Giáo án môn Đại số 8 tiết 14: Phân tích đa thức thành nhân tử bằng cách phối hợp nhiều phương pháp

Giáo án môn Đại số 8 tiết 14: Phân tích đa thức thành nhân tử bằng cách phối hợp nhiều phương pháp

Tiết 13

PHÂN TÍCH ĐA THỨC THÀNH NHÂN TỬ

BẰNG CÁCH PHỐI HỢP NHIỀU PHƯƠNG PHÁP

A. Mục tiêu:

1. Kiến thức: - Học sinh biết vận dụng một cách linh hoạt các phương pháp phân tích đa thức thành nhân tử đã học vào việc giải loại toán phân tích đa thức thành nhân tử.

2. Kĩ năng: - Rèn kĩ năng quan sát, nhận xét

3. Thái độ: - Hs kiên trì, tích cực tư duy.

B. Chuẩn bị:

Gv: - Sgk, phấn màu, bảng phụ

Hs: - Ôn lại các phương pháp.

C. Phương pháp:

- Nêu và giải quyết vấn đề.

 

doc 2 trang Người đăng ngocninh95 Lượt xem 1102Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Đại số 8 tiết 14: Phân tích đa thức thành nhân tử bằng cách phối hợp nhiều phương pháp", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Soạn: 5/10/09
Giảng: 8/10/09
Tiết 13 
PHÂN TÍCH ĐA THỨC THÀNH NHÂN TỬ 
BẰNG CÁCH PHỐI HỢP NHIỀU PHƯƠNG PHÁP
A. Mục tiêu:
1. Kiến thức:	- Học sinh biết vận dụng một cách linh hoạt các phương pháp phân tích đa thức thành nhân tử đã học vào việc giải loại toán phân tích đa thức thành nhân tử.
2. Kĩ năng:	- Rèn kĩ năng quan sát, nhận xét
3. Thái độ:	- Hs kiên trì, tích cực tư duy.
B. Chuẩn bị:
Gv:	- Sgk, phấn màu, bảng phụ
Hs: 	- Ôn lại các phương pháp.
C. Phương pháp:
- Nêu và giải quyết vấn đề.
D. Tiến trình:
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
Bài tập 50 trang 29
a/ x(x–2)+x–2 = 0
 x(x–2)+(x–2).1 = 0
 (x–2) (x+1) = 0
ÛÛ
b/ 5x(x–3) – x+3 =0
 5x(x–3) – (x–3) =0
 (x–3)(5x–!) = 0
ÛÛ
3. Bài mới:
Hoạt động của Gv và Hs
Ghi bảng
Hoạt động 1: ví dụ
- Yêu câu Hs suy nghĩ và tìm hướng tự giải:
- Đặt nhân tử chung?
- Dùng hằng đẳng thức 
- Nhóm nhiều hạng tử hay có thể phối hợp các phương pháp trên?
- Hs hoạt động cá nhân, suy nghĩ tìm hướng giải theo gọi ý của Gv.
1. Ví dụ:
a, 5x3+10x2y+5xy2 = 5x(x2+2xy+y2)
 =5x(x+y)2
b, x2–2xy+y2–4 = (x2–2xy+y2)–4 
 = (x–y)2–22
 = (x–y–2)(x–y+2)
c, 2x3y–2xy3–4xy2 -2xy = 2xy(x2–y2–2y–1)
 = 2xy{x2–(y2+2y+1)}
 = 2xy{x2–(y+1)2
 = 2xy(x–y–1)(x+y+1)
Học sinh làm bài 51 trang 26
Chia lớp 3 nhóm
Mỗi nhóm một câu cuả bài
Cho học sinh nhận xét kết quả cuả nhau
Bài 51 trang 24
a/x3–2x2+x = x(x2–2x+1)
 =x(x–1)2
b/2x2+4x+2–2y2 = 2{(x2+2x+1)–y2}
 =2{(x+1)2–y2}
 =2(x+1–y)(x+1+y)
c/2xy–x2–y2+16 = 42–(x2+2xy+y2)
 =42–(x+y)2
 =(4–x–y)(4+x+y)
Hoạt động 2: Áp dụng
Các em hãy nhận xét cách giải cuả 2 bạn
Treo bảng phụ ?2 câu b
2. Áp dụng 
a, A = x2+2x+1–y2
 = (x2+2x+1)–y2
 = (x+1)2 –y2
 = (x+1–y)(x+1+y) Với x=94,5 ; y=4,5
Ta có: A = (94,5+1–4,5)(94,5+1+4,5)
 =91.100 = 9100
b, Bạn Việt đã sử dụng các phương pháp: Nhóm hạng tử, dùng hằng đẳng thức, đặt nhân tử chung
4. Củng cố, bài tập:
- Một số chia hết cho 5 khi nào?
- Cho cả lớp làm bài tập 52 trang 24 
- Gọi 1 học sinh lên bảng sửa bài tập.
Bài 52 trang 24: Chứng minh (5n+2)2 – 4 chia hết cho 5 với mọi n Î Z
	(5n+2)2–4
	= (5n+2–2)(5n+2+2)
	= 5n(5n+4)luôn chia hết cho 5 với mọi n thuộc Z
5. Hướng dẫn về nhà:
- Làm lại các bài tập 1 lần
- Bài tập 53 trang 4
- Chuẩn bị luyện tập trang 25
E. Rút kinh nghiệm:

Tài liệu đính kèm:

  • docT14_Phan tich da thuc_Phoi hop pp.doc