả mười”
 “ Nói chín thì nên làm mười, nói mười làm chín, kẻ cười người chê”
 “ Một lần mất tín, vạn lần mất tin”
 D)Các hoạt động dạy và học:
 Hỏi bài cũ:
 + Nêu một tình huống thể hiện sự tôn trọng người khác
 + Kiểm tra việc làm bài tập 4 ở SGK của HS
Bài mới: GV đọc câu: “Một lần mất tín, vạn lần mất tin”để chuyển giới thiệu bài 
HĐ1: Chia lớp thành 4 nhóm thảo luận 4 vấn đề ở SGK đẻ hiểu khái niệm về giữ chữ tín:
 Trong trường hợp 1, tại sao Nhạc Chính Tử không chịu đi khi vua Lỗ bảo đưa cái đỉnh giả sang nước Tề?
- Qua nội dung thứ 2 ở ĐVĐ, em học tập được đức tính gì ở Bác?
 -Trường hợp 3: Theo em, các cơ sở sản xuất kinh doanh phải làm gì để giữ được lòng tin và sự tín nhiệm của khách hàng?
 Nếu một trong hai bên không thực hiện được những quy định đã ký kết trong hợp đồng thì sẽ xẩy ra điều gì?
 - Trường hợp 4: Nếu người đó là em, em sẽ trả lời thế nào?
 HĐ2: Liên hệ thực tế phân biệt hành vi giữ cgữ tín và không giữ chữ tín
 Tìm những hành vi trong thực tế thể hiện giữ chữ tín?
 Gợi ý:
 - Nói là làm cho dù điều kiện khách quan, chủ quan khó khăn
 Luôn đúng hẹn trong cam kết?
+ GV đưa thêm trường hợp khác để học sinh bàn luận:
 Vì bận việc đột xuất nên bố hứa đem Nam đi chơi công viên mà không thực hiện. Theo em, bố Nam có phải là người không giữ chữ tín không?
HĐ3: Hướng dẫn HS rút bài học
( Có thể bật đèn chiếu nội dung bài học)
HĐ4: Hướng dẫn HS phân biệt những hành vi giữ chữ tín và không giữ chữ tín
- Cho HS làm bài tập d, đ, e ở SGK
- Cho HS lấy vỉ dụ thực tế thể hiện giữ chữ tín
HĐ5:Luyên tập củng cố:
Làm bài tập ở lớp: Số 1,2,4.
Đọc ca dao, tục ngữ. danh ngôn nói về giữ chữ tín?
HĐ6:Hư ... hải sống với nhau như thế nào?
 ( Phải hòa thuận, có bổn phận, trách nhiệm với nhau).
Bài mới:Giới thiệu chuyển từ ý của bài cũ:
HĐ1:Treo bảng phụ ghi nội dung bài học, HS quan sát đối chiếu với hành vi của bản thân
 Đối chiếu với các điều quy định của pháp luật, bản thân em và các thành viên trong gia đình đã làm tốt nghĩa vụ, quyền của mình chưa? 
GV cung cấp thêm:
 + Các quyền, nghĩa vụ của cha mẹ được quy định cả khi con đã thành niên bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không tự kiếm sống.
+ Cha mẹ luôn làm gương tốt,phối hợp với nhà trường và các tổ chức xã hội để giáo dục con
+ Cha mẹ tôn trọng quyền chọn nghề,
quyền tham gia hoạt động xã hội của con
+ Khi cha mẹ bị kết án một trong số các tội làm ảnh ]hưởng thân thể, xúc pham danh dự, ép buộc con làm trái pháp luật thì không được trông nom con, không được quản lý tài sản hoặc đại diện cho con trước PL thời hạn từ 1- 5 năm
+ Bố dượng, mẹ kế có nghĩa vụ nuôi dưỡng,chăm sóc, giáo dục và không được ngược đãi, hành hạ, xúc phạm nhau.
HĐ2: Thảo luận nhóm nhằm khắc sâu nội dung quyền và nghĩa vụ công dân trong gia đình
- Tìm nguyên nhân cơ bản dẫn đến hiện tượng hư hỏng của một số trẻ em như lười học, quậy phá, đua đòi, nghiện hút
- Con cái có vai trò thế nào trong gia đình?
- Trẻ em có thể tham gia bàn bạc và thực hiện các công việc của gia đình không? Bản thân em có thể tham gia như thế nào?
HĐ3: Thảo luận lớp, giải quyết tình huống do GV nêu:
 Tiến bắt đầu đi làm sau khi tốt nghiệp đại học. Tiền thu nhập, Tiến mua sắm quần áo, mua xe, chiêu đãi bạn bè. Bố mẹ hỏi vè công việc của Tiến, Tiến cằn nhằn: “ Bố mẹ hỏi để làm gì?”. Tiến cho rằng mình cũng cần có cuộc sống riêng. Bố mẹ Tiến rất buồn.
HĐ4: Sắm vai về mẩu chuyện số 1 ở phần 2 của ĐVĐ và ở bài tập 5:
 Gợi ý:1) Sắm vai thể hiện việc làm của Tuấn giúp ông bà. Đặc biệt là giúp ông và công việc học tập, rèn luyện ở trường. 
Dặn dò, bài tập:
1) Nắm chắc các điều luật quy định về quyền, nghĩa vụ của công dân trong gia đình. Liên hệ bản thân đã tham gia vào công việc gia đình và thực hiện bổn phận đối với gia đình như thế nào?
2) Tìm hiểu, sưu tầm tranh ảnh về các tệ nạn xã hội.
- Một em đọc to những quy định.
- Cả lớp lần lượt phát biểu liên hệ.
+ Về quyền và nghĩa vụ của con cháu:
- Tài sản riêng của con bao gồm tài sản được thừa kế, biếu tặng, lao động, hoa lợi , lợi tức phát sinh
- Con từ 15 tuổi trở lên còn chung sống với cha mẹ có trách nhiệm chăm lo, đóng góp phần thu nhập (nếu có)
- Con có quyền xin nhận cha mẹ mình, kể cả trờng hợp cha mẹ đã chết. Con đã thành niên xin nhận cha không đòi hỏi phải có mẹ đồng ý, xin nhận mẹ không đòi hỏi sự đồng ý của cha. 
 - Gia đình
+ Biện pháp giáo dục kém hiệu quả
 - HS tự liên hệ
HS xây dựng kịch bản, GV cho cả lớp nhận xét rồi chọn kịch bản hay nhất và cho từng nhóm lên thể hiện. 
Sau khi các nhóm thể hiện xong cần cho cả lớp nhận xét, động viên, tránh chê bai.
 2) Sắm vai tình huống ở bài tập 5
 Gợi ý: Có sự bất hòa giữa anh chị em hoặc giữa bố mẹ và các con. Đề ra cách ứng xử để giữ mối quan hệ tốt đẹp trong gia đình
.
Soạn: 23/ 12/2010 
Dạy: 29/ 12 2010
Tiết 16: Thực hành ngoại khoá các vấn đề của địa phương và các nội dung đã học
A, Mục tiêu:
1. Về kiến thức:
 - HS năm được tình hình tai nạn giao thông trên địa bàn Hà Tĩnh.
 - Hiểu được những nguyên nhân, hậu quả tai nạn giao thông .
 - Hiểu được những quy định cơ bản về luật giao thông.
2. Về kỹ năng:
 - HS nhận biết được tính chất nguy hiểm của tai nạn giao thông; Tích cực tham gia các hoạt động giữ gìn, tuyên truyền trật tự an toàn giao thông.
3. Về thái độ:
 - HS biết chấp hành luật nói chung, luật giao thông nói riêng; Biết lên án các hành vi vi phạm luật giao thông.
B) Nội dung:
 - Dạy phần thông tin sự kiện, nội dung bài học, tìm hiểu luật giao thông và liên hệ thực tế.
C) Tài liệu và phương tiện:
 - Chương trình GD CD địa phương do Sở GD-ĐT biên soạn năm 2007.
 - Các tư liệu thực tế về các vụ tai nạn giao thông trên địa bàn.
D) Các hoạt động:
Bài cũ: Nêu một số gương tốt về thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân trong gia đình. Em học tập được gì qua các tấm gương đó?
 Bài mới:
HĐ1: Khai thác các thông tin ở tài liệu sách giành cho HS.
? Hãy nhận xét tốc độ gia tăng tai nạn giao thông trên địa bàn tỉnh ta.
? Các nguyên nhân nào gây ra tai nạn giao thông.
HĐ2: Rút nội dung bài học:
 - Chú ý cho HS liên hệ thực tế các vụ tai nạn xẩy ra trên địa bàn xã, Huyện,
HĐ3: Làm bài tập thực hành và tìm hiểu pháp luật 
- Chia lớp thành 2- 3 nhóm T.Luận
 - Gọi HS đọc bài vụ đắm đò ở Chôm Lôm. Điều 8 luật GTDBộ
- Dặn ôn tâp các KT đã học 
- Gọi 1 em đọc, nắm kỹ các số liệu
1.Tình hình tai nạn giao thông và công tác phòng ngừa tai nạn xẩy ra.
2. ý nghĩa của việc chấp hành luật lệ giao thông.
- HS nghiên cứu bài tập
- Thảo luận về hậu quả tai nạn giao thông.
- Nêu biện pháp phòng chống tai nạn giao thông
+ Phân tích nguyên nhân, nêu hậu quả vụ chìm đò.
Soạn: 24/ 12/2010 
Dạy: 31/ 12 2010
 Tiết 16: Ôn tập học kỳ I
A)Mục tiêu:
a)Về kiến thức:
Khắc sâu lý thuyết, thực hành ứng xử các tình huống nhằm củng cố vững chắccác kiến thức đã học thuộc 12 bài đã học trong kỳ I
b)Về kỹ năng:
HS nhận biết, ứng xử các tình huống đạo đức PL nảy sinh trong cuộc sống
c)Về thái độ: 
HS tự giác rèn luyện theo các chuẩn mực đạo đức pháp luật đã học.
B)Về nội dung:
 - Kiến thức cơ bản của 12 bài thuộc 8 chủ đề về đạo đức, 1 chủ đề về pháp luật đã học trong kỳ I
 - Liên hệ, thực hành ứng xử các tình huống thướng gặp trong cuộc sống.
C) Tài liệu, phương tiện:
 - SGK, bảng phụ
 - Đèn chiếu( Nếu có).
 - Phiếu học tập
D) Các hoạt đông:
Treo bảng phụ ghi sẵn 8 chủ đề về đạo đức, 1 chủ đề về PL, HS lên dán phiếu nội dung các bài tương ứng với mỗi chủ đề
8 chủ đề về đạo đức
5 chủ đề về pháp luật
1,Sốngcần kiệm,liêm, chính, chí công vô tư
 Quyền trẻ em, quyền và nghĩa vụ công dân trong gia đình
2. Sống tự trọng và tôn trọng người khác
Quyền nghĩa vụ công dân về trật tự,an toàn xã hội
3. Sống có kỷ luật
 Quyền nghĩa vụ công dân về văn hóa, giáo dục và kinh tế.
4.Sống nhân ái, vị tha
 Các quyền tự do cơ bản của công dân
5.Sống hội nhập
Nhà nước cộnghòa XHCN VN- Quyền và nghĩa vụ công dân trong quản lý nhà nước.
6. Sống có văn hóa
7.Sốngchủ động, sáng tạo 
8 Sống có mục đích
Phát phiếu in sẵn các nội dung kiến thức cơ bản liên quan đến các bài đã học
( Khái niệm, biểu hiện)
HĐ2:Cả lớp làm bài tập trắc nghiệm nhằm củng cố kiến thức
- Bài tập viết ở bảng phụ hoặc chiếu lên màn chiếu
1) Hành vi nào sau đây thể hiện sự tôn trọng lẽ phải, đánh dấu X vào ô trống tương ứng
- Chấp hành tôt nội quy nơi mình sống, làm việc và học tập.
- Gió chiều nào che chiều ấy, cố gắng không làm mất lòng ai.
- A quay cóp trong giờ kiển tra nhưng vì thân nhau nên B không hề phản đối.
2) Hành vi nào sau đây thể hiện không tôn trọng người khác? đánh dấu X vào ô trống.
- Rủ nhau đá bóng, cười đùa ầm ĩ trong giờ nghỉ trưa
- Nói chuyện riêng, đùa nghịch trong gìơ học
- Gom rác đổ đúng nơi quy định
Dặn dò bài tập: Ôn toàn bộ kiến thức đã học, tiết sau kiểm tra.
- chia lớp làm 3 nhóm, mỗi nhóm 4 phiếu
- Mỗi nhóm cử 1 đại diện lên dán phiếu và đọc to nội dung dán cho cả lớp cùng nghe.
- Cả lớp nêu nhận xét, bổ sung.
+ Gọi 1 em đọc lại toàn bộ nội dung đã hoàn thành đúng của các nhóm
HĐ3:Sắm vai một vài tình huống nhằm khắc sâu thêm kiến thức.
GV nêu tình huống:
+ Thể hiện tính liêm khiết khi mình là một công xử lí vụ buôn lậu.
+ Sắm vai thể hiện bổn phận, trách nhiệm của người con. Người cháu trong gia đình.
( HS xây dựng kịch bản và cho lần lượt các nhóm lên thể hiện.)
- Lớp theo dõi, nhận xét, bổ cứu.
Soạn: 30/ 12/2011 
Dạy: 05/ 01/ 2011
Tiết 18: Kiểm tra học kỳ I
A)Mục tiêu:
 - Ra đề kiểm tra đánh giá sự nhận biết và vận dụng của HS về các chuẩn mực đạo đức đã được học nhằm khắc sâu các kiến thức cơ bản về phẩm chất đạo đức và quyền, nghĩa vụ của người công dân HS trong thời đại mới. Từ đó HS biết điều chỉnh hành vi trong cuộc sống đúng với các chuẩn mực đạo đức, PL đã học.
B) Tiến trình lên lớp: 
 - GV nói ró yêu cầu tiết kiểm tra.
HS làm bài, GV theo dõi , nhắc nhở về kỉ luật.
Thu bài sau 45 phút làm bài.
Nhận xét tiết làm bài.
 Đề ra:
Câu 1( 3 điểm)
 Pháp luật nước ta có quy định gì về quyền và nghĩa vụ của con cháu đối với cha mẹ, ông bà? Hãy kể tóm tắt một gương sáng về việc thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ này? Em rút ra bài học gì từ tấm gương đó?
Câu 2( 2 điểm) Cho tình huống sạu:
 Đã 23 giờ, Lan vẫn bật nhạc to, Bác Nam chạy sang bảo:
Cháu nghe nhạc nhỏ thôi để hàng xóm còn ngủ.
 Theo em, Lan có thể có các cách ứng xử như thế nào? Nếu là Lan em sẽ chọn cách nào là tốt nhất? Vì sao?
 Câu 3( 2 điểm)
 Thế nào là tôn trọng người khác? Hãy nhận xét ngắn gọn về sự tôn trọng người khác của bản thân em hoặc một số bạn bè trong lớp.
 Câu 4( 3 điểm)
 Xây dựng nếp sống ở cộng đồng dân cư là gì?
 Hãy cho biết 4 việc em có thể làm được để góp phần xây dựng nếp sống văn hoá ở cộng đồng dân cư?
 Đáp án:
 Câu1( 3 điểm) Yêu cầu HS nêu được:
PL quy định: Con cháu có quyền và nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ, ông bà, đặc biệt khi cha mẹ, ông bà già yếu(0, 5 điểm)
Kể tóm tắt được gương sáng. ( 2 điểm)
+ Có nhân vật rõ ràng, đúng bố cục( 1 điểm).
+ Kể đúng yêu cầu đề( 1 điểm)
Rút ra được bài học từ tấm gương( 0, 5 điểm)
Câu 2( 2 điểm) HS có thể có cách diễn đạt khác nhau nhưng cần nêu được những ý cơ bản sau:
- Nêu được 3 cách ứng xử cơ bản có thể xẩy ra( 1, 5 điểm- Mỗi cách ứng xử cho 0, 5 điểm)
 Ví dụ;
Lan vẫn tiếp tục bật nhạc to như trước
Lan vặn nhỏ âm hơn
Lan tắt nhạc và đi ngủ 
- Là Lan, em chọn cách ứng xử 3 Vì để không làm ảnh hưởng đến những người xung quanh, giữ sức khoẻ bản thân- Thể hiện sự tôn trọng người khác.(0,5 điểm)
Câu 3( 2 điểm)
 Yêu cầu HS nêu được:- Tôn trọng người khác là sự đánh giá đúng mức, coi trọng danh dự nhân phẩm giá trị và lợi ích người khác, thể hiện lối sống văn hoá của mỗi người ( 1 điểm).
 - Nhận xét ngắn gọn về sự tôn trọng người khác của bản thân hoặc một số bạn bè trong lớp ( Có thể tốt hoặc chưa tốt) ( 1 điểm)
 Câu 4 ( 3 điểm):
Nêu được : Xây dựng nếp sống ở cộng đồng dân cư là làm cho văn hoá tinh thần ngày càng mạnh, phong phú như giữ gìn trật tự an ninh, vệ sinh nơi ở; Bảo vệ cảnh quan môi trường sạch đẹp; Xây dựng đoàn kết xóm giềng; Bài trừ phong tục tập quán lạc hậu, mê tín dị đoan và tích cực phòng chống các tệ nạn xã hội( 1 điểm)
Nêu được 4 việc làm để góp phần xây dựng nếp sống văn hoá ở cộng đồng dân cư ( 2 điểm- Mỗi ví dụ 0, 5 điểm)
 Ví dụ: + Tham gia làm vệ sinh đường làng ngõ xóm.
 + Quan tâm, đoàn kết với các bạn cùng xóm, phố.
 + Tham gia tuyên truyền phòng chống, ma tuý ở xóm, phố.
 + Lao động giúp gia đình neo đơn, khó khăn.

Tài liệu đính kèm:

  • docGDCD lop 8(1).doc