Giáo án môn Đại số Lớp 8 - Tiết 64, Bài 5: Phương trình chứa dấu giá trị tuyệt đối - Năm học 2010-2011

Giáo án môn Đại số Lớp 8 - Tiết 64, Bài 5: Phương trình chứa dấu giá trị tuyệt đối - Năm học 2010-2011

1. Mục tiêu:

 a. KT: Học sinh biết bỏ dấu giá trị tuyệt đối ở biểu thức dạng ax và dạng a + x

 b. KN: Học sinh biết giải một số bất phương trình chứa dấu giá trị tuyệt đối dạng

 ax = cx + d và dạng a + x = cx + d

 c. TĐ: tính cẩn thận, có tư duy lô gíc.

2. Chuẩn bị

 a. Thầy: Bảng phụ ghi bài tập và bài giải mẫu, thước thẳng có chia khoảng

 b. Trò: Ôn tập lại định nghĩa giá trị tuyệt đối của số a . Dụng cụ học tập.

3. Tiến trình bài dạy:

 a. Kiểm tra bài cũ: (Lồng vào bài mới)

 b. Dạy nọi dung bài mới:

 

doc 3 trang Người đăng haiha338 Lượt xem 567Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Đại số Lớp 8 - Tiết 64, Bài 5: Phương trình chứa dấu giá trị tuyệt đối - Năm học 2010-2011", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn 02/4/2011
Ngày giảng 8a: /4/2011
8b: /4/2011
Tiết 64 - Đ5. phương trình chứa dấu giá trị tuyệt đối
1. Mục tiêu:
 a. KT: Học sinh biết bỏ dấu giá trị tuyệt đối ở biểu thức dạng | ax | và dạng | a + x| 
 b. KN: Học sinh biết giải một số bất phương trình chứa dấu giá trị tuyệt đối dạng 
 |ax| = cx + d và dạng | a + x| = cx + d
 c. TĐ: tính cẩn thận, có tư duy lô gíc. 
2. Chuẩn bị 
 a. Thầy: Bảng phụ ghi bài tập và bài giải mẫu, thước thẳng có chia khoảng
 b. Trò: Ôn tập lại định nghĩa giá trị tuyệt đối của số a . Dụng cụ học tập. 
3. Tiến trình bài dạy: 
 a. Kiểm tra bài cũ: (Lồng vào bài mới)
 b. Dạy nọi dung bài mới: 
TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS 
15’
20’
8’
Phát biểu định nghĩa giá trị tuyệt
 đối của một số a .
Tìm | 12 | = ? ; | 0 | = ? ; = ?
Cho biểu thức | x - 3 |. Hãy bỏ dấu giá trị tuyệt đối của biểu thức khi 
a, x ³ 3 b, x < 3
Như vậy ta có thể bỏ dấu giá trị tuyệt đối tuỳ theo giá trị của biểu thức ở trong dấu giá trị tuyệt đối là âm hay không âm .
Tương tự xét ví dụ 1- SGK - 50 
Nghiên cứu, hai em lên bảng trình bày - Dưới lớp làm vào vở
áp dụng làm ?1( SGK - 50 )
Thảo luận theo nhóm 
Đại diện các nhóm lên trình bày
 lời giải - Cả lớp nhận xét
Giải phương trình sau :
 | 3x | = x + 4
Để bỏ dấu giá trị tuyệt đối trong phương trình ta cần xét hai trường hợp :
- Biểu thức trong dấu giá trị tuyệt đối không âm 
- Biểu thức trong dấu giá trị tuyệt đối âm
Hướng dẫn HS cách giải
Giải phương trình | x - 3 | = 9 - 2x
Cần xét những trường hợp nào ?
Hãy giải phương trình này trong từng trường hợp 
x = 4 có nhận được không ?
Có thoả mãn ĐK x ³ 3 
x = 6 có nhận được không ?
Hãy kết luận về tập nghiệm của phương trình
S = { 4 }
 Giải các phương trình sau :
| x + 5 | = 3x + 1
| -5x | = 2x + 21
Hai em lên bảng - Dưới lớp làm vào vở 
c. Củng cố, luyện tập:
Cho HS hoạt động theo nhóm 
Nửa lớp làm bài 36c (SGK - Tr. 51)
Nửa lớp làm bài 37a (SGK - Tr. 51)
Đại diện hai nhóm lên trình bày - Các nhóm khác nhận xét bổ xung 
1. Nhắc lại về giá trị tuyệt đối 
* Giá trị tuyệt đối của một số a , kí hiệu : | a | 
 | a | = a nếu a ³ 0 
 | a | = -a nếu a < 0
* Ví dụ 
 | 12 | = 12 ; | 0 | = 0 ; = 
HS: 
.) Nếu x ³ 3 ị x - 3 ³ 0 
ị | x - 3 | = x - 3
.) Nếu x < 3 ị x - 3 < 0
ị | x - 3 | = -(x - 3) = 3 - x
* Ví dụ 1: (SGK - 50 )
Giải
a, x ³ 3 ta có x - 3 ³ 0 nên | x - 3 | = x - 3
Vậy A = | x - 3 | + x - 2 = x - 3 + x - 2 = 2x - 5
b, Khi x > 0 ta có -2x < 0 
 nên | -2x | = -(-2x) = 2x
Vậy B = 4x + 5 + | -2x | = 4x + 5 + 2x = 6x + 5
?1: ( SGK - 50 )
Giải
 a, Khi x Ê 0 thì -3x ³ 0 nên | -3x | = -3x
Vậy C = | -3x | + 7x - 4 = -3x + 7x - 4 = 4x - 4
b, Khi x < 6 thì x - 6 < 0 nên | x - 6 | = 6 - x
Vậy D = 5 - 4x + | x - 6| = 5 - 4x + 6 - x = 11 - 5x
2. Giải một số phương trình chứa dấu giá trị tuyệt đối 
* Ví dụ 2 : SGK - 50
Giải
Ta có | 3x | = 3x khi 3x ³ 0 hay x ³ 0
 | 3x | = -3x khi 3x < 0 hay x < 0
Để giải phương trình | 3x | = x + 4 (1) ta giải hai phương trình sau :
a, 3x = x + 4 với điều kiện x ³ 0
3x = x + 4 Û 3x - x = 4 Û 2x = 4 Û x = 2
x = 2 thoả mãn điều kiện x ³ 0 nên x = 2 là nghiệm của phương trình ( 1 ) 
b, -3x = x + 4 với điều kiện x < 0
-3x = x + 4 Û -3x - x = 4 Û -4x = 4 Û x = -1
x = -1 thoả mãn điều kiện x < 0 nên x = -1 là nghiệm của phương trình ( 1 ) 
Vậy tập nghiệm của pt (1) là S = {-1; 2}
* Ví dụ 3 : SGK - 50
Giải
Ta có : x - 3 ³ 0 ị x ³ 3 nên | x - 3 | = x - 3
 x - 3 < 0 ị x < 0 nên | x - 3 | = 3 - x
Để giải phương trình | x - 3 | = 9 - 2x (2) ta giải hai phương trình sau :
a, x- 3 = 9 - 2x với điều kiện x ³ 3
Û x + 2x = 9 + 3 Û 3x = 12 Û x = 4 
x = 4 thoả mãn điều kiện x ³ 3 nên x = 4 là nghiệm của phương trình ( 2 ) 
b, 3 - x = 9 - 2x với điều kiện x < 3
 Û -x + 2x = 9 - 3 Û x = 6 
x = 6 không thoả mãn ĐK x < 3 nên x = 6 không là nghiệm của phương trình ( 1 ) 
Vậy tập nghiệm của pt(2) là S = { 4 }
?2:( SGK - 51 )
Giải
a, | x + 5 | = 3x + 1 (1)
ã x + 5 ³ 0 Û x ³ -5 nên | x + 5 | = x + 5 
Từ (1) ta có x + 5 = 3x + 1 Û x - 3x = 1 - 5 
Û -2x = -4 Û x = 2 ( Thoả mãn ĐK x ³ -5 )
ã x + 5 < 0 Û x < -5 nên | x + 5 | = -x - 5 
 Từ (1) ta có -x - 5 = 3x + 1 Û -x - 3x = 1 + 5 
Û -4x = 6 Û x = -1,5 (Không TM ĐK x < -5)
Vậy tập nghiệm của pt (1) là S = { 2 } 
b, | -5x | = 2x + 21 (2)
ã Nếu -5x ³ 0 ị x Ê 0 nên | -5x | = -5x
Từ (2) ta có : -5x = 2x + 21 Û -5x - 2x = 21
Û -7x = 21 Û x = -3 ( Thoả mãn ĐK : x Ê 0 )
ã Nếu -5x 0 nên | -5x | = 5x
Từ (2) ta có : 5x = 2x + 21 Û 5x - 2x = 21
Û 3x = 21 Û x = 7 ( Thoả mãn ĐK : x > 0 )
Vậy tập nghiệm của pt (2) là S = {-3; 7} 
 * Bài tập 36c ( SGK - 51 )
Giải
| 4x | = 2x + 12 ( 1 )
ã Nếu 4x ³ 0 Û x ³ 0 nên | 4x | = 4x
Từ (1) ta có 4x = 2x + 12 Û 4x - 2x = 12 
Û 2x = 12 Û x = 6 ( TMĐK : x ³ 0 )
ã Nếu 4x < 0 Û x < 0 nên | 4x | = -4x
Từ (1) ta có -4x = 2x + 12 Û -4x - 2x = 12 
Û -6x = 12 Û x = -6 ( TMĐK : x < 0 )
Vậy tập nghiệm của pt (2) là S = {- 2 ; 6} 
 d. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà: ( 2’)
- BTVN : 35; 36abd; 37bcd ( SGK - Tr. 51 )
 38; 39; 40; 41; 44 ( SGK - Tr. 53 )
- Tiết sau ôn tập chương IV 
- Làm các câu hỏi ôn tập chương 
- Phát biểu thành lời các tính chất về liên hệ giữa thứ tự và các phép tính (Cộng và nhân)
===========================================================

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_mon_dai_so_lop_8_tiet_64_bai_5_phuong_trinh_chua_dau.doc