Giáo án lớp Sinh học khối 8 - Học kì II

Giáo án lớp Sinh học khối 8 - Học kì II

I/. MỤC TIU :

 1/. Kiến thức :

 Hiểu đươc vai trị của vitamin v muối khống.

 Vận dụng được những hiểu biết về vitamin và muối khoáng trong lập khẩu phần và xây dựng chế độ ăn uống hợp lí.

2/. Kĩ năng :

 Rèn kỹ năng phân tích, quan sát, vận dụng kiến thức vào đời sống.

3/. Thái độ :

 Giáo dục ý thức vệ sinh thực phẩm. Biết cách phối hợp chế biến thức ăn khoa học.

II/ NỘI DUNG

- Giáo viên : Tranh ảnh một số nhóm thức ăn chứa vitamin và muối khoáng.

 Tranh trẻ em bị còi xương do thiếu vitamin D, bướu cổ do thiếu Iốt.

- Học sinh : SGK & Nghiên cứu bảng 34.1-2 trang 108, 109 SGK

 

doc 126 trang Người đăng nguyenhoa.10 Lượt xem 1087Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án lớp Sinh học khối 8 - Học kì II", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 19-Tiết 37
Ngày soạn: ..../...../........	:
I/. MỤC TIÊU :
	1/. Kiến thức : 
 Hiểu đươc vai trị của vitamin và muối khống.
	Vận dụng được những hiểu biết về vitamin và muối khoáng trong lập khẩu phần và xây dựng chế độ ăn uống hợp lí.
2/. Kĩ năng :
	Rèn kỹ năng phân tích, quan sát, vận dụng kiến thức vào đời sống.
3/. Thái độ :
	Giáo dục ý thức vệ sinh thực phẩm. Biết cách phối hợp chế biến thức ăn khoa học.
II/ NỘI DUNG
Giáo viên : Tranh ảnh một số nhóm thức ăn chứa vitamin và muối khoáng.
	Tranh trẻ em bị còi xương do thiếu vitamin D, bướu cổ do thiếu Iốt.
Học sinh : SGK & Nghiên cứu bảng 34.1-2 trang 108, 109 SGK
	IV/. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
Nội dung
Hoạt động của GV
Hoat động của HS 
 HĐ I
 1. Ổn định và kiểm tra (1’)
 2. Mở bài (2’)
HĐ II.
BÀI MỚI
	I Vitamin (17’)
	+ Vitamin là hợp chất hóa học đơn giản, là thành phần cấu trúc của nhiều loại enzim trong cơ thể.
	+ Cần phối hợp cân đối các loại thức ăn để cung cấp đủ vitamin cho cơ thể. 
- Kiểm sĩ số.
- Không kiểm tra
- Giới thiệu về lịch sử tìm ra vitamin và giải thích ý nghĩa của từ vitamin 
	Hoạt động 1 : Tìm hiểu vai trò của Vitamin đối với đời sống
 a/. Mục tiêu :
- Hiểu được vai trò của từng loại vitamin đối với đời sống và nguồn cung cấp chúng.
- Xây dựng được khẩu phần ăn hợp lí.
 b/. Tiến hành :
	- Cho HS nghiên cứu thông tin 1.I, hoàn thành bài tập lệnh s
- Khẳng định các câu đúng: 1, 3, 5, 6
	- Cho HS nghiên cứu tiếp thông tin 2.I và bảng 34.1 SGK g trả lời câu hỏi:
- Em hiểu vitamin là gì ?
- Vitamin có vai trò gì với cơ thể ?
	- Cho học sinh thảo luận nhóm, thực hiện lệnh s ở cuối bảng 34.1
	- Nhận xét g kết luận, hoàn chỉnh kiến thức cho HS:
 Người và động vật không có khả năng tự tổng hợp được vitamin mà phải lấy vitamin từ thức ăn. Trong khẩu phần ăn uống hàng ngày, cần phối hợp các loại thức ăn có nguồn gốc động vật và thức ăn có nguồn gốc thực vật, đảm bảo cung cấp đầy đủ vitamin cho cơ thể. 
- Lớp trưởng báo cáo.
- Lắng nghe.
§35: VITAMIN & MUỐI KHOÁNG
- HS đọc thật kĩ nội dung thông tin 1.I và dựa vào hiểu biết các nhân để làm bài tập.
- Một HS đọc kết quả bài tập, lớp bổ sung để có đáp án đúng.
- HS đọc tiếp phần thông tin và nghiên cứu bảng 34.1 để tìm hiểu vai trò của vitamin
- Vitamin là hợp chất hóa học đơn giản, là thành phần cấu trúc của nhiều enzim.
 * Thiếu vitamin sẽ dẫn tới rối loạn trong hoạt động sinh lí của cơ thể.
- Tiến hành thảo luận thống nhất câu trả lời câu hỏi lệnh s
- Đại diện nhóm nêu kết quả thảo luận. Các nhóm khác nhận xét bổ sung.
- Quan sát tranh ảnh: nhóm thức ăn chứa vitamin, trẻ em bị còi xương do thiếu vitamin D, chảy máu dưới da
	II Muối khoáng (17’)
	+ Muối khoáng là thành phần quan trọng của tế bào tham gia vào nhiều hệ enzim, đảm bảo cho quá trình trao đổi chất và năng lượng
	+ Một số loại muối khoáng là:lưu huỳnh , phốt pho , sát,.
Hoạt động 2 : Tìm hiểu vai trò của muối khoáng đối với cơ thể. 
 a/. Mục tiêu : 
	- Hiểu được vai trò của muối khoáng đối với cơ thể. Biết xây dựng khẩu phần ăn hợp lí bản vệ sức khỏe.
 b/. Tiến hành :
	+ Cho HS nghiên cứu thông tin mục II và bảng 34.2 SGK
	+ Cho HS thảo luận nhóm thực hiện lệnh s SGK
	+ Nhận xét kết quả thảo luận. Kết luận, hoàn chỉnh kiến thức cho HS:
	Câu 1: Vì sao thiếu vitamin D trẻ còi xương ?
Câu 2: Vì sao nhà nước vận động sử dụng muối Iốt?
	Câu 3: Trong khẩu phần ăn hàng ngày cầnlàm như thế nào để có đủ vitamin $ muối khoáng?
Giáo viên cho học sinh quan sát các nhóm thức ăn chứa nhiều khoáng, trẻ em bị bướu cổ do thiếu Iốt.
+ HS đọc kĩ thông tin mục II và tìm hiểu vai trò của một số muối khoáng trong bảng 34.2 SGK
+ Tiến hành thảo luận thống nhất câu trả lời cho các câu hỏi ở lệnh s.
-Vì vitamin D thúc đẩy quá trình chuyển hóa canxi và phốt –pho để tạo xương.
-Sử dụng muối Iốt để phòng tránh bệnh bướu cổ.
* Cung cấp đủ lượng thịt (hoặc trứng; sữa) và rau tươi.
	 * Sử dụng muối Iốt.
	 * Trẻ em cần được tăng cường muối canxi.
	 * Chế biến thức ăn hợp lí để chống mất vitamin khi nấu ăn.
+ Đại diện nhóm nêu kết quả thảo luận. Các nhóm khác nhận xét bổ sung.
HOẠT ĐỘNG III
KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ :(7’)
1/. Tại sao thời Pháp thuộc đồng bào dân tộc Việt Bắc và Tây Nguyên phải ăn tro cỏ tranh ?
2/. Vì sao cần bổ sung thức ăn giàu chất sắt cho phụ nữ mang thai ?
3/. Thức ăn sau đây có nhiều Viramin C:
	A : Quả tươi.
	B : Thịt.
	C : Cá.
	D : Mở động vật.
4/. Thiếu Vitamin B2 có thể dẫn đến :
	A : Khô giác mạc.
	B : Loét niêm mạc.
	C : Còi xương ở trẻ.
	D : Thiếu máu.
+ Trong tro cỏ tranh có muối khoáng (muối kali). Vì vậy việc ăn tro cỏ tranh chỉ là biện pháp tạm thời để thay thế muối.
+ Sắt cần cho sự tạo thành hồng cầu và tham gia quá trình chuyển hóa. Vì vậy, bà mẹ mang thai cần được bổ sung chất sắt để thai phát triển tốt, người mẹ khỏe mạnh.
A
B
HOẠT ĐỘNG IV
DẶN DÒ :(1’)
+ Học bài – Trả lời các câu hỏi cuối bài trong SGK.
+ Nghiên cứu trước bài 38
+Tìm hiểu nhu cầu dinh dưỡng của từng người xem có giống nhau không.
- Ghi nhận vào vở bài tập.
 : ....................................................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... 
 Tiêu Chuẩn Ăn Uống Nguyên Tắc Lập Khẩu Phần 
Tuần 19-Tiết 38
Ngày soạn : ..../...../........
Ngày dạy 	: ..../...../........
I/. MỤC TIÊU :
	1/. Kiến thức : 
 Nêu được nguyên nhân của sự khác nhau về nhu cầu dinh dưỡng ở những đối tượng khác nhau.
 Phân biệt được giá trị dinh dưỡng khác nhau ở các loại thực phẩm chính g kết hợp hợp lí g đảm bảo cơ thể sinh trưởng, phát triển, hoạt động.
2/. Kỹ năng :
	Vận dụng kiến thức vào đời sống.
3/. Thái độ :
	Giáo dục ý thức tiết kiệm nâng cao chất lượng cuộc sống.
	II/. PHƯƠNG PHÁP : Phương pháp quan sát, phân tích. Phương pháp nêu vấn đề + Hoạt động hợp tác trong nhóm.
III/. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
Giáo viên : + Tranh ảnh các nhóm thực phẩm chính
	+ Tranh tháp dinh dưỡng.
Học sinh : + SGK & Nghiên cứu trước bài 36
	+ Tìm hiểu giá trị dinh dưỡng của một số loại thức ăn (trang 125 SGK)
	IV/. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
Nội Dung
Hoạt Động Của Giáo Viên
Hoạt Động Của Học Sinh
HOẠT ĐỘNG I
 1. Ổn định và kiểm tra (5’)
 2. Mở bài (2’)
HOẠT ĐỘNG II
Bài mói
	I : Nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể. (15’)
	+ Nhu cầu dinh dưỡng của từng người không giống nhau.	phụ thuộc vào các yếu tố:
	 -Giới tính 
	 -Lứa tuổi	
 -Hình thức lao động 
 -Trạng thái sinh lý của cơ thể
- Kiểm sĩ số.
- Vitamin và muối khoáng có vai trò gì đối với hoạt động sinh lí của cơ thể ?
- Một trong những mục tiêu của chương trình chăm sóc trẻ em của nhà nước ta là giảm tỉ lệ suy dinh dưỡng tới mức thấp nhất. Vậy dựa trên cơ sở khoa học nào để đảm bảo chế độ hợp lí chống suy dinh dưỡng cho trẻ em ? Đây là vấn đề ta cần tìm hiểu trong bài này.
Hoạt động 1 : Nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể.
 a/. Mục tiêu :
	- Hiểu được nhu cầu dinh dưỡng của mỗi cơ thể không giống nhau. Từ đó đề ra chế độ dinh dưỡng hợp lí chống suy dinh dưỡng cho trẻ em.
 b/. Tiến hành :
	+ Yêu cầu HS nghiên cứu thông tin mục I SGK và đọc bảng “Nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị cho người Việt Nam” trang 120 SGK.
	* Nhận xét về nhu cầu dinh dưỡng ở những đối tượng ?
	* Bảng 36.1 cho thấy tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ em VN từ năm 1985 – 2000 giảm dần và đang phấn đấu giảm tỉ lệ này tới mức thấp nhất. Vậy nguyên nhân nào gây ra tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ em VN ?
	+ Cho HS thảo luận nhóm thực hiện lệnh s SGK.
	+ Nhận xét kết quả thảo luận của các nhóm. Kết luận hoàn chỉnh kiến thức cho HS:
 + Nhu cầu dinh dưỡng ở trẻ em người trưởng thành người giàù khác nhau như thế nào ?vì sao có sự khác nhau đó?
 +Vì sao trẻ em bị suy dinh dưỡng ở những nước đang phát triển thường chiếm tỷ lệ cao?	
 + Sự khác nhau về nhu cầu dinh dưỡng ở mỗi cơ thể phụ thuộc vào những yếu tố nào?
 Giáo viên chuyển ý :các chất chủ yếu trong cơ thể là những chất gì? Những chất này hiện diện trong loại thức ăn nào
- Lớp trưởng báo cáo.
- Nội dung hoạt động I, II bài 34
- Lắng nghe.
§36:TIÊU CHUẨN ĂN UỐNG & NGUYÊN TẮC LẬP KHẨU PHẦN
+ HS tự nghiên cứu g thu nhận thông tin
 * Khác nhau.
* Chế độ dinh dưỡng chưa đảm bảo đủ năng lượng, đủ chất.
+ Tiến hành thảo luận, thống nhất câu trả lời các câu hỏi ở lệnh s.
+ Đại diện các nhóm nêu kết quả thảo luận. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. 
Trẻ em > trưởng thành > người già
 Vì trẻ em cao hơn người trưởng thành, đặc biệt là prôtêin vì cần được tích lũy cho cơ thể phát triển. Ở người già nhu cầu dinh dưỡng thấp hơn vì sự vận động của ... huẩn.
+ Dựa vào hình 64 và nội dung bảng 64.2, 1 – 2 HS chỉ tranh trình bày các giai đoạn phát triển của bệnh giang mai.
+ Các học sinh khác nhận xét, bổ sung g tìm những triệu chứng phân biệt được bệnh lậu và giang mai.
+ Để lại các di chứng nặng: tổn thương các phủ tạng và hệ thần kinh. Con sinh ra khuyết tật, dị dạng. Do xoắn cầu khuẩn giang mai xâm nhập vào máu và bạch huyết.
HOẠT ĐỘNG III
KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ :(5’)
1. Đặc điểm của bệnh lậu là :
	A : Chỉ lây truyền ở nữ.
	B : Chỉ lây truyền ở nam.
	C : Lây truyền cả nam lẫn nữ.
	D : Không lây truyền.
2. Tác nhân gây bệnh giang mai là :
	A : Song cầu khuẩn.
	B : Xoắn khuẩn.
	C : Trực khuẩn.
	D : Vi rút.
3. Đường lây truyền chủ yếu và phổ biến nhất của bệnh giang mai là :
	A : Qua quan hệ tình dục.
	B : Qua truyền máu.
	C : Qua các vết xây xát trên cơ thể.
	D : Qua nhau thai từ mẹ sang con.
C
B
A
HOẠT ĐỘNG IV
DẶN DÒ :(1’)
- Học bài theo nội dung SGK.
- Đọc mục “Em có biết”.
- Sưu tầm tư liệu về AIDS.
- Kẻ bảng 65 trang 203 vào vở.
- Ghi nhận vào vở bài tập.
BỔ SUNG : 
.....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Am3......Tuần 34-Tiết 68
Ngày soạn : ..../...../........
Ngày dạy 	: ..../...../........
I/. MỤC TIÊU :
	1/. Kiến thức : 
 HS trình bày rõ các tác hại của bệnh AIDS.
 Nêu được đặc điểm sống của virut gây bệnh AIDS.
 Chỉ ra được các con đường lây truyền và đưa ra cách phòng ngừa bệnh AIDS.
2/. Kỹ năng :
	Rèn kỹ năng tổng hợp phát hiện kiến thức từ thông tin.
	Kỹ năng hoạt động nhóm.
3/. Thái độ :
	Giáo dục ý thức tự bảo vệ mình đề phòng tránh AIDS.
	II/. PHƯƠNG PHÁP : Phương pháp quan sát, tìm tòi, nghiên cứu. Phương pháp nêu vấn đề. Hoạt động hợp tác trong nhóm.
III/. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
Giáo viên : + Tranh vẽ cấu tạo virut HIV
	+ Bảng phụ 65 SGK.
	+ Phiếu kiểm tra đánh giá.
Học sinh : + Tìm hiểu về AIDS qua truyền thông.
	+ Kẻ sẵ bảng câm 65 SGK vào tập bài tập.
	IV/. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
Nội Dung
Hoạt Động Của Giáo Viên
Hoạt Động Của Học Sinh
HOẠT ĐỘNG I
 1. Ổn định và kiểm tra (5’)
 2. Mở bài (2’)
HOẠT ĐỘNG II
Bài mới
	I :HIV là gì ?AIDS là gì ? (10’)
	1/ Khái niệm: AIDS là “Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải”.
	2/ Nguyên nhân: do virut HIV.
	3/ Các đường lây truyền:
	+ Quan hệ tình dục: do quan hệ tình dục với người nhiễm HIV.
	+ Qua đường máu: do truyền máu hoặc dùng chung các dụng cụ tiêm chích có nhiễm HIV.
	+ Qua nhau thai: do mẹ nhiễm HIV truyền sang con.
	4/ Tác hại của HIV/AIDS:
	Làm cơ thể mất hết khả năng chống bệnh và dẫn tới tử vong.
- Kiểm sĩ số.
- Cho HS kiến thức bài 14.
- Bạch cầu đã tạo nên những hàng rào phòng thủ nào để bảo vệ cơ thể ?
Vậy khi virut HIV xâm nhập vào cơ thể, bạch cầu có tiêu diệt được không ? Tại sao AIDS là thảm học của loài người g giới thiệu bài.
Hoạt động 1 : Tìm hiểu về HIV/AIDS.
 a/. Mục tiêu :
	Biết được tác hai của AIDS do khả năng sống và phá hủy của virut HIV.
 b/. Tiến hành :
	+ Cho HS đọc ¨ trang 203 SGK. Nêu vấn đề:
	 * AIDS là gì ?
	+ GV cho học sinh tìm hiểu: “Thế nào là hội chứng suy giảm miễn dịch ?”
	 * Nguyên nhân nào dẫn tới AIDS? 
	+ Treo tranh “Sơ đồ cấu tạo virut HIV” GV giới thiệu cấu trúc của HIV.
	 * Vậy HIV gây suy giảm miễn dịch cho cơ thể bằng cách nào ?
	Ä Lưu ý: HIV xâm nhập vào tế bào limphô T và sinh sản rất nhanh, phá vỡ tế bào ngoài rồi lại xâm nhập vào tế bào khác.
	* Ở người nhiễm HIV có thể tìm thấy virut HIV ở những bộ phận nào ? 
	+ Vậy HIV/AIDS lây truyền qua những con đường nào ? Gây những tác hại gì ?
	+ Cho HS thảo luận hoàn thành bảng 65 trang 203 SGK.
- Lớp trưởng báo cáo.
- Nội dung mục I bài 14.
- Lắng nghe.
§65:ĐẠI DỊCH AIDS THẢM HỌA CỦA LOÀI NGƯỜI
+ HS đọc ¨ SGK và hiểu biết của mình về AIDS trả lời.
+ Các HS khác nhận xét, bổ sung.
+ HS quan sát tranh theo dõi cấu trúc của HIV.
 * Học sinh dựa vào ¨ SGK trả lời.
* Máu, tinh dịch, dịch âm đạo, sữa, 
+ HS thảo luận nhóm g hoàn thành bảng 65.
Phương thức lây truyền HIV/AIDS
Tác hại của HIV/AIDS
+ Qua đường máu.
+ Qua quan hệ tình dục không an toàn.
+ Qua nhau thai
Làm cơ thể mất khả năng chống bệnh và dẫn tới tử vong.
	II: Đại dịch AIDS – Thảm họa của loài người .(10’)
	AIDS là thảm họa của loài người vì:
	+ Tỉ lệ tử vong rất cao.
	+ Chưa có thuốc phòng và trị bệnh.
	+ Lây lan nhanh và rộng khắp thế giới.
+ GV treo tranh về một số quan hệ ở người trong cuộc sống cho HS quan sát củng cố lại các đường lây truyền HIV/AIDS.
 Hoạt động 2 : Đại dịch AIDS – Thảm họa của loài người.
a/. Mục tiêu : 
	Chỉ ra những mức độ nguy hiểm của AIDS dẫn đến trở thành thảm họa cho loài người.
 b/. Tiến hành :
	+ Cho HS đọc ¨ mục II trang 204 SGK
	+ Thảo luận: Tại sao AIDS là đại dịch hiểm họa của loài người ?
	Cần giải thích rõ 2 ý: đại dịch và hiểm họa.
	Ä Lưu ý: số người nhiễm chưa phát hiện còn nhiều hơn số đã phát hiện.
	+ Cho học sinh nêu đối tượng nào trong xã hội dễ nhiễm HIV nhất
+ HS quan sát tranh tìm ra những tranh nào có thể lây truyền HIV/AIDS và những quan hệ nào không lây truyền HIV/ AIDS.
+ HS nghiên cứu ¨ mục II SGK kết hợp đọc mục “Em có biết” để thu nhận kiến thức.
+ Trao đổi nhóm g thống nhất ý kiến trả lời câu hỏi.
+ Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét bổ sung.
Yêu cầu nêu được:
 * Đại dịch vì lây lan nhanh.
 * Bị nhiễm HIV là tử vong vì chưa có thuốc đặc trị.
 * Là vấn đề toàn cầu.
	III : Các biện pháp tránh lây nhiễm HIV/AIDS (12’)
	Cần chủ động phòng tránh lây AIDS
	+ Sống lành mạnh, chung thủy một vợ một chồng.
	+ Không tiêm chích ma túy, không dùng chung kim tiêm. Kiểm tra máu trước khi truyền.
	+ Mẹ bị nhiễm HIV không nên có thai.
 Hoạt động 3 : Các biện pháp tránh lây nhiễm HIV/AIDS:
 a/. Mục tiêu : 
	Nêu được các biện pháp phòng tránh AIDS.
 b/. Tiến hành :
	+ GV nêu vấn đề: Dựa vào con đường lây truyền AIDS, hãy đề ra các biện pháp phòng tránh bị lây nhiễm AIDS ?
	+ GV tổng kết lại các ý kiến g hoàn chỉnh kiến thức cho HS.
	¯ Từng biện pháp GV cần mở rộng, GV hỏi thêm: Nếu phát hiện một người nhiễm HIV/AIDS em đối xử như thế nào ?
	Đáp án: không nên xa lánh, nên an ủi động viên để người nhiễm HIV/AIDS sống có ích cho xã hội và tránh lây bệnh cho người khác.
+ HS dựa vào kiến thức mục I và ¨ mục III trang 204 SGK trả lời.
Yêu cầu:
 * Dùng kim tiêm, truyền ,áu an toàn.
 * Mẹ bị nhiễm HIV không nên sinh con.
 * Có lối sống lành mạnh.
+ Đại diện HS trả lời, các HS khác nhận xét, bổ sung.
 * Vài học sinh trả lời. Các học sinh khác bổ sung.
+ Nêu những việc làm để góp sức mình vào công tác phòng chống AIDS.
HOẠT ĐỘNG III
KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ :(5’)
1. Các biện pháp phòng tránh bị lây nhiễm HIV là:
	A : Không tiêm chích ma túy, không quan hệ tình dục mất an toàn	B : Không sống chung với người bị nhiễm HIV	
	C : Không sử dụng chung đồ dùng với người bị nhiễm HIV
	D : Phải cách ly người bị nhiễm HIV với cộng đồng.
2. Các hoạt động nào có thể bị lây nhiễm HIV:
	A : Ăn chung bát, đũa, muỗi đốt.
	B : Hôn nhau, bắt tay, cạo râu	C : Mặc chung quần áo, sơn sửa móng tay, chung kim tiêm
	D : Truyền máu, quan hệ tình dục không an toàn.
A
D
HOẠT ĐỘNG IV
DẶN DÒ :(1’)
- Học bài theo nội dung SGK.
- Ôn tập toàn bộ kiến thức sinh học.
- Kẻ sẵn bảng 66.1-2-3-4-5-6-7-8 vào vở bài tập.
- Ghi nhận vào vở bài tập.
BỔ SUNG : ................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
ÔN TẬP
Tuần 35-Tiết 69
Ngày soạn : ..../...../........
Ngày dạy 	: ..../...../........

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an sinh 8 HKII.doc