Giáo án lớp 2 môn Tập đọc, tuần 28, 29, 30 - Trường tiểu học Vĩnh Nguyên 2

Giáo án lớp 2 môn Tập đọc, tuần 28, 29, 30  - Trường tiểu học Vĩnh Nguyên 2

I. Mục tiêu

- Đọc lưu loát được cả bài, đọc đúng các từ khó, dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ.

- Ngắt nghỉ hơi đúng sau dấu chấm, dấu phẩy, giữa các cụm từ.

- Biết thể hiện lời của từng nhân vật cho phù hợp.

- Hiểu ý nghĩa các từ mới: cơ ngơi, đàng hoàng, hão huyền, kho báu, bội thu và các thành ngữ: hai sương một nắng, cuốc bẫm cày sâu, của ăn của để.

- Hiểu ý nghĩa của truyện: Ai biết quý đất đai, chăm chỉ lao động trên ruộng đồng, người đó sẽ cuộc sống ấm no, hạnh phúc.

- Ham thích môn học.

II. Chuẩn bị

- GV: Tranh minh hoạ bài tập đọc trong SGK. Bảng phụ ghi sẵn từ, câu cần luyện đọc và 3 phương ánh ở câu hỏi 4 để HS lựa chọn.

- HS: SGK.

 

doc 16 trang Người đăng nguyenhoa.10 Lượt xem 1025Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 2 môn Tập đọc, tuần 28, 29, 30 - Trường tiểu học Vĩnh Nguyên 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 	: 28 Ngày dạy: 26/3/2007 
Môn	: TẬP ĐỌC 
Bài dạy : KHO BÁU- Tiết 1
I. Mục tiêu
Đọc lưu loát được cả bài, đọc đúng các từ khó, dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ.
Ngắt nghỉ hơi đúng sau dấu chấm, dấu phẩy, giữa các cụm từ.
Biết thể hiện lời của từng nhân vật cho phù hợp.
Hiểu ý nghĩa các từ mới: cơ ngơi, đàng hoàng, hão huyền, kho báu, bội thu và các thành ngữ: hai sương một nắng, cuốc bẫm cày sâu, của ăn của để.
Hiểu ý nghĩa của truyện: Ai biết quý đất đai, chăm chỉ lao động trên ruộng đồng, người đó sẽ cuộc sống ấm no, hạnh phúc.
Ham thích môn học.
II. Chuẩn bị
GV: Tranh minh hoạ bài tập đọc trong SGK. Bảng phụ ghi sẵn từ, câu cần luyện đọc và 3 phương ánh ở câu hỏi 4 để HS lựa chọn. 
HS: SGK.
III. Các hoạt động
1. Khởi động (1’)
2. Bài cũ (3’)
Ôn tập giữa HK2.
3. Bài mới 
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
Hoạt động 1: Luyện đocï đoạn 1, 2
MT: Đọc lưu loát được cả bài, đọc đúng các từ khó, dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ.
Ngắt nghỉ hơi đúng sau dấu chấm, dấu phẩy, giữa các cụm từ
Cách tiến hành: 
a) Đọc mẫu
GV đọc mẫu đoạn 1, 2. 
b) Luyện phát âm
Yêu cầu HS tìm các từ khó, dễ lẫn khi đọc bài. 
Nghe HS trả lời và ghi các từ này lên bảng.
- Đọc mẫu và yêu cầu HS đọc các từ này. (Tập trung vào những HS mắc lỗi phát âm)
- Yêu cầu HS đọc từng câu. Nghe và chỉnh sửa lỗi cho HS, nếu có.
c) Luyện đọc đoạn 
Nêu yêu cầu đọc đoạn, sau đó yêu cầu HS chia bài thành 3 đoạn.
Gọi 1 HS đọc đoạn 1.
Trong đoạn văn này, tác giả có dùng một số thành ngữ để kể về công việc của nhà nông. Hai sương một nắng để chỉ công việc của người nông dân vất vả từ sớm tới khuya. Cuốc bẫm, cày sâu nói lên sự chăm chỉ cần cù trong công việc nhà nông.
Yêu cầu HS nêu cách ngắt giọng 2 câu văn đầu tiên của bài. Nghe HS phát biểu ý kiến, sau đó nêu cách ngắt giọng đúng và tổ chức cho HS luyện đọc.
Gọi 1 HS đọc lại đoạn 1.
Yêu cầu HS đọc đoạn 2.
Yêu cầu 1 HS đọc lại lời của người cha, sau đó tổ chức cho HS luyện đọc câu này.
Yêu cầu 1 HS đọc lại đoạn 2.
Gọi HS đọc đoạn 3. Sau đó theo dõi HS đọc và sửa những lỗi sai nếu các em mắc phải.
Yêu cầu HS đọc nối tiếp theo đoạn trước lớp, GV và cả lớp theo dõi để nhận xét.
Chia nhóm HS và theo dõi HS đọc theo nhóm.
d) Thi đọc
Tổ chức cho các nhóm thi đọc đồng thanh, đọc cá nhân.
Nhận xét, cho điểm.
e) Cả lớp đọc đồng thanh
Yêu cầu cả lớp đọc đồng thanh đoạn 1.
4. Củng cố – Dặn dò (3’)
Nhận xét tiết học.
Chuẩn bị: Tiết 2.
Theo dõi và đọc thầm theo.
- Tìm từ và trả lời theo yêu cầu của GV: quanh năm, hai sương một nắng, cuốc bẫm cày sâu, mặt trời, dặn dò, cơ ngơi đàng hoàng, hão huyền, chẳng thấy, nhờ làm đất kỹ, của ăn của để,
- 5 đến 7 HS đọc bài cá nhân, sau đó cả lớp đọc đồng thanh.
- Mỗi HS đọc 1 câu, đọc nối tiếp từ đầu cho đến hết bài.
Chia bài thành 3 đoạn theo hướng dẫn của GV: 
1 HS khá đọc bài.
Nghe GV giải nghĩa từ.
Luyện đọc câu: 
Ngày xưa,/ có hai vợ chồng người nông dân kia/ quanh năm hai sương một nắng,/ cuốc bẫm cày sâu.// Hai ông bà thường ra đồng từ lúc gà gáy sáng/ và trở về khi đã lặn mặt trời.//
Luyện đọc câu: 
Cha không sống mãi để lo cho các con được.// Ruộng nhà có một kho báu./ các con hãy tự đào lên mà dùng.// (giọng đọc thể hiện sự lo lắng)
1 HS đọc bài.
1 HS đọc lại đoạn 3.
Nối tiếp nhau đọc các đoạn 1, 2, 3. (Đọc 2 vòng).
Lần lượt từng HS đọc trước nhóm của mình, các bạn trong nhóm chỉnh sửa lỗi cho nhau.
Các nhóm cử cá nhân thi đọc cá nhân, các nhóm thi đọc nối tiếp, đọc đồng thanh 1 đoạn trong bài.
v Rút kinh nghiệm:
TUẦN 	: 28 Ngày dạy: 26/3/2007 
Môn	: TẬP ĐỌC 
Bài dạy : KHO BÁU- Tiết 2
III. Các hoạt động
1. Khởi động (1’)
2. Bài cũ (3’)
Tiết 1
3. Bài mới 
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
v Hoạt động 1: Tìm hiểu bài 
Hoạt động 1: Luyện đocï đoạn 1, 2
MT: Hiểu ý nghĩa của truyện: Ai biết quý đất đai, chăm chỉ lao động trên ruộng đồng, người đó sẽ cuộc sống ấm no, hạnh phúc 
Cách tiến hành: 
GV đọc mẫu toàn bài lần 2.
Gọi 1 HS đọc phần chú giải.
Tìm những hình ảnh nói lên sự cần cù, chịu khó của vợ chồng người nông dân.
Nhờ chăm chỉ làm ăn, họ đã đạt được điều gì?
Tính nết của hai con trai của họ ntn?
Tìm từ ngữ thể hiện sự mệt mỏi, già nua của hai ông bà?
Trước khi mất, người cha cho các con biết điều gì?
Theo lời cha, hai người con đã làm gì?
Kết quả ra sao?
Gọi HS đọc câu hỏi 4.
Treo bảng phụ có 3 phương án trả lời.
Yêu cầu HS đọc thầm. Chia nhóm cho HS thảo luận để chọn ra phương án đúng nhất.
Gọi HS phát biểu ý kiến.
Kết luận: Vì ruộng được hai anh em đào bới để tìm kho báu, đất được làm kĩ nên lúa tốt.
Theo con, kho báu mà hai anh em tìm được là gì?
Câu chuyện muốn khuyên chúng ta điều gì? 
4. Củng cố – Dặn dò (3’)
Gọi 3 HS đọc nối tiếp từng đoạn của câu chuyện.
Qua câu chuyện con hiểu được điều gì?
Cho điểm HS.
Nhận xét tiết học.
Dặn HS về nhà học bài.
Chuẩn bị bài sau: Bạn có biết.
HS theo dõi bài trong SGK.
1 HS đọc bài.
Quanh năm hai sương một nắng, cuốc bẫm cày sâu, ra đồng từ lúc gà gáy sáng trở về nhà khi đã lặn mặt trời. Họ hết cấy lúa, lại trồng khoai, trồng cà, họ không cho đất nghỉ, mà cũng chẳng lúc nào ngơi tay.
Họ gây dựng được một cơ ngơi đàng hoàng.
Hai con trai lười biếng, ngại làm ruộng, chỉ mơ chuyện hão huyền.
Già lão, qua đời, lâm bệnh nặng.
Người cho dặn: Ruộng nhà có một kho báu các con hãy tự đào lên mà dùng.
Họ đào bới cả đám ruộng lên để tìm kho báu.
Họ chẳng thấy kho báu đâu và đành phải trồng lúa.
Vì sao mấy vụ liền lúa bội thu?
HS đọc thầm.
Vì đất ruộng vốn là đất tốt.
Vì ruộng hai anh em đào bới để tìm kho báu, đất được làm kĩ nên lúa tốt.
Vì hai anh em trồng lúa giỏi.
3 đến 5 HS phát biểu.
1 HS nhắc lại.
Là sự chăm chỉ, chuyên cần.
Chăm chỉ lao động sẽ được ấm no, hạnh phúc./ Ai chăm chỉ lao động yêu quý đất đai sẽ có cuộc sống ấm no, hạnh phúc.
3 HS đọc nối tiếp từng đoạn của câu chuyện.
Câu chuyện khuyên chúng ta phải chăm chỉ lao động. Chỉ có chăm chỉ lao động, cuộc sống của chúng ta mới ấm no, hạnh phúc.
v Rút kinh nghiệm:
TUẦN 	: 28 Ngày dạy: 28/3/2007 
Môn	: TẬP ĐỌC 
Bài dạy : CÂY DỪA 
I. Mục tiêu
Đọc trơn được cả bài, đọc đúng các từ khó, các từ dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ.
Nghỉ hơi sau dấu chấm, dấu phẩy, giữa các cụm từ và sau mỗi dòng thơ.
Giọng đọc thơ nhẹ nhàng, có nhịp điệu. 
Hiểu nghĩa các từ mới: tỏa, bạc phếch, đủng đỉnh, canh
Hiểu nội dung bài thơ: Với cách nhìn của trẻ em, nhà thơ trẻ Trần Đăng Khoa đã miêu tả cây dừa giống như con người luôn gắn bó với đất trời và thiên nhiên.
Học thuộc lòng bài thơ. 
Ham thích môn học.
II. Chuẩn bị
GV: Tranh minh hoạ bài tập đọc trong SGK. Bảng lớp ghi sẵn bài tập đọc.
HS: SGK.
III. Các hoạt động
1. Khởi động (1’)
2. Bài cũ (3’) Gọi HS đọc và trả lời câu hỏi về nội dung bài Kho báu.
3 HS đọc nối tiếp, 1 HS đọc cả bài. Sau đó trả lời câu hỏi 1, 2, 3 của bài
Nhận xét, cho điểm HS.
3. Bài mới 
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
v Hoạt động 1: Luyện đọc 
MT: Đọc trơn được cả bài, đọc đúng các từ khó, các từ dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ.
Cách tiến hành: 
a) Đọc mẫu
GV đọc mẫu bài thơ.
Giọng nhẹ nhàng. Nhấn giọng ở các từ ngữ gợi tả, gợi cảm.
b) Luyện phát âm
- Yêu cầu HS tìm các từ khó, dễ lẫn khi đọc bài. 
+ Tìm các từ có thanh hỏi, thanh ngã. (HS phía Nam)
Nghe HS trả lời và ghi các từ này lên bảng.
Đọc mẫu và yêu cầu HS đọc các từ này.
- Yêu cầu HS đọc nối tiếp, mỗi HS đọc 2 câu, 1 câu sáu và 1 câu tám.
c) Luyện đọc theo đoạn 
Nêu yêu cầu đọc đoạn và hướng dẫn HS chia bài thành 4 đoạn.
Hướng dẫn HS ngắt giọng các câu thơ khó ngắt.
- Ngoài ra cần nhấn giọng ở các từ địu, đánh nhịp, canh, đủng đỉnh
v Hoạt động 2: Tìm hiểu bài 
Mục tiêu: Hiểu nội dung bài thơ: Với cách nhìn của trẻ em, nhà thơ trẻ Trần Đăng Khoa đã miêu tả cây dừa giống như con người luôn gắn bó với đất trời và thiên nhiên
Cách tiến hành: 
Gọi 1 HS đọc lại toàn bài, 1 HS đọc phần chú giải.
Các bộ phận của cây dừa (lá, ngọn, thân, quả) được so sánh với những gì?
Tác giả đã dùng những hình ảnh của ai để tả cây dừa, việc dùng những hình ảnh này nói lên điều gì?
Cây dừa gắn bó với thiên nhiên (gió, trăng, mây, nắng, đàn cò) ntn?
Con thích nhất câu thơ nào? Vì sao?
v Hoạt động 3: Học thuộc lòng
- Hướng dẫn HS học thuộc lòng từng đoạn.
- GV xoá dần từng dòn thơ chỉ để lại chữ đầu dòng.
Gọi HS nối tiếp nhau học thuộc lòng.
Cho điểm HS.
4. Củng cố – Dặn dò (3’)
Gọi 1 HS học thuộc lòng bài thơ.
Nhận xét, cho điểm HS.
Nhận xét tiết học.
Dặn HS về nhà học thuộc lòng bài thơ và chuẩn bị bài sau: Những quả đào.
Theo dõi và đọc thầm theo.
- Tìm từ và trả lời theo yêu cầu của GV: tỏa, gật đầu, bạc phếch, nở, chải, quanh cổ, bay vào bay ra, đủng đỉnh.
5 đến 7 HS đọc bài cá nhân, sau đó cả lớp đọc đồng thanh.
- Mỗi HS đọc 2 dòng thơ theo hình thức nốit tiếp.
- Dùng bút chì phân cách giữa các đoạn thơ:
Luyện ngắt giọng các câu văn: 
Đọc bài theo yêu cầu.
HS đọc lại bài sau đó trả lời: 
Lá: như bàn tay dang ra đón gió, như chiếc lược chải vào mây xanh.
Ngọn dừa: như người biết gật đầu để gọi trăng.
Thân dừa: bạc phếch, đứng canh trời đất.
Quả dừa: như đàn lợn con, như những hủ rượu.
Tác giả đã dùng những hình ảnh của con người để tả cây dừa. Điều này cho thấy cây dừa rất gắn bó với con người, con người cũng rất yêu quí cây dừa.
Với gió: dang tay đo ... øi câu hỏi về nội dung bài Cậu bé và cây si già.
+ Cậu bé đã làm điều gì không phải với cây si?
+ Cây đã làm gì để cậu bé hiểu nỗi đau của nó?
 + Qua câu chuyện này em hiểu được điều gì?
Nhận xét, cho điểm HS.
3.Bài mới: 
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
v Hoạt động 1: Luyện đọc
+MT : Giúp HS đọc trơn toàn bài.
+Cách tiến hành: 
a) Đọc mẫu
GV đọc mẫu đoạn 1, 2.
b) Luyện phát âm
Yêu cầu HS đọc bài theo hình thức nối tiếp, mỗi HS đọc 1 câu, đọc từ đầu cho đến hết bài. Theo dõi HS đọc bài để phát hiện lỗi phát âm của các em.
Hỏi: Trong bài có những từ nào khó đọc? (Nghe HS trả lời và ghi những từ này lên bảng lớp)
Đọc mẫu các từ trên và yêu cầu HS đọc bài.
Yêu cầu HS nối tiếp nhau đọc lại cả bài. Nghe và chỉnh sửa lỗi phát âm cho HS, nếu có.
c) Luyện đọc đoạn
Nêu yêu cầu đọc đoạn sau đó hỏi: Câu chuyện được chia làm mấy đoạn? Phân chia các đoạn ntn?
Gọi 1 HS đọc đoạn 1.
Đoạn đầu là lời của người kể, các em cần chú ý đọc với giọng nhẹ nhàng, thong thả.
Gọi HS đọc đoạn 2..
Gọi HS đọc đoạn 3.
Hướng dẫn HS luyện đọc câu nói của Tộ và của Bác trong đoạn 3.
Gọi HS đọc lại đoạn 3.
Yêu cầu HS đọc nối tiếp theo đoạn trước lớp, GV và cả lớp theo dõi để nhận xét.
Chia nhóm HS và theo dõi HS đọc theo nhóm.
d) Thi đọc
e) Cả lớp đọc đồng thanh
5. Củng cố – Dặn dò (3’)
Nhận xét tiết học.
Chuẩn bị: Tiết 2.
Hoạt động lớp, cá nhân.
Theo dõi và đọc thầm theo.
Đọc bài.
Từ: quây quanh, tắm rửa, văng lên, mắng phạt, hồng hào, khẽ thưa; mững rỡ, 
Một số HS đọc bài cá nhân, sau đó cả lớp đọc đồng thanh.
Đọc bài nối tiếp, đọc từ đầu cho đến hết, mỗi HS chỉ đọc một câu.
Câu chuyện được chia làm 3 đoạn.
+ Đoạn 1: Một hôm  nơi tắm rửa 
+ Đoạn 2: Khi trở lại phòng họp  Đồng ý ạ!
+ Đoạn 3: Phần còn lại.
1 HS khá đọc bài.
1 HS đọc lại bài.
1 HS khá đọc bài.
Luyện đọc đoạn 2 theo hướng dẫn: Lớp trưởng (hoặc 1 HS bất kì) đọc câu hỏi của Bác. Sau mỗi câu hỏi, cả lớp đọc đồng thanh câu trả lời của các cháu thiếu nhi.
1 HS khá đọc bài.
Luyện đọc câu: 
+ Thưa Bác./ hôm nay cháu không vâng lời cô.// Cháu chưa ngoan/ nên không được ăn kẹo của Bác.// (Giọng nhẹ, rụt rè)
+ Cháu biết nhận lỗi,/ thế là ngoan lắm!// Cháu vẫn được phần kẹo như các bạn khác.// (Giọng ân cần, động viên)
1 HS đọc đoạn 3.
Nối tiếp nhau đọc các đoạn 1, 2, 3. (Đọc 2 vòng)
Lần lượt từng HS đọc trước nhóm của mình, các bạn trong nhóm chỉnh sửa lỗi cho nhau.
Rút kinh nghiệm:
 ............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
TUẦN 	: 30 Ngày dạy: 9/4/2007 
Môn	: TẬP ĐỌC 
Bài dạy :AI NGOAN SẼ ĐƯỢC THƯỞNG- Tiết 2
III. CÁC HOẠT ĐỘNG
1. Khởi động (1’)
2. Bài cũ (3’)
Ai ngoan sẽ được thưởng(Tiết 1)
3.Bài mới: 
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
v Hoạt động 1: Tìm hiểu bài 
+MT : Giúp HS hiểu được nội dung bài.
+Cách tiến hành: 
GV đọc lại cả bài lần 2.
Gọi 1 HS đọc phần chú giải.
Khi thấy Bác Hồ đến thăm, tình cảm của các em nhỏ ntn?
Bác Hồ đi thăm những nơi nào trong trại nhi đồng?
Bác Hồ rất quan tâm đến thiếu nhi và đồng bào ta.
Bác Hồ hỏi các em HS những gì?
Những câu hỏi của Bác cho các em thấy điều gì về Bác?
Các em đề nghị Bác chia kẹo cho những ai?
Tại sao Tộ không dám nhận kẹo Bác cho?
Tại sao Bác khen Tộ ngoan?
Chỉ vào bức tranh: Bức tranh thể hiện nội dung đoạn nào? Em hãy kể lại?
Yêu cầu HS đọc phân vai.
Nhận xét, cho điểm HS.
5. Củng cố – Dặn dò (3’)
Thi đọc lại 5 điều Bác Hồ dạy.
Tuyên dương những HS học thuộc lòng 5 điều Bác Hồ dạy 
Nhận xét tiết học.
Dặn HS đọc lại bài và chuẩn bị bài sau: Xem truyền hình.
Hoạt động lớp, cá nhân.
HS theo dõi bài trong SGK.
HS đọc.
Các em chạy ùa tới, quây quanh Bác. Ai cũng muốn nhìn Bác cho thật rõ.
Bác đi thăm phòng ngủ, phòng ăn, nhà bếp, nơi tắm rửa.
Các cháu có vui không?/ Các cháu ăn có no không?/ Các cô có mắng phạt các cháu không?/ Các cháu có thích kẹo không?
Bác rất quan tâm đến việc ăn, ngủ, nghỉ,  của các cháu thiếu nhi. Bác còn mang kẹo chia cho các em.
Những ai ngoan sẽ được Bác chia kẹo. Ai không ngoan sẽ không được nhận kẹo của Bác.
Vì Tộ tự thấy hôm nay mình chưa ngoan, chưa vâng lời cô.
Vì Tộ biết nhận lỗi./ Vì Tộ dũng cảm nhận lỗi./ Vì người dũng cảm nhận lỗi là đáng khen.
3 HS lên chỉ vào bức tranh và kể lại.
8 HS thi đọc theo vai (vai người dẫn chuyện, Bác Hồ, em bé, Tộ)
- Hs thi đọc 5 điều Bác Hồ dạy
Rút kinh nghiệm:
 ............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
TUẦN 	: 30 Ngày dạy: 11/4/2007 
Môn	: TẬP ĐỌC 
Bài dạy : CHÁU NHỚ BÁC HỒ
I. MỤC TIÊU
Đọc thể hiện tình cảm thương nhớ Bác.
Hiểu ý nghĩa các từ mới: cất thầm, ngẩn ngơ, ngờ.
Nội dung bài thơ: Bài thơ cho ta thấy tình cảm kính yêu vô hạn của thiếu nhi vùng tạm chiếm đối với Bác Hồ.
II. CHUẨN BỊ
GV: Tranh minh hoạ bài tập đọc trong SGK. Bảng phụ ghi sẵn từ, câu cần luyện đọc.
HS: SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG
1. Khởi động (1’)
2. Bài cũ (3’) Ai ngoan sẽ được thưởng.
Gọi HS lên bảng đọc bài và trả lời câu hỏi về nội dung bài tập đọc Ai ngoan sẽ được thưởng.
Nhận xét, cho điểm HS.
3.Bài mới: 
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
Hoạt động 1: Luyện đọc
+MT : Giúp HS đọc trơn toàn bài.
+Cách tiến hành: 
a) Đọc mẫu
GV đọc mẫu toàn bài thơ.
b) Luyện phát âm
HS đọc thầm và tìm các từ cần chú ý phát âm:
Tìm cho cô các tiếng trong bài có âm đầu l, n,  
- Các tiếng trong bài có thanh hỏi/ngã, âm cuối là n, c, t?
Đọc mẫu, sau đó gọi HS đọc các từ này. 
HS nối tiếp nhau đọc từng câu trong bài.
c) Luyện đọc đoạn
Hướng dẫn HS ngắt giọng một số câu thơ khó ngắt.
Hướng dẫn chia bài thơ thành 2 đoạn. Đoạn 1: 8 câu thơ đầu. Đoạn 2: 6 câu thơ cuối.
Tổ chức HS luyện đọc bài theo nhóm nhỏ. Mỗi nhóm 4 HS. Thi đọc giữa các nhóm
v Hoạt động 2: Tìm hiểu bài
MT : Giúp HS hiểu nội dung bài thơ: Bài thơ cho ta thấy tình cảm kính yêu vô hạn của thiếu nhi vùng tạm chiếm đối với Bác Hồ
+Cách tiến hành: 
Gọi 2 HS đọc toàn bài 1 HS đọc phần chú giải.
Bạn nhỏ trong bài thơ quê ở đâu?
GV: Ô Lâu là một con sông chảy qua các tỉnh Quảng Trị và Thừa Thiên – Huế, khi đất nước ta còn bị giặc Mĩ chia làm hai miền thì vùng này là vùng bị địch tạm chiếm.
Vì sao bạn phải “cất thầm” ảnh Bác?
Ơû trong vùng tạm chiếm, địch cấm nhân dân ta treo ảnh Bác Hồ, vì Bác là người lãnh đạo nhân dân ta chiến đấu giành độc lập, tự do.
Hình ảnh Bác hiện lên ntn qua 8 dòng thơ đầu?
Tìm những chi tiết nói lên tình cảm kính yêu Bác Hồ của bạn nhỏ?
Qua câu chuyện của một bạn nhỏ sống trong vùng địch tạm chiếm, đêm đêm vẫn mang ảnh Bác Hồ ra ngắm với sự kính yêu vô vàn, ta thấy được tình cảm gì của thiếu nhi đối với Bác Hồ?
Hoạt động 3 Học thuộc lòng bài thơ
MT : Giúp Hsộhc thuộc lòng bài thơ và diễn cảm
+Cách tiến hành: 
Hướng dẫn HS học thuộc lòng từng đoạn và cả bài thơ.
GV xoá dần từng dòng thơ chỉ để lại những chữ đầu dòng.
Gọi HS nối tiếp nhau đọc thuộc lòng bài thơ.
Hoạt động cuối: Củng cố, dặn dò
Nhận xét tiết học.
Dặn HS về nhà học thuộc lòng bài thơ, sưu tầm các câu chuyện về Bác.
Chuẩn bị bài sau: Chiếc rễ đa tròn..
 Hoạt động lớp, cá nhân.
Theo dõi và đọc thầm theo.
Tìm từ và trả lời theo yêu cầu của GV:
5 đến 7 HS đọc bài cá nhân, sau đó cả lớp đọc đồng thanh.
Mỗi HS đọc 1 câu, đọc nối tiếp từ đầu cho đến hết bài.
Chia bài thành 2 đoạn theo hướng dẫn: 
- Hs thi đọc 
Lần lượt từng HS đọc trước nhóm của mình, các bạn trong nhóm chỉnh sửa lỗi cho nhau.
- Hoạt động cá nhân, lớp
Đọc bài theo yêu cầu.
HS đọc lại bài sau đó trả lời: 
5 HS trả lời theo ý hiểu cá nhân. 
Mỗi đoạn 1 HS đọc cá nhân, cả lớp đọc đồng thanh, đọc thầm.
6 HS thi đọc nối tiếp.
Rút kinh nghiệm:
 ............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docTAP DOC ( 28-30).doc