Bài 5: CÁC QUỐC GIA CỔ ĐẠI PHƯƠNG TÂY
I. Mục tiêu:
* Sau khi học xong học sinh cần nắm:
1.Kiến thức:
- Nắm được tên và vị trí của các quốc gia cổ đại phương Tây
- Điều kiện tự nhiên của vùng Địa Trung Hải không thuận lợi cho việc phát triển sản xuất nông nghiệp
- Những đặc điểm về nền tảng kinh tế, cơ cấu xã hội và thể chế nhà nước ở Hi Lạp và Rôma cổ đại
- Những thành tựu tiêu biểu của các quốc gia cổ đại phương Tây
2.Thái độ:
Học sinh cần thấy rõ sự bất bình đẳng trong xã hội có giai cấp.
3.Kĩ năng:
- Học sinh bước đầu thấy rõ mối quan hệ logic giữa điều kiện tự nhiên và sự phát triển kinh tế ở mỗi khu vực
II. Thiết bị dạy học:
- Bản đồ các quốc gia cổ đại hoặc bản đồ hành chính Châu Á(nếu có).
Tuần: 05 Tiết: 05 Ngày soạn: 18/9/2011 Ngày dạy: 22/9/2011 Bài 5: CÁC QUỐC GIA CỔ ĐẠI PHƯƠNG TÂY I. Mục tiêu: * Sau khi học xong học sinh cần nắm: 1.Kiến thức: - Nắm được tên và vị trí của các quốc gia cổ đại phương Tây - Điều kiện tự nhiên của vùng Địa Trung Hải không thuận lợi cho việc phát triển sản xuất nông nghiệp - Những đặc điểm về nền tảng kinh tế, cơ cấu xã hội và thể chế nhà nước ở Hi Lạp và Rôma cổ đại - Những thành tựu tiêu biểu của các quốc gia cổ đại phương Tây 2.Thái độ: Học sinh cần thấy rõ sự bất bình đẳng trong xã hội có giai cấp. 3.Kĩ năng: - Học sinh bước đầu thấy rõ mối quan hệ logic giữa điều kiện tự nhiên và sự phát triển kinh tế ở mỗi khu vực II. Thiết bị dạy học: Bản đồ các quốc gia cổ đại hoặc bản đồ hành chính Châu Á(nếu cĩ). * PP- KT DH: Thuyết trình, nêu vấn đề, thảo luận cặp. III. Hoạt động trên lớp: 1. Ổn định: Kiểm tra sỉ số, vệ sinh lớp học. 2. Kiểm tra bài cũ: H? Các quốc gia cổ đại phương Đông được hình thành như thế nào? Chỉ trên lược đồ vị trí của các quốc gia cổ đại phương Đông? H? Các quốc gia cổ đại phương Đông gồm những tầng lớp nào? Tầng lớp nào tạo ra cơ sở vật chất chủ yếu cho xã hội? Học sinh trả lời – Giáo viên nhận xét và ghi điểm 3. Khám phá: Sự xuất hiện của nhà nước không chỉ xảy ra ở các nước phương Đông, nơi có điều kiện tự nhiên thuận lợi mà còn xuất hiện ở những vùng khó khăn của phương Tây 4. Kết nối: Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung Hoạt động 1:Biết được quá trình thành lập của các quốc gia cổ đại Phương Tây GV: Treo bản đồ các quốc gia cổ đại hoặc bản đồ hành chính và xác đinh ở phía Nam Âu có 2 bán đảo nhỏ vươn ra Địa Trung Hải. Đó là bán đảo Ban Căng và Italia. Nơi đây vào đầu thiên niên kỉ I trước công nguyên đã hình thành 2 quốc gia Hy Lạp và Rôma H? Ai có thể cho cô biết các quốc gia cổ đại phương Đông ra đời từ bao giờ? (cuối thiên niên kỉ IV đầu thiên niên kỉ III trước công nguyên) GV: Các quốc gia cổ đại phương Tây ra đời sau các quốc gia cổ đại phương Đông H? Địa hình của các quốc gia cổ đại phương Tây và phương Đông có gì khác nhau? (phương Đông hình thành ở lưu vực những con sông lớn đất đai màu mỡ, phì nhiêu. Phương Tây hình thành ở các vùng đồi núi xen kẽ các thung lũng nên đất đai ở đây không thuân lợi cho trồng lúa) H? Đất đai ở đây thuân lợi cho cây trồng gì? H? Ở đây phát triển những ngành thủ công nào? (luyện kim, làm đò mĩ nghệ, đồ gốm, nấu rượu nho, làm dầu ô liu ) H? Tại sao ở Hi Lạp và Rôma ngoại thương lại phát triển? ( Hi Lạp và Rôma được bao bọc, bờ biển khúc khuỷu tạo ra nhiệu vịnh, nhiều hải cảng tự nhiên an toàn, thuận tiện cho sự đi lại cảu tàu thuyền, sự phát triển của các ngành nghề thủ công cùng nhiều điều kiện địa lý thuận lợi đã làm cho ngành thương nghiệp được mở mang H? Ngành kinh tế chủ yếu của cá quốc gia này là gì? (công thương nghiệp và ngoại thương , họ giàu lên nhanh chóng nhờ buôn bán đường biển) Hoạt động 2:Biết những tầng lớp của xã hội Rôma cổ đại H? Với nền kinh tế phát triển như vậy xã hội đã hình thành tầng lớp nào? (hình thành 1 số chủ xưởng, chủ lò, chủ các thuyền buôn giàu và có thế lực về chính trị, họ nuôi nhiều nô lệ và là chủ nô) H? Ngoài chủ nô còn có tầng lớp nào? (nô lệ) H? Nô lệ đã phải làm việc như thế nào? H? Nô lệ bị chủ nô đối xử ra sao? (họ bị đối sử rất tàn bạo như đánh đập, đóng dấu trên cánh tay hoặc trán, họ bị đem ra chợ bán, không được lập gia đình, chủ nô có quyền giết nô lệ) Hoạt động 3:Biết được chế độ chiếm hữu nô lệ là như thế nào? Giáo viên gọi 1 học sinh đọc phần 3 trong sách giáo khoa trang 15 và 16 H? Em cho biết xã hội cổ đại phương Đông bao gồm những tầng lớp nào? (đứng đầu là vua, quý tộc đến nông dân (tầng lớp đông nhất), nô lệ) H? Xã hội phương Tây gồm có những giai cấp nào? (chủ nô và nô lệ nhưng nô lệ rất đông đảo, họ là lực lượng chủ yếu nuôi sống xã hội) H? Ai là người tạo ra của cải cho xã hội? H? Họ phải làm những công việc gì? (nô lệ là người tạo ra cơ sở vật chất cho xã hội, họ phải làm tất cả mọi công việc nặng nhọc từ sản xuất lúa gạo đến việc làm các sản phẩm thủ công (giày dép ) phục vụ gia đình ) H? Chế độ cai trị ở đây khác với các quốc gia phương Đông như thế nào? (ở Hi Lạp và Rôma người dân có quyền cùng quý tộc bầu ra những người cai quản đất nước theo thời hạn quy định, ở phương Đông là truyền ngôi) 1) Sự hình thành các quốc gia cổ đại phương Tây - Hình thành ở những vùng đồi núi đá vôi xen kẽ là các thung lũng (khoảng thiên niên kỉ I trước công nguyên) đi lại khó khăn - Ít đất trồng trọt, thích hợp cho việc trồng cây lâu năm (nho, ô liu) - Hi Lạp và Rôma được biển bao quanh, bờ biển khúc khuỷu, nhiều vịnh, hải cảng tự nhiên à thương nghiệp phát triển 2) Xã hội cổ đại Hi Lạp, Rôma gồm những giai cấp nào? - Chủ nô sống rất sung sướng và có thế lực - Nô lệ làm việc cực nhọc trong các trang trại, xưởng thủ công, khuân vác hàng ð hoàn tịan phụ thuộc và chủ nô 3) Chế độ chiếm hữu nô lệ - Xã hội Hi Lạp và Rôma gồm 2 giai cấp chính là chủ nô và nô lệ - Xã hội chủ yếu dựa vào lao động của nô lệ. Họ bị bóc lột tàn nhẫn, bị coi là hàng hóa - Cho nên xã hội đó gọi là xã hội chiếm hữu nô lệ IV. Củng cố: - Giáo viên dùng phiếu học tập cho học sinh làm việc cá nhân H? Các quốc gia cổ đại phương Tây là: a. Trung Quốc b. Hi Lạp – Rôma c. Ấn Độ d. Lưỡng Hà H? Em hiểu thế nào về chế độ chiếm hữu nô lệ V. Hướng dẫn về nhà: - Các em về nhà học bài và làm bài tập trong sách bài tập - Tìm hiểu trước bài 6 - Sưu tầm các ảnh về những nền văn hóa cổ đại
Tài liệu đính kèm: