Giáo án môn Đại số Lớp 8 - Tiết 5: Luyện tập - Lưu Đình Thịnh

Giáo án môn Đại số Lớp 8 - Tiết 5: Luyện tập - Lưu Đình Thịnh

I. MỤC TIÊU.

- Củng cố kiến thức về các hằng đẳng thức: bình phương một tổng, bình phương một hiệu, hiệu hai bình phương.

- HS vận dụng thành thạo các hằng đẳng thức trên vào giải toán.

II. CHUẨN BỊ CỦA GV - HS

 1. Giáo viên: Bảng phụ, phấn màu.

 2. Học sinh: SGK, SBT.

III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY.

1. Ổn định tổ chức lớp :

 

doc 3 trang Người đăng haiha338 Lượt xem 378Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Đại số Lớp 8 - Tiết 5: Luyện tập - Lưu Đình Thịnh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 5
Ngày soạn: 30/08/2010
Ngày giảng: 09/09/2010
Luyện tập
I. Mục tiêu.
- Củng cố kiến thức về các hằng đẳng thức : bình phương một tổng, bình phương một hiệu, hiệu hai bình phương.
- HS vận dụng thành thạo các hằng đẳng thức trên vào giải toán.
II. Chuẩn bị của GV - HS
	1. Giáo viên: Bảng phụ, phấn màu.
	2. Học sinh: SGK, SBT.
III. tiến trình bài dạy.
1. Ổn định tổ chức lớp : 
- Sĩ số lớp 8A: ..... Vắng ....
- Vệ sinh lớp ............................
- Sĩ số lớp 8B: ..... Vắng ....
- Vệ sinh lớp ............................
2. Kiểm tra bài cũ :
HS1: Viết và phát biểu bằng lời hai hằng đẳng thức bình phương của một tổng, bình phương của một hiệu; Chữa bài 11 (SBT tr4).
HS2: Viết và phát biểu bằng lời hằng đẳng thức hiệu hai bình phương; Chữa bài 18 (SGK tr11).
3. Nội dung bài mới : 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Bài 20 (SGK tr12).
Bài 21(SGK tr12).
GV hướng dẫn: cần phát hiện bình phương của biểu thức thứ nhất , bình phương của biểu thức thứ hai và xác định hai lần tích của hai biểu thức đó.
Bài 17 (SGK tr11)
GV hãy chứng minh:
(10a + 5)2 = 100a(a + 1) + 25
GV: (10a + 5)2 với a N chính là bình phương của một số tự nhiên có tận cùng là 5, với a là số chục của nó.
Ví dụ: 252 = (2.10 + 5)2 
Vậy qua kết quả biến đổi trên, hãy nêu cách tính nhẩm bình phương của một số tự nhiên có tận cùng là 5.
GV yêu cầu hS hoạt động nhóm bài 22 (SGK tr12).
Sau 5 phút GV gọi đại diện 3 nhóm lên chữa bài.
Bài 23 (SGK tr12). Chứng minh rằng:
(a + b)2 = (a – b)2 + 4ab;
(a – b)2 = (a + b)2 – 4ab.
? Để chứng minh một đẳng thức ta thường làm như thế nào?
GV gọi 2 HS lên bảng làm bài.
GV: Công thức này cho ta mối liên hệ giữa bình phương của một tổng và bình phương của một hiệu, cần ghi nhớ để áp dụng trong các bài tập sau:
GV cho HS làm bài 25. Tính:
a) (a + b + c)2=
GV hướng dẫn HS làm bài.
HS đứng tại chỗ trả lời :
Kết quả sai, vì hai vế không bằng nhau.
x2 + 2xy + 4y2 = (x + 2y)2 sai, vì :
(x + 2y)2 = x2 + 4xy + 4y2.
2HS lên bảng chữa bài 21 :
9x2 – 6x + 1 = (3x)2 – 2.3x.1 + 12 = (3x – 1)2.
(2x + 3y)2 + 2.(2x + 3y) + 1 = [(2x + 3y) + 1]2 = (2x + 3y + 1)2.
HS chứng minh:
(10a + 5)2 = (10a)2 + 2.10a.5 + 52
= 100a2 + 100a + 25 
= 100a(a + 1) + 25
HS: Muốn tính nhẩm bình phương của một số tự nhiên có tận cùng là 5 ta lấy số chục nhân với số lền sau của nó rồi viết thêm 25 vào cuối.
áp dụng: 252 = 625 ; 352 = 1225 ;
652 = 4225 ; 752 = 5625.
Bài 22 (SGK tr12). Tính nhanh:
a) 1012 = (100 + 1)2 = 1002 + 2.100 + 1
= 10000 + 200 + 1 = 10201.
b) 1992 = (200 – 1)2 = 2002 – 2.200 + 1
= 40000 – 400 + 1 = 39601.
c) 47. 53 = (50 – 30)(50 + 3) = 502 - 32
= 2500 – 9 = 2491.
Bài 23 (SGK tr12): HS chứng minh: 
a) Biến đổi vế phải: 
(a – b)2 + 4ab = a2 – 2ab + b2 + 4ab = a2 + 2ab + b2 = (a + b)2 = VT.
b) Biến đổi vế phải:
(a + b)2 – 4ab = a2 + 2ab + b2 – 4ab = a2 – 2ab + b2 = (a – b)2 = VT.
áp dụng:
a) Tính (a – b)2, biết a+ b = 7 và ab = 12.
HS: Có (a – b)2 = (a + b)2 – 4ab = 72 – 4.12 = 49 – 48 = 1.
b)Tính (a + b)2, biết a – b = 20 và ab = 3
HS: Có (a + b)2 = (a – b)2 + 4ab = 202 + 4.3 = 400 + 12 = 412.
HS làm bài 25a)
(a + b + c)2 = [(a + b) + c]2 = (a + b)2 + 2(a + b)c + c2 = a2 + 2ab + b2 + 2ac + 2bc + c2 = a2 + b2 + c2 = 2ab + 2bc + 2ca 
4. Củng cố.
GV thành lập hai đội chơi: mỗi đội chọn 5 HS, mỗi hS làm 1 câu, HS sau có thể sửa bài làm của HS trước nếu sai. Đội làm làm đùng và nhanh hơn sẽ thắng.
Biến đổi tổng thành tích hoặc tích thành tổng:
x2 – y2 =	(2 – x)2 =
(2x + 5)2 =	(3x + 2)(3x – 2) = 	x2 – 10x + 25 = 
5. Về nhà
- Bài tập 24; 25b,c (SGK tr12); Bài 13; 14; 15 (SBT tr4,5)
HD bài 15: Vì a chia 5 dư 4 a = 5n + 4 với n N a2 = (5n + 4)2 =
- Học kĩ các hằng đẳng thức đã học.	 
Thông qua tổ , ngày ... tháng ... năm 2010

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_mon_dai_so_lop_8_tiet_5_luyen_tap_luu_dinh_thinh.doc