Giáo án Lịch sử 6 tuần 2: Cách tính thời gian trong lịch sử

Giáo án Lịch sử 6 tuần 2: Cách tính thời gian trong lịch sử

Bài 2: CÁCH TÍNH THỜI GIAN TRONG LỊCH SỬ

I. Mục Tiêu;

* Sau khi học xong học sinh cần nắm:

- Hiểu được tầm quan trọng của việc tính thời gian trong lịch sử

- Học sinh cần phân biệt được các khái niệm Dương Lịch, Âm Lịch và Công Lịch

- Biết cách đọc, ghi và tính năm tháng theo Công Lịch chính xác

- Giúp học sinh biết quý thời gian và bồi dưỡng ý thức về tính chính xác khoa học

- Bồi dưỡng cho học sinh cách ghi, tính năm, tính khoảng cách giữa các thế kỷ chính xác

II. Thiết bị dạy học:

- Tranh ảnh, lịch treo tường hoặc quả địa cầu

III. Hoạt động trên lớp:

1. Ổn định: Kiểm tra sỉ số, vệ sinh lớp học.

2. Kiểm tra bài cũ:

H? Lịch sử là gì? Tại sao chúng ta phải học lịch sử?

 

doc 3 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 796Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lịch sử 6 tuần 2: Cách tính thời gian trong lịch sử", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 02
Tiết: 02
Ngày soạn: 05/09/2006
Ngày dạy: 09/09/2006
Bài 2: CÁCH TÍNH THỜI GIAN TRONG LỊCH SỬ 
I. Mục Tiêu; 
* Sau khi học xong học sinh cần nắm:
- Hiểu được tầm quan trọng của việc tính thời gian trong lịch sử 
- Học sinh cần phân biệt được các khái niệm Dương Lịch, Âm Lịch và Công Lịch
- Biết cách đọc, ghi và tính năm tháng theo Công Lịch chính xác 
- Giúp học sinh biết quý thời gian và bồi dưỡng ý thức về tính chính xác khoa học
- Bồi dưỡng cho học sinh cách ghi, tính năm, tính khoảng cách giữa các thế kỷ chính xác 
II. Thiết bị dạy học:
- Tranh ảnh, lịch treo tường hoặc quả địa cầu
III. Hoạt động trên lớp:
1. Ổn định: Kiểm tra sỉ số, vệ sinh lớp học.
2. Kiểm tra bài cũ:
H? Lịch sử là gì? Tại sao chúng ta phải học lịch sử?
H? Căn cứ vào đâu người ta biết được lịch sử ? Em hãy lấy một ví dụ minh họa
Học sinh trả lời – Giáo viên nhận xét và ghi điểm 
3. Giới thiệu bài mới:
- Trong bài học trước các em đã biết lịch sử là gì, học lịch sử nó giúp gì cho ta, vậy hôm nay sẽ giới thiệu về cách tính thời gian trong lịch sử
4. Các hoạt động:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội Dung
Hoạt động 1: 
- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc phần 1 sách giáo khoa 
GV: Lịch sử là những sự vật hiện tượng xảy ra trong quá kgứ, muốn hiểu rõ những sự kiện trong quá khứ cần phải xác định thời gian chuẩn xác, từ thời xa xưa con người đã tìm cách ghi lại thời gian 
H? Xem hình 1 và 2 trong bài 1. em có biết trường làng hay tấm bia đá đwocj dựng lên cách đây bao nhiêu năm? (lâu rồi)
H? Vậy chúng ta có biết thời gian dựng 1 tấm bia tiến sĩ đó hay không?
H? Có phải các tấm bia tiến sĩ đều được lập cùng một năm hay không? (không, có người trước, người sau)
- Học sinh trả lời – giáo viên bổ sung và ghi bảng 
H? Dựa vào đâu và bằng cách nào con người đã sáng tạo ra cách tính thời gian?
(từ xưa con người  mặt trời cà mặt trăng)
Hoạt động 2: 
H? Các em cho biết trên thế giới hiện nay có những cách tính lịch chính nào?
(dương lịch và âm lịch)
H? Em cho biết cách tính của âm lịch và dương lịch?
(Âm lịch: dựa vào sự di chuyển của mặt trăng xung quanh trái đất (1 vòng) là 1 năm 360 ngày
Dương lịch: sự di chuyển của trái đất quay quanh mặt trời (1 vòng) là 365 ngày)
H? Các em nhìn vào bảng ở trang 6 sách giáo khoa, xác định trong đó có những loại lịch gì?
H? Đâu là dương lịch và đâu là âm lịch?
Hoạt động 3: 
Giáo viên cho học sinh xem quyển lịch và giới thiệu đó là lịch chung của cả thế giới gọi là công lịch
H? Vậy tại sao phải có công lịch
H? Công lịch được tính như thế nào? 
GV: Giải thích: theo công lịch 1 năm có 12 tháng (365 ngày) năm nhuận them 1 ngày vào tháng 2 
- 1000 năm là 1 thiên niên kỷ
- 100 năm là thế kỷ
- 10 năm là 1 thập kỷ
H? Thế kỷ XXI bắt đầu vào năm nào và kết thúc vào năm nào?
(bắt đầu 2001 và kết thúc 2100)
H? Khi lịch ra đời thì nó đã giúp ích gì cho cuộc sống của chúng ta?
1) Tại sao phải xác định thời gian
- Cách tính thời gian là nguyên tắc cơ bản của mô lịch sử 
- Tời cổ đại, người nông dân luôn phụ thuộc vào thiên nhiên, họ đã theo dõi và phát hiện ra quy luật của thời gian à người Ai Cập đã phát hiện ra chu kỳ hoạt động của trái đất quay xung quanh mặt trời
2) Người xưa đã tính thời gian như thế nào? 
- Âm lịch: căn cứ vào sự di chuyển của mặt trăng xung quanh trái đất (1 vòng) 1 năm là 360 à 365 ngày
- Dương lịch: căn cứ vào sự di chuyển của trái đất xung quanh mặt trời (1 vòng) 1 năm là 365 ngày + ¼ ngày
3) Thế giới có cần 1 thú lịch chung hay không?
- Xã hội loài người ngày càng phát triển sự giao lưu giữa các quốc gia dân tộc ngày càng tăng do vậy cần pohải có lịch chung để tính thời gian
- Công lịch lấy năm tương truyền chúa Giêsu ra đời làm năm đầu tiên của công nguyên. Những năm trước đó gọi là trước công nguyên
+ Cách tính thời gian theo công lịch
 179 TCN 40 80
IV. Đánh Giá:
- Tại sao chúng ta phải xác định thời gian?
- Năm âm lịch và dương lịch được tính như thế nào? 
- Vì sao trên tờ lịch của chúng ta có ghi thêm ngày tháng năm âm lịch?
V. Hoạt động nối tiếp: 
- Các em về học bài cũ, học và trả lời các câu hỏi trong shk
- Đọc trước bài 3 và tìm hiểu xem con người đã xuất hiện như thế nào? Và cuộc sống của họ ra sao?

Tài liệu đính kèm:

  • docbai 2.doc