Giáo án lớp Công nghệ 7 - Tiết 1 đến tiết 43 - Trường THCS Khánh Công

Giáo án lớp Công nghệ 7 - Tiết 1 đến tiết 43 - Trường THCS Khánh Công

I. Mục tiêu:

 1.Kiến thức:

 -Nêu được vai trò của trồng trọt trong nền KT của nước ta hiện nay? Nêu các nhiệm vụ mà trồng trọt phải thực hiện trong giai đoạn hiện nay và những năm tới. Nêu được các dấu hiệu bản chất của đất, nêu được những vai trò của đất đối với cây trồng.

 -Chỉ ra được các biện pháp thực hiện để hoàn thành tốt nhiệm vụ trồng trọt.

 -Vận dụng kiến thức bài học vào việc trồng trọt tại gia đình để năng cao năng suất.

 2.Kĩ năng :

Rèn luyện năng lực khái quát hóa. Rèn luyện khả năng phân tích (đất).

3.Thái độ :

Có hứng thú trong học tập kĩ thuật nông nghiệp và coi trọng sản xuất trồng trọt. Có ý thức giữ gìn, bảo vệ tài nguyên môi trường đất.

 

doc 109 trang Người đăng nguyenhoa.10 Lượt xem 1126Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án lớp Công nghệ 7 - Tiết 1 đến tiết 43 - Trường THCS Khánh Công", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần:1 	NS : 4/8/2008
Tiết: 1 	 ND : 18/8/2008
Phần 1: TRỒNG TRỌT
Chương 1: ĐẠI CƯƠNG VỀ KĨ THUẬT TRỒNG TRỌT
Bài 1: VAI TRÒ NHIỆM VỤ CỦA TRỒNG TRỌT.
KHÁI NIỆM VỀ ĐẤT TRỒNG VÀ THÀNH PHẦN CỦA ĐẤT TRỒNG
I. Mục tiêu:
	1.Kiến thức:
 -Nêu được vai trò của trồng trọt trong nền KT của nước ta hiện nay? Nêu các nhiệm vụ mà trồng trọt phải thực hiện trong giai đoạn hiện nay và những năm tới. Nêu được các dấu hiệu bản chất của đất, nêu được những vai trò của đất đối với cây trồng.
	-Chỉ ra được các biện pháp thực hiện để hoàn thành tốt nhiệm vụ trồng trọt.
	-Vận dụng kiến thức bài học vào việc trồng trọt tại gia đình để năng cao năng suất.
	2.Kĩ năng :
Rèn luyện năng lực khái quát hóa. Rèn luyện khả năng phân tích (đất).
3.Thái độ :
Có hứng thú trong học tập kĩ thuật nông nghiệp và coi trọng sản xuất trồng trọt. Có ý thức giữ gìn, bảo vệ tài nguyên môi trường đất.
II. Chuẩn bị:
Phóng to hình 1 SGK. Tranh vẽ các hình trong SGK. Thiết kế thí nghiệm như hình 2. 2.b.
III. Hoạt động dạy học:
1.Ổn định: 1’
KTSS lớp
2.Bài cũ:
3.Bài mới:
Giới thiệu: 2’
Nước ta là nước nông nghiệp với 76% dân số sống ở nông thôn, 70% lao động làm việc trong nông nghiệp và kinh tế nông thôn. Vì vậy, trồng rọt có vai trò đặc biệt quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Vai trò của trồng trọt trong nền kinh tế là gì? Bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta trả ời câu hỏi đó.
A.Vai trò, nhiệm vụ của trồng trọt
TG
Nội dung kiến thức KNCB
Phương pháp dạy và học
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
10’
7’
5’
Vai trò của trồng trọt:
-Cung cấp lương thực, thực phẩm cho người.
-Cung cấp thức ăn cho vật nuôi.
-Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp.
-Cung cấp nông sản cho xuất khẩu.
II. Nhiệm vụ của trồng trọt:
-Đẩy mạnh sản xuất lương thực thực phẩm để đảm bảo cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.
-Phát triển cây công nghiệp.
 à xuất khẩu.
III. Để thực hiện nhiệm vụ của trồng trọt cần dùng những biện pháp gì?
-Khai hoang lấn biển.
-Tăng vụ trên đv diện tích đất trồng.
-Aùp dụng biện pháp kỹ thuật tiên tiến.
HĐ1: Tìm hiểu về vai trò của trồng trọt trong nền kinh tế:
-Treo tranh hình 1 SGK Trồng trọt có vai trò gì trong nền kinh tế?
-Giải thích thế nào là cây lương thực, cây thực phẩm cây nguyên liệu cho công nghiệp.
-Hãy kể một số loại cây trồng ở địa phương?
 +Nước ta xuất khẩu gạo đứng thứ II trên thế giới.
Hệ thống lại các câu trả lời của học sinh.
-Quan sát tranh
-Thảo luận hoàn thành bài tập 5.
-Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung.
Lúa, khoai lang, mì, mía, ngô, đậu..
à Nêu vai trò từng loại
-Chú ý các chỗ đúng- sai tự chữa bài
Hđ2: Tìm hiểu nhiệm vụ của thực tiển hiện nay:
-Cho học sinh đọc thông tin SGK
-Gợi ý: Sản xuất nhiều lúa, ngô, khoai, sắn là nhiệm vụ của từng loại sản xuất nào?
-Hãy nêu khái quát nhiệm vụ của trồng trọt?
*Liên hệ vai trò thực tế của một số loại cây mía, cao su,
-Đại diện đọc thông tin hoàn thành bài tập mục II.
-Các nhóm báo cáo kết quả: 1, 2, 4, 6.
-Nêu kết luận như tóm tắt ở phần ghi nhớ.
àThấy được nhiệm vụ phát triển loại cây đó – phát huy thế mạnh ở địa phương.
Hđ3: Tìm hiểu các b.pháp thực hiện nhiệm vụ của ngành TT
-Giới thiệu sản lượng cây trồng trong một năm = năng suất cây trồng/vụ/đvdt x số vụ trong năm x dt đất trồng trọt
-Sản lượng cây trồng trong một năm phụ thuộc vào những yếu tố nào?
-Làm thế nào để tăng năng suất cây trồng?
-Làm thế nào để có được nhiều vụ trong năm?
-Tăng diện tích đất canh tác bằng cách nào?
Chú ý: Tự ghi nhớ kiến thức.
-Thời tiết (khí hậu) đất đai, kỹ thuật chăm sóc cây trồng, giống,
-Trồng ở vụ thích hợp, chăm sóc chu đáo, chọn giống tốt,
-Trồng sen, tăng vụ.
-Khai hoang, lấn biển 
àHòan thành bài tập trang 6.
 B.Khái niệm về đất trồng và thành phần của đất 
TG
Nội dung kiến thức KNCB
Phương pháp dạy và học
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
10’
7/
I.Khái niệm về đất trồng:
 1.Đất trồng là gì?
 Đất trồng là lớp bề mặt tơi xốp của vỏ trái đất, trên đó cây trồng có thể sinh sống và sản xuất ra sản phẩm.
2.Vai trò của đất trồng 
Đất trồng là môi trường cung cấp nước, oxi, chất dinh dưỡng cho cây và giữ cho cây không bị đổ.
II.Thành phần của đất trồng :
Đất trồng gồm 3 thành phần:
-Khí: cc oxi cho cây ho hấp .
-Rắn: cc dinh dưỡng cho cây.
-Lỏng: cc nước cho cây.
(vẽ sơ đồ 1/7).
HĐ1: Tìm hiểu về khái niệm vế đất trồng:
-Yêu cầu học sinh đọc mục I SGK
-Đất trồng là gì?
Kết hợp cho học sinh quan sát mẫu đất và đá để học sinh phân biệt.
-Vì sao lại khẳng định đó là đất?
-Lớp than đá tơi xốp có phải là đất trồng không, tại sao?
*Nhấn mạnh: Chỉ có lớp bề mặt tơi xốp của vỏ trái đất thực vật mới sinh sống được.
-Đại diện đọc thông tin.
-Lớp tơi xôùp của vỏ trái đất, cây trồng phát triển và cho sản phẩm.
-Dựa vào đ.nghĩa để giải thích.
-Không vì thực vật không thể sinh sống trên đó.
àGọi là đất trồng.
Hđ2: Tìm hiểu vai trò của đất trồng:
-Cho học sinh quan sát hình 2 SGK và thí nghiệm đã chuẩn bị.
-Làm thế nào để biết được đất cung cấp nước, ôxy, chất dinh dưỡng cho cây?
-Đất có tầm quan trọng như thế nào đối với cây trồng?mở rộng ngoài môi trường đất cây còn sống trong môi trường nước(dung dịch dinh dưỡng).
-Quan sát tranh, mẫu thí nghiệm.
-Thảo luận nhóm, thống nhất ý kiến.
-Đất khô cây chết.
-Đất ngập lâu.
-Đất mới khai phá, vụ đầu không bón phân vẫn tốt.
-Nêu kết luận về vai trò của đất trồng.
-Các học sinh khác nhắc lại. àkhắc sâu kiến thức .
à Phải có giá để đỡ cây.
Hđ3: Nghiên cứu thành phần của đất trồng
Giới thiệu sơ đồ 1/7.
-Đất trồng gồm những thành phần gì?
-Cho học sinh làm bài tập sau:
1.Phần khí trong đất gồm các chất.
2.Phần hữu cơ trong đất gồm..
3.Phần vô cơ trong đất gồm
4.Nước trong đất có tác dụng.
Tiếp tục cho học sinh làm bài tập trang 8.
- Thông báo đáp án như SGK/15.
Nghiên cứu sơ đồ:
-Kể tên các thành phần.
Điền vào chỗ tiếp:
-Nitơ, oxi, caconic, metan.
-Nitơ, photpho, kali, sắt, canxi, kẽm,
-Hòa tan chất dinh dưỡng, cung cấp nước cho cây.
-Trao đổi hoàn thành bảng.
à Hiểu vai trò từng phần
-Tự chữa bài.
 	4. Củng cố: 5’.
 -Nêu đặc điểm cơ bản nhất của đất trồng?
 -Có phương pháp nào để xác định đất gồm 3 thành phần?
-Hãy lựa chọn các câu từ 01 – 10 ghép với mục I, II, III cho phù hợp.
1. Cung cấp lương thực, thực phẩm cho người.
2. Cung cấp thức ăn cho vật nuôi.
3. Dùng giống có năng suất cao.
4. Đảm bảo lương thực, thực phẩm cho người tiêu dùng và sản xuất
5. Trồng cây công nghiệp.
6 Tăng vụ.
7. Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến.
8. Khai hoang, lấn biển.
9. Trồng xen canh.
10. Aùp dụng kỹ thuật tiên tiến.
I. Nhiệm vụ của trồng trọt. ()
II. Vai trò của trồng trọt. (.)
III. Các biện pháp đảm bảo nhiệm vụ của trồng trọt. ()
5. Dặn dò: 1 phút:
Học bài, trả lời câu hỏi SGK
Xem trước bài 3 “Một số tính chất chính của đất trồng”
 + Kẻ bảng trang 9 SGK
Tuần 02	NS : 11/8/2008
Tiết 02	ND : 25/8/2008
BÀI 3 : MỘT SỐ TÍNH CHẤT CHÍNH CỦA ĐẤT TRỒNG
Mục tiêu:
	1.Kiến thức :
	-Nêu được đặc điểm của đất có khả năng giữ nước và chất dinh dưỡng. Nêu được những dấu hiệu cơ bản của khái niệm độ phì nhiêu của đất và vai trò của độ phì nhiêu trong trồng trọt.
-Phân biệt đất chua, kiềm và trung tính bằng trị số pH.
-Vận dụng hiến thức bài học để nâng cao độ phì nhiêu trong đất.
2.Kĩ năng :
Rèn luyện khả năng tư duy. Phát triển tư duy kĩ thuật.
3.Thái độ :
Có ý thức bảo vệ, duy trì và nâng cao độ phì nhiêu của đất.
Chuẩn bị:
Sưu tầm một số tranh ảnh có liên quan.
Hoạt động dạy - học:
1Ổn định: 1 phút
-KTSS lớp
2.Bài cũ: 5 phút
-Trình bày khái niệm về đất trồng. Nêu đặc điểm cơ bản nhất của đất trồng?
-Vẽ sơ đồ thành phần của đất trồng và cho biết vai trò của từng thành phần.?
3.Bài mới: 
­Giới thiệu: 1 phút
 Hiện nay cũng như trong tương lai, cây trồng vẩn chủ yếu sinh trưởng và phát triển trên đất. Người trồng trọt cần hiểu về đất để có những biện pháp kỹ thuật phù hợp với đặc điểm của đất và cây trồng: đất ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng nông sản.
TG
Nội dung kiến thức KNCB
Phương pháp dạy và học
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
11’
6’
7’
9’
I. Thành phần cơ giới của đất là gì?
-Tỉ lệ % của các hạt cát, limon và sét trong đất tạo nên thành phần cơ giới của đất.
-Căn cư vào thành phần cơ giới của đất mà chia đất thành 3 loại chính: đất cát, đất thịt và đất sét.
II.Thế nào là độ chua độ kiềm của đất:
 Căn cứ vào độ pH, người ta chia đất thành:
-Đất chua:pH< 6.5
-Đất trung tính.
pH = 6.5 – 7.5
-Đất kiềm pH > 7.5
III. Khả năng giữ nước và chất dinh dưỡng của đất:
Đất giữ được nước và chất dinh dưỡng là nhờ các hạt cát, limon, sét và chất mùn.
IV. Độ phì nhiêu của đất là gì?
-Muốn có năng suất cao phải có đủ các điều kiện: giống tốt, đất phì nhiêu, thờitiết thuận lợi và chăm sóc tốt.
-Độ phì nhiêu của đất là khả năng của đất cung cấp đủ nước, oxi và các chất dinh dưỡng cần thiết cho cây trồng đảm bảo năng suất cao và không chứa các chất có hại cho cây.
HĐ1: Tìm hiểu thành phần cơ giới của đất :
-Phần rắn của đất bao gồm thành phần gì?
-Trong phần vô cơ lại gồm những hạt có kích thước khác nhau : cát, limon, sét.
-Ý nghĩa thực tế của việc xác định thành phần cơ giới của đất là gì?
-Thông báo thêm về tỉ lệ các hạt trong từng loại đất trung gian.
-Xác định được loại đất có ý nghĩa gì?
Nhớ ... ây và hạt họ đậu.
III. Một số phương pháp sản xuất thức ăn giàu gluxit và thức ăn thô xanh.
- Xem SGK
* Phát triển sản xuất theo mô hình VAC hoặc RVAC: luân canh, tăng vụ nhiều loại cây trồng; nuôi; khai thác nhiều thủy; hải sảnđể sản xuất ra nhiều loại thức ăn giàu protein, gluxit và thức ăn thô xanh sẽ góp phần phát triển chăn nuôi vững chắc.
Hoạt động 1: Tìm hiểu và phân loại thức ăn cho vật nuôi.
- Có nhiều phương pháp phân loại thức ăn : trong bài giới thiệu một phương pháp - cơ sở để phân loại phương pháp đó là gì? 
_ Yêu cầu các học sinh đọc các tiêu chí phân loại-> ghi tóm tắt lên bảng.
Giáo viên treo bảng phụ để học sinh điền.
-> Đưa ra đáp án-hệ thống lại kiến thức.
- Dựa vào thành phần dinh dưỡng có nhiều nhất trong loại thức ăn .
- Đại diện đọc thông tin.
- Hoàn thành phiếu học tập.
- 1 nhóm lên bảng trình bày, các nhóm khác nhận xét bổ sung.
Hoạt động 2: Giới thiệu một số phương pháp sản xuất thức ăn giàu protein.
Cho học sinh quan sát hình 68 SGK
Yêu cầu mô tả phương pháp sản xuất . 
Nếu học sinh không mô tả được thì giáo viên phân tích.
Yêu cầu hoàn thành bài tập /108 SGK
Giáo viên chốt lại kiến thức.
Giải thích khả năng cố định đạm của cây họ đậu.
* Gd hs ý thức bảo vệ đv có ích.
 Quan sát tranh.
Các nhóm thảo luận - thống nhất ý kiến dựa vào các gợi ý trong hình
- Cá nhân tự nghiên cứu thông tin- hòan thành.
_ Một học sinh báo cáo, các học sinh khác nhận xét.
Chú ý lắng nghe.
-Biết bảo vệ giun đất là loài động vật có ích.
Hoạt động 3: Giới thiệu một số phương pháp sản xuất thức ăn giàu gluxit và thức ăn thô xanh.
Cho học sinh đọc mục III.
-> gợi ý dựa vào sự nhận xét sản phẩm tạo ra.
d.không phải là một phương pháp sản xuất.
Muốn phát triển chăn nuôi vững chắc cần phải làm gì?.
Đọc thông tin, hoàn thành bài tập
- a: gluxít
- b, c: thô xanh
- Nêu kết luận phần ghi nhớ.
	4. Củng cố: 5 phút
Cho học sinh đọc phần ghi nhớ
Hướng dẫn trả lời câu hỏi SGK
	5. Dặn dò: 2 phút
Học bài, trả lời câu hỏi SGK
 - Xem trước bài 41 thực hành chế biến thức ăn họ đậu bằng nhiệt.
	. Dụng cụ: một nồi hấp hoặc chảo, bếp ga
	. Rổ, rá, chậu, nước, dụng cụ khuấy, khay.
	. 500g hạt đậu nành sống
Tuần: 	NS :
Tiết: 36	ND :
Bài 41: THỰC HÀNH
CHẾ BIẾN THỨC ĂN HỌ ĐẬU BẰNG NHIỆT
CHẾ BIẾN THỨC ĂN GLUXIT BẰNG MEN
I. Mục tiêu:
Biết được các phương pháp chế biến họ đậu bằng nhiệt (rang, hấp, luộc).
bánh men để chế biến các loại thức ăn giàu tinh boat làm thức ăn cho vật nuôi
Rèn kỹ năng thực hiện thao tác theo qui trình.
Giáo dục ý thức lao động cẩn thận, chính xác, đảm bảo an toàn
II. Chuẩn bị:
Chảo rang, hoặc nồi hấp luộc. Bếp ga
Hạt đậu tương (mỗi nhóm 0.5 kg)
Rổ, rá, chậu nước, dụng cụ đảo khuấy, nghiền nhỏ.
Chậu nhựa hoặc thúng. Cân, cối, chày
Vải nilon sạch để lót đáy và ủ trên mặt
Bánh men rượu loại tốt. Bột gạo
III. Hoạt động dạy - học:
1. Ổn định: 1 phút
2. Bài cũ: 4 phút
Hãy phân biệt các loại thức ăn ?
Nêu các phương pháp chế biến thức ăn giàu protein? 
 3. Bài mới : 31 phút
	* Giới thiệu: 1phút
Chế biến thức ăn nhằm nục đích gì?
Trong hạt đậu tương có chất độc hại, do đó cần chế biến để loại bỏ chúng và tạo cho vật nuôi được ngon miệng.
TG
Nội dung KNCB
Phương pháp dạy và học
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
I. Vật liệu và dụng cụ:
Nguyên liệu:
_ Hạt đậu tương (đậu nành), đậu mèo sống.
_ Dụng cụ: chảo rang hoặc nồi hấp, bếp ga hoặc bếp điện,thiết bị nghiền nhỏ, rổ, chậu, nước, dụng cụ đảo 
II. Qui trình thực hành:
(Rang hạt đậu tương)
_ Bước 1: Làm sạch đậu.
_ Bước 2: Rang, khuấy đẩo liên tục trên bếp.
_ Bước 3: Khi hạt đậu chín vàng, có mùi thơm, tách vỏ hạt dễ dàng thì nghiền nhỏ.
Hoạt động1: Tổ chức thực hành
_ Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
_ Nêu các công việc trong và sau buổi thực hành.
Yêu cầu các nhóm vào vị trí, ổn định trật tự.
- Để dụng cụ lên bàn
- Tự ghi nhớ các yêu cầu
_ Nhóm phân công công việc cho từng thành viên trong nhóm
Hoạt động 2: Thực hiện qui trình thực hành.
- Giáo viện chọn 1 trong ba nội dung để tiến hành.
_ Giáo viên giảng 2 nội dung còn lại trước .
Gọi học sinh trình bày các bước của phương pháp còn lại: rang
+ Chú ý: ở phương pháp nào cũng cần làm sạch đậu trước khi tiến hành.
 _ Theo dõi hoạt động của các nhóm: nhắc nhở an toàn lao động.
- Yêu cầu kt: hạt đậu chin vàng, có mùi thơm
-> tách võ dễ dàng
- Thu phiếu học tập của các nhóm.
Chú ý lắng nghe.
- Một học sinh trình bày như SGK.
_ Các nhóm tiến hành rang đậu tương theo qui trình.
- Khi rang không để lửa lớn (bị cháy vỏ)
-> Tiến hành nghiền nhỏ hạt.
Quan sát kết quả thực hành ghi theo phiếu học tập/111
Chế biến thức ăn giàu gluxit bằng men nhằm mục đích tăng hàm lượng protein vi sinh vật trong thức ăn, diệt một số name và phầm bệnh có hại, tiết kiệm năng lượng nấu thức ăn, dùng thức ăn để nuôi số lượng lớn vật nuôi theo kiểu công nghiệp
TG
Nội dung KNCB
Phương pháp dạy và học
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
I. Vật liệu và dụng cụ:
_ Nguyên liệu: Bột ngô (bắp) hoặc bột gạo, khoai, sắn, bánh men rượu, nước sạch.
_ Dụng cụ: chậu nhựa,vải, nilon sạch,chày, cối sứ, cân.
II. Qui trình thực hành
_ Bước 1: Cân bột và men rượu theo tỷ lệ: 100 phần bột, 4 phần men.
_ Bước 2: Giã nhỏ men rượu, bỏ bớt trấu.
_ Bước 3: Trộn đều men rượu với bột.
_ Bước 4: Cho nước sạch vào, nhào kỹ đến đủ ẩm.
_ Bước 5: Nén nhẹ bột xuống cho đều. Phủ nilon sạch lên trên mặt. Đem ủ nơi kín gió, khô, ấm trong 24h.
Hoạt động1: Tổ chức thực hành
_ Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
_ Giao công việc cho các nhóm.
_ Nhắc nhở học sinh giữ gìn trật tự vệ sinh.
_ Yêu cầu học sinh đảm bảo an toàn trong lao động.
- Để dụng cụ và vật liệu lên bàn.
- Nhóm trưởng phân công từng thành viên trong nhóm.
- Có thể sử dụng bao tay.
Hoạt động 2: Thực hiện qui trình .
- Hướng dẫn học sinh chọn bánh men rượu: bánh men rượu có vai trò rất quan trọng, có tính chất quyết định tới chất lượng thức ăn chế biến.
_ Giáo viên hướng dẫn qui trình: làm mẫu cho học sinh xem.
- Hướng dẫn dùng cân Robecvan cân bột và men rượu.
- Bỏ vỏ trấu -> nghiền nhỏ
- Dùng thìa hoặc tay trộn đều men rượu với bột.
- Cho nước sạch vào hỗn hợp.
Chú ý: Vẩy nước từ từ (mùa lạnh có thể dùng nước ấm) -> cho vào cốc ủ kín.
- Theo dõi hoạt động của các nhóm- giúp đỡ nhóm học yếu.
_ Bánh men rượu tốt: có nhiều nếp nhăn nheo, có nhiều vết phồng xốp nhẹ.
_ Quan sát các thao tác của giáo viên. Chú ý các bước của qui trình.
- Kết hợp hình SGK.
- Không để men văng ra ngoài.
- Trộn hỗn hợp khô, không để rơi vãi.
- Nhào hỗn hợp thật kỹ đến đủ ẩm.
- Các nhóm tiến hành theo hướng dẫn.
4. Nhận xét, đánh giá: 7 phút
Cho học sinh thu dọn dụng cụ, mẫu vật, làm vệ sinh.
Giáo viên đánh giá chéo dựa vào bảng/111
Giáo viên nhận xét chung – cho điểm các nhóm.
5. Dặn dò: 1phút
Xem trước bài 43: Thực hành đánh giá chất lượng thức ăn vật nuôi chế biến bằng phương pháp vi sinh vật
- Để kết quả thực hành bài 42 nơi khô, kín gió
Tuần: 	NS :
Tiết: 37	 ND :
Bài 43: THỰC HÀNH
ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG THỨC ĂN VẬT NUÔI 
CHẾ BIẾN BẰNG PHƯƠNG PHÁP VI SINH VẬT.
I. Mục tiêu:
Biết cách đánh giá chất lượng của thức ăn ủ xanh hoặc thức ăn ủ men rượu cho vật nuôi. 
 Biết ứng dụng vào thực tế sản xuất.
Rèn kỹ năng hoạt động nhóm.
Có ý thức làm việc cẩn thận, hứng thú trong vuệc chế biến thức ăn cho vật nuôi.
II. Chuẩn bị:
Thức ăn tinh ủ men rượu sau 24 giờ
Thức ăn ủ xanh
Dụng cụ: bát sứ, panh gắp, đũa thủy tinh, giấy đo PH, nhiệt kế.
III. Hoạt động dạy - học:
1. Ổn định: 1 phút
2. Bài cũ: 
 3. Bài mới : 37 phút
	*Giới thiệu: 2phút
	Trong các phương pháp chế biến, dự trữ thức ăn vật nuôi có phương pháp dự trữ thức ăn ở dạng nhiều nước, thức ăn được bảo tồn lâu hỏng dưới tác dụng của các axit hóa chất sinh ra trong quá trình dự trữ thức ăn và phương pháp ủ men rượu vào thức ăn nhiều tinh bột đã giới thiệu ở bài trước.
TG
Nội dung KNCB
Phương pháp dạy và học
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
I. Vật liệu và dụng cụ:
_ Mẫu thức ăn:
+ Thức ăn ủ xanh
+ Thức ăn tinh ủ men rượu sau 24h.
_ Dụng cụ:bát sứ có đường kính 10cm, panh gắp, đũa thủy tinh, giấy đo PH, nhiệt kế.
II. Qui trình thực hành:
_ Qui trình đánh giá chất lượng của thức ăn ủ xanh.
_ Qui trình đánh giá chất lượng của thức ăn ủ men rượu.
Hoạt động1: Tổ chức thực hành
_ Kiểm tra khâu chuẩn bị của học sinh
_ Nhắc nhở học sinh ổn định trật tự, vệ sinh, an toàn lao động trong thực hành.
- Để dụng cụ va mẫu vật lên bàn theo từng nhóm.
- Chú ý tự ý thức
Hoạt động 2: Thực hiện qui trình .
- Giáo viên thao tác mẫu
lưu ý: thức ăn ủ xanh sau khi lấy mẫu phải quan sát ngay.
- Khi đo PH phải cho giấy tiếp xúc vớ phần nước của thức ăn.
_ Hướng dẫn đánh giá chất lượng của thức ăn ủ men rượu.
- Lấy thức ăn phải cảm nhận ngay nhiệt độ và mùi.
- Quan sát và ngửi mùi.
- Cho học sinh tự đánh giá thức ăn dựa vào bảng 8 .
Quan sát các thao tác của giáo viên. - Kết hợp tranh SGK.
-> So sánh với bảng /114
_ Nghiên cứu qui trình bảng 8/114.
- Sờ tay lên chỗ nilon ủ thức ăn hoặc bên ngoài chậu.
_ Ghi vào hiếu học tập: mùi, màu sắc.
- Xếp loại thức ăn đã chế biến.
	4. Nhận xét, đánh giá: 6 phút
Yêu cầu học sinh làm vệ sinh
Giáo viên đánh giá tiết thực hành
	5. Dặn dò: 1phút
Chuần bị cho tiết ôn tập

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an 7 (tron bo).doc