Giáo án môn Giáo dục công dân 8 chuẩn cả năm

Giáo án môn Giáo dục công dân 8 chuẩn cả năm

 Bài 1: TÔN TRỌNG LẼ PHẢI

I MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Học sinh hiểu thế nào là tôn trọng lẽ phải, những biểu hiện của tôn trọng lẽ phải.

- Học sinh nhận thức được vì sao mọi người cần tôn trọng lẽ phải

2. Kĩ năng:

- Học sinh có thói quen biết tự kiểm tra hành vi của mình để rèn luyện bản thân biết tự

 tôn trọng lẽ phải

3.Thái độ:

- Biết phân biệt các hành vi thể hiện sự tôn trọng lẽ phải và không tôn trọng lẽ phải trong cuộc sống.

- Học tập gương của những người biết tôn trọng lẽ phải và phê phán những hành vi thiếu tôn trọng lẽ phải

KĨ NĂNG SỐNG :

 Kĩ năng giao tiếp, ứng xử, KN xác định giá trị, KN tư duy phê phán, KN tìm kiếm và xử lí thông tin

II. CHUẨN BỊ:

- Sách giáo khoa, sách giáo viên giáo dục công dân 8.

- Sưu tầm chuyện, đoạn thơ, ca dao, tục ngữ.

 

doc 93 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 769Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Giáo dục công dân 8 chuẩn cả năm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 20/8/2012
 Tiết 1
 Bài 1: TÔN TRỌNG LẼ PHẢI
I MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: 
- Học sinh hiểu thế nào là tôn trọng lẽ phải, những biểu hiện của tôn trọng lẽ phải.
- Học sinh nhận thức được vì sao mọi người cần tôn trọng lẽ phải
2. Kĩ năng: 
- Học sinh có thói quen biết tự kiểm tra hành vi của mình để rèn luyện bản thân biết tự
 tôn trọng lẽ phải
3.Thái độ: 
- Biết phân biệt các hành vi thể hiện sự tôn trọng lẽ phải và không tôn trọng lẽ phải trong cuộc sống.
- Học tập gương của những người biết tôn trọng lẽ phải và phê phán những hành vi thiếu tôn trọng lẽ phải
KĨ NĂNG SỐNG :
	Kĩ năng giao tiếp, ứng xử, KN xác định giá trị, KN tư duy phê phán, KN tìm kiếm và xử lí thông tin
II. CHUẨN BỊ: 
- Sách giáo khoa, sách giáo viên giáo dục công dân 8.
- Sưu tầm chuyện, đoạn thơ, ca dao, tục ngữ.
III. PHƯƠNG PHÁP:
- Nêu vấn đề tổ chức thảo luận theo từng nhóm
- Kết hợp phương pháp đàm thoại với giảng giải
IV. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY: 
1. ỔN ĐỊNH LỚP:
2. KIỂM TRA BÀI CŨ:
Giáo viên nhắc lại một số kiến thức đã học ở lớp 7 bằng câu hỏi 
3. BÀI MỚI: 
HOẠT ĐỘNG 1: 
Trong cuộc sống hằng ngày có nhiều mối quan hệ xã hội khác nhau nếu ai cũng có cách xử sự đúng đắn, biết tôn trọng lẽ phải , thực hiện tốt những qui định chung của cộng đồng...Thì sẽ góp phần làm cho xã hội trở nên lành mạnh . Hôm nay chúng ta cùng nghiên cứu bài " Tôn trọng lẽ phải."
 HOAT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
 NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG2: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu bản chất nội dung của tôn trọng lẽ phải qua mục đặt vấn đề.
Thảo luận nhóm theo câu hỏi:
 Nhóm 1 + 2: Em có nhận xét gì về việc làm của quan tuần phủ Nguyễn Quan Bích trong câu chuyện trên ?
 Nhóm 3 + 4: Trong các cuộc tranh luận, có bạn đưa ra ý kiến nhưng bị đa số các bạn khác phản đối nếu thấy ý kiến đó đúng thì em sẽ xử sự như thế nào?
 Nhóm 5 +6: Nếu biết bạn mình quay cóp trong giờ kiểm tra thì em sẽ làm gì ?
Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét và bổ sung . Giáo viên rút ra ý chính.
HOẠT ĐỘNG 3:Biểu hiện của hành vi tôn trọng lẽ phải và không tôn trọng lẽ phải trong cuộc sống hằng ngày:
Giáo viên đưa ra một số tình huống:
+ Vi phạm luật giao thông đường bộ 
+ Vi phạm nội qui cơ quan trường học 
+ Làm trái các qui định pháp luật 
+ " Gió chiều nào che chiều ấy, dĩ hoà vi quí "
? Theo em trong những trường hợp trên hành động như thế nào được coi là đúng đắn phù hợp ? Vì sao ?
Học sinh phân tích đưa ra ý kiến của nhóm mình các nhóm khác nhận xét bổ sung.
GV: phân tích cho học sinh biết phân biệt được tôn trọng lẽ phải và không tôn trọng lẽ phải.
HOẠT ĐỘNG 4: Tìm hiểu ý nghĩa và cách rèn luyện
? Theo em thế nào là tôn trọng lẽ phải?
? Vì sao cần phải tôn trọng lẽ phải ?
? Tôn trọng lẽ phải giúp ta điều gì ?
Giáo viên chốt ý chính mục nội dung bài (SGK)
4.CỦNG CỐ: Luyện tập củng cố kiến thức:
Bài tập 1: Cho học sinh đọc Sách giáo khoa làm tại lớp 
Bài tập 2: Giáo viên phân tích vì sao các hành vi khác lại không biểu hiện sự tôn trọng lẽ phải.
Bài tập 3: Hành vi biểu hiện sự tôn trọng lẽ phải là:
Bài tập 4: Hãy kể một vài ví dụ về việc tôn trong lẽ phải và không tôn trọng lẽ phải mà em biết ?
Bài tập 5: Hãy đánh dấu x vào ô trống câu em cho là đúng 
 Lẽ phải là điều mà xưa ông bà đã làm, nay con cháu không 
 cần noi theo vì đã lạc hậu 
 Lẽ phải là điều mà khoa học chứng minh là đúng ,
 nhưng khi áp dụng vào cuộc sống thì thiếu công bằng .
 Lẽ phải là điều đúng đắn hợp với đạo lý
 Lẽ phải là điều hợp với lợi ích chung của cộng đồng , 
 xã hội 
I-ĐẶT VẤN ĐỀ:
Tìm hiểu truyện đọc 
" Quan tuần phủ"
II-NỘI DUNG BÀI HỌC:
1) Khái niệm:Lẽ phải là những điều được coi là đúng đắn phù hợp với đạo lý và lợi ích chung của xã hội
2) Ý nghĩa: Tôn trọng lẽ phải là công nhận ủng hộ, tuân theo và bảo vệ những điều đúng đắn, biết điều chỉnh suy nghĩ và hành vi của mình theo hướng tích cực.
3) Cách rèn luyện:
Giúp mọi người có cách ứng xử phù hợp, làm lành mạnh các mối quan hệ xã hội .
III-BÀI TẬP:
1) Đáp án đúng c
2)Chọn cách ứng xử c
3) a, c, e.
5. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ:
- Về nhà học nội dung bài
- Làm tiếp bài tập 6 sách giáo khoa trang 6 
- Đọc trước bài liêm khiết 
- Tìm đọc trên báo vài câu chuyện nói về tính liêm khiết, chuẩn bị tốt cho tiết sau 
- Nhóm 1 chuẩn bị trước trò chơi đóng vai .
V. RÚT KINH NGHIỆM:
............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Ngày soạn: 25/8/2012
Tiết: 2 
 Bài 2: LIÊM KHIẾT
I MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: 
- Học sinh hiểu thế nào là liêm khiết, phân biệt hành vi liêm khiết với không liêm khiết 
 trong cuộc sống hằng ngày .
- Vì sao cần phải sống liêm khiết, muốn sống liêm khiết cần làm gì.
2. Kĩ năng: 
 - Học sinh có thói quen biết tự kiểm tra hành vi của mình để rèn luyện bản thân có lối sống liêm khiết
3.Thái độ: 
- Học tập tấm gương những người liêm khiết, phê phán những hành vi thiếu liêm khiết.
KĨ NĂNG SỐNG :
	Kĩ năng giao tiếp, ứng xử, KN xác định giá trị, KN tư duy phê phán, KN tìm kiếm và xử lí thông tin
II. CHUẨN BỊ: 
- Sách giáo khoa, Sách giáo viên giáo dục công dân 8
- Dẫn chứng về biểu hiện của lối sống liêm khiết
- Sưu tầm vài câu chuyện, đoạn thơ, ca dao, tục ngữ.
III.PHƯƠNG PHÁP:
- Giảng giải, đàm thoại, nêu gương, thảo luận nhóm rút ra nội dung chính .
IV. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP: 
1. ỔN ĐỊNH LỚP: 
2. KIỂM TRA BÀI CŨ:
- Lẽ phải là gì? Vì sao phải tôn trọng lẽ phải ?
Sơ l ược đáp án:
- Lẽ phải là những điều được coi là đúng đắn phù hợp với đạo lý và lợi ích chung của xã hội (5 điểm)
- ý nghĩa: Tôn trọng lẽ phải là công nhận ủng hộ, tuân theo và bảo vệ những điều đúng đắn, biết điều chỉnh suy nghĩ và hành vi của mình theo hướng tích cực.
(5 điểm)
3. BÀI MỚI: 
HOẠT ĐỘNG 1: Đặt vấn đề
Như chúng ta đã biết một con người sống thanh cao không vụ lợi, không hám danh, làm việc một cách vô tư có trách nhiệm mà không đòi hỏi bất cứ một điều kiện vật chất nào, đó là người sống liêm khiết để hiểu sâu hơn ta tìm hiểu bài hôm nay.
HOAT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG2: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu những biểu hiện của liêm khiết qua mục đặt vấn đề.
Cho học sinh thảo luận nhóm: 
Nhóm 1 + 2: Em có suy nghĩ gì về cách xử sự của Ma-Ri- Quy- Ri, Dương Chấn và Bác Hồ trong câu chuyện trên?
Nhóm 3 + 4: Theo em những cách xử sự đó có điểm gì chung ? Vì sao ?
Giống: Sống thanh cao, không vụ lợi, nhận được sự tin cậy của người khác.
Nhóm 5 + 6: ? Trong điều kiện hiện nay theo em việc học tập những tấm gương đó có còn phù hợp nữa không ? 
Vì sao ? Đại diện nhóm trả lời, các nhóm khác nhận xét bổ sung . Giáo viên chốt lại các ý chính cần thiết .
HOẠT ĐỘNG 3: Tìm hiểu những biểu hiện trái với lối sống liêm khiết
- Giáo viên gợi ý đưa ra ví dụ cho học sinh hiểu.
? Em hãy cho một ví dụ về lối sống không liêm khiết mà em thấy trong cuộc sống hằng ngày ( gia đình, nhà trường, 
xã hội ...) 
Ví dụ: Sẵn sàng dùng tiền bạc quà cáp biếu xén nhằm đạt được mục đích của mình. Chỉ làm việc gì khi thấy có lợi cho bản thân.
Hành vi trên là không liêm khiết 
GV: Cho học sinh thấy nếu 1 người luôn có mong muốn làm giàu bằng tài năng, sức lao động của mình, không móc ngoặc, hối lộ ...thì đó là người liêm khiết.
HOẠT ĐỘNG 4 Học sinh phát biểu khắc sâu khái niệm "Liêm Khiết" ý nghĩa trong cuộc sống
GV: Cho học sinh phát biểu Liêm Khiết là gì?
? Sống liêm khiết giúp ta điều gì ? 
GV: Chốt lại nội dung sách giáo khoa.
GV: Cho học sinh nghe truyện đọc : Lưỡng quốc Trạng Nguyên", " Chọn đằng nào" sách GV trang 26, 27
4.CỦNG CỐ: Luyện tập củng cố kiến thức:
GV: Cho học sinh làm bài tập, chơi trò chơi sắm vai
Bài tập 1: Gọi học sinh đọc bài tập SGK 
Bài tập 2: Học sinh làm tại lớp 
Bài tập 3: Hãy điền từ vào chỗ trống cho hoàn chỉnh các câu sau:
1) Tham tiền của, tham địa vị, tham danh tiếng, tham ăn ngon sống yên đều là...........................
2) Ở lớp học, tự mình trung thực trong làm bài, không quay cóp ôn tập tốt để làm bài tốt dựa vào sức mình là.......
3) Người cán bộ cậy quyền thế mà khoét dân, ăn của đút, truộm của công làm của tư là................................ 
I-ĐẶT VẤN ĐỀ:
Tìm hiểu sách giáo khoa 
- Trong những trường hợp trên cách xử sự của Ma - Ri - Quy - Ri, Dương Chấn và Bác Hồ là những tấm gương để ta học tập noi gương và kính phục 
- Việc học tập những tấm gương đó càng trở nên cần thiết và có ý nghĩa thiết thực 
II-NỘI DUNG BÀI HỌC:
1) Khái niệm:Liêm khiết là một phẩm chất đạo đức của con người thể hiện lối sóng trong sạch, không hám danh không bận tâm toan tính nhỏ nhen ích kỷ
2) Ý nghĩa: Sống Liêm khiết sẽ làm cho con người thanh thản, nhận được sự quí trọng tin cậy của mọi người .
III-BÀI TẬP:
1) Hành vi b, d, e thể hiện tính không liêm khiết
2) Không tán thành với tất cả các cách xử sự ở những tình huống đóvì chúng đều biểu hiện những khía cạnh khác nhau của sự không liêm khiết
Ca dao - Tục ngữ: " Đói cho sạch, rách cho thơm"
Cụ Khổng Tử nói: " Người mà không liêm, không bằng súc vật"
Cụ Mạnh Tử nói: " Ai cũng tham lợi thì nước sẽ nguy "
5. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ: 
- Học bài thật kỷ
- Đọc trước bài 3 "Tôn trọng người khác "
- Làm bài tập sách giáo khoa phần còn lại
- Nhóm 2 chuẩn bị trước trò chơi đóng vai bài 3.
V. RÚT KINH NGHIỆM:
............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Ngày soạn: 01/9/2012
Tiết: 3
 Bài 3: TÔN TRỌNG NGƯỜI KHÁC
I MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: 
- Học sinh hiểu thế nào là tôn trọng người khác, biểu hiện của tôn trọng người khác trong cuộc sống .
- Vì sao cần phải tôn trọng lẫn nhau 
2. Kĩ năng: 
- Học sinh biết phân biệt các hành vi thể hiện sự tôn trọng người khác và không tôn trọng người khác trong cuộc sống. 
3.Thái độ: 
- Đồng tình và ủng hộ những nét ứng xử đẹp trong hành vi của những người biết tôn 
 trọng người khác, phê phán những biểu hiện của hành vi thiếu tôn trọng . 
 KĨ NĂNG SỐNG 
	Kĩ năng giao tiếp,  ... .................. 
Ngày soạn: 02/04/2012
Tiết: 32 
ÔN TẬP HỌC KỲ II
A MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: 
- Cho học sinh nắm được những chuẩn mực đạo đức và pháp luật cơ bản phổ thông thiết
 thực phù hợp với lứa tuổi học sinh trung học cơ sở
2. Kĩ năng: 
- Biết đánh giá hành vi hoạt động của bản thân, tuân theo qui định của pháp luật, sống và 
 làm việc theo Hiến pháp và pháp luật.
3.Thái độ:
- Ý thức tuân theo pháp luật
- Bồi dưỡng niềm tin vào pháp luật 
B. CHUẨN BỊ: 
- Sách giáo khoa, sách giáo viên giáo dục công dân 8
- Tài liệu sách báo có liên quan đến bài học 
C. PHƯƠNG PHÁP:
- Vấn đáp, chứng minh, thảo luận nhóm
C. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP: 
1. ỔN ĐỊNH: 
2. KIỂM TRA BÀI CŨ:
a) Em hãy nêu bản chất của pháp luật ?
b) Vai trò của nhà nước đối với xã hội ?
Sơ lược đáp án:
Bản chất của pháp luật: (5điểm)
Pháp luật nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thể hiện ý chí của giai cấp công nhân và nhân dân lao động, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, thể hiện quyền làm chủ của nhân dân Việt Nam trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội .
Vai trò của pháp luật: (5điểm)
Pháp luật là công cụ để thực hiện quản lí nhà nước, quản lý kinh tế, văn hoá xã hội, giữ vững an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội là phương tiện phát huy quyền làm chủ của nhân dân, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, bảo đảm công bằng xã hội.
3. BÀI MỚI 
 Ôn tập theo đề cương của phòng giáo dục 8 bài
 Tên bài
 Khái niệm
 Biểu hiện
 Cách rèn luyện
Tệ nạn 
xã hội
- Tệ nạn xã hội là hiện tượng xã hội bao gồm những hành vi sai lệch chuẩn mực xã hội, vi phạm đạo đức và pháp luật, gây hậu quả xấu đối với đời sống xã hội 
- Ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ, tinh thần, đạo đức con người.
- Tan vỡ hạnh phúc gia đình, rối loạn trật tự xã hội.
- Chúng ta phải sống giản dị,lành mạnh, biết giữ mình và giúp nhau để không sa vào tệ nạn xã hội
- Tham gia phòng chống tệ nạn xã hội
Phòng chống nhiễm HIV/AIDS
- HIV là tên của loại vi rút gây suy giảm miễn dịch ở người 
- AIDS là giai đoạn cuối của sự nhiễm HIV
- Mọi người có biện pháp phòng chống lây truyền HIV/AIDS để bảo vệ cho mình, gia đình, xã hội.
- Nghiêm cấm hành vi mua dâm, bán dâm.
- Mỗi người cần có hiểu biết đầy đủ về HIV/AIDS để chủ động phòng tránh cho mình, gia đình, không phân biệt đối xử với người bị nhiễm.
Phòng ngừa tai nạn vũ khí cháy nổ và các chất độc hại
Ngày nay con người luôn đối mặt với những thảm hoạ do vũ khíậchý nổ và các chất độc hại gây ra, gây tổn thất to lớn cả về người và tài sản cho cá nhân gia đình và xã hội 
- Cấm tàng trữ, vận chuyển, buôn bán, sử dụng trái phép các loại vũ khí, cháy, nổ độc hại.
- Cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm bảo quản sử dụng, phải được huấn luyện về chuyên môn
- Tự giác tìm hiểu và thực hiện nghiêm chỉnh các qui định về phòng ngừa tai nạn vũ khí cháy nổ và các chất độc hại 
- Tuyên truyền vận động gia đình, bạn bè, mọi người xung quanh cùng thực hiện tốt các qui định trên.
- Tố cáo những hành vi vi phạm
Quyền sở hữu tài sản, nghĩa vụ tôn trọng tài sản người khác
- Quyền sở hữu tài sản là quyền của công dân đối với tài sản thuộc sở hữu của mình
- Quyền chiếm hữu
- Quyền sử dụng
- Quyền định đoạt
- Tôn trọng quyền sở hữu của người khác, không được xâm phạm tài sản của cá nhân, của tập thể và của nhà nước, khi vay nợ phải trả đầy đủ đúng hẹn. nếu gây thiệt hại về tài sản phải bồi thường
- Nhà nước công nhận và bảo hộ quyền sở hữu hợp pháp của công dân.
Nghĩa vụ tôn trọng bảo vệ tài sản nhà nước và lợi ích công cộng 
- Tài sản nhà nước gồm đất đai, rừng núi, sông hồ, nguồn nước, tài nguyên, tài sản do nhà nước đầu tư vào các xí nghiệp.
- Lợi ích công cộng là những lợi ích chung dành cho mọi người và xã hội.
- Không được xâm phạm tài sản của nhà nước và lợi ích công cộng 
- Sử dụng tài sản của nhà nước phải bảo quản, giữ gìn, sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả.
- Tuyên truyền giáo dục mọi công dân thực hiện nghĩa vụ tôn trọng, bảo vệ tài sản nhà nước, lợi ích công cộng
Quyền khiếu nại, tố cáo
- Quyền khiếu nại: 
Là quyền của công dân đề nghị các cơ quan tổ chức có thẩm quyền xem xét lại các quyết định việc làm của cán bộ công chức nhà nước khi thực hiện công vụ theo qui định của pháp luật, quyết định kỉ luật khi choằng quyết định đó trái pháp luật, xâm phạm quyền lợi ích hợp pháp của mình.
- Quyền tố cáo: Là quyền của công dân báo cho cơ quan, tổ chức cá nhân có thẩm quyền biết về một vụ, việc vi phạm pháp luật của bất cứ cơ quan, tổ chức cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe doạ đến lợi ích của nhà nước quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan tổ chức.
Quyền khiếu nại và tố cáo là một trong những quyền cơ bản của công dân được ghi nhận trong hiến pháp và các văn bản pháp luật 
 Nhà nước nghiêm cấm trả thù người khiếu nại tố cáo, hoặc lợi dụng quyền khiếu nại tố cáo để vu cáo làm hại người khác. 
Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
- Hiến pháp là luật cơ bản của nhà nước, có hiệu lực pháp lý cao nhất trong hệ thống pháp luật Việt Nam
Mọi văn bản pháp luật khác đều được xây dựng ban hành trên cơ sở các qui định của Hiến pháp, không được trái với Hiến pháp .
- Hiến pháp do quốc hội xây dựng theo trình tự thủ tục đặc biệt được qui định trong Hiến pháp 
- Mọi công dân phải nghiêm chỉnh chấp hành Hiến pháp, pháp luật 
Pháp luật nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Pháp luật là các qui tắc xử sự chung, có tính bắt buộc, do nhà nước ban hành , được nhà nước bảo đảm thực hiện bằng các biện pháp giáo dục, thuyết phục, cưỡng chế.
+ Tính qui phạm phổ biến
Các qui định của pháp luật là thước đo hành vi của mọi người trong xã hội
+Tính xác định chặt chẽ:
Các điều luật được qui định rõ ràng, chính xác chặt chẽ trong các văn bản pháp luật.
+ Tính bắt buộc: Pháp luật do nhà nước ban hành, bắt buộc mọi người phải xử lý theo qui định.
- Pháp luật là công cụ để quản lý nhà nước, quản lý kinh tế, văn hoá xã hội.
4. Củng cố:
Bài tập 1: 
Nguyên nhân cơ bản nào sau đây dẫn đến trình trạng vi phạm pháp luật của công dân .
( Đánh dấu x vào ô trống)
 Trình độ dân trí Ý thức công dân
 Sự phát triển của nền kinh tế Phong tục tập quán
Bài tập 2: 
Em cho biết ý kiến đúng về việc đề ra nội qui của trường và pháp luật của xã hội 
 Nhà trường cần thiết phải đề ra nội qui
 Thực hiện nội quy là biện pháp tốt để quản lý nhà trường 
 Xã hội sẽ không ổn định, nếu không đề ra pháp luật 
5. Hướng dẫn về nhà:
+ Về nhà ôn bài thật kỷ 
+ Chuẩn bị kiểm tra học kỳ 
E. RÚT KINH NGHIỆM:
............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................ 
Ngày soạn: 09/04/2012
Tiết 33 
KIỂM TRA HỌC KỲ II
Ngày soạn: 16/04/2012
Tiết 34
NGOẠI KHOÁ
TRẬT TỰ AN TOÀN GIAO THÔNG
A MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: 
- Nêu được những qui định chung của pháp luật về bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ
- Giải thích được một số qui định cơ bản về trật tự an toàn giao thông đường bộ 
2. Kĩ năng: 
- Biết được một số dấu hiệu giao thông và biết xử lý đúng đắn các tình huống đi đường liên quan nội dung bài học
- Biết đánh giá hành vi bản thân và của người khác
3.Thái độ: 
- Tôn trọng các qui định về trật tự an toàn giao thông
- Ủng hộ những việc làm tôn trọng luật lệ và phản đối những việc làm thiếu tôn trọng luật lệ giao thông
B. CHUẨN BỊ: 
- Sách giáo dục trật tự an toàn giao thông
- Luật giao thông đường bộ
C. PHƯƠNG PHÁP:
- Đàm thoại, vấn đáp 
C. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP: 
1. ỔN ĐỊNH: 
2. KIỂM TRA BÀI CŨ:
3. BÀI MỚI:
 HOAT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
 NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG1
Mục tiêu: Giúp học sinh nắm được những qui định chung về 
 giao thông đường bộ.
Cách tiến hành: Cho học sinh thảo luận nhóm.
Nhóm 1 + 2: Hệ thống báo hiệu giao thông đường bộ gồm những gì ?
Ý nghĩa của từng loại tín hiệu trong hệ thống báo hiệu giao thông đường bộ ?
Nhóm 3 + 4: Ngày chủ nhật Hùng (15tuổi) lấy xe máy đèo em đến nhà bà chơi. Thấy trời nắng. Hùng mang theo chiếc ô. Trên đường đi Hùng bảo em ngồi đằng sau mở ô ra che nắng cho hai anh em. đi được một đoạn thì hai bạn bị cảnh sát yêu cầu dừng lại. Em cho biết Hùng vi phạm những qui định nào về an toàn giao thông
Đại diện nhóm trình bày các nhóm khác nhận xét 
Giáo viên kết luận chung.
HOẠT ĐỘNG2: Thảo luận phân tích tình huống
Mục Tiêu:Học sinh biết một số qui định cụ thể đối với người trên xe môtô, người điều khiển, người ngồi trên xe đạp, người điều khiển xe thô sơ.
Cách tiến hành: Học sinh thảo luận tình huống
Đường vào trường sau đợt mưa kéo dài bị lầy lội, nhà trường vận động học sinh thu gạch vụn, đá, sỏi, cátđể rải đường. Tuấn rũ Hoàng ra đường tàu ở gần trường để lấy đá, Hoàng can ngăn Tuấn không nên làm như vậy., nhưng Tuấn nói mình lấy đá để rải đường của trường, chứ có phải lấy cho mìn đâu mà lo!
- Theo em điều Tuấn nói có đúng không ? vì sao?
- Việc lấy đá ở đường tàu sẽ gây nguy hiểm như thế nào ?
4.HOẠT ĐỘNG 3 Học sinh liên hệ bản thân
Liên hệ bản thân xem đã thực hiện đúng chưa, đề xuất thắc mắc và những điều các em có thể chưa hiểu
Nhóm 6 Lên trình bày trò chơi đóng vai của nhóm mình 
Học sinh đóng vai hoạt cảnh mô tả tình huống đi đường Các nhóm khác nhận xét đánh giá hành vi của người tham gia giao thông từ đó rút ra qui tắc giao thông.
* Bài tập:
Cho học sinh làm bài tập 4 trang 9 sách trật tự an toàn giao thông, gọi 1 đến 3 học sinh phát biểu, nhận xét 
a) Đồng ý với ý kiến cho rằng người lái xe ô tô không dừng lại là sai vì đó là việc làm vi phạm chuẩn mực đạo đức và pháp luật. Theo qui định của điều 36 luật giao thông đường bộ . Khi xảy ra tai nạn, người lái xe phải dừng ngay xe lại giữ nguyên hiện trường, cấp cứu người bị nạn
b) Người lái xe ôm vi phạm hai qui định 
 - Chở hai người lớn
 - Lấn sang bên trái đường 
5. Hướng dẫn về nhà:
 + Học bài thật kĩ
 E. RÚT KINH NGHIỆM:
............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................ 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an GDCD lop 8 chuan.doc