Giáo án môn Đại số 8 - Tuần 24 - Tiết 50: Giải bài toán bằng cách lập phương trình

Giáo án môn Đại số 8 - Tuần 24 - Tiết 50: Giải bài toán bằng cách lập phương trình

A/ MỤC TIÊU:

- Học sinh nắm được các bước giải bài toán bằng cách lập phương trình.

- Biết vận dụng để giải một số bài toán bậc nhất không quá phức tạp.

- HS cẩn thận trong giải toán.

* Mục tiêu riêng: HS nắm và biết cách giải một số bài toán bậc nhất đơn giản.

B/ CHUẨN BỊ:

- GV: Thước, bảng phụ

- HS: Bảng phụ nhóm, vở nháp

C/ TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:

 I/ Ổn định:

 II/ Bài mới:

 

doc 2 trang Người đăng haiha338 Lượt xem 484Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Đại số 8 - Tuần 24 - Tiết 50: Giải bài toán bằng cách lập phương trình", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 24
GIẢI BÀI TOÁN BẰNG CÁCH 
LẬP PHƯƠNG TRÌNH
NS: 01/02/2010
Tiết 50
ND: 02/02/2010
A/ MỤC TIÊU:
- Học sinh nắm được các bước giải bài toán bằng cách lập phương trình.
- Biết vận dụng để giải một số bài toán bậc nhất không quá phức tạp.
- HS cẩn thận trong giải toán.
* Mục tiêu riêng: HS nắm và biết cách giải một số bài toán bậc nhất đơn giản.
B/ CHUẨN BỊ:
GV: Thước, bảng phụ
HS: Bảng phụ nhóm, vở nháp
C/ TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
 	I/ Ổn định:
 	II/ Bài mới:
HĐGV
HĐHS
Ghi bảng
Hoạt động 1: 1/ Biểu diễn một đại lượng bởi biểu thức chứa ẩn:
1/ Biểu diễn một đại lượng bởi biểu thức chứa ẩn:
- Nêu ví dụ như sgk
- Cho hs làm ?1
- Cho hs làm ?2
- Trả lời yêu cầu của gv
- Làm ?1
a) Quãng đường Tiến chạy được trong x phút là: 180x(m)
b) Vận tốc trung bình của Tiến là: 
- làm ?2 tương tự
* Ví dụ: Gọi x(km/h) là vận tốc của một ôtô. Khi đó quãng đường ôtô đi được trong 5 giờ là 5x(km). Thời gian để ôtô đi được quãng đường 100km là 
Hoạt động 2: 2/ Ví dụ về giải bài toán bằng cách lập pt:
2/ Ví dụ về giải bài toán bằng cách lập pt:
* Ví dụ 1: (Bài toán cổ).
Vừa gà vừa chó
Bó lại cho tròn
Ba mươi sáu con
Một trăm chân chẵn.
Hỏi có bao nhiêu gà, bao nhiêu chó?
- Để giải bài toán này bước đầu tiên ta cần làm gì?
- Thì điều kiện của bài toán là gì?
- Số chân gà là bao nhiêu?
- Số chó là bao nhiêu? 
- Số chân chó là mấy? 
- Theo đề ta có pt nào?
- GV: Nhận xét câu trả lời của từng hs
- Gọi 1 hs lên giải pt đã lập trên.
- Khi HS giải gv cùng hs kết luận bài toán 
- Qua ví dụ trên để giải bài toán bằng cách lập pt ta làm thế nào?
- GV nhận xét và nhấn mạnh.
- HS nghiên cứu đề.
- Gọi x là số gà cần tìm
- Điều kiện: 
- Số chân gà là: 2x
- Số chó là: 36 – x
- Số chân chó là: 4(36 – x)
- Theo đề ta có pt: 
2x + 4(36 – x) = 100
- Cả lớp theo dõi nhận xét
- HS lên bảng thực hiện và nhận xét.
- Kết hợp với đk để kết luận bài toán.
- HS nêu các bước giải bài toán bằng cách lập pt và nhận xét.
* Ví dụ 1: (Bài toán cổ).
Vừa gà vừa chó
Bó lại cho tròn
Ba mươi sáu con
Một trăm chân chẵn.
Hỏi có bao nhiêu gà, bao nhiêu chó?
Giải:
Gọi x là số gà cần tìm
Điều kiện: 
Số chân gà là: 2x
Số chó là: 36 – x
Số chân chó là: 4(36 – x)
Theo đề ta có pt: 
2x + 4(36 – x) = 100
x = 22 thoả mãn điều kiện của ẩn. 
Vậy số gà là: 22 (con), số chó là: 36 – 22 = 14 (con).
Hoạt động 3: 3/ Củng cố
? 3 
? 3 Giải bài toán trên bằng cách chọn x là số chó.
- Cho hs thảo luận nhóm ?3
- Nhận xét 3 nhóm và cho các nhóm nhận xét chéo nhau.
- Các nhóm tiến hành thảo luận
- Các nhóm nhận xét chéo nhau.
Giải bài toán trên bằng cách chọn x là số chó.
Giải:
Gọi x là số chó cần tìm
Điều kiện: 
Số chân chó là: 4x
Số gà là: 36 – x
Số chân gà là: 2(36 – x)
Theo đề ta có pt: 
4x + 2(36 – x) = 100
x = 14 thoả mãn điều kiện của ẩn. 
Vậy số chó là: 14 (con), số chó là: 36 – 14 = 22 (con).
Hoạt động 4: Hướng dẫn về nhà
- Học thuộc bài 
- Làm bài tập 34; 35; 36/25; 26 SGK
- Tiết sau luyện tập
* Rút kinh nghiệm:

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_mon_dai_so_8_tuan_24_tiet_50_giai_bai_toan_bang_cach.doc