Giáo án Lịch sử 7 Bài 14: Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông Nguyên (thế kỷ XIII)

Giáo án Lịch sử 7 Bài 14: Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông Nguyên (thế kỷ XIII)

Bài 14

BA LẦN KHÁNG CHIẾN CHỐNG QUÂN XÂM LƯỢC

MÔNG NGUYÊN (THẾ KỶ XIII)

Tiết 24

I. CUỘC KHÁNG CHIẾN LẦN MỘT CHỐNG QUÂN XÂM LƯỢC

MÔNG CỔ ( 1258)

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức :

 - Nhận thấy thấy được âm mưu xâm lược nước Đại Việt của quân Mông cổ, công tác chuẩn bị của nhà Trần để đối phó với quân Mông Cổ buộc chúng phải rút quân khỏi Thăng Long về nước.

2. Tư tưởng :

- Lòng căm thù quân xâm lược, lòng yêu nước, niềm tự hào và tự cường dân tộc biết ơn các anh hùng dân tộc.

3. Kỹ năng:

 - Phân tích so sánh diễn biến cuộc kháng chiến.

B. Đồ dùng:

- Giáo viên: Lược đồ cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông Cổ lần 1 (1928)

- Học sinh: Học và chuẩn bị bài.

III. Phương pháp:

 Nêu vấn đề, phân tích, quan sát, so sánh.

 

doc 14 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 1271Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lịch sử 7 Bài 14: Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông Nguyên (thế kỷ XIII)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 
Ngày giảng: 
Bài 14
Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược
mông nguyên (thế kỷ XIII)
Tiết 24
I. Cuộc kháng chiến lần một chống quân xâm lược 
Mông Cổ ( 1258)
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức :
 	 - Nhận thấy thấy được âm mưu xâm lược nước Đại Việt của quân Mông cổ, công tác chuẩn bị của nhà Trần để đối phó với quân Mông Cổ buộc chúng phải rút quân khỏi Thăng Long về nước. 
2. Tư tưởng :
- Lòng căm thù quân xâm lược, lòng yêu nước, niềm tự hào và tự cường dân tộc biết ơn các anh hùng dân tộc.
3. Kỹ năng:
 	- Phân tích so sánh diễn biến cuộc kháng chiến.
B. Đồ dùng:
- Giáo viên: Lược đồ cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông Cổ lần 1 (1928)
- Học sinh: Học và chuẩn bị bài.
III. Phương pháp:
	Nêu vấn đề, phân tích, quan sát, so sánh.
IV. Tiến trình dạy học: 
1. Khởi động: (5’)
*Kiểm tra: 
Câu hỏi: - Nhà Trần đã làm gì để củng cố quân đội và quốc phòng 
Trả lời: - Quân đội ở nhà trần gồm có cấm quân và quân ở các Lộ.
+ Cấm quân: Để bảo vệ kinh thành và chiều đình nha vua.
+ Quân các Lộ: Để bảo vệ các địa phương.
- Quân đội cốt tinh nhuệ không cốt đông.
- Luôn cử các tướng giói chốt giữ những nơi hiểm yếu quan trọng.
*Giới thiệu bài: Đầu năm 1258 ba vạn quân Mông Cổ tràn vào nước ta. Vậy cuộc chiến đã diễn ra NTN ?
2. Bài mới: (38’)
HĐ của thày và trũ
Nội dung kiến thức
HĐ 1: Âm mưu xâm lược Đại Việt của Mông Cổ.
*Mục tiờu: Nhận biết được âm mưu xâm lược Đại Việt của nhà Nguyên để làm bàn đạp tấn công vào Nam Tống
*Đồ dựng: Hình 19 SGK - 55
*Thời gian: 15’
*Cỏch tiến hành:
*GV: Từ xưa các bộ lạc du mục Mông Cổ sống ở những vùng thảo nguyên đầu thế kỷ thứ XVIII Nhà nước Mông Cổ được thành lập. Vua Mông Cổ đem quân đi xâm luợc khắp nơi.
Người xưa nhận xét: “Vó ngựa của quân Mông Cổ đi đến đâu cỏ cũng không mọc được đến đó”, “Không có một dòng suối, một con sông nào không tràn đầy nước mắt, không có một ngọn núi một cánh đồng nào không bị quân thù giầy xéo”
*( H/S quan sát H.19 SGK trang 55)
? Qua H.29 em hiểu gì về quân Mông cổ? - Quân đội Mông Cổ lớn mạnh, Tàn ác, có tổ chức, dã man, trang bị tốt. 
*Giáo viên: Năm 1257 Vua Mông Cô mở cuộc xâm lược Nam Tống để toàn bộ Trung Quốc. Để đạt được âm mưu đó chúng cho tướng Ngột Lương Hợp Thai, với hơn 3 vạn quân xâm lược Đai Việt rồi từ đại việt => Tấn công Nam Tống phối hợp vời quân từ phía bắc xuống. Đó là kế hoạch “Gọng kìm” diệt Nam Tống và xâm lược Đại Việt.
? Tại sao Vua Mông Cổ cho quân đánh Đại Việt trước?
 Vì sau khi chiếm đại việt, biến Đại Việt làm bàn đạp tấn công Nam Tống => phối hợp với quân phía Bắc xuống tạo gọng kìm xuống diệt Nam Tống.
? Trước khi kéo vào nước ta tướng Mông Cổ đã làm gì ?
- Cho xứ giả đưa thư dụ hàng, đe doạ nhà Trần?
 ? Vua Trần đã làm gì các xứ giả Mông Cổ đến ?
- Bắt các xứ giả tống giam vào ngục. 
Vua Mông Cổ cho quân xâm lược Đại việt để làm bàn đạp tấn công lên phía Nam Trung Quốc. Thực hiện kế hoạch “Gọng kìm” tiền dệt Nam Tống 
HĐ 2: Nhà Trần chuẩn bị kháng chiến và đánh bại quân Mông Cổ.
*Mục tiờu: Nhận biết được công tác chuẩn bị kháng chiến của nhà Trân, trình bày diễn biến của cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông cổ.
*Đồ dựng: Lược đồ cuộc kháng chiến lần thứ nhất chống xân lược Mông Cổ.
*Thời gian: 23’
*Cỏch tiến hành:
* Đọc phần 2 SGK.
? Khi được tin quân Mông Cổ xâm lược nước ta Vua tôi nhà Trần đã làm gì ?
- Ban lệnh cho cả nứơc sắm sửa vũ khí. 
- Quân đội , đoàn binh được thành lập và ngày đêm luyện tập. 
*GV: Sử dụng lược đồ để trình bày diễn biến:
- Tháng 1 năm 1258 ba vạn quân Mông Cổ do Ngột Lương Hợp Thai chỉ huy tiến vào xâm lược nước ta theo đường sông thao=>Bạch Hạc => Bình Lộ Nguyên (Vĩnh Phú) bị chặn lại tại phòng tuyến Bình Lộ Nguyên. Do Vua Trần Thái Tông chỉ huy trận chiến ắc liệt đã diễn ra tại đây. Thế giặc đã mạnh ta rút về Thăng Long=>Thiên Mạc (Duy tiên-Hà Nam) Nhân dân Thăng Long được lệnh của Triều Đình nhanh chong thực hiện chủ trương “Vườn không nhà trống”. Tạm rút khỏi Thăng Long. Giặc kéo quân =>Thăng Long trống vắng không một bóng người không có lương thực thực phẩm.
- Quân Mông Cổ điên khùng tàn phá Kinh Thành, bắt giết hại những người còn sót lại. 
- Trước tình thế đó: Vua trần lo lắng Thái sư Trần Thủ Độ đã tâu “Đầu Thần chưa rơi xuống đất xin bệ Hạ đừng lo”, câu nói đó thể hiện niềm tin chiến thắng của quân dân ta chỉ chưa đầy một tháng quân giặc vấp phải nhiều khó khăn vì thiều lương thực một vài cánh quân đi ra khỏi kinh thành cướp bóc bị nhân dân ta đánh theo lối du kích. Nhân cơ hội này nhà Trần mở đợt phản công lớn ở Đông Bộ Đầu.
- Bị đánh bất ngờ ngày 29 tháng 1 năm 1258 quân Mông Cổ thua trận đã phải rút khỏi Thăng Long.
- Trên đường rút chạy bị quân đội nhà Trần truy kích đến Quy Hoá (Yên Bái - Lào Cai) bị quân của Hà Bổng chặn đánh, giặc hốt hoảng phải tháo quân về nước cuộc kháng chiến chưa đầy một tháng kết thúc thắng lợi. 
? Vì sao nhân dân ta đánh bại được quân Mông Cổ?
- Biết lui, biết tiến, biết chớp thời cơ.
- Đó chính là bài học kinh nghiệm trong lúc đánh giặc của nhân dân ta.
đó là kế lấy yếu đánh mạnh, lấy ít địch nhiều. 
* Nhà Trần chuẩn bị.
- Ban lệnh sắm sửa vũ khí quân đội ngày đêm luyện tập 
* Diễn biến. 
- Tháng 1 năm 1258 ba vạn quân Mông Cổ tiến vào xâm lược nước ta theo đường Sông Hồng, Sông Thao, =>Bạch Hạc => Bình Lệ Nguyên =>Thăng Long .
- Ta rút lui để bảo toàn lực và thực hiện kết hoạch (Vườn không nhà trống) khiến cho giặc gặp nhiều khó khăn về lương thực thực phâm.
- Nhân lúc giặc gặp khó khăn ta mở đợt phản công ở Đông Bộ Đầu .
* Kết quả.
Quân Mông Cổ phải rút khỏi Thăng Long về nước 
3. Tổng kết và HD học bài: (2’ )
*Tổng kết:
- Quân Mông Cổ xâm lược Đại Việt nhằm mục đích gì ?
- Diễn biến cuộc kháng chiếnchống quân Mông Cổ bằng lược đồ. 
 - Suy nghĩ gì về cách đánh giặc của nhân dân ta?
*HD học bài:
- Học bài kết hợp theo dõi diễn biến trên lược đồ.
- Chuẩn bị cho tiết sau phần II.
- Yêu cầu đọc, trả lời các câu hỏi trong bài.
Ngày soạn: 
Ngày giảng: 
Bài 14
Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược
mông nguyên (thế kỷ XIII)
Tiết 25
II. Cuộc kháng chiến lần thứ hai
chống quân xâm lược nguyên (1285)
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
	- Nhận biết được âm mưu xâm lược Đại Việt, Chăm pa của nhà Nguyên, công việc chuẩn bị cho cuộc kháng chiến của nhà Trần và diễn biến, kết quả của cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên lần hai của nhà Trần.
2. Kỹ năng:
	- Trình bày diễn biến cuộc kháng chiến trên lược đồ.
3. Thái độ:
- Lòng căm thù quân xâm lược, lòng yêu nước, niềm tự hào và tự cường dân tộc biết ơn các anh hùng dân tộc.
II. Đồ dùng:
- Giáo viên: Lược đồ cuộc kháng chiến lần hai chống quân xâm lược Nguyên (1285).
- Học sinh: Học bài và chuẩn bị theo yêu cầu.
III. Phương pháp:
	Nêu vấn đề, phân tích, quan sát, so sánh.
IV. Tiến trình dạy học:
1. Khởi động: (5’)
*Kiểm tra:
Câu hỏi: Trình bày diễn biến trống quân xâm lược Mông Cổ (1258)?
Trả lời:
Diễn biến: Tháng 1 năm 1258 ba vạn quân Mông Cổ tiến vào xâm lược nước ta theo đường Sông Hồng, Sông Thao,=>Bạch Hạc=>Bình Lệ Nguyên=>Thăng Long.
Ta rút lui để bảo toàn lực và thực hiện kết hoạch (Vườn không nhà trống) khiến cho giặc gặp nhiều khó khăn về lương thực thực phâm.
Nhân lúc giặc gặp khó khăn ta mở đợt phản công ở Đông Bộ Đầu.
Kết quả:
Quân Mông Cổ phải rút khỏi Thăng Long về nước. 
*Giới thiệu bài: 
Để rửa nhục, cho cuộc xâm lược Đại Việt bị thất bại lần trước và để thực hiện tham vọng xâm lược Đại Việt=> Đánh chiếm Nam Tống, đế chế Mông - Nguyên tiến hành xâm lược Đại Việt lần hai. Quân dân ta lại một lần nữa kháng chiến tiêu diệt chúng như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay.
3. Bài mới: (38’)
HĐ của thày và trũ
Nội dung kiến thức
HĐ 1: âm mưu xâm lược Chăm pa và Đại Việt của Nhà Nguyên.
*Mục tiờu: Nhận biết được sau khi hoàn toàn thống trị được TQ, Vua Nguyên ráo riết chuẩn bị xâm lược Đại Việt và chăm pa song thất bại khi xâm lược Chăm Pa.
*Thời gian: 8’
*Cỏch tiến hành:
*Gv: Sau thất bại lần một (1258) quân Mông Cổ không chịu từ bỏ mộng xâm lược Đại Việt.
 - Năm 1279 sau khi thôn tính được nhà Tống vua Mông Cổ lập ra nhà Nguyên. Đặt nền thống trị lên toàn bộ Trung Quốc Hốt Tất Liệt (Vua nhà Nguyên) ráo riết chuẩn bị xâm lược Chăm Pa và Đại Việt.
*Mở đầu cuộc xâm lược Đại Việt:
- Quân Nguyên xâm lược Chăm Pa nhằm mục đích gì ?
 - Làm bàn đạp xâm lược Đại Việt.
*Gv: 1283, 10 vạn quân Nguyên do tướng Toa Đô chỉ huy xâm lược Chăm Pa =>bị thất bại phải cố thủ ở phía bắc chuẩn bị tấn công Đại Việt.
- Sau khi thống trị hoàn toàn TQ, Vua Nguyên ráo riết chuẩn bị xâm lược Đại Việt và chăm pa.
- 1283 tướng Toa Đô và 10 vạn quân xâm lược Chăm Pa nhưng bị thất bại.
HĐ 2: Nhà Trần chuẩn bị kháng chiến.
*Mục tiờu: Nhận biết được việc chuẩn bị chống giặc của vua tôi nhà Trần và khí thế chống giặc xâm lược của quân sĩ.
*Thời gian: 12’
*Cỏch tiến hành:
*(H.S đọc mục 2 SGK trang 58)
? Biết tin quân Nguyên có ý định xâm lược Đại Việt vua Trần đã làm gì ?
- Triệu tập Hội nghị các vương hầu ở bến Bình Than để bàn kế đánh giặc.
? Hội nghị này có ý nghĩa rất quan trọng vì sao ?
 - Vì hội nghị tập hợp các vương hầu quan lại nhà Trần để bàn kế sách đánh giặc.
*(H.S đọc đoạn in nghiêng SGK trang 58)
? Hoài Văn Hấn Trần Quốc Toản là người như thế nào ?
* Năm 1285 vua Trần triệu tập hội nghị Diên Hồng mời toàn bộ các bô lão có uy tín về để bàn cách đánh giặc.
? Hội nghị Diên Hồng có tác dụng gì đến việc chuẩn bị đánh giặc ?
- Hội nghị thể hiện ý trí Kiên Cường của nhân dân Đại Việt.
* Tại cuộc tập trận ở Đông Bộ đầu Trần Quốc Tuấn đã đọc “Hịch Tướng Sỹ” trích “Đại Hịch Tướng Sỹ” khởi động lòng yêu nước, khích lệ tinh thần cứu nước. Sau tập trận các nước được lệnh sẵn sàng đánh giặc. Quân sỹ đều trích hai chữ “Sát Thát” vào cánh tay.
?Việc trích hai chữ “Sát Thát” có ý nghĩa gì?
- Quyết tâm cao độ của quân sỹ, thà chết không chịu mất nước.
- Vua Trần đã triệu tập Hội nghị ở bến Bình Than, bàn kế sách đánh giặc.
- Năm 1285 Vua trần lại tổ chức hội nghị Diên Hồng. 
- Tổ chức cuộc tập trận lớn ở Đông Bộ Đầu. 
- Cả nước sẵn sàng ra trận, quân sỹ thích hai chữ “Sát Thát” vào cánh tay. 
HĐ 3: Diễn biến và kết qủa của cuộc kháng chiến.
*Mục tiờu: Trình bày diễn biến, rút ra được kết quả của cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên của quân và dân ta.
*Đồ dựng: Lược đồ diễn biến cuộc kháng chiến chống quân Nguyên lần thứ hai.
*Thời gian: 18’
*Cỏch tiến hành:
*Gv sử dụng lược đồ H31 trình bày:
- Tháng 1/1285, 50 vạn quân do Thoát Hoan chỉ huy tiến vào nước ta (Gấp gần 20 lần so với trước) 
Chúng vào nước ta theo 2 con đường:
 + Đường thủy (Sông Hồng)
 + Đường bộ (Lạng Sơn)
Sau một vài trận quyết chiến với giặc Trần Quốc Tuấn cho quân lui về vạn kiếp để bảo toàn lực lượng vua Trần đã rất lo. Trần Quốc T ... ống quân Nguyên xâm lược của nhà Trần qua các trận đánh
2. Kỹ năng:
- Trình bày diễn biến các trận đánh trên lược đồ.
3. Thái độ:
- Lòng căm thù giặc, yêu quý hòa bình, độc lập, tự chủ.
II. Đồ dùng:
- Lược đồ cuộc kháng chiến lần ba chống quân xâm lược Nguyên (1287-1288)
III. Phương pháp:
	Nêu vấn đề, phân tích, quan sát, so sánh.
IV. Tiến trình dạy học 
1. Khởi động: (5’)
* Kiểm tra: 
- Nêu những công việc chuẩn bị của nhà Trần trong cuộc chống quân Nguyên xâm lược lần 2?
- Vua Trần đã triệu tập Hội nghị ở bến Bình Than, bàn kế sách đánh giặc.
- Năm 1285 Vua trần lại tổ chức hội nghị Diên Hồng. 
- Tổ chức cuộc tập trận lớn ở Đông Bộ Đầu. 
- Cả nước sẵn sàng ra trận, quân sỹ thích hai chữ “Sát Thát” vào cánh tay. 
*Giới thiệu bài:
 	Sau thất bại lần 2, vua Nguyên rất tức tối, quyết tâm xâm lược Đại Việt lần ba đêt rửa nhục vì thực hiện tham vọng mở rộng ắch đô hộ của chế Nguyên đối với các quốc gia phía Nam Trung Quốc.
Cuộc xâm lược lần ba diễn ra như thế nào? Quân dân Đại Việt đã đối phó ra sao ? Chúng ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay.
2. Bài mới: (38’)
HĐ của thày và trũ
Nội dung kiến thức
HĐ 1: Nhà Nguyên xâm lược Đại Việt
*Mục tiờu: Nhận biết được ý đồ xâm lược nước ta, công tác chuẩn bị kháng chiến của nhà Trần, diễn biến của cuộc kháng chiến.
*Đồ dựng: Hình 32 SGK
*Thời gian: 12’
*Cỏch tiến hành:
GV: Trình bày vắn tắt tham vọng của Nhà Nguyên trong cuộc xâm lược lần thứ ba .
* Hai lần xâm lược Đại Việt đều thất bại.
- Vua Nguyên nghe tin con trai là Thoát Hoan phải chui vào ống đồng về nước, quyết tâm xâm lược lần 3, với sự thận trọng và chu đáo hơn.
*(H/S đọc phần chữ nhỏ SGK trang 62 )
? Nhà Nguyên chuẩn bị chu đáo cho cuộc xâm lược lần 3 NTN ?
- Đình chỉ cuộc xâm lược Nhật Bản. 
- Tập trung hàng trăm chiến thuyền lương thực (gạo thóc)
Hốt Tiết Liệt phải dặn con “Không được cho giao chỉ là nước nhỏ mà khinh thường”.
? Trước nguy cơ đó Vua Trần đã làm gì ?
- Chuẩn bị kháng chiến.
- Cử Trần Quốc Tuấn làm tổng chỉ huy.
GV: Thuyết trình kết hợp sử dụng lược đồ H.32 
- Cuối tháng 12 năm 1287 quân Nguyên ồ ạt tiến vào nước ta theo hai đường:
+ Đường bộ: Thoát Hoan chỉ huy vượt biên giới đánh vào Lạng Sơn, Bắc Giang.
+ Đường biển: Do Ô Mã Nhi chỉ huy ngược Sông Bạch Đằng => hợp quân với Thoát Hoan.
- Đầu năm 1288 Thoát Hoan cho quân chiếm đóng Vạn Kiếp.
*TA: - Sau vài chặn giặc ở cửa ải.
- Trần Quốc Tuấn cho quân rút khỏi Vạn Kiếp. 
 - Lui về vùng Sông Đuống để chặn giặc ở Thăng Long và xây dựng căn cứ.
* Kết luận:
- Vua Nguyên quyết tâm xâm lược Đại Việt lần thứ ba.
- Nhà Trần tích cực khẩn trương chuẩn bị kháng chiến 
*Diễn biến :
Tháng 12-1287, 30 vạn quân Nguyên ồ ạt tấn công Đại Việt theo hai đường thuỷ và bộ .
- Đầu năm 1288 Thoát Hoan chọn Vạn Kiếp để đóng quân.
HĐ 2: Trận Vân Đồn tiêu diệt đoàn thuyền lương của Trương Văn Hổ 
*Mục tiờu: Nhận biết được quân ta đã tiêu diệt được đoàn thuyền lương của giặc là cho chúng gặp nhiều khó khăn.
*Thời gian: 8’
*Cỏch tiến hành:
*(H/S đọc mục 2 SGK trang 63)
? Ô Mã Nhi được giao bảo vệ đoàn thuyền lương nhưng tại sao lại tiến về Vạn Kiếp với Thoát Hoan ?
- Ô Mã Nhi cho rằng ta yếu không cản được chúng coi thường ta không bảo vệ đoàn thuyền lương.
* GV,TA: Trần Khánh Dư là một tướng tài, sau thất bại ở Vân Đồn (lần trước) ông đã chịu tội với Vua Trần xin Vua cho lập công chuộc tội.
 Vì vậy khi đoàn thuyền đến Vạn Kiếp ông không nản chí, chờ bằng được đoàn thuyền lương của Trương Văn Hổ. Khi đoàn thuyền lương đóng quân ở Vân Đồn quân ta đã đánh dữ dội từ nhiều phía. Số lương thực phần lớn bị đắm, số còn lại quân ta chiếm.
? Chiến thắng Vân Đồn có ý nghĩa gì ?
- Làm cho quân giặc rơi vào tình thế khốn đốn, hoang mang, hoảng sợ .
? Sau trận Vân Đồn tình thế của quân Nguyên thế nào ?
- Giặc lâm vào tình thế khó khăn thiếu lương thực trầm trọng.
*Kết luận:
- Trần Khánh Dư cho quân mai phục ở Vân Đồn, đợi đoàn thuyền lương của địch.
- Khi đoàn thuyền lương đã đi qua Vân Đồn, quân ta đã từ nhiều phía đánh ra dữ dội .
- Kết quả: Phần lớn thuyền lương bị đắm, số còn lại bị quân ta chiếm
HĐ 3: Chiến thắng bạch đằng
*Mục tiờu: Nhận biết được hoàn cảnh, diễn biến, kết quả của chiến thắng Bạch Đằng năm 1288.
*Đồ dựng: Lược đồ chiến thắng Bạch Đằng - năm 1288.
*Thời gian: 18’
*Cỏch tiến hành:
* Học sinh đọc SGK.
? Đợi mãi không thấy đoàn thuyền lương đến Thoát Hoan đã làm gì ? 
- Cho quân chiếm vào thăng long. 
* GV: Nhân dân thăng long tiếp tục thực hiện kế sách “Vườn không nhà trống”.
Thoát Hoan điên cuồng cho quân đánh các căn cứ của nhà Trần, đuổi bắt hai vua trần (Thái Thượng Hoàng và Vua)
Liền cướp bóc lương thực của dân, cho khai quật năng mộ họ trần .
Tuyệt vọng Thoát Hoan và Ô Mã Nhi cho quân rút về nước. Ô Mã Nhi rút theo đường biển.
? Trước tình thế đó Vua tôi Nhà Trần đã làm gì ?
- Quyết định mở cuộc phản công và chọn sông Bạch Đằng làm trận quyết chiến 
MT: Phát huy thế hiểm trở và kinh nghiệm của hai trận năm 938 và 981 ...
* GV (Sử dụng lược đồ để tường thuật)
*HS (Theo dõi nội dung SGK trang 64)
Cánh quân Thoát Hoan rút chạy bị quân ta tập kích liên tiếp, sau hơn chục ngày mới về đến Quảng Tây (Trung Quốc )
* ý nghĩa của trận Bạch Đằng 1288 là gì ?
- Đập tan mộng xâm lăng của giặc Nguyên 
* Hoàn cảnh :
- Tháng 1. 1288 Thoát Hoan cho quân chiếm đóng Thăng Long 
- Kế hoạch “Vườn không nhà trống”của triều đình, làm cho quân Nguyên tuyệt vọng => về Vạn Kiếp => rút về nước .
- Nhà Trần quyết định chọn sông Bạch Đằng làm trận quyết chiến.
* Diễn biến :
Tháng 4 .1288 đoàn thuyền của Ô Mã Nhi rút về theo sông Bạch Đằng.
- Ta nhử địch vào sâu trận địa khi nước dâng cao. 
- Lúc nước rút thuyền địch xô vào cọc và bị quân ta đánh tới tấp từ 2 phía. 
* Kết quả : Nhiều tên giặc bị giết, Ô Mã Nhi bị bắt sống. 
3. Tổng kết và HD học bài: (2’ )
*Tổng kết:
- Tóm tắt diễn biến trận Vân Đồn và trận Bạch Đằng 
- Cách đánh lần 3 của nhà Trần có gì giống và khác so với 2 lần trước 
*HD học bài:
- Học bài, chuẩn bị bài sau phần IV. Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông-Nguyên.
- Yêu cầu: Đọc SGK, trả lời các câu hỏi.
Ngày soạn: 
Ngày giảng: 
Bài 14
Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược
mông nguyên (thế kỷ XIII)
Tiết 27
IV. Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của ba lần 
kháng chiến chống quân xâm lược Mông Nguyên
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Nhận biết được nguyên nhân cơ bản dẫn đến ba lần háng chiến chống xâm lược Mông- Nguyên của quân dân nhà Trần đều thắng lợi. ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến đó.
2. Kỹ năng:
- Phân tích, so sánh các cách đánh giặc của nhà Trần với các triều đại khác trước đó, phân tích rút ra nguyên nhân, ý nghĩa của cuộc kháng chiến.
3. Thái độ:
- Căm thù giặc ngoại xân, ý thức độc lập tự chủ.
II. Đồ dùng:
- Giáo viên: Lược đồ chống quân xâm lược Mông Nguyên lần 1,2,3
 	Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn 
- Học sinh: Học bài, đọc lại nội dung các phần đã học, chuẩn bị bài.
III. Phương pháp:
So sánh, phân tích
IV. Tiến trình dạy học :
1. Khởi động: (5’)
*Kiểm tra:
- Tường thuật diễn biến trận Vân Đồn và nêu ý nghĩa của trận thắng đó 
- Trình bày diễn biến của chiến thắng Bạch Đằng năm 1288 ?Nêu cách đánh giặc trânj này của vua tôi Nhà Trần 
*Giới thiệu bài: 
 	Cuộc kháng chiến chống cuộc xâm lược Mông, Nguyên của nhân dân. Nhà Trần diễn ra trong điều kiện vô cùng gian khó nhưng cuối cùng đã dành được thắng lợi .Vì sao ? Có được thắng lợi to lớn đó.
2. Bài mới: (38’)
HĐ của thày và trũ
Nội dung kiến thức
HĐ 1: Nguyên nhân thắng lợi 
*Mục tiờu: - Nhận biết được nguyên nhân cơ bản dẫn đến ba lần háng chiến chống xâm lược Mông- Nguyên của quân dân nhà Trần đều thắng lợi.
*Thời gian: 20’
*Cỏch tiến hành:
(Đọc SGK trang 66)
? Những nguyên nhân nào làm cho cả ba lần chống xâm lược Mông Nguyên nhân dân ta đều dành thắng lợi ?
(Dựa vào nội dung SGK trả lời )
? Nêu một số dẫn chứng về tinh thần đoàn kết của dân tộc ta trong cuộc kháng chiến chông xâm lược Mông, Nguyên.
- Theo lệnh triều đình nhân dân Thăng Long nhanh chóng thực hiện kế sách “Vườn không nhà chống”.
- Trong lần thứ 2 sự chuẩn bị chu đáo:
+ HN bến Bình Than 
+ HN Diêm Hồng 
+ Tập trận => Hịch 
+ Tướng sỹ => “Sát Thát”
? Nêu những việc làm của Nhà Trần chuẩn bị cho ba lần kháng chiến ?
- Thường về các địa phương tìm hiểu về cuộc sống của nhân dân.
- Giải quyết những bất hoà trong vương triều Trần. Tạo lên sự đoàn kết dân tộc một lòng một dạ chống giặc.
* GV:Trần Quốc Tuấn là anh hùng dân tộc, có nhiều công lao to lớn trong ba lần kháng chiến chống xâm lược Mông Nguyên (H.34)
?Em hãy trình bày những đóng góp to lớn của Trần Quốc Tuấn trong ba lần kháng chiến chống Mông Nguyên.
 - Nghĩ ra cách đánh độc đáo, sáng tạo phù hợp với hoàn cảnh của từng giai đoạn. 
 - Tác giải của “Hịch Tướng Sỹ”
Cách đánh sáng tạo trong ba lần kháng chiến là gì ?
 - Kế Sách “Vườn không nhà chống”
 - Tránh mạnh đánh yếu 
- Biết phát huy lợi thế của quân đội ta buộc địch phải theo 
 - Buộc địch từ thế mạnh =>Thế yếu 
- Ta từ thế bị động => chủ động tấn công 
*Cả 3 lần: Chúng đưa quân xâm lược:
3 vạn, 50 vạn, 30 vạn 
Đế chế mạnh thế kỷ XIII đều bị thất bại 
( Có 4 nguyên cơ bản)
- Trong ba kháng chiến tất cả tầng lớp nhân dân đêu tham gia chống giặc 
- Nhà Trần chuẩn bị rất chu đáo về mọi mặt
- Thắng lợi của ba lần chống quân Nguyên Mông gắn liền với tinh thần chiến đấu hy sinh của toàn dân tộc đặc biệt là quân đội NhàTrần 
 - Thắng lợi đó không tách rời với những chiến lược chiến thuật đúng đắn sáng tạo của người chỉ huy .
HĐ 2: ý nghĩa lịch sử 
*Mục tiờu: Nhận biết được các ý nghĩa cơ bản của cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông-Nguyên.
*Thời gian: 18’
*Cỏch tiến hành:
Học sinh đọc nội dung bài trong SGK.
? Thắng lợi của quân dân ta trong hoàn cảnh như vậy có ý nghĩa gì ?
* Quân Nguyên xâm lược đến lần thứ 3 Vua Nguyên đã phải nói rằng “Không coi giao chỉ là nước nhỏ mà khinh thường”
Sức mạnh của Đại việt được khẳng định rõ ràng.
 - Dùng mưu trí mà đánh giặc. 
 - Lấy đoàn kết toàn dân làm sức mạnh.
( 4 ý nghĩa cơ bản )
- Đập tan tham vọng và ý chí xâm lược đế chế, bảo vệ dân tộc và toàn ven lãnh thổ .
- Thắng lợi đó góp phần xây dựng truyền thống quân sự Việt Nam .
- Để lại bài học vô cùng quý giá về kế hoạch quân sự 
- Ngăn chặn kế hoạch xâm lược của quân Nguyên đối với các nước khác 
3. Tổng kết và HD học bài: (2’ )
*Tổng kết:
- Nguyên nhân thắng lợi của ba lần kháng chiến chống Mông Nguyên. 
- ý nghĩa lịch sử của ba lần kháng chiến chống Mông Nguyên. 
*HD học bài:
- Học sinh nắm lại nội dung cơ bản toàn bài 14.
- Suy nghĩ gì về bài học kinh nghiệm : “Lấy yếu chống mạnh lấy ít địch nhiều”. Trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc ta thế kỷ XIII.

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 14su 7.doc