Giáo án môn Đại số Lớp 8 - Tiết 6: Những hằng đẳng thức đáng nhớ (Tiếp) - Lưu Đình Thịnh

Giáo án môn Đại số Lớp 8 - Tiết 6: Những hằng đẳng thức đáng nhớ (Tiếp) - Lưu Đình Thịnh

I. MỤC TIÊU.

- HS nắm được các hằng đẳng thức: Lập phương của một tổng, lập phương của một hiệu.

- Biết vận dụng các hằng đẳng thức trên vào giải bài tập.

II. CHUẨN BỊ CỦA GV - HS

 1. Giáo viên: Bảng phụ, phấn màu.

 2. Học sinh: Sgk, sbt

III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY.

1. Ổn định tổ chức lớp :

 

doc 2 trang Người đăng haiha338 Lượt xem 256Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Đại số Lớp 8 - Tiết 6: Những hằng đẳng thức đáng nhớ (Tiếp) - Lưu Đình Thịnh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 6
Ngày soạn: 06/09/2010
Ngày giảng: 15/09/2010
Tiết 6 : Những hằng đẳng thức đáng nhớ (tiếp)
I. Mục tiêu.
- HS nắm được các hằng đẳng thức : Lập phương của một tổng, lập phương của một hiệu.
- Biết vận dụng các hằng đẳng thức trên vào giải bài tập.
II. Chuẩn bị của GV - HS
	1. Giáo viên: Bảng phụ, phấn màu.
	2. Học sinh: Sgk, sbt
III. tiến trình bài dạy.
1. Ổn định tổ chức lớp : 
- Sĩ số lớp 8A: ..... Vắng ....
- Vệ sinh lớp ............................
- Sĩ số lớp 8B: ..... Vắng ....
- Vệ sinh lớp ............................
2. Kiểm tra bài cũ :
1HS lên bảng chữa bài 15 (SBT tr5).
a chia cho 5 dư 4 a = 5n + 4 với n N a2 = (5n + 4)2 = 25n2 + 40n + 16 = 25n2 + 40n + 15 + 1 a2 chia cho 5 dư 1.
3. Nội dung bài mới : 	 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
4) Lập phương của một tổng
GV cho HS làm ?1.
GV giới thiệu hằng đẳng thức (4) :
Với A, B là các biểu thức:
(A + B)3 = A3 + 3A2B + 3AB2 + B3 (4)
? Hãy phát biểu bằng lời?
GV yêu cầu HS làm phần áp dụng.
HS làm ?1
(a + b)(a + b)2 = (a + b)(a2 + 2ab + b2) = a3 + 2a2b + ab2 + a2b + 2ab2 + b3 = a3 + 3a2b + 3ab2 + b3 
HS làm ?2.
áp dụng: 
a) Tính (x + 1)3 = x3 + 3x2 + 3x + 1
b) (2x + y)3 = (2x)3 + 3.(2x)2.y + 3.2x.y2 + y3 = 8x3 + 12x2y + 6xy2 + y3.
5) Lập phương của một hiệu
GV yêu cầu HS tính (a – b)3 bằng hai cách.
- Nửa lớp tính 
(a – b)3 = (a – b)(a – b)2 =
- Nửa lớp tính (a – b)3 = [a + (-b)]3 = 
GV chốt lại: cả hai cách đều cho kết quả (a – b)3 = a3 – 3a2b + 3ab2 – b3 , đó là hằng đẳng thức thứ 5, một cách tổng quát, ta có:
(A – B)3 = A3 – 3A2B + 3AB2 – B3, với A, B là các biểu thức.
- Hãy phát biểu bằng lời?
GV chú ý dấu và số mũ của mỗi số hạng trong dạng khai triển của hằng đẳng thức.
GV yêu cầu HS làm phần áp dụng.
GV : Em có nhận xét gì về quan hệ của (A – B)2 và (B – A)2, của (A – B)3 và (B – A)3 ?
2 HS lên bảng tính.
HS phát biểu bằng lời.
áp dụng: 
a) Tính 
= .
b) Tính 
(x – 2y)3 = x3 – 3.x2.2y + 3.x.(2y)2 – (2y)3 
= x3 – 6x2y + 12xy2 – 8y3.
c) Trong các khẳng định sau, khẳng định nào đúng ?
1) (2x – 1)2 = (1 – 2x)2
2) (x – 1)3 = (1 – x)3
3) (x + 1)3 = (1 + x)3
4) x2 – 1 = 1 – x2
5) (x – 3)2 = x2 – 2x + 9.
HS : (B – A)2 = (A – B)2
 (B – A)3 = - (A – B)3
4. Củng cố.
Bài 26 (SGK tr14). Tính:
(2x2 + 3y)3 = . = 8x6 + 36x4y + 54x2y2 + 27y3.
Bài 29 (SGK tr14). GV cho HS hoạt động theo nhóm.
Đ/S: Nhân hậu
5. Về nhà
- Ôn tập các hằng đẳng thức đã học.
- Bài tập: 27; 28 (SGK tr14) và bài 16 (SBT tr5)	 
Thông qua tổ , ngày ... tháng ... năm 2010

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_mon_dai_so_lop_8_tiet_6_nhung_hang_dang_thuc_dang_nh.doc