Giáo án môn Đại số 8 - Tiết 39+40: Kiểm tra học kỳ I - Trần Mười

Giáo án môn Đại số 8 - Tiết 39+40: Kiểm tra học kỳ I - Trần Mười

A. MỤC TIÊU BÀI DẠY :

* Kiến thức: HS hiểu khái niệm về phương trình, các thuật ngữ như: vế trái vế phải, nghiệm của phương trình, tập nghiệm của pt, pt tương đương. HS hiểu k/n giải pt, bước đầu làm quen quy tắc chuyển vế và quy tắc nhân.

* Kỹ năng: bước đầu thực hiện được việc chuyển vế, áp dụng quy tắc nhân trong việc biến đổi để giải pt.

B. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS :

- Thước kẻ, sách vở, giáo án, bảng phụ, bài tập phụ, bản nhóm, bút lông và các đồ dùng liên quan đến tiết dạy.

- Xem kiến thức bài mới.

C. TIẾN HÀNH BÀI GIẢNG :

I. KIỂM TRA BÀI CŨ : Tìm x: biết 2x + 5 = 7

II. DẠY BÀI MỚI :

 

doc 2 trang Người đăng haiha338 Lượt xem 499Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Đại số 8 - Tiết 39+40: Kiểm tra học kỳ I - Trần Mười", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tiết 39&40/ 18 KIỂM TRA HỌC KỲ I
Chương III : 	PHƯƠNG TRÌNH BẬC NHẤT MỘT ẨN
Tiết 41/19. 	MỞ ĐẦU VỀ PHƯƠNG TRÌNH
Ngày soạn: 10/01/2012
A. MỤC TIÊU BÀI DẠY : 
* Kiến thức: HS hiểu khái niệm về phương trình, các thuật ngữ như: vế trái vế phải, nghiệm của phương trình, tập nghiệm của pt, pt tương đương. HS hiểu k/n giải pt, bước đầu làm quen quy tắc chuyển vế và quy tắc nhân.
* Kỹ năng: bước đầu thực hiện được việc chuyển vế, áp dụng quy tắc nhân trong việc biến đổi để giải pt. 
B. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS : 
- Thước kẻ, sách vở, giáo án, bảng phụ, bài tập phụ, bản nhóm, bút lông và các đồ dùng liên quan đến tiết dạy.
- Xem kiến thức bài mới.
C. TIẾN HÀNH BÀI GIẢNG :
I. KIỂM tra bài cũ : Tìm x: biết 2x + 5 = 7
II. DẠy bài mới :
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Ghi bảng
Hoạt động 1 : Làm quen với thuật ngữ phương trình 
1. Phương trình một ẩn
GV viết một bài toán tìm x lên bảng. Giới thiệu đây là một bài toán mà các em đã được học từ lớp dưới. Bây giờ thay lại bởi thuật ngữ phương trình (chỉ có một ẩn) . Nên gọi nó là p t một ẩn
 Một phương trình cần có những gì ?
Vậy phương trình trên vế phải và vế trái bằng bao nhiêu ; thử nhận xét vế phải thế nào?
Vậy thì thế nào là phương trình một ẩn x ?
2x + 5 = 3(x - 1) + 2
2t +1 = 9t - (5t - 1)
7u + 3 = 0
 - Phải có ẩn
Vế trái
Vế phải
VP = 3(x -1) + 2
VT = 2x + 5
Vế trái và vế phải để là các biểu thức.
Pt một ẩn x là phương trình có dạng A(x) = B(x), trong đó vế trái A(x) và vế phải B(x) là hai biểu thức
a) Khái niệm :
Phương trình một ẩn x là phương trình có dạng A(x) = B(x), trong đó vế trái A(x) và vế phải B(x) là hai biểu thức có cùng một biến.
b) Ví dụ :
 2x + 5 = 3(x - 1) + 2 “là phương trình có ẩn là x”
 t + 1 = 5 - 3t “là phương trình có ẩn là t”
Yêu cầu học sinh làm ?2 
Khi x = 6, tính giá trị mỗi vế của phương trình.
Gọi học sinh nhận xét hai vế của phương trình ?
Khi đó ta nói rằng x = 6 là nghiệm (đúng) của phương trình.
Làm ?3
có cùng một biến.
VP = 2.6 + 5 = 17
VT = 3(6 - 1) + 2 = 17
Nhận xét : VT = VP
Cho phương trình : 
2(x + 2) - 7 = 3 - x
a) x = -2 có thảo mãn phương trình không ?
Khi x = -2 ta được
VP = -7 ; VT = 5
Rõ ràng không thảo mãn phương trình.
b) x = 2 có là nghiệm của phương trình không ?
Khi x = 2 ta được :
VP = 1 ; VT = 1
Vậy x = 2 là nghiệm của phương trình.
*) Chú ý :
- Hệ thức x = m (với m là một số nào đó) cũng là một phương trình. Phương trình này có nghiệm duy nhất là m.
- Một phương trình có thể có một nghiệm, hai nghiệm, ba nghiệm ...nhưng cũng có thể không có nghiệm hoặc vô số nghiệm. Phương trình không có nghiệm nào gọi là phương trình vô nghiệm.
*) Ví dụ :
Phương trình x2 = 1 có hai nghiệm là x = 1 và x = -1
Phương trình x2 = -1 phương trình vô nghiệm.
Hoạt động 2 : Giải phương trình .
2. Giải phương trình :
GV ghi phương trình lên bảng, gọi học sinh giải phương trình này ?
Qua bài này ta thấy ngoài kết luận nghiệm đơn giản của phương trình, ta có thể kết luận nghiệm bằng tập hợp nghiệm.
Vậy tập hợp nghiệm là gì ?
Yêu cầu học sinh làm ?4 
Tóm lại : Khi bài toán yêu cầu giải phương trình tức là đi tìm tất cả các nghiệm của phương trình đó.
Giải phương trình sau :
2x + 5 = 3(x - 1) + 2
Giải : 
2x + 5 = 3(x - 1) + 2
2x + 5 = 3x - 3 + 2
 x = 5 + 3 - 2
 x = 6
Vậy x = 6 là nghiệm của phương trình.
Hay S = {6}
a) S = {2}
b) S = 
*) Ví dụ : Giải pt sau : 2x + 5 = 3(x - 1) + 2
Giải : 
2x + 5 = 3(x - 1) + 2
2x + 5 = 3x - 3 + 2
 x = 5 + 3 - 2
 x = 6
Vậy x = 6 là nghiệm của phương trình.
Hay S = {6}
*) Tập hợp tất cả các nghiệm của một phương trình ta gọi là tập hợp ngiệm của phương trình đó. Kì hiệu là S.
Hoạt động 3 : Phương trình tương đương .
3. Pt tương đương :
Ví dụ : Cho hai phương trình x + 1 = 0 và x = 2x + 1 gọi học sinh cùng làm ?
Rõ ràng hai phương trình này có cùng một tập hợp nghiệm, hai phương trình như vậy gọi là tương đương nhau.
Vậy thế nào là hai phương trình tương đương.
 x + 1 = 0
Û x = -1
Và : x = 2x + 1
Û x - 2x = 1
Û x = -1
*) Khái niệm :
Hai phương trình được gọi là tương đương nếu mỗi nghiệm của phương trình này cũng là nghiệm của phương trình kia và ngược lại. Kí hiệu : “ Û ”.
*) Ví dụ : 
x + 1 = 0 Û x = -1
III. LUYỆN TẬP CHUNG : 
Bài tập 1tr6(SGK) : Hãy xét xem x = -1 có phải là nghiệm của các p/ trình sau không.
a) 4x - 1 = 3x - 2	b) x + 1 = 2(x - 3)
 Ta có : VP = 3.(-1) - 2 = -5 	Ta có : VP = 2( -1 - 3) = - 8
	 VT = 4(-1) - 1 = -5	 VT = -1 + 1 = 0
Vậy x = -1 là nghiệm của pt. 	Vậy x = -1 không phải nghiệm của pt
Bài tập 2tr6(SGK): Trong các giá trị t = -1 ; t = 0 và t = 1, giá trị nào là nghiệm của phương trình : (t + 2)2 = 3t + 4
Khi t = 1 ta có : VP = 3.1 + 4 = 7
	 VT = (1 + 2)2 = 9
Vậy t = 1 không phải là nghiệm của pt.
Tương tự : t = -1 không phải là nghiệm
Tóm lại : Chỉ có t = 0 là nghiệm của phương trình.
IV. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ :
- Ôn lại lý thuyết bài học, xem các ví dụ 
- Xem lại tất cả các bài tập đã làm ở phần luyện tập .
- Làm thêm các bài tập SGK và ở SBT.
- Xem bài mới “Phương trình bậc nhất 1 ẩn và cách giải ”
------------------------------------------------------------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_mon_dai_so_8_tiet_3940_kiem_tra_hoc_ky_i_tran_muoi.doc