I/ Mục tiêu: Học sinh phải có:
1/ Kiến thức: Nắm chắc hằng đẳng thức (4), (5).
2/ Kỹ năng: Vận dụng các hằng đẳng thức vào giải toán
II/ Chuẩn bị:
1/ Giáo viên:
2/ Học sinh: Ôn tập lại các hằng đẳng thức đã học
III/ Kiểm tra: ( 7 phút)
TUẦN 3 Tiết: 5 LUYỆN TẬP NS:27/08/2010.ND:31/08/2010 I/ Mục tiêu: Học sinh phải có: 1/ Kiến thức: Củng cố lại các hằng đẳng thức (1), (2), (3). 2/ Kỹ năng: - Vận dụng các hằng đẳng thức khi giải toán - Biết chứng minh tính chất về giá trị của một đa thức nào đó II/ Chuẩn bị: 1/ Giáo viên: 2/ Học sinh: III/ Kiểm tra: ( 7 phút) * Giáo viên yêu cầu HS - HS1: Viết các HĐT đã học - HS2: Viết các đa thức về dạng bình phương của nột đa thức * Quan sát học sinh thực hiện * Đánh giá nhận xét - HS1: - HS2: - Dưới lớp:(Làm bài của HS2) * Viết các đa thức sau về dạng bình phương của một đa thức: a) x2+x+1/4 b) 9x2- 6x+1 IV/ Tiến trình dạy học : HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH GHI BẢNG Hoạt động 1: Làm bài 20 (10 phút) * Yêu cầu HS - Sửa lại kết quả cho đúng và sửa ít chỗ nhất - HS hoạt động cá nhân - Trắc nghiệm đúng sai - Giải thích 1. Bài 20: Nhận xét sự đúng sai của kết quả sau " x2+2xy+4y2= (x+2y)2_Sai vì (x+2y)2 = x2+4xy+4y2 (≠x2+2xy+4y2) Hoạt động 2: Làm bài 21, 22 ( 15phút) * Yêu cầu các nhóm thảo luận ?Nhận xét giá trị của các đa thức vừa làm ở bài 21(8A) * Yêu cầu HS làm bài 22 ( hoạt động cá nhân ) - GV cho thêm vài ví dụ 91.89= 19992= 99952= - 4 nhóm thi viết nhanh các kết quả tương tự trong thời gian 5' - Hoạt động cá nhân - Báo cáo kết quả - Giới thiệu cách làm 2. Bài 21: Viết các đa thức sau dưới dạng bình phương của một tổng hoặc một hiệu Đáp án: a, (3x-1)2 b, (2x+3y+1)2 3. Bài 22:Tính nhanh a) 1012=(100+1)2 = 1002+2.100+1=10201 b) 1992=(200-1)2 = 2002- 2.200+1=39601 c) 47.53=(50-3)(50+3) =502-32=2500-9=2491 Hoạt động 3: Làm bài 23 ( 10phút) * Gợi ý: Bài đã hướng dẫn ở tiết học trước - Gọi HS lên bảng trình bày _ Theo dõi HS làm bài Gọi HS nhận xét đánh giá - Xem lại bài - Làm bài - Nhận xét đánh giá 4. Bài 23:Chứng minh rằng a, (a-b)2=(a+b)2-4ab Có VP=a2+2ab+b2-4ab = a2-2ab+b2=(a-b)2 Vậy (a-b)2=(a+b)2-4ab Thay a+b=7và ab =12 Ta có:(a-b)2=72- 4.12= 1 b, (a+b)2= (a-b)2+4ab Có: VP= a2-2ab+b2+4ab = a2+2ab+b2=(a+b)2 Thay a- b=20 và ab=3 Ta có: (a+b)2 = 202+4.3= 412 V/ Hướng dẫn về nhà: ( 3 phút) Học thuộc : Hằng đẳng thức (1), (2), (3). Làm bài tập: Còn lại trong sgk Đọc trước §4 Hướng dẫn bài tập: - Bài24: Đưa về dạng bình phương của một tổng - Bài25: Áp dụng tính chất kết hợp của phép cộng Tiết: 6 §4. NHỮNG HẰNG ĐẲNG THỨC ĐÁNG NHỚ (Tiếp theo) NS:27/08/2010.ND:31/08/2010 I/ Mục tiêu: Học sinh phải có: 1/ Kiến thức: Nắm chắc hằng đẳng thức (4), (5). 2/ Kỹ năng: Vận dụng các hằng đẳng thức vào giải toán II/ Chuẩn bị: 1/ Giáo viên: 2/ Học sinh: Ôn tập lại các hằng đẳng thức đã học III/ Kiểm tra: ( 7 phút) * Giáo viên nêu yêu cầu - HS1 Viết 3 HĐT đã học - HS2 Làm bài trên bảng * Quan sát học sinh thực hiện * Đánh giá nhận xét - HS1: Viết các hằng đẳng thức - HS2: Làm bài trên bảng - Dưới lớp: Làm bài trên bảng Tính: a, (x+)2 ; (x+1/x)2 b, (x-1/2)2 ; (2x+3y)(2x-3y) IV/ Tiến trình dạy học : HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH GHI BẢNG Hoạt động 1: Nghiên cứu mục 4/sgk ( 7phút) * Yêu cầu HS làm ?1 và viết vế trái thành 1 luỹ thừa * Khẳng định kết quả * Khái quát: Kết quả còn đúng với A,B là các biểu thức bất kỳ * Yêu cầu HS áp dụng HĐT 4 để tính - Làm ?1 - Viết vế trái thành một luỹ thừa (a+b)3=a3+3a2b+3ab2+b3 - Hoạt động nhóm: Phát biểu quy tắc. - HS đại diện nhóm đọc phát biểu - Các nhóm thảo luận làm bài tập áp dụng 4. Lập phương của một tổng (A+B)3=A3+3A2B+3AB2+B3 * Phát biểu : * Áp dụng : Tính: (x+1)3= (x+1/3)3= (x+1/x)3= (2x+y)3= 1013= 1023= Viết về dạng lập phương x3+9x2+27x+27 8x3+12x2 y+6xy2+y3 Hoạt động 2: Nghiên cứu mục 5/sgk (10 phút) * Nêu yêu cầu - Dãy ngoài tính(A+(-B))3 -Dãy trong tính (A-B)(A-B)2 * Giáo viên quan sát, hướng dẫn ? HĐT (4) và (5) có gì giống và khác nhau * GV khẳng định: ở HĐT(5) nếu B có số mũ lẻ thì dấu của hạng tử chứa nó là dấu" - " ? Phát biểu thành lời HĐT(5) ? Tính - Tính - Dãy ngoài tính(A+(-B))3 -Dãy trong tính (A-B)(A-B)2 - HS nhận xét chéo - Giống phần chữ, số - Khác về dấu - Phát biểu thành lời - HS hoạt động cá nhân - Đổi chéo để kiểm tra 5. Lập phương của một hiệu (A-B)3=A3-3A2B+3AB2-B3 * Áp dụng: Tính (2x-y)3= (x-1/2)3= (1/3x-y)3= 993= Hoạt động 3: Luyện tập (17 phút) * Yêu cầu HS làm ?4 Khẳng định Đúng Sai 1 x 2 x 3 x 4 x 5 x * Cho HS làm bài 29 Đố. Đức tính đáng quý x3 – 3x2 + 3x -1 (N) 16 + 8x +x2 (U) 3x2 + 3x +1 + x3 (H) 1-2y+y2 (Â) (x-1)3 (x+1)3 (y-1)3 (1+x)3 (1-y)2 (x+4)2 - HS trắc nghiệm đúng sai - Nhận xét - Hoạt động nhóm tìm ra đức tính đáng quý * Luyện tập * Chú ý: (A-B)2= (B-A)2 (A-B)3= - (B-A)3 V/ Hướng dẫn về nhà: (4phút) Học thuộc : Năm HĐT đã học Làm bài tập 26 đến 29(sgk) Đọc trước §5 Hướng dẫn bài tập: Bài 28: Đưa về dạng lập phương rồi tính ===============================================
Tài liệu đính kèm: