Giáo án môn Đại số 7 - Tiết 41+42: Thu thập số liệu thống kê, tần số. Luyện tập

Giáo án môn Đại số 7 - Tiết 41+42: Thu thập số liệu thống kê, tần số. Luyện tập

I/ Mục tiêu

· Làm quen với các bảng đơn giản về số liệu ban đầu khi điều tra (về cấu tạo, về nội dung), biết xác định và diễn tả được dấu hiệu điều tr, hiểu được ý nghĩa của các cụm từ “ số tất cả các giá trị của dấu hiệu “ và “ số các giá trị khác nhau của dấu hiệu “; làm quen với khái niệm tần số của một giá trị.

· Biết các ký hiệu đối với một dấu hiệu, giá trị của nó và tần số của một giá trị. Biết lập các bảng đơn giản để ghi lại các kết quả điều tra.

II/ Phương tiện dạy học

- Sgk, bảng phụ: Bảng 1, 2, 3, 4, 5, 6 trang 5 9 sgk

III/ Quá trình thực hiện

1/ Bài mới

Cho học sinh quan sát một phần của bảng thống kê dân số (trang 4 sgk). Sau đó giới thiệu như phần dưới bảng đó. Cho học sinh nằm rõ thống kê là gì? Ta lập bảng như trên gọi là bảng thống kê số liệu ban đầu. Làm cách nào để lập được bảng này?

 Học sinh ghi tự bài

Họat động của giáo viên Họat động của học sinh

Họat động 1: Thu thập số liệu, bảng số liệu thống kê ban đầu

 

doc 3 trang Người đăng haiha338 Lượt xem 249Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Đại số 7 - Tiết 41+42: Thu thập số liệu thống kê, tần số. Luyện tập", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG III 	THỐNG KÊ
Tiết 41+42
THU THẬP SỐ LIỆU THỐNG KÊ , TẦN SỐ
LUYỆN TẬP
Mục tiêu
Làm quen với các bảng đơn giản về số liệu ban đầu khi điều tra (về cấu tạo, về nội dung), biết xác định và diễn tả được dấu hiệu điều tr, hiểu được ý nghĩa của các cụm từ “ số tất cả các giá trị của dấu hiệu “ và “ số các giá trị khác nhau của dấu hiệu “; làm quen với khái niệm tần số của một giá trị.
Biết các ký hiệu đối với một dấu hiệu, giá trị của nó và tần số của một giá trị. Biết lập các bảng đơn giản để ghi lại các kết quả điều tra.
Phương tiện dạy học
- Sgk, bảng phụ: Bảng 1, 2, 3, 4, 5, 6 trang 5 9 sgk 
Quá trình thực hiện
Bài mới
Cho học sinh quan sát một phần của bảng thống kê dân số (trang 4 sgk). Sau đó giới thiệu như phần dưới bảng đó. Cho học sinh nằm rõ thống kê là gì? Ta lập bảng như trên gọi là bảng thống kê số liệu ban đầu. Làm cách nào để lập được bảng này? 
 Học sinh ghi tự bài
Họat động của giáo viên	Họat động của học sinh
Họat động 1: Thu thập số liệu, bảng số liệu thống kê ban đầu
 ?1
Treo bảng 1 trang 4 kẻ sẵn và giới thiệu: Đây là bảng số 
liệu thống kê ban đầu.
 có 3 cột, 20 dòng
Bài 1 trang 7: chia lớp làm hai nhóm:
Nhóm 1: Điều tra về số điểm của một bài kiểm tra toán 1 tiết (bài kiểm tra chương 2 đại số)
Nhóm 2: Điều tra về số bạn nghỉ học hàng ngày trong 1 tuần của khối 7
1/ Thu thập số liệu, bảng số liệu thống kê ban đầu
Làm ?1 trang 5
Làm bài tập 1 trang 7
Họat động 2: Dấu hiệu
 ?2
 Nội dung điều tra trong bảng 1 là số cây trồng được của mỗi lớp.
2/ Dấu hiệu
 a/ Dấu hiệu, đơn vị điều tra
Làm ?2 trang 5
Các số liệu thu thập được khi điều tra về một dấu hiệu gọi là số liệu thống kê. 
Kí hiệu: các chữ in hoa ( X; Y; )
 ?3
 Trong bảng 1 có 20 đơn vị điều tra.
VD: Lớp 7A trồng 35 cây. 
Lớp 8D trồng 50 cây.
 Dấu hiệu X ở bảng 1 có tất cả 20 giá trị
 Có 4 số khác nhau trong cột số cây trồng được đó là 28, 30, 35, 50.
 Có 8 lớp trồng được 30 cây trong bảng 1 (hay giá trị 30 xuất hiện 8 lần). Hướng dẫn học sinh các bước tìm tần số theo các hợp lý nhất.
Cho học sinh lập bảng.
?7 trang 6
 Trong dãy các giá trị của bảng 1 có 4 giá trị khác nhau : 28,30,35,50 .
Lưu ý: Không phải trường hợp nào kết quả thu thập cũng là con số.
Đọc phần chú ý trang 7
Xem bảng 2 trang 7. Cách lập bảng trong trường hợp này đơn giản hơn bảng 1. Vì không quan tâm đến các lớp, chỉ quan tâm đến cây trồng.
Đơn vị diều tra: Mỗi lớp
Làm ?3 trang 5
 b/ Giá trị của dấu hiệu, dãy giá trị của dấu hiệu
Giá trị của dấu hiệu là số cây trồng của mỗi lớp.
N: Số tất cả các giá trị của dấu hiệu hay N = số các đơn vị điều tra.
Dãy giá trị của dấu hiệu là: Dãy các số cây trồng được
Làm ?4 trang 6
3/ Tần số của mỗi giá trị
Làm ?5 trang 6
Làm ?6 trang 6
Tần số là số lần xuất hiện của một giá trị trong dãy các giá trị của dấu hiệu.
Kí hiệu: x là giá trị của dấu hiệu.
 n là tần số của giá trị
Làm ?7 trang 6
Làm bài tập 2 trang 7
Họat động 3: Luyện tập
Làm bài tập 3 trang 8 ( Hs quan sát các bảng 5 và 6)
a/ Dấu hiệu là thời gian chạy 50m của mỗi học sinh (Nam, Nữ)
b/
Bảng 5
Bảng 6
Số tất cả các giá trị
20
20
Số các giá trị khác nhau
5
4
Các giá trị khác nhau
8,3 ; 8,4 ; 8,5 ; 8,7 ; 8,8
8,7 ; 9,0 ; 9,2 ; 9,3
Tần số tương ứng
2 ; 3 ; 8 ; 5 ; 2
3 ; 5 ; 7 ; 5
Hướng dẫn làm bài tập 4 trang 8
a/ Dấu hiệu: làkhối lượng của mỗi hộp chè. Số tất cả các giá trị là 30.
Số các giá trị khác nhau là: 5
Các giá trị khác nhau: 89, 99, 100, 101, 102.
Tần số tương ứng của các giá trị theo thứ tự trên: 3, 4, 16, 4, 3.
Hướng dẫn học sinh học ở nhà
- Học bài
- Làm bài tập 4 trang 9
- Chuẩn bị bài “ Bảng tần số “

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_mon_dai_so_7_tiet_4142_thu_thap_so_lieu_thong_ke_tan.doc