Giáo án Lịch sử 9 kì 1 – Trường THCS Trực Hùng

Giáo án Lịch sử 9 kì 1 – Trường THCS Trực Hùng

PHẦN MỘT

LỊCH SỬ THẾ GIỞI HIỆN ĐẠI TỪ NĂM 1945 ĐẾN NAY

Chương I :

LIÊN XÔ VÀ CÁC NƯỚC ĐÔNG ÂU TỪ SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI

Bài 1 : LIÊN XÔ VÀ CÁC NƯỚC ĐÔNG ÂU TỪ NĂM 1945 ĐẾN GIỮA NHỮNG NĂM 70 CỦA THẾ KỈ XX

TIẾT 1 LIÊN XÔ

Ngày soạn : 3/9/2006

Ngày dạy :

A / Mục tiêu :

- Nắm đươc nét chính về công cuộc khôi phục kinh tế của Liên xô sau chiến tranh thế giới thứ hai từ năm 1945 , qua đo thấy đựoc sự tổn thất nặng nề của Liên Xô trong chiến tranh và tinh thần lao động sáng tạo , quên mình của nhân dân Liên Xô . Những thành tựu to lớn và những hạn chế , thiếu sót , sai lầm trong công cuộc xây dựng CNXH ỏ Liên Xôi từ 1950 đến nửa đầu năm 70 .

- Giáo dục cho các em lòng yêu nước , biết ơn của nhân dân Liên Xô với sự nghiệp ccách mạng của nhân dân .

- Biết khai thác những thnàh tựu , tranh ảnh , các vấn đề KT- XH của Liên Xô và các nước tư bản những năm sau chiến tranh thế giới thứ 2 .

B / Chuẩn bị :

 - Thầy : Soạn bài , tranh ảnh về công cuộc xây dựng XHCN ở Liên Xô

 - Trò : Sưu tầm tranh , ảnh về Liên Xô .

C /Tiến trình:

 1. ổn định :

 2 . Kiểm tra bài cũ :

 

doc 41 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 886Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lịch sử 9 kì 1 – Trường THCS Trực Hùng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phần một
Lịch sử Thế giởi hiện đại từ năm 1945 đến nay
Chương I : 
Liên Xô và các nước đông âu từ sau chiến tranh thế giới thứ hai
Bài 1 : Liên xô và các nước đông âu từ năm 1945 đến giữa những năm 70 của thế kỉ XX
Tiết 1 Liên xô 
Ngày soạn : 3/9/2006
Ngày dạy : 
A / Mục tiêu : 
- Nắm đươc nét chính về công cuộc khôi phục kinh tế của Liên xô sau chiến tranh thế giới thứ hai từ năm 1945 , qua đo thấy đựoc sự tổn thất nặng nề của Liên Xô trong chiến tranh và tinh thần lao động sáng tạo , quên mình của nhân dân Liên Xô . Những thành tựu to lớn và những hạn chế , thiếu sót , sai lầm trong công cuộc xây dựng CNXH ỏ Liên Xôi từ 1950 đến nửa đầu năm 70 .
- Giáo dục cho các em lòng yêu nước , biết ơn của nhân dân Liên Xô với sự nghiệp ccách mạng của nhân dân .
- Biết khai thác những thnàh tựu , tranh ảnh , các vấn đề KT- XH của Liên Xô và các nước tư bản những năm sau chiến tranh thế giới thứ 2 .
B / Chuẩn bị : 
 - Thầy : Soạn bài , tranh ảnh về công cuộc xây dựng XHCN ở Liên Xô 
 - Trò : Sưu tầm tranh , ảnh về Liên Xô .
C /Tiến trình:
 1. ổn định : 
 2 . Kiểm tra bài cũ : 
 3. Bài mới : 
GV : giới thiệu : Sau chiến tranh thế giới thứ 2 Liên Xô bị thiệt hại to lớn về người và của để khôi phục và phát triển kinh tế dưa đất nước tiến lên đưa đất nước phát triển khẳng địng vị thế của mình đôíi với các nước Tư bản , đồng thời để có điều kiện giúp đỡ phong trào CM TG , Liên xô phải tiến hành công cuộc khôi phục KT và xây XHCN . Để tìm hiểu hoàn cảnh , nội dung , kết quả công cuộc khôi phục KT và xây dựng CNXH diễn ra ntn ? Chúng ta cùng tìm hiểu nội dung bài học hôm nay để lí giải ccâu hỏi trên .
Hoạt động 1 : HS nắm được hoàn cảnh Liên Xô khi tiến hành khôi phục Kt sau chiến tranh TG 2
GV : Sdụng bảng phụ đưa gữ liệu về sự thiệt hại của Liên Xô : 
- Hơn 27 triêu người chết 
- 1710 thành phố 
- Hơn 70.000 làng mạc bị tàn phá 
- Gần 32 nhà máy , xí nghiệp 
- Gần 65000 km đường sắt 
? Em co nxgì về sự thiệt hại của Liên Xô trong chien tranh TG2 .
- Thiệt hại nặng nề .
- HS : Nhận xét bổ sung ( nếu cần ) 
- GV: bổ sung , nhận xét : đây là sự thiệt hại rất lớn về người của nhân dân Liên Xô , những kk tưởng chừng ko vượt qua nổi . Các nước đồng minh mặc dù bị thua nhưng thiệt hại ko đáng kể .
? Theo em LX sẽ làm gì khi dứng trước hoàn cảnh đó ? 
- Tiến hành khôi phục KT 
Hoạt động 2 : Năm được kết quả trong công cuộc khôi phục kinh tế . ( HĐ nhóm ) 
GV : Phân tích sự quyết tâm của Đảng và nhà nước LXô trong việc đề ra và thực hiện kế hoạch , khôi phục KT . Quyết tâm này được sự ủng hộ của nhân dân nên đã hoàn thnàh kế hoạch 5 năm trước thời hạn .
GV : Đưa ra các số liệu ( kết quả ) SGK 
HS : Thảo luận về các số liệu và trả lời 
? Em có nx gì về tốc độ tăng trưởng KT của LX trong thời kì khôi phục KT , nguyên nhân của sự phát triển đó .? 
HS : Thảo luận trình bày theo nhóm ( đại diẹn ) có bổ sung 
GV : nhân xét , bổ sung 
- Tốc độ tăng nhanh chóng .
- Do sự thống nhất về tư tưởng , chính trị của XH Liên Xô , tinh thần tự lập , tự cường , tinh thần chịu đựng gian khổ , lđ cần cù , quên mình của nhân dân LX . 
GV : Chuyển 
Hoạt động 1 : ( nhóm ) 
HS hiểu được hoàn cảnh LX xay dựng CNXH
GV : Giải thích rõ khái niệm : Thế nào là xây dựng cơ sở vật chất – kĩ thuật của CNXH : Đó là nền SX đại cơ khí với công nghiệp hieenj đại , nông nghiệp hiện đại , KHKT tiên tiến nhất . 
Lưu ý : đây là xd cơ sở vật chất – kĩ thuật của CNXH mà các em đã được học từ trước đến 1939 .
GV : cho hs thảo luận nhóm – trả lời 
? Liên Xô xdựng cơ sở vật chất – kĩ thuật trong hoàn cảnh nào ? 
HS : thảo luận – trình bày ý kiến theo nhóm 
GV : gọi hs trình bày 
GV : nhận xét , bổ sung 
? Theo em hoàn cảnh đó có ảnh hưởng gì đến công cuộc xd CNXH ở Liên Xô ? 
- ảnh hưởng trực tiếp tới việc xd cơ sở vật chất kt làm giảm tốc độ của công cuộc xd CNXH ở LX . 
Hoạt động 2 : HS nắm được những thnàh tựu về việc thực hiện kế hoạch 5 năm , 7 năm 
GV : đọc các số liệu trong SGK về những thành tựu đạt đựoc của LX trong việc thực hiện kế hoạch trong 5,7 năm .
GV : GT hình trong SGK : Vệ tinh nhân tạo đầu tiên của loài người do LX phóng lên ( 1957 nặng 83,6 kg ) 
? Em hãy cho biết ý nghĩa của những thnàh tựu mà LX đạt được ? 
- Tạo được uy tín và vị trí quốc tế đc đề cao . 
- LX trở thành chỗ dựa cho hoà bình TG 
GV : liên hệ với VN 
 Củng cố ndung T1 của bài học 
 4. Hướng dẫn : 
- Các em về nhà học bài 
- Chuẩn bị bài mới T2 – B1 
1. Công cuộc khôi phục KT sau chiến tranh TG 2 ( 1945 – 1950 ) 
a) Những thiệt hại của Liên Xô sau CT- TG 2 
Lxo chịu tổn thất nặng nề trong chiến tranh Tg 2 
Liên Xô khôi phục kinh tế 
b) Thành tựu 
* Kết quả : 
- CN : 1950 sx công nghiệp nặng tăng 73% so với trước chiến tranh 
- NN : bước đầu khôi phục 1 số ngành pt
- Khoa học kĩ thuật : chế tạo thnàh công bom nguyên tử ( 1949 )
2. Tiếp tục xây dựng cơ sở vc kt của CNXH ( từ 1950 đến nử đầu những năm 70 của thế kỉ XX ) 
- Hoàn cảnh 
+ Các nước tử bản phương tây luôn có âm mưu và hoạt động bao vây chống phá LX cả kinh tế , chính trị , quân sự 
+ LX fải chi phí lớn , an ninh để bảo vệ thnàh quả của công cuộc XD CN XH .
- Những thnàh tựu : 
+ KT : là cường quốc CN hàng thứ hai TG sau Mỹ .
+ KHKT : các ngành KHKT ptriển đặc biệt là KH vũ trụ .
+ Quốc phòng : đạt đc thế cân bằng chiến lược q sự nói chung và sức mạnh hạt nhân nói riêng .
+ Ngoại giao : thực hiện chính sách đối ngoại hoà bình và tích cực ủng hộ phong trào CM TG 
Tiết 2 Đông âu 
Ngày soạn : 10/9/2006
Ngày dạy : 
A / Mục tiêu : Nắm được những net chúnh về việc thnàh lập Nhà nước dân chủ nhân dân Đông Âu và công cuộc xd XHCN ở các nước Đông âu ( tỳ 1950 đến nửa đầu những năm 70 của thế kỉ XX ) 
- Nắm đực những nét cơ bản về hệ thống các nước XHCN thông qua đó hiểu được những mối quan hệ chhính , ảnh hưởng và đóng góp của hệ thống XHCN với phóng trào CM TG và CMVN nói riêng . 
- Khăng địng những đóng góp to lớn của các nướpc Đông Âu trong việc xây dựng hệ thống XHCN thế giới , biết ơn sự giúp đỡ của nhân dân các nước Đông Âu đối với sự nghiệp Cm nước ta . 
- Giáo dục học sinh tinh thần đoàn kết quốc tế.
- Biết sd bản đồ để xác định vị trí của các nước Đông Nám á .
 B / Chuẩn bị : 
 Thầy : Bản đồ các nước Đông Âu 
 Trò : SGK , tranh ảnh về các nước Đông âu .
C / Tiến trình : 
 1. ổn định : 
 2. Kiểm tra bài cũ : 
? Nêu những thành tựu cơ bản về phát triển kt – khoa học kt của liên xô từ năm 1950 đến những năm 70 của thế kỉ XX.
 3 . Bài mới 
Hoạt động 1 : Giúp hs nắm được sự ra đời của Nhà nước dân chủ ở các nước Đông Âu .
? Các nước dân chủ nd Đông Âu ra đời trong hoàn cảnh nào ? 
- Trong chiến tranh bi lệ thuộc các nước TB Tây Âu .
- Trong chiến tranh bi bọn phát xít chiếm đóng , nô dịch 
- Khi Hồng quân Liên xô truy đuổi phát xít Đức , nd các nước Đông Âu đã phối hợp đấu tranh giành chính quyền .
GV : Nhận xét , bổ xung nhấn mạnh vai trò của Hồng quân LX đối với các nước Đông Âu 
- Sau dố cho hs đọc SGK đoạn nói về sự ra đời của các nc Đông Âu . 
? Em hãy nhớ và điền vào bảng sau ? 
STT 
Tên các nước 
Ngày , tháng thành lập 
1
Ba lan 
7- 1944
2
Ru ma ni 
8-1944
3
Hung – ga - ri
4-1945
4
Tiệp khắc
5- 1945
5
 Nam Tư 
11-1945
6
 An – Ba – Ni
12-1945
7
Bun- Ga – ri 
9-1945
8
Cộng Hoà DC Đức 
10-1949
GV : Lưu ý : Nước Đức – sau chiến tranh TG 2 để tiêu diệt tận gốc CN phát xít Đức , nước Đức chia thành 4 4 khu vực chiếm đóng của 4 cường quốc : Liên Xô , Mĩ , Anh , Pháp theo chế độ quân quản , thủ đô Bec- Lin cũng bị chia thnàh 4 phần , Khu vực của Liên Xô chiếm đóng sau này trở thnàh lãnh thổ của CH dân chủ Đức ( 10/ 1949 ) . Khu vực của Mỹ , Anh , Pháp trở thnàh lãnh thổ của CH liên Bang Đcs ( 9/1949) thủ đô Béc – Lin chia thành Đông và Tây Béc – Lin 
Hoạt động 2 : HS nắm được các nước dân chủ nhân dân ở Đông Âu hoàn thành những nhiện vụ CM dân chủ nd ntn ? 
? để hoàn thnàh những nhiệm vụ CMDC nhân dân các nước Đông Âu đã làm gì ? 
HS : Trả lời dựa vào SGK 
? Cho các nhóm bổ xung 
GV : Nhấn mạnh : Việc hoàn thành nv trên là trong hoàn cảnh cuộc đấu tranh giai cấp quyết liệt , đập tan mọi âm mưu của các thế l;ực phản động . 
GV : Chuyển sang phần 2 
Hoạt động 1 : Nắm đc những thnàh tựu trong công cuộc xd XHCNở các nước Đông Âu .
Cho Hs hoạt động các nhân 
GV : Nhấn mạnh sự nỗ lực của các nhà nước và nhân dân ở Đông Âu cũng như sự giúp đỡ của Liên Xô trông công cuộc xây dựng CNXH ở nước này .
? Các em đọc , theo dõi SGK ? 
? Hãy cho biết thành tựu xd CNXH của các nước Đông Âu 
HS : trả lời dựa vào SGK 
? Dựa vào đó em hãy lập bảng thống kê những thnàh tựu của các cước Đông Âu ? 
- GV : gợi ý , những thàng tựu chủ yêú 
GV : như vậy sau 20 năm xd CNXH ( 1950 – 1970 ) các nước Đông Âu đã đạt đc những thành tựu to lớn , bộ mặt KTXH của các nước này đã thay đổi cơ bản . 
? Theo em các nước Đông Âu đã xd CNXH trong điều kiện nào ? 
Hoạt động 2 : 
Hoạt động 1 : Nắm được việc ra đời của hệ thống XHCN .
? HS đọc SGK mục 3 
? Hệ thống các nước XHCN ra đời trong hoàn cảnh nào ? 
- Đòi hỏi có sự hợp tác cao của LX 
- Có sự phân công và chuyên môn hoá trong sane xuất . 
? Vởy sơ sở nào khiến CNXH ra đời ? 
- Mục tiêu chung 
- Tư tưởng Mác – Lê – Nin 
Hoạt động 2 : 
? Sự hợp tác tương trợ giữa LX và Đông Âu đc thể hiện ntn - Thể hiện trong 2 tổ chức 
GV : Phân tích 
Hội đống tương trợ Ktcủa LX và Đông Âu gồm các thành viên : Ba Lan , Tiệp khắc , Hung ga ry , Bun ga ri , An ba ni , CH dân chủ Đức ( 1950 ) , Mông cổ ( 1962 ) , Cu ba ( 1972 ) , Việt Nam ( 1978 ) 
Tổ chức Vác Sa Va tổ chức này là liên minh phòng thủ quân sự và chính trị của các nước XHCN châu âu để duy trì hoà bình , an ninh thế giới . 
 4 . Hướng dẫn : 
 - Các em về nhà học bài .
 - Trả lời câu hỏi cuối bài , xchuẩn bị bài sau . 
1 . Sự thnàh lập nhà nước dân chủ nhân dân ở Đông Âu .
- Hồng quân Liên Xô truy kích tiêu diệt quân phát xít . Nhân dân và các lực lượn vũ trang nổi dậy giành chính quyền và thành lập chính quyền dân chủ nd . – Cac nước dân chủ nhân dân Đông Âu ra đời . 
- Những việc mà các nước Đ âu tiến hành 
+ XD cq dân chủ nd 
+ Cải cách ruộng đất , quốc hữu hoá xí nghiệp lớn của Tbản .
+ Ban hnàh các quyền tự do dân chủ 
2. Các nước Đông Âu XD CNXH ( từ năm 1950 đến nửa đầu những năm 70 của thế kỉ XX ) 
=- mĐầu những năm 70 các nước Đông Âu là những nước công – nông nghiệp 
- Bộ mặt KTXH thay đổi : 
+ An ba ni : đã điện khí hoá cả nước , giáo dục pt cao nhất Châu âu bấy giờ 
+ Ba lan sản lượng công nông nghiệp tăng gấp đôi 
+ Bun ga ri : sản xuất CN 1975 tăng 55 lần so 1939 
+ Tiệp khắc xếp vào hàng các nước CN phát triển .
Các nước Đ. Âu xd CNXH trong hoàn cảnh khó khăn phức tạp về : Cơ sở vật chất kt lạc hậu , các nước đế quốc bao vây về KT , chống fá về chính trị 
3. Hệ thống các nước ...  quát tình hình các nc TB 
? Quan hệ QT từ 1945 đến nay ntn ? 
- Tình hình Tg rất căng thẳng ( đó là thời kì chiến tranh lạnh )
- Xu thế chuyển từ đối đầu sang đối thoại – nguy cơ chiến tranh lạnh bị đẩy lùi .
Em háy nhcs lại sự phát triển và những thành tựu của cuộc CM KHKT lần 2 ? 
HS : trình bày những thành tựu cơ bản ( từ 2-3 hs ) 
GV : nói thêm về ý nghĩa lịch sử của những thành tựu đó 
? Em hãy nêu những nội dung chủ yếu của lịch sử TG hiện đại 
HS : Khái quát những vấn đề đã học 
? Xu thế phát triển của Tg ngày nay là gì ? 
Hoạt động 2 
? Quan hệ QT từ 1945 đến nay ? 
- Từ 1945-1991 : TG chịu sự chi phối của trật tự 2 cực I-an-ta 
- Từ năm 1991 đến nay trật tự TG mới hình thnàh Tg đa cực 
 4. Hướng dẫn : 
- Các em học bài và làm BT trong SGK 
- Ôn tập toàn bộ phần lịch sử TG đã học 
- Chuẩn bị bài mới ( Lịch sử Việt Nam ) 
I / Những nội dung chính của lịch sử TG từ sau 1945 đến nay 
1. Hệ thống các nước XHCN 
- Nguyên nhân sụp đổ : 
+ Sai lầm trong đường lối chính sách 
+ Sự chống phá của CNĐQ và các thế lực phản động 
2. Phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở châu á , phi , Mĩ la tinh từ 1945 đến nay 
3. Sự phát triển của các nước TB : Mĩ , Nhật Bản , Tây Âu 
- Mĩ trở thành nc giàu nhất TG , có mưu đồ bá chủ 
- Nhât, cộng hoà liên bang Đức vươn lên nhanh chóng 
- Ba trung tâm KT : Mĩ , Nhật , Tây Âu 
4. Quan hệ QT từ 1945 đến nay 
5. Sự phát triển của cuộc CM KHKT lần thứ 2 và ý nghĩa 
* ý nghía : - Đánh dấu bước tiến bộ của nhân loại 
- Thay đổi công cụ , công nghệ và nguyên liệu 
- Loài ngừô bước sang nên văn minh thứ 3 ( Văn minh trí tuệ ) 
II / Các xu thế phát triển của thế giới ngày nay : 
Phần II
Lịch sử việt nam từ 1919 đến nay
Chương I : Việt nam trong những năm 1919 - 1930 
Tiết 16 Bài 14 
Việt nam sau chiến tranh thế giới thứ nhất
Ngày soạn : 26/11/2006
Ngày dạy :
A / Mục tiêu : Qua bài học , HS nắm đc : 
 - Nguyên nhân , nội dung , đặc điểm của chương trình khai thác thuộc địa lần 2 của Pháp ở VN .
 - Những thủ đoạn của Pháp về chính trị , văn hoá , giáo dục phục vụ cho chương tringhf khai thác thuộc địa lần 2 . Sự phân hoá giai cấp , thái độ và khả năng CM của giai cấp 
 - Giáo dục các em lòng căm thù giặc ngoại xâm , hiểu đc sự lao động vất vả cực nhọc của người dân dưới chế độ phong kiến . 
 - Rèn kĩ năng quan sát lược đồ , trình bày một vvấn đè lịch sử bằng lược đồ . 
B / Chuẩn bị : 
 Thầy : Lược đồ về nguồn lợi khai thác của Pháp tại VN 
 Trò : Đọc SGK 
C / Tiến trình : 
 1. ổn định : 
 2. Kiểm tra bài : ( Trong quá trình học ) 
 3. Bài mới : 
Hoạt động 1 : 
GV : yêu câu Hs quan sát phần I sgk 
? Thực dân Pháp tiến hành khai thác lầ thứ 2 đối với nước ta trong hoàn cảnh nào ? Nhằm mục đích gì ? 
GV : Sau chiến tranh TG 2 , Pháp là con nợ lớn nhất của Mĩ năm 1920 , số nợ QG đã lên tới 300 tỉ Frăng , Pháp bị tiêu huỷ hàng chục tỉ Frăng . 
? Nội dung của chương trình khai thác tuộc địa lần 2 của Pháp là gì ? 
Hoạt động 2 : 
GV : Giảng thêm về sự bóc lột của Pháp tại VN về thuế NN .
? Trong chương trình khai thác lầ 2 thực dân Pháp đã thực hiện những chính sách cai trị ntn dối với nước ta ? 
GV : minh hoạ thêm bằng tư liệu .
? Tất cả những thủ đoạn chính trị , văn hoá , giáo dục ở nc ta nhằm mụch đích gì ? 
=> Mục đích : Củng cố bộ máy cai trị ở thuộc địa , mà sợi chỉ đỏ xuyên suốt là chính sách văn hoá nô dịch 
( đào tạo tay sai phục vụ cho chúng và ngu dân để đẽ bề thống trị ) 
 Hoạt động 3 : 
? Em hãy trình bày sự phân hoá giai cấp trong lòng XH VN từ sau chiến tranh TG 1 và thái độ chính trị của từng giai cấp ? 
Phân hoá thành 5 giai cấp .
GV : mimh hoạ thêm về đặc điểm từng giai cấp . 
? Theo em , giai cấp nào sẽ là giai cấp nòng cốt của CM sau này ? 
- Giai cấp công nhân . 
GV : kết luận : Như vậy dưới tác động của chương trình khai thác lần 2 của Pháp , Kt của VN phát triển ở mức độ nhất định ( Ngoài ý muốn của thực dân Pháp ) . Điều đó cũng làm cho XH VN phân hoá sâu sắc hơn . 
 4. Hướng dẫn : 
- Các em học thuộc bài 
- Trả lời các câu hỏi BT trong sách giáo khoa .
- Chuẩn bị bài mới .
I / Chương trình khai thác lần 2 của thực dân Pháp . 
1. Hoàn cảnh và mục đích : 
- Hoàn cảnh : Thực dân Pháp bị thiệt hại nặng nề sau chiến tranh TG 1 
- Mục đích : Vơ vét và bóc lột thuộc địa để bù đắp vào sự thiệt hại trong chiến tranh . 
2. Nội dung 
- Thực dân Pháp tăng cường đầu tư vốn vào NN , mà trọng tâm là cao su . 
- Tăng cường khai thác mở , chủ yếu là mở than 
- Công nghiệp : Chỉ đầu tư vào công nghiệp nhẹ , không đầu tư vào công nghiệp nặng , để nền KT phát triển ko cân đối phụ thuộc vào chính quốc .
- Thương nghiệp : đánh nặng thưế nhập khẩu ; hàng hoà nhập vào VN tăng lên .
- Giao thông vận tải : đầu tư thêm vào đường sắt xuyên Đ D .
- Ngân hàng : độc quyền phát hành đồng bạc .
II / Các chính sách , chính trị , văn hoá , giáo dục : 
1. Chính trị : Thực hiện chính sách chia để trị . 
2. Văn hoá , giáo dục : 
- Thi hành chính sách nô dịch ngu dân .
- Hạn chế mở trường học 
- Công khai tuyên truyền cho csách khai hoá của Pháp .
III / Xã hội VN phân hoá : 
1. Giai cấp phong kiến : 
2. Giai cấp Tư sản 
3. Giai cấp tiểu tư sản 
4. Giai cấp nông dân 
5. Giai câp công nhân 
* Chú ý : Giai cấp nông dân và công nhân là 2 giai cấp nòng cốt của CM sau này , nhưng đặc biệt nhất vâvx là giai cấp công nhân . 
Rút kinh nghiệm
Tiết 17 bài 15 
Phong trào cách mạng Việt Nam sau chiến tranh thế giới thứ nhất ( 1919- 1925 )
Ngày soạn : 3/12/2006
Ngày dạy : 
A / Mục tiêu : Qua bài học , Hs nắm đc : Cách mạng tháng Mười Nga 1917 thành công và sự tồn tại vững chắc của nhà nước Xô Viết đầu tiên , phong trào CM TG đã ảnh hưởng thuận lợi đến phong trào giải phóng dân tộc ở Việt nam . 
 - Bồi dưỡng cho Hs lòng yêu nước , kính yêu các bậc tiền bối CM 
 - Ren luyện kĩ năng trình bày các sự kiện lịch sử tiêu biểu và coa sự đánh gái đúng đắn các sự kiện . 
B / Chuẩn bị : 
 Thầy : nghiên cứu , soạn giáo án . 
 Trò : Đọc sgk 
C / Tiến trình : 
 1. ổn định 
 2. Kiểm tra bài cũ : 
? Xã hội VN sau chiến tranh TG 1 đã fân hoá ntn và thái độ chính trị của các giai cấp? 
 3. Bài mới :
Hoạt động 1 : Gọi hs đọc phần 1 
? Tình hình TG sau chiến tranh TG 1 đã có ảnh hưởng đến cách mạng VN NTN ? 
- Phong trào CM lan rộng khắp TG 
- 3/1919 Quốc tế Csản ra đời 
- 12/ 1920 Đange cộng sản Pháp ra đời 
- 7/1921 ĐCS Trung Quốc ra đời . 
Hoạt động 2 : 
? Hãy cho biết những nét khái quát của phong trào dân chủ công khai 1919- 1925 ? 
? Em hãy trình bày phong trào đấu tranh của giai cấp Tsản ( 1919-1925 ) 
GV : Giới thiệu , thuyết trình 
? Theo em phong trào dân tộc , dân chủ có những điẻm tích cực , hạn chế nào ? 
GV : Yêu cầu hs quan sát SGK – trình bày những nét tích cực , hạn chế của các phong trào . 
Hoạt động 3 : 
? Hãy đọc phần II – SGK ? 
? Nêu bối cảnh lịch sử của phong trào công nhân VN trong những năm đầu chiến tranh TG 1 ? 
- Các cuộc đấu tranh của thuỷ Pháp 
- Phong trào lẻ tẻ -> phát triển cap dần 
- Thành lập đc công hội bí mật do Tôn Đức Thắng đứng đầu . 
GV : Giới thiệu chân dung Tôn Đức Thắng . 
? Em hãy trình bày những phong trồa điển hình của công nhân VN ( 1919- 1925 ? 
 Hs : Trình bày diễn biến của phong trào 
=> Đó là mốc đánh dấu phong trào công nhân VN bước đầu tự phát -> tự giác 
? Theo em phong trào của công nhân Ba Son có đặc điểm gì mới hơn so với phong trào công nhân trước đó ? 
Kết hợp đấu tranh KT 
Có sự thông cảm với người cunmgf cảnh ngộ . 
 4. Hướng dẫn : 
- Các em học thuộc bài 
- Ôn tập kĩ từng chương chuẩn bị bài kiểm tra học kì . 
I / ảnh hưởng của CM tháng mười Nga và phong trào CM thế giới . 
- Thuận lưọi cho việc truyền bá CN Mác Lê Nin vào VN 
II . Phong trào dân tộc dân chủ công khai ( 1919- 1925 ) 
1. Khái quát : sau CTTG1 phong trào dân chủ ở nc ta ptriển mạnh thu hút nhiều tầng lớp nhân dân tham gia , với những hình thức phong phú .
2. Phong trào của giai cấp Tư sản 
- Mụch đích : 
+ Đòi chấn hưng nội hoá - bài trừ ngoại hoá 
+ Dùng báo chí để bênh vực quyền lợi cho mình 
- Trong đấu tranh họ đã thành lập đảng lập hiến ( 1923 ) – mang tính chất cải lương thoả hiệp 
3. Phong trào của tiểu tư sản : 
- Phong trào đòi thả Phan Bội Châu 1925 
- Phong trào để tang Phan Chu Trinh 
( 1926 ) 
4. Những nét tích cực và hạn chế của các phong trào : 
- Tích cực : Thức tỉnh lòng yêu nc , truyền bá tư tưởng dân chủ , TT CM mới 
- Hạn chế : 
+ Mang tính chất cải lương ( TS )
+ Xốc nổi ấu trĩ ( TTS) 
III / Phong trào công nhân 1919 -1925 
1. Bối cảnh : 
- TG : ảnh hưởng của phong trào thuỷ thủ Pháp và Trung Quốc 
- Trong nước : phong trào tự phát nhưng lại coa ý thức cao , năm 1920 công hội bí mật ra đời ở Sai Gon ( Tôn Đức Thắng ) 
2. Diễn biến : 
- 1922 công nhân bắ kì đấu tranh đòi nghỉ ngày chủ nhật thắng lợi 
- 1924 nhiệu cuộc bãi công nổ ra ỏ HN , NĐ , HDương .
 * Rút kinh nghiệm : 
Tiết 18 Kiểm tra học kì I 
Ngày soạn : 10/12/2006
Ngày dạy : 
A / Mục tiêu : Qua bài kiểm tra đánh giá được kết quả học tập của Hsqua học kì I. 
Rèn kĩ năng phân tích và tư duy tổng hợp .
Giúp học sinh hiểu rõ hơn về lịch sử TGtwf sau chiến tranh TGT2.
B. Chuẩn bị :
Thầy :Ra đề kiểm tra .
Trò :giấy kiểm tra .
C. Tiến trình :
1. ổn định . 
2. Kiểm tra .:
Phần I : Trắc nghiệm ( 5 điểm ) 
1. Nguyên nhân nào dẫn đến sự sụp đổ của LX và các nước Đông Âu
A . XD CNXH chưa đúng đắn phù hợp 
B . Châm j sửa chữa , chậm thay đổi trước những biến động của TG 
C . Sự chống phá của các thế lực đế quốc .
D . Cả 3 ý trên 
2. Biến đổi lớn nhất của ĐNA từ sau chiến tranh TG 2 là 
A . Trở thành khu vực KT năng động nhất TG 
B . Tất cả các nước đã giành đc độc lập 
3. Năm nào được gọi là năm châu phi .
A . 1954 B . 1955 C. 1956 D. 1960 
4. Nguyên thủ nào sau đây không tham dự hội nghị I-an-ta . 
A . Ru dơ ven B. Sớt – Sơn C. Xta-lin D. Đơ - Gôn 
5. Sau chiến tranh TG 2 Mĩ La Tinh được mẹnh danh là “ Đại Lục núi Lửa “ vì : 
A . Là nơi nhiều núi nửa hoạt động B . Bão táp Cm nổ ra trên toàn lục địa 
C . Làm thay đổi cục diện chính trị các nước .D . Đấu tranh vũ tranh mang tính toàn lục địa .
Phần II : Tự luận ( 5điểm ) 
Câu 1 : Hãy thuyết trình ngắn gọn khoảng 10 dòng những thành tựu to lớn của cuộc CM khoa học KT – sau chiến tranh Tg 2 và ý nghĩa của nó . 
Câu 2 : Hãy phân biệt những điểm giống và khác nhau trong chính sách đối nội và đối ngoại của Mĩ , Nhật . 
Biểu điểm
Phần I : ( 5đ ) Mỗi câu trả lời đúng cho 1 điểm : 1-D 2-B 3- D 4-D 5-B
Phần II : Tự luận ( 5 điểm ) 
Câu 1 : ( 2điểm ) Thuyết trình đc những thành tự điển hình của cuộc CM KHKT 
Câu 2 : ( 3điểm ) Yêu cầu hs phân biệt rỗ sự giống nhau và khác nhau trong chính sách đối nội và đối ngoại của hai cường quốc Mĩ , Nhật 
 4. Hướng dẫn : Chuẩn bị bài 16 .

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an lich su 9 -Ha chung hoc ki I.doc