Giáo án Lịch sử 6 tuần 24: Khởi nghĩa Lý Bí – Nước Vạn Xuân (542 – 602) (tt)

Giáo án Lịch sử 6 tuần 24: Khởi nghĩa Lý Bí – Nước Vạn Xuân (542 – 602) (tt)

Bài 22: KHỞI NGHĨA LÝ BÍ – NƯỚC VẠN XUÂN (542 – 602) (tt)

I. Mục tiêu: Qua bài học sinh cần nắm:

1.Kiến thức:

- Cuộc khởi nghĩa Lý Bí bùng nổ, thế lực phong kiến Trung Quốc đã huy động lực lượng lớn sang xâm lược nước ta hòng lập lại chế độ đô hộ như cũ

- Cuộc kháng chiến của ta chống quân Lương trải qua hai thời kỳ: thời kỳ Lý Bí lãnh đạo và thời kỳ Thiệu Quang Phục lãnh đạo. Đây là cuộc kháng chiến không cân sức. Lý Bí rút lui và trao quyền lại cho Triệu Quang Phục. Quang Phục đã xây dựng căn cứ ở Đại Trạch và sử dụng cách đánh du kích, đánh đuổi quân xâm lược giành lại chủ quyền dân tộc

- Đến thời kỳ Hậu Lý Nam Đế lại rơi vào ách đô hộ của phong kiến phương Bắc.

2.Thái độ:

- Giáo dục học sinh ý chí kiên cường, bất khuất của dân tộc ta trong đấu tranh chống giặc ngoại xâm, bảo vệ tổ quốc.

3.Kĩ năng:

- Rèn kỹ năng phân tích, kỹ năng đọc bản đồ lịch sử

II. Thiết bị dạy học:

- Lược đồ khởi nghĩa Lý Bí – nước Vạn Xuân

III. Khởi động:

1. Ổn định: Kiểm tra sĩ số, vệ sinh lớp học.

2. Kiểm tra bài cũ:

H: Trình bày diễn biến cuộc khởi nghĩa Lý Bí? Kết quả?

H: Chính sách đô hộ của nhà Lương đối với nước ta như thế nào?

 Gọi học sinh nhận xét, bổ sung giáo viên cho điểm

 

doc 3 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 783Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lịch sử 6 tuần 24: Khởi nghĩa Lý Bí – Nước Vạn Xuân (542 – 602) (tt)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 24
Tiết: 24
Ngày soạn: 19/2/2011
Ngày dạy: 22/2/2011
Bài 22: KHỞI NGHĨA LÝ BÍ – NƯỚC VẠN XUÂN (542 – 602) (tt)
I. Mục tiêu: Qua bài học sinh cần nắm:
1.Kiến thức:
- Cuộc khởi nghĩa Lý Bí bùng nổ, thế lực phong kiến Trung Quốc đã huy động lực lượng lớn sang xâm lược nước ta hòng lập lại chế độ đô hộ như cũ
- Cuộc kháng chiến của ta chống quân Lương trải qua hai thời kỳ: thời kỳ Lý Bí lãnh đạo và thời kỳ Thiệu Quang Phục lãnh đạo. Đây là cuộc kháng chiến không cân sức. Lý Bí rút lui và trao quyền lại cho Triệu Quang Phục. Quang Phục đã xây dựng căn cứ ở Đại Trạch và sử dụng cách đánh du kích, đánh đuổi quân xâm lược giành lại chủ quyền dân tộc
- Đến thời kỳ Hậu Lý Nam Đế lại rơi vào ách đô hộ của phong kiến phương Bắc.
2.Thái độ:
- Giáo dục học sinh ý chí kiên cường, bất khuất của dân tộc ta trong đấu tranh chống giặc ngoại xâm, bảo vệ tổ quốc.
3.Kĩ năng:
- Rèn kỹ năng phân tích, kỹ năng đọc bản đồ lịch sử 
II. Thiết bị dạy học:
- Lược đồ khởi nghĩa Lý Bí – nước Vạn Xuân
III. Khởi động:
1. Ổn định: Kiểm tra sĩ số, vệ sinh lớp học.
2. Kiểm tra bài cũ:
H: Trình bày diễn biến cuộc khởi nghĩa Lý Bí? Kết quả?
H: Chính sách đô hộ của nhà Lương đối với nước ta như thế nào? 
g Gọi học sinh nhận xét, bổ sung g giáo viên cho điểm
3. Giới thiệu bài mới
IV. Kết nối:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
Hoạt động 1: Nhân dân ta đã chống lại lần xâm lược lần thứ 3 với lực lượng quân lớn. Lý Bí phải rút lui và trao quyền cho Triệu Quang Phục
Bước 1: Học sinh làm việc cá nhân 
- Giáo viên treo lược độ khởi nghĩa Lý Bí – Nước Vạn Xuân
H: Sau hai lần thất bại nhà Lương đã có kế hoạch gì khác?
(giáo viên chỉ trên lược đồ hai hướng tấn công thuỷ, bộ của quân Lương
+ Đường thủy: Theo đường biển tiến vào cửa sông Bạch Đằng tiến vào đất liền
+ Đường bộ: Chúng men theo ven biển tiến xuống sông Thương vào phía Đông Bắc nước ta)
H: Quân ta đã chiến đấu như thế nào? thu được kết quả gì?
(quân ta do Lý Nam Đế chỉ huy kéo đến vùng Lục Đầu Giang (Hải Dương) để đánh địch, lực lượng ta yếu phải lui về giữ thành ở cửa sông Tô Lịch à thành vỡ không giữ nổi Lý Nam Đế phải đem quân về giữ thành Gia Ninh, giặc chiếm thành Gia Ninh quân ta chạy về vùng núi phú thọ sau đó đem quân đóng ở hồ Điền Triệt
H: Hồ Điền Triệt có đặc điểm gì?
(Học sinh trả lời, giáo viên củng cố lại) 
H: Trần Bá Tiên đã đánh áp quân ta ở hồ Điền Triệt như thế nào? 
(Trần Bá Tiên được một hùng binh của Lý Bí chỉ đường đã đánh úp quân của Lý Nam Đế ở hồ Điền Triệt, quân ta chống đỡ không nổi
H: Sự thất bại của Lý Nam Đế có phải là sự sụp đổ của nước Vạn Xuân không? Tại sao?
(sự thất bại của Lý Nam Đế không phải là sự sụp đổ của nước Vạn Xuân, vì cuộc kháng chiến của nhân dân ta còn tiếp tục dưới sự lãnh đạo của Triệu Quang Phục
Bước 2: Giáo viên chuyển ý
Hoạt động 2: Sau thất bại của Lý Nam Đế cuộc kháng chiến của ta vẫn tiếp tục dưới sự lãnh đạo của Triệu Quang Phục
Bước 1: Giáo viên gọi học sinh đọc mục 4 sách giáo khoa
H: Em cho biết vài nét về Triệu Quang Phục?
(Triệu Quang Phục là một tướng trẻ có tài, sau khi bị thất bại ở hồ Điền Triệt Lý Nam Đế giao quyền chỉ huy quân sự cho TQP
+ TQP đem quân về đóng ở đầm Dạ Trạch (Hưng Yên) để kháng chiến lâu dài)
H: Vì sao TQP lại chọn đầm Dạ Trạch làm căn cứ kháng chiến?
(Học sinh trả lời, giáo viên củng cố lại) 
H: TQP đã dùng chiến thuật gì để đánh địch?
(Học sinh trả lời, giáo viên củng cố, giải thích thêm)
H: Quân Lương có âm mưu tiêu diệt lực lượng TQP như thế nào? 
H: Quân ta đã phản công như thế nào? Thu được kết quả gì?
(Học sinh trả lời, giáo viên củng cố lại) 
H: Em hãy nêu nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống quân Lương xâm lược?
(Học sinh trả lời, giáo viên củng, giải thích thêm)
Bước 2: Giáo viên chuyển ý
Hoạt động 3: Sau khi giành được độc lập TQP đã cải tạo đất nước, bị cướp ngôi, sau đó nước ta lại rơi vào tay phong kiến phương Bắc
Bước 1: Học sinh làm việc cá nhân 
H: Sau khi đánh bại quân Lương, TQP đã làm gì?
(Năm 571 Lý Phật Tử từ phía Nam kéo quân về cướp ngôi, Lý Phật Tử lên làm vua gọi là hậu Lý Nam Đế
Sau khi vua Tuỳ (thay nhà Lương) đòi Lý Phật Tử sang chầu nhưng ông thoái thác kiên quyết không đi)
H: Vì sao nhà Tuỳ yêu cầu Lý Phật Tử sang chầu? Tại sao Lý Phật Tử không sang?
(Yêu cầu LPT sang chầu để nhân đó bắt ông và lập lại chế độ thống trị ở đất nước ta – LPT không đi vì ông đề phòng mưu đồ nham hiểm của giặc. Ông tích cực chuẩn bị lực lượng kháng chiến)
H: LPT đã chuẩn bị kháng chiến như thế nào? 
H: Cuộc kháng chiến của LPT thu được kết quả gì?
3) Chống quân Lương xâm lược
- Tháng 5/545 vua Lương cử Dương Phiêu và tướng Trần Bá Tiên theo hai đường thuỷ, bộ tiến vào nước ta
- Lực lượng yếu à rút về thành Tô Lịch, thành vỡ à rút về Gia Ninh à rút về vùng núi Phú Thọ à đóng quân ở hồ Điền Triệt
- Lý Nam Đế phải chạy vào động Khuất Lão
- Năm 548 Lý Nam Đế mất
4) Triệu Quanh Phục đánh bại quân Lương như thế nào? 
- Căn cứ: đầm Dạ Trạch (Hưng Yên)
- Chiến thuật: đánh du kích
- Năm 550 kháng chiến thắng lợi
* Nguyên nhân thắng lợi:
- Được nhân dân ủng hộ
- Biết tận dụng địa thế phát triển chiến tranh du kích
- Quân Lương chán nản, bị động
5) Nước Vạn Xuân độc lập đã kết thúc như thế nào? 
- Triệu Quang Phục lên ngôi, tổ chức lại chính quyền
- 571 Lý Phật Tử lên ngôi
- Năm 603 quân Tuỳ tấn công Vạn Xuân
- Lý Phật Tử bắt giải về Trung Quốc 
 V. Đánh giá: - Giáo viên dùng phiếu học tập: (khoanh tròn vào ý đúng)
Câu 1: Nguyên nhân thất bại của Lý Nam Đế là:
Do nước Vạn Xuân vừa mời thành lập, lực lượng còn non yếu.
Do không được nhân dân ủng hộ
Do lực lượng quân địch còn mạnh
Câu ............ đúng
Câu 2: Những nguyên nhân nào dẫn đến thắng lợi của cuộc kháng chiến chống quân Lương do Triệu Quang Phục lãnh đạo?
Được nhân dân ủng hộ
Biết tận dụng ưu thế của đầm Dạ Trạch để tiến hành chiến tranh du kích và phát triển lực lượng.
Do luôn bị động trong chiến đấu, quân Lương chán nản mất khí thế
Cả ba đều đúng
V) Hướng dẫn về nhà:
- Học bài, trả lời câu hỏi cuối bài. Làm bài tập trong sách bài tập
- Tìm hiểu trước về các cuộc khởi nghĩa từ thế kỷ VII đến TK IX qua sách báo, truyện.

Tài liệu đính kèm:

  • docTuần 24 bài 22.doc