I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- HS thấy rõ được mục đích, ý nghĩa của kiến thức phần cơ thể người.
- Xác định được vị trí của con người trong giới động vật.
- Nêu được các phương pháp đặc thù của môn học.
2. Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng hoạt động nhóm, kĩ năng tư duy độc lập và làm việc với SGK.
3. Thái độ:
- Có ý thức bảo vệ, giữ gìn vệ sinh cơ thể.
II. CHUẨN BỊ:
- Tranh phóng to các hình SGK trong bài.
- Bảng phụ.
Ngày soạn: 13/8/2010 Tiết 1 Dạy ngày: 20/8/2010 Bài 1: Bài mở đầu I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - HS thấy rõ được mục đích, ý nghĩa của kiến thức phần cơ thể người. - Xác định được vị trí của con người trong giới động vật. - Nêu được các phương pháp đặc thù của môn học. 2. Kĩ năng: - Rèn kĩ năng hoạt động nhóm, kĩ năng tư duy độc lập và làm việc với SGK. 3. Thái độ: - Có ý thức bảo vệ, giữ gìn vệ sinh cơ thể. II. Chuẩn bị: - Tranh phóng to các hình SGK trong bài. - Bảng phụ. III. phương pháp: Giảng giải ,vấn đáp, hoạt động nhóm. Iv. Tiến trình bài học: 1. Tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: - Trong chương trình sinh học 7 các em đã học các ngành động vật nào? ( Kể đủ các ngành theo sự tiến hoá) - Lớp động vật nào trong ngành động vật có xương sống có vị trí tiến hoá cao nhất? (Lớp thú – bộ khỉ tiến hoá nhất) 3. Bài mới: Lớp 8 các em sẽ nghiên cứu về cơ thể người và vệ sinh. Hoạt động 1: Vị trí của con người trong tự nhiên *Mục tiêu: HS thấy được con người có vị trí cao nhất trong thế giới sinh vật do cấu tạo cơ thể hoàn chỉnh và các hoạt động có mục đích. *Tiến hành: Hoạt động của GV&HS Nội dung - Cho HS đọc thông tin mục 1 SGK. - Xác định vị trí phân loại của con người trong tự nhiên? - Con người có những đặc điểm nào khác biệt với động vật thuộc lớp thú? -Đọc thông tin, trao đổi nhóm và rút ra kết luận. - Yêu cầu HS hoàn thành bài tập s SGK. - Đặc điểm khác biệt giữa người và động vật lớp thú có ý nghĩa gì? - Cá nhân nghiên cứu bài tập. - Trao đổi nhóm và xác định kết luận đúng bằng cách đánh dấu trên bảng phụ. - Các nhóm khác trình bày, bổ sung " Kết luận. I.Vị trí của con người trong tự nhiên: - Người có những đặc điểm giống thú " Người thuộc lớp thú. - Đặc điểm chỉ có ở người, không có ở động vật (ô 1, 2, 3, 5, 7, 8 – SGK). - Sự khác biệt giữa người và thú chứng tỏ người là động vật tiến hoá nhất, đặc biệt là biết lao động, có tiếng nói, chữ viết, tư duy trừu tượng, hoạt động có mục đích " Làm chủ thiên nhiên. Hoạt động 2: Nhiệm vụ của môn cơ thể người và vệ sinh *Mục tiêu: HS chỉ ra được nhiệm vụ cơ bản của môn học, đề ra biện pháp bảo vệ cơ thể, chỉ ra mối liên quan giữa môn học với khoa học khác. *Tiến hành: Hoạt động của GV&HS Nội dung - Yêu cầu HS đọc Ê SGK mục II để trả lời : - Học bộ môn cơ thể người và vệ sinh giúp chúng ta hiểu biết những gì? - Cá nhân nghiên cứu Ê trao đổi nhóm. - Một vài đại diện trình bày, bổ sung để rút ra kết luận. - Yêu cầu HS quan sát hình 1.1 "1.3, liên hệ thực tế để trả lời: - Hãy cho biết kiến thức về cơ thể người và vệ sinh có quan hệ mật thiết với những ngành nghề nào trong xã hội? - Quan sát tranh + thực tế " trao đổi nhóm để chỉ ra mối liên quan giữa bộ môn với khoa học khác. - Mục đích ,ý nghĩa của kiến thức phần cơ thể người? II.Nhiệm vụ của môn cơ thể người và vệ sinh: *Mục đích: +Bộ môn sinh học 8 cung cấp những kiến thức về cấu tạo, sinh lí chức năng của các cơ quan trong cơ thể. +Nêu được mối quan hệ giữa cơ thể và môi trường. + Nắm được mối liên quan với những môn khoa học khác như :y học, tâm lý hoc, hội hoạ, thể thao. * ý nghĩa: + Biết cách rèn luyện thân thể , phòng chống bệnh tật, bảo vệ sức khoẻ, bảo vệ môi trường. +Tích luỹ kiến thức cơ bản để đi sâu vào các ngành nghề liên quan. Hoạt động 3: Phương pháp học tập bộ môn cơ thể người và vệ sinh *Mục tiêu: HS chỉ ra được phương pháp đặc thù của bộ môn đó là học qua quan sát mô hình, tranh, thí nghiệm, mẫu vật ... *Tiến hành: Hoạt động của GV&HS Nội dung - Yêu cầu HS nghiên cứu Ê mục III SGK, liên hệ các phương pháp đã học môn Sinh học ở lớp dưới để trả lời: - Nêu các phương pháp cơ bản để học tập bộ môn? - Cá nhân tự nghiên cứu Ê, trao đổi nhóm. - Đại diện nhóm trình bày, bổ sung để rút ra kết luận. - Cho HS lấy VD cụ thể minh hoạ cho từng phương pháp. - HS lấy VD cho từng phương pháp - Cho 1 HS đọc kết luận SGK. III.Phương pháp học tập bộ môn cơ thể người và vệ sinh: - Quan sát mô hình, tranh ảnh, tiêu bản, mẫu vật thật ... để hiểu rõ về cấu tạo, hình thái. - Thí nghiệm để tìm ra chức năng sinh lí các cơ quan, hệ cơ quan. - Vận dụng kiến thức để giải thích hiện tượng thực tế, có biện pháp vệ sinh, rèn luyện thân thể. 4. Củng cố: ? Trình bày những đặc điểm giống và khác nhau giữa con người và động vật thuộc lớp thú? Điều này có ý nghĩa gì? ? Lợi ích của việc học bộ môn “ Cơ thể người và sinh vật”. 5. Hướng dẫn học bài ở nhà: - Học bài và trả lời câu 1, 2 SGK. - Kẻ bảng 2 vào vở. - Ôn lại hệ cơ quan ở động vật thuộc lớp thú. V. Rút kinh nghiệm: .............................................................................................................................................................................................................................................................................. Ngày soạn: 14/ 8/2010 Ngày dạy: 20 /8/2010 Chương I : Khái quát về cơ thể người *Mục tiêu chương: -Kiến thức: + Nêu được đặc điểm cơ thể người. + Xác định được vị trí các cơ quan và hệ cơ quan của cơ thể trên mô hình.Nêu rõ được tính thống nhất trong hoạt động của các hệ cơ quan dưới sự chỉ đạo của hệ thần kinh và hệ nội tiết. + Mô tả được các thầnh phần cấu tạo của tế bào phù hợp với chức năng của chúng. Đồng thời xác định rõ tế bào là đơn vị cấu tạo và đơn vị chức năng của cơ thể. + Nêu được định nghĩa mô, kể được các loại mô chính và chức năng của chúng. +Chứng minh phản xạ là cơ sở của mọi hoạt động của cơ thể bằng các ví dụ cụ thể. -Kỹ năng:Quan sát, suy luận, hoạt động nhóm. - Thái độ: Giáo dục ý thức giữ gìn, bảo vệ sức khoẻ. Tiết 2 Bài 2: cấu tạo cơ thể người I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - HS kể được tên và xác định được vị trí của các cơ quan, hệ cơ quan trong cơ thể. - Nắm được chức năng của từng hệ cơ quan. - Giải thích được vai trò của hệ thần kinh và hệ nội tiết trong sự điều hoà hoạt động các cơ quan. 2. Kĩ năng: - Rèn kĩ năng quan sát, nhận biết kiến thức. - Rèn tư duy tổng hợp logic, kĩ năng hoạt động nhóm. 3. Thái độ: - Giáo dục ý thức giữ gìn bảo vệ cơ thể tránh tác động mạnh vào một số cơ quan quan trọng. Ii. Chuẩn bị: - Tranh phóng to hình 2.1; 2.2 SGK hoặc mô hình tháo lắp các cơ quan của cơ thể người. - Bảng phụ kẻ sẵn bảng 2 và H 2.3 (SGK). III. phương pháp: Quan sát, hỏi đáp, hoạt động nhóm. IV. Tiến trình bài học: 1. Tổ chức: Kiểm tra sĩ số. 2. Kiểm tra bài cũ: - Trình bày đặc điểm giống và khác nhau giữa người và thú? Từ đó xác định vị trí của con người trong tự nhiên. - Cho biết lợi ích của việc học môn “Cơ thể người và vệ sinh” 3. Bài mới: Hoạt động 1: Cấu tạo cơ thể *Mục tiêu: HS chỉ rõ các phần cơ thể, trình bày được sơ lược thành phần, chức năng các hệ cơ quan. *Tiến hành: Hoạt động của GV&HS Nội dung - Yêu cầu HS quan sát H 2.1 và 2.2, kết hợp tự tìm hiểu bản thân để trả lời: - Cơ thể người gồm mấy phần? Kể tên các phần đó? - Cơ thể chúng ta được bao bọc bởi cơ quan nào? Chức năng của cơ quan này là gì? - Dưới da là cơ quan nào? - Khoang ngực ngăn cách với khoang bụng nhờ cơ quan nào? - Những cơ quan nào nằm trong khoang ngực, khoang bụng? - Cá nhân quan sát tranh, tìm hiểu bản thân, trao đổi nhóm. Đại diện nhóm trình bày ý kiến. (GV treo tranh hoặc mô hình cơ thể người để HS khai thác vị trí các cơ quan) - HS có thể lên chỉ trực tiếp trên tranh hoặc mô hình tháo lắp các cơ quan cơ thể. - Cho 1 HS đọc to Ê SGK và trả lời: -? Thế nào là một hệ cơ quan? - 1 HS trả lời . Rút ra kết luận. - Kể tên các hệ cơ quan ở động vật thuộc lớp thú? - Nhớ lại kiến thức cũ, kể đủ 7 hệ cơ quan. - Yêu cầu HS trao đổi nhóm để hoàn thành bảng 2 (SGK) vào phiếu học tập. - Trao đổi nhóm, hoàn thành bảng. Đại diện nhóm điền kết quả vào bảng phụ, nhóm khác bổ sung " Kết luận: - 1 HS khác chỉ tên các cơ quan trong từng hệ trên mô hình. - Các nhóm khác nhận xét. - GV thông báo đáp án đúng. - Ngoài các hệ cơ quan trên, trong cơ thể còn có các hệ cơ quan nào khác? - Da, các giác quan, hệ sinh dục và hệ nội tiết. - So sánh các hệ cơ quan ở người và thú, em có nhận xét gì? - Giống nhau về sự sắp xếp, cấu trúc và chức năng của các hệ cơ quan. I.Cấu tao: 1.Các phần cơ thể: - Cơ thể chia làm 3 phần: đầu, thân và tay chân. - Da bao bọc bên ngoài để bảo vệ cơ thể. - Dưới da là lớp mỡ " cơ và xương (hệ vận động). - Khoang ngực ngăn cách với khoang bụng nhờ cơ hoành. + Khoang ngực chưá tim, phổi. +Khoang bụng chứa dạ dày,ruột, gan, tuỵ thận, bóng đái và cơ quan sinh sản. 2. Các hệ cơ quan: - Hệ cơ quan gồm các cơ quan cùng phối hợp hoạt động thực hiện một chức năng nhất định của cơ thể. Bảng 2: Thành phần, chức năng của các hệ cơ quan Hệ cơ quan Các cơ quan trong từng hệ cơ quan Chức năng của hệ cơ quan - Hệ vận động - Hệ tiêu hoá - Hệ tuần hoàn - Hệ hô hấp - Hệ bài tiết - Hệ thần kinh - Hệ sinh dục - Hệ nội tiết - Cơ và xương - Miệng, ống tiêu hoá và tuyến tiêu hoá. - Tim và hệ mạch - Mũi, khí quản, phế quản và 2 lá phổi. - Thận, ống dẫn nước tiểu và bóng đái. - Não, tuỷ sống, dây thần kinh và hạch thần kinh. - Cơ quan sinh dục nam. - Cơ quan sinh dục nữ - Các tuyến nội tiết - Nâng đỡ, ận động cơ thể - Lấy và biến đổi thức ăn thành chất dd cung cấp cho cơ thể và thải phân. - Vận chuyển chất dd, oxi tới tế bào và vận chuyển chất thải, cacbonic từ tế bào đến cơ quan bài tiết. - Thực hiện trao đổi khí oxi, khí cacbonic giữa cơ thể và môi trường. - Lọc máu -Tiếp nhận và trả lời kích từ môi trường, điều hoà hoạt động của cơ thể -Duy trì nòi giống -Tiết hooc môn góp phần điều hoà các quá trình sinh lý của cơ thể Hoạt động 2: Sự phối hợp hoạt động của các cơ quan *Mục tiêu: HS chỉ ra được vai trò điều hoà hoạt động của các hệ cơ quan của hệ thần kinh và nội tiết. *Tiến hành: Hoạt động của GV&HS Nội dung - Yêu cầu HS đọc Ê SGK mục II để trả lời : - Sự phối hợp hoạt động của các cơ quan trong cơ thể được thể hiện trong trường hợp nào? - Yêu cầu HS khác lấy VD về 1 hoạt động khác và phân tích. - Cá nhân nghiên cứu Ê phân tích 1 hoạt động của cơ thể đó là chạy. - Trao đổi nhóm để tìm VD khác. Đại diện nhóm trình bày. - Yêu cầu HS quan sát H 2.3 và giải thích sơ đồ H 2.3 SGK. - Hãy cho biết các mũi tên từ hệ thần kinh và hệ nội tiết tới các cơ quan nói lên điều gì? - Trao đổi nhóm: + Chỉ ra mối quan hệ qua lại giữa các hệ cơ quan. + Thấy được vai trò chỉ đạo, điều hoà của hệ thần kinh và thể dịch. -GV nhận xét ý kiến HS và giải thích: Hệ thần kinh điều hoà qua cơ chế phản xạ; hệ nội tiết điều hoà qua cơ chế thể dịch. - 1 HS đọc kết luận SGK. II.Sự phối hợp hoạt động của các cơ quan: - Các hệ cơ quan trong cơ thể có sự phối hợp hoạt động. Ví dụ: Khi ta viết: tay viết, mắt nhìn vào chữ viêt,bộ não tập trung suy nghĩ. - Sự phối hợp hoạt động của các cơ quan tạo nên sự thống nhất của cơ thể dưới sự c ... của trứng đã thụ tinh. - Phương tiện sử dụng tránh thai: + Bao cao su, thuốc tránh thai, vòng tránh thai. + Triệt sản: thắt ống dẫn tinh, thắt ống dẫn trứng. 4. Củng cố: - GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi 1(trang 198). - Hoàn thành bảng 63. 5. Hướng dẫn về nhà: - Học bài và trả lời các câu hỏi SGK. - Đọc trớc bài 64: Các bệnh lây qua đường tình dục. V.Rút kinh nghiệm: .............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................. --------&-------- Ngày soạn Tiết 68 Ngày dạy: Bài 64: Các bệnh lây truyền qua đường tình dục &Đại dịch AIDS Thảm hoạ của loài người I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Nêu sơ lược các bệnh lây qua đường sinh dục và ảnh hưởng của chúng tới sức khoẻ sinh sản vị thành niên. - Nêu được những đặc điểm sống chủ yếu của các tác nhân gây bệnh (vi khuẩn lậu, giang mai và virut gây ra AIDS) và triệu trứng để có thể phát hiện sớm, điều trị đủ liều. - Xác đinh rõ con đường lây truyền để tìm cách phòng ngừa đối với mỗi bệnh. Tự giác phòng tránh, sống lành mạnh, quan hệ tình dục an toàn. 2. Kỹ năng:Tổng hợp, phát hiện kiến thức từ thông tin đã có. 3. Thái độ:giáo dục ý thức bảo vệ mình để phòng tránh các bệnh về đường tình dục , AIDS . II. Chuẩn bị: - Tranh phóng to H 64 SGK. - Tư liệu về bệnh tình dục. III.Phương pháp:Hỏi đáp, hoạt động nhóm, giảng giải. Iv. Tiến trình bài học: 1. Tổ chức: Kiểm tra sĩ số. 2. Kiểm tra bài cũ: - N hững nguy cơ có thai ở tuổi vị thành niên? - Các nguyên tắc tránh thai? 3. Bài mới: Hoạt động 1: Bệnh lậu& Bệnh giang mai Hoạt động của GV&HS Nội dung - GV yêu cầu HS đọc thông tin SGK. - Yêu cầu HS quan sát, đọc nộidung bảng 64.1. - Yêu cầu HS thảo luận để trả lời: - Tác nhận gây bệnh? - Triệu trứng của bệnh? - Tác hại của bệnh? - HS đọc thông tin SGK, nội dung bảng 64.1, thảo luận và trả lời câu hỏi: - 1HS trình bày, các HS khác nhận xét bổ sung. - GV nhận xét. -HS lắng nghe hớng dẫn của GV I.Bệnh lậu: - Do song cầu khuẩn gây nên. - Triệu chứng: + Nam: đái buốt, tiểu tiện có máu, mủ. + Nữ: khó phát hiện. - Tác hại: + Gây vô sinh + Có nguy cơ chửa ngoài dạ con. + Con sinh ra có thể bị mù loà. . Hoạt động của GV&HS Nội dung - GV yêu cầu HS quan sát hình 64, đọc nội dung bảng 64.2 SGK, thảo luận nhóm và trả lời - Bệnh giang mai có tác nhận gây bệnh là gì? - Triệu trứng của bệnh như thế nào? - Bệnh có tác hại gì? - HS quan sát hình 64, đọc nội dung bảng 64.2 SGK, thảo luận nhóm và trả lời: - 1 HS trả lời, các HS khác nhận xét, bổ sung. - Rút ra kết luận. - GV yêu cầu HS nghiên cứu thông tin do GV cung cấp và ghi nhớ kiến thức. - Yêu cầu HS trao đổi nhóm để trả lời: - Con đường lây truyền bệnh lậu và giang mai là gì? - Làm thế nào để giảm bớt tỉ lệ người mắc bệnh tình dục trong xã hội hiện nay? - Ngoài 2 bệnh trên em còn biết bệnh nào liên quan đến hoạt động tình dục? II.Bệnh giang mai: - Tác nhân: do xoắn khuẩn gây ra. - Triệu chứng: + Xuất hiện các vết loét nông, cứng có bờ viền, không đau, không có mủ, không đóng vảy, sau biến mất. + Nhiễm trùng vào máu tạo nên những chấm đỏ như phát ban nhưng không ngứa. + Bệnh nặng có thể săng chấn thần kinh. - Tác hại: + Tổn thương các phủ tạng (tim, gan, thận) và hệ thần kinh. + Con sinh ra có thể mang khuyết tật hoặc bị dị dạng bẩm sinh. -Con đường lây truyền:Bảng 64.2.SGK *. Cách phòng tránh: - Nhận thức đúng đắn về bệnh tình dục. - Sống lành mạnh. - Quan hệ tình dục an toàn. Hoạt động 2: AIDS là gì? HIV là gì? Hoạt động của GV&HS Nội dung - GV yêu cầu HS đọc thông tin SGK, dựa vào hiểu biết của mình qua các phương tiện thông tin đại chúng và trả lời câu hỏi: - Em hiểu gì về AIDS? HIV? - HS đọc thông tin SGK, dựa vào hiểu biết của mình qua các phương tiện thông tin đại chúng và trả lời câu hỏi: + AIDS là hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải. - GV yêu cầu HS hoàn thiện bảng 65. - GV kẻ sẵn bảng 65 vào bảng phụ, yêu cầu HS lên chữa bài. - 1 HS lên bảng chữa, các HS khác nhận xét, bổ sung để hoàn thiện kiến thức. III.AIDS là gì? HIV là gì? - AIDS là hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải. - HIV là virut gây suy giảm miễn dịch ở người. - Các con đường lây truyền và tác hại (bảng 65). Hoạt động 3: Đại dịch AIDS – Thảm hoạ của loài người Các biện pháp lây nhiễm HIV/ AIDS Hoạt động của GV&HS Nội dung - GV yêu cầu HS đọc thông tin SGK. - Yêu cầu HS đọc lại mục “Em có biết” và trả lời câu hỏi: - Tại sao đại dịch AIDS là thảm hoạ của loài ngời? - HS đọc thông tin và mục “Em có biết” và trả lời câu hỏi: + Vì: AIDS lây lan nhanh, nhiễm HIV là tử vong và HIV là vấn đề toàn cầu. - GV nhận xét. - GV lu ý HS: Số ngời nhiễm chưa phát hiện còn nhiều hơn số đã phát hiện rất nhiều. IV.Đại dịch AIDS – Thảm hoạ của loài ngời Các biện pháp lây nhiễm HIV/ AIDS: - AIDS là thảm hoạ của loài người vì: + Tỉ lệ tử vong rất cao. + Không có văcxin phòng và thuốc chữa. + Lây lan nhanh Hoạt động của GV&HS Nội dung - GV nêu vấn đề: + Dựa vào con đường lây truyền AIDS, hãy đề ra các biện pháp phòng ngừa lây nhiễm AIDS? + An toàn truyền máu. + Mẹ bị AIDS không nên sinh con. + Sống lành mạnh. + HS phải làm gì để không mắc AIDS? + Em sẽ làm gì để góp sức mình vào công việc ngăn chặn sự lây lan của đại dịch AIDS? + Tại sao nói AIDS nguy hiểm nhưng không đáng sợ? - HS thảo luận và trả lời. - Các HS khác nhận xét, bổ sung. V.Các biện pháp phòng tránh lây nhiễm HIV/ AIDS: - Chủ động phòng tránh lây nhiễm AIDS: + Không tiêm chích ma tuý, khôngdùng chung kim tiêm, kiểm tra máu trước khi truyền. + Sống lành mạnh, 1 vợ 1 chồng. + Người mẹ nhiễm AIDS không nên sinh con. 4. Củng cố: - GV củng cố nội dụng bài. - Yêu cầu HS nhắc lại tác hại và cách phòng tránh các bệnh tình dục. - GV đánh giá giờ. 5. Hớng dẫn về nhà: - Học bài và trả lời các câu hỏi SGK. - Đọc mục “Em có biết” SGK. - Đọc trước bài: Đại dịch ATDS – thảm hoạ của loài ngời. V.Rút kinh nghiệm: .............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................. Ngày soạn : Ngày giảng: Tiết 69 Ôn tập học kỳ II. I. Mục tiêu: 1. Kiến thức:Hệ thống hoá các kiến thức đã học trong năm học. +Nắm được kiến thức cơ bản trong chương trình sinh học lớp 8. 2. Kỹ năng:Vận dụng kiến thức đã học vào thực tế , nối kết kiến thức. 3. Thái độ: Giáo dục ý thức học tập bộ môn,ý thức giữ gìn vệ sinh cơ thể, bảo vệ cơ thể tránh bệnh tật. II. Chuẩn bị: +GV:Tranh một số hệ cơ quan, cơ chế điều hoà bằng thần kinh, thể dịch,tranh tế bào. +HS:Ôn lại kiến thức đã học. III. Phương pháp:HĐN, hỏi đáp. IV. Tiến trình bài dạy: ổn định lớp:Kiểm tra sĩ số Kiểm tra bài cũ:Kết hợp trong giờ ôn. Bài mới: Hoạt động 1:Ôn tập kiến thức học kỳ II. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh -Giáo viên cho học sinh hoàn thành bảng từ 66.1 đ66.8 mỗi nhóm 2 bảng. - GV cho các nhóm bổ sung hoàn chỉnh luôn kiến thức ở từng bảng(Nh SGV) -Các nhóm trao đổi hòan thành nội dung của mình. - Đại diện nhóm trình bày kết quả, theo thứ tự SGV,nhóm khác nhận xét bổ sung. - HS đọc lại ND của từng bảng kiến thức. Hoạt động 2: Tổng kết sinh học. *Mục tiêu:HS Khắc sâu Kiến thức cơ bản của chương trình sinh học8. *Tiến hành: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh ?Chương trình sinh học 8 giúp các em có những kiến thức gì về cơ thể người và về sinh? - Giáo viên nhận xét, đánh giá kết quả. -HS nghiên cứu SGK T. 211đ trao đổi nhóm thống nhất câu trả lời. -Yêu cầu nêu được: +Tế bào đơn vị cấu trúc và chức năng của cơ thể sống. +Các hệ cơ quan trong cơ thể có cấu tạo phù hợp với chức năng. + Các cơ quan hoạt động nhịp nhàng là nhờ sự điều khiển của hệ thần kinh và thể dịchđ tạo sự thống nhất. + Cơ thể thường xuyên trao đổi chất với môi trường để tồn tại và phát triển. +Cơ quan sinh sản thực hiện chức năng đặc biệt đó là sinh sản duy trì nòi giống. + Biết tác nhân gây hại cho cơ thể và biện pháp rèn luyện bảo vệ cơ thể tránh tác nhân, để hoạt động có hiệu quả. - Đại diện nhóm thống nhất trình bày, các nhóm khác bổ sung. củng cố: Giáo viên nhận xét thái độ học tập của học sinh. Nhắc nhở kiến thức cơ bản chương trình sinh học đã học. Hướng dẫn về nhà:Ôn lại nội dung chương trình. V.Rút kinh nghiệm: .............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................. Ngày kiểm tra: Tiết 70 Kiểm tra học kỳ II I .Mục tiêu: 1.Kiến thức: - Kiểm tra kiến thức đã học trong học kỳ 2 - Thấy đợc ư u nhược điểm về tiếp thu kiến thức của HS, đánh giá năng lực nhận thức ý thức học tập của HS giúp GV phân loại HS. 2. Kỹ năng: -Khái quát hoá, vận dụng kiến thức giải bài tập. 3. Thái độ: - Phát huy tính tự giác, thật thà của HS. II. Chuẩn bị: -HS:Ôn lại kiến thức đã học. III.Phơng pháp:Kiểm tra. IV. Tiến trình dạy học: 1. ổn định: kiểm tra sĩ số. 2 .Kiểm tra: V.Rút kinh nghiệm: Thống kê chất lượng: Sĩ số Điểm9;10 Điểm7;8 Điểm5;6 Điểm3;4 Điểm1;2 TB trở lên SL % SL % SL % SL % SL % SL %
Tài liệu đính kèm: