Giáo án môn Đại số Khối 8 - Tiết 57: Liên hệ giữa thứ tự và phép cộng (Bản chuẩn)

Giáo án môn Đại số Khối 8 - Tiết 57: Liên hệ giữa thứ tự và phép cộng (Bản chuẩn)

I / MỤC TIÊU BÀI DẠY

- Kiến thức: Nhận biết vế trái, vế phải và biết dùng dấu của bất đẳng thức ()

-Biết tính chất liên hệ giữa thứ tự với phép cộng ở dạng bất đẳng thức

- Kỹ năng: Biết chứng minh bất đẳng thức nhờ so sánh giá trị các vế ở bất đẳng thức hoặc vận dụng tính chất liên hệ giữa thứ tự và phép cộng

-Thái độ: Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác. Có tinh thần hợp tác

II / CHUẨN BỊ

· GV: Bảng phụ ghi bài tập, hình vẽ minh họa.

· HS: On tập “Thứ tự trong Z” và “So sánh hai số hữu tỉ”.

III / KIỂM TRA BÀI CŨ: (Không KT)

IV / TIẾN TRÌNH GIẢNG BÀI MỚI.

 

doc 2 trang Người đăng haiha338 Lượt xem 301Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Đại số Khối 8 - Tiết 57: Liên hệ giữa thứ tự và phép cộng (Bản chuẩn)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 27 TIẾT 57
Ngày soạn:25/2/2010
Ngày dạy:08 /03/2010
 CHƯƠNG IV: BẤT PHƯƠNG TRÌNH BẬC NHẤT MỘT ẨN 
 	 	 LIÊN HỆ GIỮA THỨ TỰ VÀ PHÉP CỘNG 
I / MỤC TIÊU BÀI DẠY
- Kiến thức: Nhận biết vế trái, vế phải và biết dùng dấu của bất đẳng thức ()
-Biết tính chất liên hệ giữa thứ tự với phép cộng ở dạng bất đẳng thức
- Kỹ năng: Biết chứng minh bất đẳng thức nhờ so sánh giá trị các vế ở bất đẳng thức hoặc vận dụng tính chất liên hệ giữa thứ tự và phép cộng
-Thái độ: Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác. Có tinh thần hợp tác
II / CHUẨN BỊ
GV: Bảng phụ ghi bài tập, hình vẽ minh họa. 
HS: Oân tập “Thứ tự trong Z” và “So sánh hai số hữu tỉ”. 
III / KIỂM TRA BÀI CŨ: (Không KT)
IV / TIẾN TRÌNH GIẢNG BÀI MỚI.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG GHI BẢNG
HĐ1: Nhắc lại về thứ tự trên tập hợp số (12phút)
-GV ĐVĐ: trên tập hợp số thực, khi so sánh hai số a và b thì xảy ra những trường hợp nào ?
-GV yêu cầu HS quan sát trục số tr35 SGK rồi trả lời: trong các số được biểu diễn trên trục số đó, số nào là hữu tỉ, số nào là vô tỉ ? So sánh và 3
-GV yêu cầu HS làm bài tập ?1 tr35 SGK
-GV ĐVĐ và yêu cầu HS diễn đạt các cách nói đó dưới dạng ký hiệu
-GV giới thiệu cách nói gọn hơn về các kí hiệu ; có kèm theo ví dụ minh họa cho từng trường hợp 
HĐ2:Bất đẳng thức :(5phút)
-GV giới thiệu khái niệm bất đẳng thức có kèm theo ví dụ minh họa cho từng trường hợp
HĐ3: Liên hệ giữa thứ tự và phép cộng:(18phút)
-GV yêu cầu HS cho biết bất đẳng thức biểu diễn mối quan hệ giữa (-4) và 2
-GV hỏi: khi cộng 3 vào cả hai vế của bất đẳng thức đó, ta được bất đẳng thức nào ?
-GV đưa hình vẽ tr36 SGK lên bảng phụ và nói: hình vẽ này minh họa cho kết quả: Khi mà ta cộng 3 vào cả hai vế của bất đẳng thức -4 < 2 ta được bất đẳng thức -1 < 5 cùng chiều với bất đẳng thức đã cho
-GV hướng dẫn HS quan sát hình vẽ
+ Trục số (dòng trên) cho thấy - 4 < 2
+ Mũi tên từ -4 đến -4 + 3 và từ 2 đến 2 + 3 minh họa phép cộng 3 vào hai vế của bất đẳng thức -4 < 2
+ Trục số (dòng dưới) cho -4 +3 < 2 + 3
-GV chốt lại vấn đề: toàn bộ hình vẽ cho thấy khi ta cộng cùng số 3 vào hai vế của bất đẳng thức - 4 < 2 sẽ được bất đẳng thức là -4 +3 < 2 + 3. Qua đó giới thiệu thuật ngữ hai bất đẳng thức cùng chiều
-GV yêu cầu HS làm?2 tr36 SGK
-GV dùng hình vẽ trên để minh họa cho kết quả
-GV nói: liên hệ giữa thứ tự và phép cộng ta có tính chất sau
-GV yêu cầu HS phát biểu thành lời các tính chất trên
-GV yêu cầu HS xem ví dụ 2 rồi làm ?3 và ?4
-GV giới thiệu tính chất của thứ tự cũng chính là tính chất của bất đẳng thức
-GV nhấn mạnh ý nghĩa của tính chất “Nhờ liên hệ giữa thứ tự và phép cộng có thể so sánh các biểu thức số theo cách không cần thực hiện phép tính”
-HS trả lời có ba trường hợp xảy ra
+ a = b
+ a < b
+ a > b 
-HS quan sát và trả lời
-HS làm ?1 vào vở, một HS lên bảng làm
-HS thực hiện
-HS lắng nghe và ghi nhận vào vở
-HS lắng nghe GV trình bày và ghi chép 
-HS trả lời: -4 < 2
-HS trả lời: -4 +3 < 2 + 3
-HS quan sát và lắng nghe
-HS lắng nghe
-HS ghi nhận
-HS thực hiện
a) -4 + (-3) < 2 + (-3)
b) -4 + c < 2 + c
-HS theo dõi để khắc sâu
-HS ghi tính chất vào vở
-HS phát biểu, vài em khác lặp lại
-HS cả lớp làm, hai HS lên bảng trình bày
-HS ghi nhận
-HS khắc sâu phương pháp so sánh
I / Nhắc lại về thứ tự trên tập hợp số 
- Số a bằng số b (a = b)
- Số a nhỏ hơn số b (a < b)
- Số a lớn hơn số b (a > b)
* Chú ý:
1 / a lớn hơn hoặc bằng b ()
Ví dụ: với mọi x
2 / c là số không âm ()
3 / a nhỏ hơn hoặc bằng b ()
Ví dụ: -với mọi x
4 / y không lớn hơn 3 ()
II / Bất đẳng thức 
Ta gọi hệ thức dạng (hay ) là bất đẳng thức và gọi a là vế trái; b là vế phải của bất đẳng thức
Ví dụ: 7 + (-3) > -5 có:
+ Vế trái là 7 + (-3) 
+ Vế phải -5
III / Liên hệ giữa thứ tự và phép cộng 
* Tính chất: Với ba số a, b, c ta có:
+ Nếu a < b thì a + c < b + c
+ Nếu thì 
+ Nếu a > b thì a + c > b + c
+ Nếu thì 
Khi cộng cùng một số vào cả hai vế của một bất đẳng thức ta được bất đẳng thức mới cùng chiều với bất đẳng thức đã cho
Ví dụ: 2003 < 2004 
=> 2003 + (-35) < 2004 + (-35)
Bài tập 1 tr37 SGK 
Giải
a) Sai
b) Đúng
c) Đúng
d) Đúng
Bài tập 2a tr37 SGK 
Giải
Ta có: 
=> 
Bài tập 3a tr37 SGK 
Giải
Ta có: 
=> 
=> 
V.Củng cố (8phút)
-GV gọi HS trả lời bài tập 1 tr37 SGK
-GV cho HS làm bài 2a tr37 SGK
-Hs làm trên phiếu học tập
-GV chốt lại vấn đề và giới thiệu cách giải khác cho HS
VI.Hướng dẫn về nhà (2phút)
-Học kỹ các tính chất (dạng công thức và phát biểu thành lời)
-Xem và làm lại các bài tập đã giải ở lớp
-Làm bài tập 2b, 3b, 4 tr37 SGK; bài 1 -> 4 tr41 SBT
Rút kinh nghiệm
.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_mon_dai_so_khoi_8_tiet_57_lien_he_giua_thu_tu_va_phe.doc