Giáo án môn Đại số 8 - Tiết 4, Bài 3: Những hằng đẳng thức đáng nhớ (Bản 3 cột)

Giáo án môn Đại số 8 - Tiết 4, Bài 3: Những hằng đẳng thức đáng nhớ (Bản 3 cột)

A/ MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:HS nắm được các hằng đẳng thức: Bình phương của một tổng, Bình phương của một hiệu, Hiệu hai bình phương.

2. Kỉ năng: Biết áp dụng các hằng đẳng thức trên để tính nhẩm, tính hợp lý.

3. Thái độ: Tìm tòi, ham hiểu biết.

B/ CHUẨN BỊ:

1. GV : Bảng con vẽ H1 minh hoa hằng đẳng thức “Bình phương của một tổng”

2. HS : SGK,

D/ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

1. KT :(5 phút)

HS1 : làm BT 15a SGK Đáp án: a) x2 + xy + y2

HS2 : làm BT15b SGK b) x2 – xy + y2

 2. Các HĐ :

 

doc 3 trang Người đăng haiha338 Lượt xem 465Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Đại số 8 - Tiết 4, Bài 3: Những hằng đẳng thức đáng nhớ (Bản 3 cột)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 2-Tiết : 4
Bài 3 : NHỮNG HẰNG ĐẲNG THỨC ĐÁNG NHỚ.
A/ MỤC TIÊU:
Kiến thức :HS nắm được các hằng đẳng thức : Bình phương của một tổng, Bình phương của một hiệu, Hiệu hai bình phương.
Kỉ năng : Biết áp dụng các hằng đẳng thức trên để tính nhẩm, tính hợp lý.
Thái độ : Tìm tòi, ham hiểu biết.
B/ CHUẨN BỊ:
GV : Bảng con vẽ H1 minh hoa ïhằng đẳng thức “Bình phương của một tổng”
HS : SGK, 
D/ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
KT :(5 phút)
HS1 : làm BT 15a SGK	Đáp án :	a) x2 + xy + y2
HS2 : làm BT15b SGK	b) x2 – xy + y2
	2. Các HĐ :
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG
HĐ1 :(8 phút) Thực hiện ?1, suy ra hằng đẳng thức “Bình phương của một tổng”
-Yêu cầu HS tính (a+ b)(a + b)?
-Treo H1 minh hoạ lại cho HS xem sau đó giới thiệu đây là một hằng đẳng thức “Bình phương của một tổng”.
-Cho HS thực hiện ?2
-Sửa sai cho các em, phát biểu hoàn chỉnh.
HĐ2 :(7 phút)Thực hiện phần áp dụng ở mục 1.
- Gọi HS lên làm, cho các HS khác nhận xét, GV sửa hoàn chỉnh.
HĐ3 :(8 phút) Thực hiện ?3, suy ra hằng đẳng thức “Bình phương của một hiệu”
-Cho các em làm nhóm ?3
+ 3 nhóm đầu tính :
 (a -b).(a -b) = ?
+ 3 nhóm sau tính :
 (a -b)2 = [a + (-b) ]2 = ?
 -Cho HS thực hiện ?4
-Yêu cầu HS làm áp dụng. Sửa sai cho các em.
HĐ4 :(7 phút) Thực hiện ?5, suy ra hằng đẳng thức “Hiệu hai bình phương”.
-Cho HS tính :( a +b).(a -b) = ?
-Giới thiệu hằng đẳng thức.
-Cho HS làm các áp dụng.
HĐ5 :(3 phút) Thực hiện ?7
-Cho HS quan sát 2 bài toán, kiểm tra lại kết quả nêu ra ý kiến của bản thân.
-Lưu ý cho HS đẳng thức :
 (a -b)2 = (b -a)2
HĐ6 : (5 phút) Củng cố : 
-Cho HS làm BT 16 SGK
- Lên tính (a+b)(a+b)
 = a2 +2ab +b2
-Chú ý theo dõi, ghi nhận hằng đẳng thức.
-Phát biểu ?2 bằng lời.
-Một vài HS phát biểu lại, các bạn ghi chép.
- Làm bài, đóng góp ý kiến, sửa và ghi vào vở.
-Làm theo yêu cầu của GV, tính toán và rút ra hằng đẳng thức “Bình phương của một hiệu”.
- Phát biểu hằng đẳng thức trên bằng lời. Ghi chép nội dung.
- Làm áp dụng, chú ý các sai sót.
- Tính, ghi nhận hằng đẳng thức, suy nghĩ làm áp dụng.
-Quan sát, kiểm tra kết quả, rút ra đẳng thức.
(a -b)2 = (b -a)2
- Làm BT theo chỉ định của GV.
1. Bình phương của một tổng :
(A +B)2 = A2 +2AB +B2
“Bình phương của một tổng bằng bình phương của biểu thức thứ nhất cộng hai lần tích của biểu thức thứ nhất với biểu thức thứ hai cộng bình phương biểu thức thứ hai.”
Áp dụng : 
a) (a +1)2 = a2 +2ab +b2
b) x2 +4x +4 = (x +2)2
c) 512 = (50 +1)2 
 =502 +2.50.1 +12
 = 2500 +100 +1
 = 2601.
d) (301)2 =  = 90601
2. Bình phương của một hiệu :
(A -B)2 = A2 –2AB +B2
“Bình phương của một hiệu bằng bình phương của biểu thức thứ nhất trừ hai lần tích của biểu thức thứ nhất với biểu thức thứ hai cộng bình phương biểu thức thứ hai.”
Áp dụng :
(x -)2 = x2 –x +
(2x –3y)2 =4x2 –12xy +9y2
992 = (100 -1)2
 = 1002 –2.100.1 +12
 = 10000 –200 +1
 = 9801
3. Hiệu hai bình phương :
A2 – B2 = (A + B).(A - B)
Áp dụng :
a) (x + 1)(x - 1) = x2 - 1
b) (x – 2y)(x + 2y) = x2 – 4y2
c) 56.64 = (60 -4)(60 +4)
 = 602 - 42
 = 3600 – 16
 = 3584. 
Lưu ý : (A -B)2 = (B -A)2
BT16 :
(x +1)2
(3x +y)2
(5a –2b)2 hoặc (2b –5a)2
(x - )2
BT16 :
(x +1)2
(3x +y)2
(5a –2b)2 hoặc (2b –5a)2
(x - )2
*. Hướng dẫn học ở nhà :(2 phút)
Làm BT17, 18
Làm BT 20, 22, 23 luyện tập

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_mon_dai_so_8_tiet_4_bai_3_nhung_hang_dang_thuc_dang.doc