Giáo án môn Đại số Lớp 8 - Tuần 1 - Trịnh Văn Thương

Giáo án môn Đại số Lớp 8 - Tuần 1 - Trịnh Văn Thương

A/- MỤC TIÊU

- HS nắm vững qui tắc nhân đơn thức với đa thức.

- Vận dụng được tính chất phân phối của phép nhân đối với phép cộng: ; trong đó A, B, C, D là các số hoặc các biểu thức.

- HS thực hiện được phép nhân đơn thức với đa thức.

B/- CHUẨN BỊ

GV: Thước thẳng, bảng phụ.

HS: Ôn tập các khái niệm đơn thức, đa thức, phép nhân hai đơn thức ở lớp 7.

C/- PHƯƠNG PHÁP

Nêu vấn đề và giải quyết vấn đề, đàm thoại gợi mở.

D/- TIẾN TRÌNH BÀI DẠY

 

doc 4 trang Người đăng haiha338 Lượt xem 219Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Đại số Lớp 8 - Tuần 1 - Trịnh Văn Thương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 1
Chương I
 PHÉP NHÂN VÀ PHÉP CHIA CÁC ĐA THỨC
Tiết 01
 NHÂN ĐƠN THỨC VỚI ĐA THỨC
A/- MỤC TIÊU
- HS nắm vững qui tắc nhân đơn thức với đa thức.
- Vận dụng được tính chất phân phối của phép nhân đối với phép cộng: ; trong đó A, B, C, D là các số hoặc các biểu thức.
- HS thực hiện được phép nhân đơn thức với đa thức.
B/- CHUẨN BỊ
GV: Thước thẳng, bảng phụ.
HS: Ôn tập các khái niệm đơn thức, đa thức, phép nhân hai đơn thức ở lớp 7.
C/- PHƯƠNG PHÁP
Nêu vấn đề và giải quyết vấn đề, đàm thoại gợi mở. 
D/- TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
Ghi bảng
Hoạt động 1: Giới thiệu nội dung chương 1 (5’)
-GV giới thiệu nội dung, yêu cầu của bộ môn Toán 8. Sau đó giới thiệu tiếp nội dung của chương I.
-HS chú ý lắng nghe.
Hoạt động 2: Giới thiệu bài mới (3’)
- Phép nhân đơn thức với đa thức có gì mới lạ, phải thực hiện như thế nào? Để hiểu rõ, ta hãy nghiên cứu bài học hôm nay.
- HS nghe và chuẩn bị tâm thế học bài mới
§1. NHÂN ĐƠN THỨC VỚI ĐA THỨC
Hoạt động 3: Bài mới (20’)
- Cho HS thực hiện ?1 (nêu yêu cầu như sgk) 
- GV theo dõi. Yêu cầu 1 HS lên bảng trình bày 
- Cho HS kiểm tra kết quả lẫn nhau 
- Từ cách làm, em hãy cho biết qui tắc nhân đơn thức với đa thức?
- GV phát biểu và viết công thức lên bảng 
- GV đưa ra ví dụ mới và giải mẫu trên bảng 
- GV lưu ý: Khi thực hiện phép nhân các đơn thức với nhau, các đơn thức có hệ số âm được đặt ở trong dấu ngoặc ()
- HS thực hiện (mỗi em làm bài với ví dụ của mình)
- Một HS lên bảng trình bày
5x.(3x2 –4x + 1) 
= 5x.3x2 + 5x.(-4x) + 5x.1 
= 15x3 – 20x2 + 5x
- Cả lớp nhận xét,HS đổi bài, kiểm tra lẫn nhau 
- HS phát biểu 
- HS nhắc lại và ghi công thức 
- HS nghe và ghi nhớ 
1.Qui tắc: 
a/ Ví dụ : 
5x.(3x2 –4x + 1) 
= 5x.3x2 + 5x.(-4x) + 5x.1 
= 15x3 – 20x2 + 5x
b/ Qui tắc : (sgk tr4)
A.(B+C) = A.B +A.C
2.Áp dụng:
Ví dụ : Làm tính nhân 
(-2x3).(x2 + 5x - ) 
Giải
 (-2x3).(x2 + 5x - ) =
(-2x3).x2+(-2x3).5x+(-2x3)(-) = -2x5-10x4+x3 
Hoạt động 4: Luyện tập - Củng cố (15’)
- Ghi ?2 lên bảng, yêu cầu HS tự giải (gọi 1 HS lên bảng) 
- Theo dõi, giúp đỡ HS yếu 
- Thu và kiểm nhanh 5 bài của HS 
- Đánh giá, nhận xét chung
- Treo bảng phụ bài giải mẫu 
- Đọc ?3 
- Cho biết công thức tính diện tích hình thang?
- Yêu cầu HS thực hiện theo nhóm 
- Cho HS báo cáo kết quả  
- GV đánh giá và chốt lại bằng cách viết biểu thức và cho đáp số 
- Ghi đề bài 1(a,b,c) lên bảng phụ, gọi 3 HS (mỗi HS làm 1 bài)
Bài tập 1 trang 5 Sgk 
- Nhận xét bài làm ở bảng?
- GV chốt lại các giải 
Đ/s; a) 5x5-x3-1/2
 b) 2x3y2-2/3x4y+2/3x2y2
 c)-2x4y+2/5x2y2-x2y
- Một HS làm ở bảng, HS khác làm vào vở 
- HS nộp bài theo yêu cầu
- Nhận xét bài giải ở bảng 
- Tự sửa vào vở (nếu sai) 
- HS đọc và tìm hiểu ?3 
S = 1/2(a+b)h
- HS thực hiện theo nhóm nhỏ 
- Đại diện nhóm báo cáo kết quả 
- 3 HS cùng lúc làm ở bảng, cả lớp làm vào vở 
- HS nhận xét bài ở bảng 
a) 5x5-x3-1/2
b) 2x3y2-2/3x4y+2/3x2y2
c)-2x4y+2/5x2y2-x2y
- Tự sửa vào vở (nếu có sai)
* Thực hiện ?2 
.6xy3 
= 3x3y.6xy3+(-x2).6xy3 + xy.6xy3 = 18x4y4 – 3x3y3 + x2y4 
* Thực hiện ?3 
S= [(5x+3) + (3x+y).2y]
 = 8xy + y2 +3y 
Với x = 3, y = 2 
thì S = 58 (m2)
Bài tập 1 trang 5 Sgk 
a) x2(5x3- x -)
b) (3xy– x2+ y)x2y 
c) (4x3 – 5xy +2x)(-xy)
Hoạt động 5: Dặn dò (2’)
 GV dặn dò, hướng dẫn:
- Học thuộc qui tắc
Bài tập 2 trang 5 Sgk 
* Nhân đơn thức với đa thức, thu gọn sau đó thay giá trị 
Bài tập 3 trang 5 Sgk
* Cách làm tương tự
Bài tập 6 trang 5 Sgk
* Cách làm tương tự
- Ôn đơn thức đồng dạng, thu gọn đơn thức đồng dạng.
Tiết 02
 NHÂN ĐA THỨC VỚI ĐA THỨC
A/- MỤC TIÊU
- HS nắm vững qui tắc nhân đa thức với đa thức.
 - HS biết trình bày phép nhân đa thức theo các cách khác nhau. 
B/- CHUẨN BỊ
GV: Thước thẳng, bảng phụ.
HS: Ôn tập phép nhân hai đơn thức, nhân đơn thức với đa thức.
C/- PHƯƠNG PHÁP
Nêu vấn đề và giải quyết vấn đề, đàm thoại gợi mở. 
D/- TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
Ghi bảng
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ (8’)
- Treo bảng phụ, nêu câu hỏi và biểu điểm
- Gọi một HS
- Kiểm tra vở bài tập vài em
- Đánh giá, cho điểm 
- GV chốt lại qui tắc, về dấu 
- Một HS lên bảng trả lời câu hỏi và thực hiện phép tính. 
- Cả lớp làm vào vở bài tập.
a) 6x4-2 x2+x 
b) -6x3y+10x2y2-2xy3
- Nhận xét bài làm ở bảng 
1/ Phát biểu qui tắc nhân đơn thức với đa thức. 
2/ Làm tính nhân: 
2x(3x3 – x + ½ ) 
(3x2 – 5xy +y2)(-2xy) 
Hoạt động 2: Giới thiệu bài mới (2’)
- GV vào bài trực tiếp và ghi tựa bài lên bảng 
- HS ghi vào vở 
§2. NHÂN ĐA THỨC VỚI ĐA THỨC
Hoạt động 3: Quy tắc (20’)
- Ghi bảng: 
(x – 2)(6x2 –5x +1)
- Theo các em, ta làm phép tính này như thế nào?
* Gợi ý: nhân mỗi hạng tử của đa thức x-2 với đa thức 6x2-5x+1 rồi cộng các kết quả lại 
- GV trình bày lại cách làm 
- Từ ví dụ trên, em nào có thể phát biểu được quy tắc nhân đa thức với đa thức
- GV chốt lại quy tắc 
- GV nêu nhận xét như Sgk
- Cho HS làm ?1 Theo dõi HS làm bài, cho HS nhận xét bài làm cuả bạn rồi đưa ra bài giải mẫu 
- Giới thiệu cách khác 
- Cho HS đọc chú ý SGK 
- Hỏi: Cách thực hiện?
- GV hướng dẫn lại một cách trực quan từng thao tác 
- HS ghi vào nháp, suy nghĩ cách làm và trả lời
- HS nghe hướng dẫn, thực hiện phép tính và cho biết kết quả tìm được
- HS sửahoặc ghi vào vở
- HS phát biểu
- HS khác phát biểu 
- HS nhắc lại quy tắc vài lần
- HS thực hiện ?1 . Một HS làm ở bảng – cả lớp làm vào vở sau đó nhận xét ở bảng 
(½xy – 1).(x3 – 2x – 6) = 
= ½xy.(x3–2x–6) –1(x3–2x–6)
= ½x4y –x2y – 3xy – x3+ 2x +6
- HS đọc SGK
- HS trả lời 
- Nghe hiểu và ghi bài (phần thực hiện phép tính theo cột dọc) 
1. Quy tắc:
a) Ví dụ : 
(x –2)(6x2 –5x +1) 
= x.(6x2 –5x +1) +(-2).
(6x2-5x+1) 
= x.6x2 + x.(-5x) +x.1 +
(-2).6x2+(-2).(-5x) +(-2).1=
 6x3 – 5x2 + x –12x2 +10x –2 
= 6x3 – 17x2 +11x – 2 
b) Quy tắc: (Sgk tr7)
?1 (½xy – 1).(x3 – 2x – 6) 
= ½xy.(x3–2x–6) –1(x3–2x–6)
= ½x4y –x2y – 3xy – x3+ 2x +6
* Chú ý: Nhân hai đa thức sắp xếp 
 6x2 –5x + 1 
 x – 2 
 - 12x2 + 10x –2 
 6x3 – 5x2 + x 
 6x3 –17x2 + 11x –2 
Hoạt động 4: Áp dụng (13’)
- GV yêu cầu HS thực hiện ?2 vào phiếu học tập 
- GV yêu cầu HS thực hiện ?3
- GV nhận xét, đánh giá chung
- HS thực hiện ?2 trên phiếu học tập 
a) (x+3)(x2 +3x – 5) =  
  = x3 + 6x2 + 4x – 15 
(xy – 1)(xy + 5) = 
 = x2y2 + 4xy – 5 
- HS thực hiện ?3 (tương tự ?2)
S= (2x+y)(2x –y) = 4x2 –y2 
S = 4(5/2)2 –1 = 25 –1 = 24 m2
2. Ap dụng :
?2 a) (x+3)(x2 +3x – 5) 
 = x3 + 6x2 + 4x – 15 
(xy – 1)(xy + 5) 
= x2y2 + 4xy – 5 
?3 
 S= (2x+y)(2x –y) = 4x2 –y2 
 S = 4(5/2)2 –1 = 25 –1 
 = 24 m2 
Hoạt động 5: Dặn dò (2’)
- Học thuộc quy tắc, xem lại các bài đã giải
- Bài tập 7 trang 8 Sgk 
* Áp dụng qui tắc
- Bài tập 8 trang 8 Sgk
* Tương tự bài 7
- Bài tập 9 trang 8 Sgk
* Nhân đa thức với đa thức, thu gọn sau đó thay giá trị 
Ký Duyệt
Tổ duyệt
Ban giám hiệu duyệt
Ngày . tháng . năm 2011
Ngày . tháng . năm 2011

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_mon_dai_so_lop_8_tuan_1_trinh_van_thuong.doc