Giáo án lớp Sinh học khối 8 năm 2010 - Học kì I

Giáo án lớp Sinh học khối 8 năm 2010 - Học kì I

A. MỤC TIÊU

- HS thấy rõ được mục đích, nhiệm vụ , ý nghĩa của môn học

- Xác định được vị trí của con người trong tự nhiên dựa vào cấu tạo cơ thể cũng như các hoạt động tư duy của con người

- Nắm được phương pháp học tập đặc thù của môn học cơ thể người và vệ sinh

B. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC

 GV: Giới thiệu tài liệu liên quan đến bộ môn

 HS: Sách, vở học bài

C. PHƯƠNG PHÁP CHỦ YẾU:

- Vấn đáp, liên hệ thực tế.

D. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

 GV: Giới thiệu sơ bộ về chương trình sinh học 8 cho HS rõ

Hoạt động 1: VỊ TRÍ CỦA CON NGƯỜI TRONG TỰ NHIÊN

 

doc 89 trang Người đăng nguyenhoa.10 Lượt xem 1110Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án lớp Sinh học khối 8 năm 2010 - Học kì I", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 1: Tiết1: Bài mở đầu
 Ngày soạn: 14/8/2010
A. mục tiêu
- HS thấy rõ được mục đích, nhiệm vụ , ý nghĩa của môn học
- Xác định được vị trí của con người trong tự nhiên dựa vào cấu tạo cơ thể cũng như các hoạt động tư duy của con người
- Nắm được phương pháp học tập đặc thù của môn học cơ thể người và vệ sinh
B. đồ dùng dạy – học
ã GV: Giới thiệu tài liệu liên quan đến bộ môn
ã HS: Sách, vở học bài
C. phương pháp chủ yếu:
- Vấn đáp, liên hệ thực tế.
D. hoạt động dạy học
ã GV: Giới thiệu sơ bộ về chương trình sinh học 8 cho HS rõ
Hoạt động 1: Vị trí của con người trong tự nhiên
Hoạt động dạy
Hoạt động học
- Em hãy kể tên các ngành động vật đã học?
- Ngành động vật nào có cấu tạo hoàn chỉnh nhất?
- Cho ví dụ cụ thể
- Con người có những đặc điểm nào khác biệt so với động vật?
- GV nên ghi lại ý kiến của nhiều nhóm để đánh giá được kiến thức của HS
- GV yêu cầu HS rút ra kết luận về vị trí phân loại của con người
- HS trao đổi nhóm , vận dụng kiến thức lớp dưới trả lời câu hỏi
+ Yêu cầu:
- Kể đủ, sắp xếp các ngành theo sự tiến hoá
- Lớp thú là lớp động vật tiến hoá nhất, đặc biệt bộ khỉ
- HS tự nghiên cứu thông tin trong SGK đ trao đổi nhóm, hoàn thành bài tập mục6
- Yêu cầu: ô đúng 1, 2, 3, 5, 7, 8 đ đại diện các nhóm trình bày, nhóm khác bổ sung.
đ Các nhóm trình bày và bổ sung 
*Kết luận:
- Loài người thuộc lớp thú
- Con người có tiếng nói, chữ viết, tư duy trừu tượng, hoạt động có mục đích đ làm chủ thiên nhiên
Hoạt động 2: Nhiệm vụ của môn cơ thể người và vệ sinh
Hoạt động dạy
Hoạt động học
- Bộ môn cơ thể người và vệ sinh cho chúng ta hiểu biết điều gì?
- Cho ví dụ về mối liên quan giữa bộ môn cơ thể người và vệ sinh với các môn khoa học khác?
- HS nghiên cứu thông tin SGK tr.5 đ trao đổi nhóm đ yêu cầu:
+ Nhiệm vụ bộ môn
+ Biện pháp bảo vệ cơ thể
- Một vài đại diện trình bày đ các nhóm khác bổ sung cho hoàn chỉnh
- HS chỉ ra mối liên quan giữa bộ môn với môn TDTT mà các em đang học
* Nhiệm vụ môn học:
- Cung cấp những kiến thức về cấu tạo và chức năng sinh lý của các cơ quan trong cơ thể
- Mối quan hệ giữa cơ thể với môi trường để đề ra biện pháp bảo vệ cơ thể
- Thấy rõ mối liên quan giữa môn học với các môn khoa học khác như: y học, TDTT, điêu khắc, hội hoạ...
Hoạt động 3: Phương pháp học tập bộ môn cơ thể người và vệ sinh 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
- Nêu các phương pháp cơ bản để học tập bộ môn?
- GV lấy ví dụ cụ thể minh hoạ cho các phương pháp mà HS nêu ra
- HS nghiên cứu SGK đ trao đổi nhóm đ thống nhất câu trả lời 
- Đại diện nhóm trả lời - nhóm khác bổ sung
+ Quan sát tranh ảnh, mô hình, tiêu bản, mẫu sống để hiểu rõ hình thái, cấu tạo
+ Bằng thí nghiệm đ tìm ra chức năng sinh lý các cơ quan, hệ cơ quan, hệ cơ quan
+ Vận dụng kiến thức giải thích các hiện tượng thực tế, có biện pháp vệ sinh rèn luyện cơ thể
3. Kiểm tra đánh giá
ã GV đưa câu hỏi, HS trả lời
+ Việc xác định vị trí của con người trong tự nhiên có ý nghĩa gì?
+ Nhiệm vụ của môn cơ thể người và vệ sinh là gì?
+ Học môn cơ thể người và vệ sinh có ý nghĩa như thế nào?
4. Dặn dò
Học bài theo câu hỏi SGK
Kẻ sẵn bảng 2 SGK tr.9 vào vở
chương I: khái quát về cơ thể người
Tuần 1: Tiết 2: cấu tạo cơ thể người
 Ngày soạn: 16/8/2010
A. mục tiêu:
- HS kể tên được cơ quan trong cơ thể người, xác định được vị trí của các hệ cơ quan trong cơ thể mình
- Giải thích được vai trò của hệ thần kinh và hệ nội tiết trong sự điều hoà hoạt động các cơ quan
- Rèn luyện kỹ năng quan sát nhận biết kiến thức
- Rèn tư duy tổng hợp logic, kỹ năng hoạt động nhóm
- Giáo dục ý thức giữ gìn bảo vệ cơ thể tránh tác động mạnh vào một số hệ cơ quan quan trọng
B. đồ dùng dạy – học:
Tran hệ cơ quan của thú, hệ cơ quan của người, sơ đồ phóng to hình 2-3 (SGK tr.9)
C. phương pháp chủ yếu:
- Quan sát, vấn đáp, liên hệ thực tế
D. hoạt động dạy – học:
1 Kiểm tra bài cũ: 
Xác định vị trí của con người trong tự nhiên ?
Học môn cơ thể người và vệ sinh có ý nghĩa như thế nào?
2.Bài mới:
Hoạt động 1: Tìm hiểu Cấu tạo cơ thể
Hoạt động dạy
Hoạt động học
- Kể tên các hệ cơ quan ở động vật thuộc lớp thú?
+Trả lời mục câu hỏi trong SGK tr.8
- GV tổng kết ý kiến của các nhóm và thông báo ý đúng
- Cơ thể người gồm những hệ cơ quan nào? Thành phần chức năng của từng hệ cơ quan?
- GV kẻ bảng 2 lên bảng để HS chữa bài
- GV ghi ý kiến bổ sung đ thông báo đáp án đúng
- GV tìm hiểu số nhóm có kết quả đúng nhiều so với đáp án
1. Các phần cơ thể
- HS nhớ lại kiến thức đủ 7 hệ cơ quan
- HS quan sát tranh hình SGK và trên bảng đ Trao đổi nhóm hoàn thành câu trả lời đ yêu cầu
+ Da bao bọc
+ Cấu tạo gồm 3 phần
+ Cơ hoành ngăn cách
- Đại diện nhóm trình bày đ nhóm khác bổ sung
* Kết luận:
+ Da bao bọc toàn bộ cơ thể
+ Cơ thể gồm 3 phần: đầu, thân, tay chân
+ Cơ hoành ngăn khoang ngực và khoang bụng
2. Các hệ cơ quan
- HS nghiên cứu SGK, tranh hình, trao đổi nhóm, hoàn thành bảng 2 tr.9
- Đại diện nhóm lên ghi nội dung vào bảng đ nhóm khác bổ sung
Hệ cơ quan
Các cơ quan trong từng hệ cơ quan
Chức năng từng hệ cơ quan
Vận động
Cơ, xương
Vận động và di chuyển
Tiêu hoá
Miệng, ống tiêu hoá, tuyến tiêu hoá
Tiếp nhận và biến đổi thức ăn thành chất dinh dưỡng cung cấp cho cơ thể
Tuần hoàn
Tim, hệ mạch
Vận chuyển chất dinh dưỡng, oxi, hooc mon tới các tế bào, mang chất thải, CO2 từ tế bào tới cơ quan bài tiết
Hô hấp
Đường dẫn khí, phổi
Thực hiện trao đổi khí CO2, O2 giữa cơ thể với môi trường
Bài tiết
Thận, ống dẫn nước tiểu, bóng đái
Lọc từ máu các chất thải để thải ra ngoài
Thần kinh
Não, tuỷ, dây thần kinh, hạch thần kinh
Điều hoà, phối hợp và điều khiển hoạt động của cơ thể
+ GV hỏi thêm: Ngoài các cơ quan trên, trong cơ thể còn có hệ cơ quan nào?
Hoạt động 2: Tìm hiểu Sự phối hợp hoạt động của các cơ quan
Hoạt động dạy
Hoạt động học
+Sự phối hợp hoạt động của các cơ quan trong cơ thể được thể hiện như thế nào?
- GV yêu cầu HS lấy ví dụ về một hoạt động khác và phân tích
- Giải thích sơ đồ hình 2-3 (SGK tr.9)
- GV nhận xét ý kiến của HS
- GV cần giảng giải:
+ Điều hoà hoạt động đều là phản xạ
+ Kích thích từ môi trường ngoài và trong cơ thể tác động đến cơ quan thụ cảm đ trung ương thần kinh (phân tích, phát lệnh vận động) đ cơ quan phản ứng trả lời kích thích
+ Kích thích từ môi trường đ cơ quan thụ cảm đ tuyến nội tiết tiết hooc môn đ cơ quan để tăng cường hay giảm hoạt động
- HS nghiên cứu SGK mục n tr.9 đ Trao đổi nhóm
Yêu cầu: Phân tích một hoạt động của cơ thể, đó là chạy
- Tim mạch, nhịp hô hấp
- Mồ hôi, hệ tiêu hoá tham gia tăng cường hoạt động đ cung cấp đủ ôxi và chất dinh dưỡng cho cơ hoạt động
+ Đại diện nhóm trình bày đ nhóm khác bổ sung
- Trao đổi nhóm đ chỉ ra mối quan hệ qua lại giữa các cơ quan trong cơ thể
- Đại diện trình bày đ nhóm khác bổ sung (nếu cần)
- HS vận dụng giải thích một số hiện tượng như: Thấy mưa chạy nhanh về nhà, khi đi thi hay hồi hộp
* Kết luận :
- Các hệ cơ quan trong cơ thể có sự phối hợp hoạt động
- Sự phối hợp hoạt động của các cơ quan tạo nên thể thống nhất dưới sự điều khiển của hệ thần kinh và thể dịch
3. Kiểm tra đánh giá:
- Học bài theo câu hỏi SGK
- Giải thích hiện tượng: Đạp xe, đá bóng, chơi cầu...
4. Dặn dò
- Học bài theo câu hỏi SGK
Tuần 2: Tiết 3: tế bào
Ngày soạn: 18/8/2010
A. mục tiêu:
- HS nắm được thành phần cấu trúc cơ bản của tế bào bao gồm: Màng sinh chất, chất tế bào (lưới nội chất, Ri bô xôm, ti thể, bộ máy gôn gi, trung thể...), nhân (Nhiễm sắc thể, nhân con)
- HS phân biệt được chức năng từng cấu trúc cơ bản của tế bào
- Chứng minh được tế bào là đơn vị chức năng của cơ thể
- Rèn kỹ năng quan sát tranh hình, mô hình tìm kiến thức
- Giáo dục ý thức học tập yêu thích bộ môn
B. đồ dùng dạy – học:
- Mô hình hay tranh vẽ cấu tạo tế bào động vật
- Sơ đồ câm cấu tạo tế bào 
C. phương pháp chủ yếu:
- Quan sát, vấn đáp, hoạt động nhóm
D. hoạt động dạy – học:
1 Kiểm tra bài cũ: +Sự phối hợp hoạt động của các cơ quan trong cơ thể được thể hiện như thế nào? cho ví dụ minh hoạ?
2.Bài mới:
Hoạt động 1: Tìm hiểu Cấu tạo tế bào
Hoạt động dạy
Hoạt động học
- Một tế bào điển hình gồm những thành phần cấu tạo nào?
- GV kiểm tra bằng cách như sau: Treo sơ đồ câm về cấu tạo tế bào và các mảnh bìa tương ứng với tên các bộ phận đ gọi HS lên hoàn chỉnh sơ đồ
- GV nhận xét và thông báo đáp án đúng
- HS quan sát mô hình và hình 3.1 (SGK tr. 11) đ ghi nhớ kiến thức
- Đại diện các nhóm lên gắn tên các thành phần cấu tạo của tế bào đ HS khác bổ sung
*Kết luận: Tế bào gồm 3 phần:
+ Màng
+ Tế bào chất: Gồm các bào quan
+ Nhân: Nhiễm sắc thể, nhân con
Hoạt động 2: tìm hiểu Chức năng các bộ phận trong tế bào
Hoạt động dạy
Hoạt động học
- GV nêu câu hỏi:
+ Màng sinh chất có vai trò gì?
+ Lưới nội chất có vai trò gì trong hoạt động sống của tế bào?
+ Năng lượng cần cho các hoạt động lấy từ đâu?
+ Tại sao nói nhân là trung tâm của tế bào?
- GV tổng kết ý kiến của HS đ nhận xét
+ Hãy giải thích mối quan hệ thống nhất về chức năng giữa màng sinh chất, chất tế bào và nhân tế bào?
+ Tại sao nói tế bào là đơn vị chức năng của cơ thể?
- HS nghiên cứu bảng 3.1 SGK tr.11
- Trao đổi nhóm thống nhất ý kiến
- Đại diện nhóm trình bày đ nhóm khác bổ sung
- HS trao đổi nhóm, dựa vào bảng 3 để trả lời
- HS có thể trả lời: ở tế bào cũng có quá trình trao đổi chất, phân chia
*Kết luận: Chức năng các bộ phận tế bào:
- Nội dung như bảng 3.1 (SGK tr.11)
Hoạt động 3: tìm hiểu Thành phần hoá học của tế bào
Hoạt động dạy
Hoạt động học
- Cho biết thành phần hoá học của tế bào?
- GV nhận xét phần trả lời của nhóm đ thông báo đáp án đúng
GV hỏi:
+ Các chất hoá học cấu tạo nên tế bào có mặt ở đâu?
+Tại sao trong khẩu phần ăn của mỗi người cần có đủ: Prôtêin, Lipít, Gluxít, Vitamin, Muối khoáng?
- HS tự nghiên cứu thông tin SGK tr.12 đ trao đổi nhóm đ thống nhất câu trả lời
- Đại diện nhóm trình bày đ nhóm khác nhận xét bổ sung
*Kết luận: 
- Tế bào gồm hỗn hợp nhiều chất hữu cơ và vô cơ
a) Chất hữu cơ:
+ Prôtêin: C, H, N, O, S
+ Gluxít: C, H, O
+ Lipít: C, H, O
+ Axit nuclêíc: AND, ARN
b) Chất vô cơ
- Muối khoáng chứa Ca, K, Na, Cu
- Trao đổi nhóm trả lời câu hỏi.
Yêu cầu:
- Các chất hoá học có trong tự nhiên
- ăn đủ các chất để xây dựng tế bào
Hoạt động 4: Tìm hiểu Hoạt động sống của tế bào
Hoạt động dạy
Hoạt động học
GV hỏi:
+ Cơ thể lấy thức ăn từ đâu?
+ Thức ăn được biến đổi và chuyển hoá như thế nào trong cơ thể?
+ Cơ thể lớn lên được do đâu?
+ Giữa tế bào và cơ thể có mối quan hệ như thế nào?
- Lấy ví dụ để thấy mối quan hệ giữa chức năng của tế bào với cơ thể và môi trường (GV giảng giải)
- HS nghiên cứu sơ đồ hình 3.2 SGK tr.12
- Trao đổi nhóm, trả lời câu hỏi
Yêu cầu: Hoạt động sống của cơ thể đều có ở tế bào
- Đại diện nhóm trình bày đ bổ sung
- HS đ ...  em bị bướu cổ do thiếu iốt
Kết luận chung: HS đọc kết luận SGK
3. Kiểm tra đánh giá
Vitamin có vai trò gì đối với hoạt đống sinh lí của cơ thể?
Kể những điều em biết về vitamin và vai trò của các loại vitamin đó?
Vì sao cần bổ sung thức ăn giàu chất sắt cho các bà mẹ khi mang thai?
4. Dặn dò
Học bài, trả lời câu hỏi SGK
Đọc mục “Em có biết?”
Tìm hiểu:
+ Bữa ăn hàng ngày của gia đình
+ Tháp dinh dưỡng
Tuần 19 : 
Tiết 38 : tiêu chuẩn ăn uống. Nguyên tắc lập khẩu phần
Ngàysoạn: 28/12/2010
A.mục tiêu
Nêu được nguyên nhân của sự khác nhau về nhu cầu dinh dưỡng ở các đối tượng khác nhau
Phân biệt được giá trị dinh dưỡng có ở các loại thực phẩm chính
Xác đing được cơ sở và nguyên tắc xác định khẩu phần
Phát triển kỹ năng quan sát và phân tích kênh hình
Rèn kỹ năng vận dụng kiến thức vào đời sống
Giáo dục ý thức tiết kiệm nâng cao chất lượng cuộc sống
B.đồ dùng dạy – học:
Tranh ảnh các nhóm thực phẩm chính
Tranh tháp dinh dưỡng
Bảng phụ lục giá trị dinh dưỡng của một số loại thức ăn
C. phương pháp chủ yếu:
 - Giảng giải , liên hệ thực tế
D. hoạt động dạy – học:
1. Kiểm tra bài cũ: Vitamin có vai trò gì đối với hoạt đống sinh lí của cơ thể?
Kể những điều em biết về vitamin và vai trò của các loại vitamin đó?
2. Bài mới: GV nêu vấn đề vào bài.
Hoạt động 1: Nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể
Hoạt động dạy
Hoạt động học
- GV yêu cầu HS nghiên cứu thông tin <, đọc bảng “ Nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị cho người Việt Nam” (tr. 120) đ trả lời các câu hỏi:
+ Nhu cầu dinh dưỡng ở các lứa tuổi khác nhau như thế nào? Vì sao có sự khác nhau đó?
+ Sự khác nhau về dinh dưỡng ở mỗi cơ thể phụ thuộc vào những yếu tố nào?
- GV tổng kết lại những nội dung thảo luận
+ Vì sao trẻ em suy dinh dưỡng ở các nước đang phát triển chiếm tỉ lệ cao?
- HS tự thu nhận thông tin
- Thảo luận nhóm để trả lời các câu hỏi. Yêu cầu nêu được:
+ Nhu cầu dinh dưỡng của trẻ em cao hơn người trưởng thành vì cần tích luỹ cho cơ thể phát triển. Người già nhu cầu dinh dưỡng thấp vì sự vận động của cơ thể ít
+ Nhu cầu dinh dưỡng phụ thuộc vào lứa tuổi, giới tính, lao động
- Đại diện nhóm phát biểu, nhóm khác bổ sung
- ở các nước đang phát triển, chất lượng cuộc sống của người dân còn thấp đ trẻ bị suy dinh dưỡng chiếm tỉ lệ cao
*Kết luận: Nhu cầu dinh dưỡng của từng người không giống nhau
- Nhu cầu dinh dưỡn phụ thuộc:
+ Lứa tuổi
+ Giới tính
+ Trạng thái sinh lí
+ Lao động
Hoạt động 2:Giá trị dinh dưỡng của thức ăn
Hoạt động dạy
Hoạt động học
- GV yêu cầu HS nghiên cứu thông tin, quan sát tranh các nhóm thực phẩm và bảng giá trị dinh dưỡng của một số loại thức ăn đ hoàn thành phiếu học tập
Loại thực phẩm
Tên thực phẩm
- Giàu Gluxít
- Giàu Prôtêin
- Giàu Lipít
- Nhiều vitamin và chất khoáng
- HS tự thu nhận thông tin, quan sát tranh vận dụng kiến thức vào thực tế, thảo luận nhóm đ hoàn thành phiếu học tập
- Đại diện nhóm lên hoàn thành trên bảng, các nhóm khác nhận xét, bổ sung đ đáp án chuẩn
Loại thực phẩm
Tên thực phẩm
- Giàu Gluxít
- Giàu Prôtêin
- Giàu Lipít
- Nhiều vitamin và chất 
khoáng
- Gạo, ngô, khoai, sắn
- Thịt, cá, trứng, đậu, sữa, đỗ
- Mỡ động vật, dầu thực vật
- Rau quả tươi và muối khoáng
Kết luận: - Giá trị dinh dưỡng của thức ăn biểu hiện ở:
+ Thành phần các chất
+ Năng lượng chứa trong nó
+ Cần phối hợp các loại thức ăn để cung cấp đủ cho nhu cầu của cơ thể
Hoạt động 3: Khẩu phần và nguyên tắc lập khẩu phần
Hoạt động dạy
Hoạt động học
- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Khẩu phần là gì?
- GV yêu cầu HS thảo luận:
+ Khẩu phần ăn uống của người mới ốm khỏi có gì khác người bình thường?
+ Vì sao trong khẩu phần thức ăn cần phải tăng cường rau, qủatươi?
+ Để xây dựng khẩu phần hợp lí cần dựa vào những căn cứ nào?
- Tại sao những người ăn chay vẫn khoẻ mạnh?
- Khẩu phần là lượng thức ăn cung cấp cho cơ thể ở trong một ngày
- HS trả lời
- Người mới ốm khỏi đ cần ăn thức ăn bổ dưỡng để tăng cường sức khoẻ
- Tăng cường vitamin
Tăng cường chất xơ đ dễ tiêu hoá
- HS trả lời, HS khác nhận xét
- Nguyên tắc lập khẩu phần:
+ Căn cứ vào giá trị dinh dưỡng cuả thức ăn
+ Đảm bảo: Đủ lượng ( calo); đủ 
chất (lipít, Prôtêin, gluxít, vitamin, muối khoáng)
- Họ dùng sản phẩm từ thực vật như đậu, vừng, lạc chứa nhiều prôtêin
3.Kểm tra đánh giá
Khoanh tròn vào chữ cái a, b, c ở đầu câu trả lời em cho là đúng:
1- Bữa ăn hợp lí cần có chất lượng là:
Có đủ thành phần dinh dưỡng, vitamin, muối khoáng
Có sự phối hợp đảm bảo cân đối tỉ lệ các thành phần thức ăn
Cung cấp đủ năng lượng cho cơ thể
Cả 3 ý a, b, c
2- Để nâng cao chất lượng bữa ăn gia đình cần:
Phát triển kinh tế gia đình
Làm bữa ăn hấp dẫn ngon miệng
Bữa ăn nhiều thịt, cá, trứng, sữa
Chỉ a và b
Cả a, b, c
4.Dặn dò:
Học bài theo câu hỏi SGK
Đọc mục “ Em có biết?”
Xem kỹ bảng 37.1, ghi tên các thực phẩm cần tính toán ở bảng 37.2
Tuần 20: Tiết 39: thực hành: phân tích một khẩu phần cho trước
Ngày soạn: 02/01/2011
A.mục tiêu:
Nắm vững các bước thành lập khẩu phần
Biết đánh giá được định mức đáp ứng của một khẩu phần mẫu
Biết cách tự xây dựng khẩu phần hợp lí cho bản thân
Rèn kỹ năng phân tích, kỹ năng tính toán
Giáo dục ý thức bảo vệ sức khoẻ
B.đồ dùng dạy – học:
GV: Bản photo bảng 1, 2, 3 (và bảng photo đáp án 2, 3)
HS: Kẻ bảng 2: Bảng số liệu khẩu phần; Bảng 3: Bảng đánh giá
C. phương pháp chủ yếu:
 - Thực hành, 
D. hoạt động dạy – học:
1. Kiểm tra bài cũ: Khẩu phần là gì? Để xây dựng khẩu phần hợp lí cần dựa vào những nguyên tắc nào?
2. Bài mới: GV nêu nội dung , yêu cầu của bài thực hành
Hoạt động 1: Hướng dẫn phương pháp thành lập khẩu phần
Hoạt động dạy
Hoạt động học
- GV giới thiệu lần lượt các bước tiến hành:
+ GV hướng dẫn nội dung bảng 37.1
+ Phân tích ví dụ thực phẩm là đu đủ chín theo 2 bước như SGK:
. Lượng cung cấp A
. Lượng thải bỏ A1
. Lượng thực phẩm ăn được A2
+ GV dùng bảng 2. lấy một ví dụ để nêu cách tính:
. Thành phần dinh dưỡng
. Năng lượng
. Muối khoáng,vitamin
Chú ý:
. Hệ số hấp thụ của cơ thể với prôtêin là 60%
. Lượng vitamin C thất thoát là 50%
- Bước 1: Kẻ bảng tính toán theo mẫu
- Bước 2: 
+ Điền tên thực phẩm và số lượng cung cấp A
+ Xác định lượng thải bỏ A1
+ Xác định lượng thực phẩm ăn được A2:
A2 = A – A1
- Bước 3: Tính giá trị từng loại thực phẩm đã kê trong bảng
- Bước 4:
+ Cộng các số liệu đã liệt kê
+ Đối chiếu với bảng “ Nhu cầu dinh dướng khuyến nghị cho người Việt Nam” đ Có kế hoạch điều chỉnh hợp lí
Hoạt động 2: Tập đánh giá một khẩu phần 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
- GV yêu cầu HS nghiên cứu bảng 2 để lập bảng số liệu
- GV yêu cầu HS lên chữa bài
- GV công bố đáp án đúng
- HS đọc kỹ bảng 2. Bảng số liệu khẩu phần
+ Tính toán số liệu điền vào các ô có dấu “ ?” ở bảng 37.2
- Đại diện nhóm lên hoàn thành bảng, các nhómkhác nhận xét, bổ sung
Bảng 37.2
Thực phẩm
Trọng lượng
Thành phần dinh dưỡng
Năng lượng khác (K cal)
A
A1
A2
P2
L
G
Gạo tẻ
400
0
400
31,6
4
304,8
1477,4
Cá chép
100
40
60
9,6
2,16
59,44
Tổng cộng
79,8
33,78
391,7
2295,7
- GV yêu cầu HS tự thay đổi một vài loại thức ăn rồi tính toán lại số liệu cho phù hợp
- Từ bảng 37.2 đx hoàn thành, HS tính toán mức đáp ứng nhu cầu và điền vào bảng đánh giá (bảng 37.3)
- HS tập xác định một số thay đổi về loại thức ăn và khối lượng dựa vào bữa ăn thực tế rồi tính lại số liệu cho phù hợp với mức đáp ứng nhu cầu
3. Nhận xét - đánh giá:
GV nhận xét tinh thần thái độ của HS trong giờ thực hành
Kết quả bảng 37.2 và 37.3 là nội dung để GV đánh giá một số nhóm
4. Dặn dò:
Bài tập về nhà: Tập xây dựng khẩu phần ăn cho bản thân dựa vào bảng nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghi cho người Việt Nam và bảng phụ lục dinh dưỡng thức ăn
Tuần 20: chương VII: bài tiết
Tiết 40: bài tiết và cấu tạo hệ bài tiết nước tiểu
 Ngày soạn: 06/01/2011
A. mục tiêu:
- Hiểu rõ khái niệm bài tiết và vai trò của nó với cơ thể sống, các hoạt động bài tiết của cơ thể
- Xác định được cấu tạo hệ bài tiết trên hình vẽ (mô hình) và biết trình bày bằng lời cấu tạo hệ baì tiết nước tiểu
- Phát triển kỹ năng quan sát, phân tích kênh hình
- Rèn kỹ năng hoạt động nhóm
- Giáo dục ý thức giữ gìn vệ sinh cơ quan bài tiết
B.đồ dùng dạy – học:
- GV: Mô hình, tranh vẽ.
C. phương pháp chủ yếu:
 - Quan sát, hoạt động nhóm
D. hoạt động dạy – học:
1. Kiểm tra bài cũ: 
2. Bài mới: GV giới thiệu nội dung của chương, bài học.
Hoạt động 1:Tìm hiểu Bài tiết
Hoạt động dạy
Hoạt động học
- GV yêu cầu HS làm việc độc lập với SGK
- GV yêu cầu các nhóm thảo luận:
+ Các sản phẩm thải cần được bài tiết phát sinh từ đâu?
+ Hoạt động bài tiết nào đóng vai trò quan trọng?
- GV chốt lại đáp án đúng
- GV yêu cầu lớp thảo luận:
+ Bài tiết đóng vai trò quan trọng như thế nào với cơ thể sống?
- HS tự thu nhận và xử lý thông tin mục <
- Các nhóm thảo luận thống nhất ý kiến. Yêu cầu nêu được:
+ Sản phẩm thải cần được bài tiết phát sinh từ hoạt động trao đổi chất của tế bào và cơ thể
+ Hoạt động bài tiết có vai trò quan trọng là:
. Bài tiết CO2 của hệ hô 
 hấp
. Bài tiết chất thải của 
 hệ bài tiết nước tiểu
- Đại diện nhóm trình bày, lớp nhận xét bổ sung
- Một HS trình bày, lớp nhận xét, bổ sung dưới sự điều khiển của GV
- Bài tiết giúp cơ thể thải các chất độc hại ra môi trường
- Nhờ hoạt động bài tiết mà tính chất môi trường bên trong luôn ổn định tạo thuận lợi cho hoạt động trao đổi chất diễn ra bình thường
Hoạt động 2
Cáu tạo của hệ bài tiết nước tiểu
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Nội dung
- GV yêu cầu HS quan sát hình 38.1, đọc kỹ chú thích đ Tự thu nhập thông tin
- GV yêu cầu các nhóm thảo luận đ hoàn thành bài tập mục 6
- GV công bố đáp án đúng 1d, 2a, 3d, 4d
- GV yêu cầu HS trình bày trên tranh (mô hình) cấu tạo cơ quan bài tiết nước tiểu?
- HS làm việc độc lập với SGK quan sát thật kỹ hình, ghi nhớ cấu tạo:
. Cơ quan bài tiết nước
 tiểu;
. Thận
- HS thảo luận nhóm (2-3 người) thống nhất đáp án
- Đại diện các nhóm trình bày đáp án
Một HS lên trình bày, lớp nhận xét, bổ sung
* Kết luận:
- Hệ bài tiết nước tiểu gồm: Thận, ống dẫn nước tiểu, bóng đái, ống đái
- Thận gồm 2 triệu đơn vị chức năng để lọc máu và hình thành nước tiểu
- Mỗi đơn vị chức năng gồm: Cỗu thận, nang cầu thận, ống thận
Kết luận chung: HS đọc kết luận cuối bài
iii. kiểm tra- đánh giá
Bài tiết có vai trò quan trọng như thế nào đối với cơ thể sống?
Bài tiết ở cơ thể người do các cơ quan nào đảm nhận?
Hệ bài tiết nước tiểu có cấu tạo như thế nào?
iv. dặn dò
Học bài, trả lời câu hỏi cuối bài
Đọc mục “ Em có biết?”
Chuẩn bị bài 39
HS kẻ phiếu học tập vào vở
Phiếu học tập:
Bảng so sánh nước tiểu đầu và nước tiểu chính thức
Đặc điểm
Nước tiểu đầu
Nước tiểu chính thức
- Nồng độ các chất hoà tan
- Chất độc, chất cặn bã
-Chất dinh dưỡng
- Chất dinh dưỡng

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an Sinh 8 Ky I.doc