Giáo án Lịch sử 6 tuần 14: Đời sống vật chất và tinh thần của cư dân Văn Lang

Giáo án Lịch sử 6 tuần 14: Đời sống vật chất và tinh thần của cư dân Văn Lang

Bài 13: ĐỜI SỐNG VẬT CHẤT

VÀ TINH THẦN CỦA CƯ DÂN VĂN LANG

I. Mục tiêu;

1) Kiến thức: Sau khi học xong học sinh cần nắm:

- Hiểu được thời kỳ Văn Lang cư dân đã xây dựng cho mình cuộc sống vật chất và tinh thần riêng phong phú tuy bước đầu còn sơ khai

2) Tư tưởng

- Giáo dục cho học sinh lòng yêu nước và ý thức vă hoá dân tộc.

3) Kĩ năng:

KNCM : Rèn luyện kỹ năng quan sát hình ảnh và nhận xét, phn tích.

KNS: HS cảm phục và biết học hỏi sự sáng tạo của người xưa.

II. Thiết bị dạy học:

- Tài liệu có liên quan

- Tranh ảnh về lưỡi cày, trống đồng, văn hoá trang trí

III. Hoạt động trên lớp:

1. Ổn định: Kiểm tra sĩ số, vệ sinh lớp học.

 

doc 4 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 825Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lịch sử 6 tuần 14: Đời sống vật chất và tinh thần của cư dân Văn Lang", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 14
Tiết: 14
Ngày soạn: 10/11/2010
Ngày dạy: 15/11/2010
Bài 13: ĐỜI SỐNG VẬT CHẤT 
VÀ TINH THẦN CỦA CƯ DÂN VĂN LANG
I. Mục tiêu; 
1) Kiến thức: Sau khi học xong học sinh cần nắm:
- Hiểu được thời kỳ Văn Lang cư dân đã xây dựng cho mình cuộc sống vật chất và tinh thần riêng phong phú tuy bước đầu còn sơ khai
2) Tư tưởng
- Giáo dục cho học sinh lòng yêu nước và ý thức vă hoá dân tộc. 
3) Kĩ năng:
KNCM : Rèn luyện kỹ năng quan sát hình ảnh và nhận xét, phân tích.
KNS: HS cảm phục và biết học hỏi sự sáng tạo của người xưa.
II. Thiết bị dạy học:
- Tài liệu có liên quan
- Tranh ảnh về lưỡi cày, trống đồng, văn hoá trang trí
III. Hoạt động trên lớp:
1. Ổn định: Kiểm tra sĩ số, vệ sinh lớp học.
2. Kiểm tra bài cũ:
H? Nhà nước Văn Lang ra đời trong hoàn cảnh nào? Ở đâu? Do ai đứng đầu?
H? Em có nhận xét gì về tổ chức nhà nước đầu tiên này?
Học sinh trả lời – Giáo viên nhận xét và ghi điểm 
3. Giới thiệu bài mới:
4. Các hoạt động:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội Dung
Hoạt động 1: Biết được nông nghiệp đã trở thành ngành chính của cư dân Văn Lang ngoài ra còn phát triển các ngành nghề khác
Bước 1: Giáo viên yêu cầu học sinh đọc to phần 1 sách giáo khoa 
H: Quan sát hình 33 trang 34 cho biết cư dân Văn Lang xới đất để gieo cấy bằng công cụ gì?
(các lưỡi cày bằng đồng, nông nghiệp nước ta đã chuyển từ giai đoạn nông nghiệp dùng cuốc sang dùng cày, từ các công cụ bằng đá à công cụ bằng đồng à là bước tiến dài trong lao động)
H: Trong nông nghiệp họ đã trồng gì và chăn nuôi những gì?
Học sinh trả lời – giáo viên bổ sung và ghi bảng 
GV: Như vậy đời sống của người dân ít lệ thuộc vào thiên nhiên
H: Ngoài nông nghiệp cư dân Văn Lang còn biết làm những nghề thủ công gì?
Học sinh trả lời – giáo viên bổ sung và ghi bảng 
H: Quan sát hình 36, 37, 38 sách giáo khoa em thấy nghề thủ công nào phát triển nhất thời bấy giờ?
Học sinh trả lời – giáo viên bổ sung củng cố lại
H: Theo em việc tìm thấy trống đồng ở nhiều nơi trên đất nước ta và ở nước ngoài đã thể hiện điều gì?
(trong thời kỳ đồ đồng và luyện kim phát triển, đời sống người dân no đủ và có cuộc sống văn hoá đồng nhất)
Bước 2: Giáo viên chuyển ý sang phần 2
Hoạt động 2: Biết được khi kinh tế phát triển thì cuộc sống vật chất của người dân được đáp ứng như thế nào? 
Bước 1: Giáo viên gọi học sinh đọc phần 2 sách giáo khoa 
Học sinh làm việc cá nhân 
H: Đời sống vật chất thiết yếu của con người là gì
(ăn mặc, đi lại, ở)
H: Người Văn Lang ở như thế nào? 
Học sinh trả lời – giáo viên bổ sung và ghi bảng 
H: Tại sao lại ở nhà sàn? (chống thú, lũ)
H: Thức ăn chủ yếu của người Văn Lang là gì?
Học sinh trả lời – giáo viên bổ sung và củng cố lại
H: Người Văn Lang mặc như thế nào? 
(Nam và nữ mặc như thế nào?)
H: Trong ngày lễ họ mặc gì?
H: Họ đi lại chủ yếu bằng gì?
(ngoài thuyền họ còn dùng voi, ngựa )
Bước 2: Giáo viên chuyển ý sang phần 3
Hoạt động 3: Biết được các hoạt động văn hoá cũng như tín ngưỡng của người Văn Lang
Bước 1: Học sinh làm việc theo nhóm
Giáo viên giao nhiệm vụ cho từng nhóm
Nhóm 1: Xã hội Văn Lang chia thành mấy tầng lớp, địa vị của mỗi tầng lớp trong xã hội ra sao?
(chia thành nhiều tầng lớp khác nhau: vua quan (có thế lực, giàu có); nông dân tự do (lực lượng chủ yếu nuôi sống xã hội); nô tì (những người hầu hạ trong nhà quý tộc) à sự phân biệt giữa các tầng lớp còn chưa sâu sắc)
Nhóm 2: Sau những ngày lao động meat nhọc cư dân Văn Lang làm gì?
(Họ tổ chức lễ hội, trong các buổi lễ họ ăn mặc đẹp, họ thường ca hát, nhảy múa, đua thuyền, săn bắn  )
Nhóm 3: Nhạc cụ điển hình của cư dân Văn Lang là gì?
(trống đồng, chiêng, khèn, trống đồng là hiện vật tiêu biểu của văn minh Văn Lang, trên trống đồng có những hoa văn thể hiện sinh hoạt vật chất và tinh thần của người Văn Lang. chính giữa trống là một ngôi sao nhiều cánh tượng trưng cho mặt trời, trống đồng còn được coi là trống sấm vì họ dùng để cầu nắng, cầu mưa)
Nhóm 4: Nhìn vào hình 38 sách giáo khoa em thấy gì? Họ tín ngưỡng gì?
(cách ăn mặc của người Văn Lang họ đang múa hát rất vui vẻ, cầu cho mưa thuận gió hoà, có những người cầm vũ khí để chống giặc ngoại xâm)
H: Các truyện “Trầu cau”, “Bánh chưng bánh dầy” có những phong tục gì?
Bước 2: Giáo viên cho các nhóm trình bày kết quả à giáo viên nhận xét lại
1) Nông nghiệp và các nghề thủ công
a. Nông nghiệp 
- Họ biết trồng trọt và chăn nuôi như trồng lúa, bầu bí, rau, đậu  và nuôi tằm, chăn gia súc 
b. Thủ công nghiệp
- Họ biết làm gốm, dệt vải, lụa, xây nhà, đóng thuyền (được chuyên môn hóa)
- Nghề luyện kim được chuyên môn hóa cao
2) Đời sống vật chất của cư dân Văn Lang ra sao?
* Ở
- Họ ở nhà sàn mái cong làm bằng gỗ, tre, nứa, lá, có cầu thang để lên xuống
- Ở thành làng chạ
* Ăn
- Cơm nếp, cơm tẻ, rau, cá, thịt. Biết dùng mâm, bát, muôi. Biết dùng mắm, muối và gia vị
* Mặc 
- Nam: đóng khố, mình trần, chân đất
- Nữ: mặc váy, áo sẻ giữa, có yếm che ngực, mái tóc có nhiều kiểu
- Ngày lễ họ đeo trang sức bằng lông chim, đội mũ cắm lông chim hay bông lau
* Đi lại: Chủ yếu bằng thuyền
3) Đời sống tinh thần của cư dân Văn Lang có gì mới
- Họ tổ chức lễ hội, vui chơi
- Nhạc cụ là trống đồng, chiêng khèn
- Tín ngưỡng: họ thờ các lực lượng tự nhiên như mặt trời, mặt trăng, núi, sông 
- Người chết được chôn cất cẩn thận kèm theo những công cụ và đồ trang sức quý giá.
ð Đời sống tinh thần và vật chất đã hòa quyện vào nhau, tạo nên tình cảm cộng đồng sâu sắc trong con người Lạc Việt
IV. Củng cố::
H: Những yếu tố nào tạo nên tình cảm cộng đồng của cư dân Văn Lang?
H: Điểm lại những nét chính trong đời sống vật chất và tinh thần của của cư dân Văn Lang qua nới ở, ăn mặc, phong tục, lễ hội, tín ngưỡng
V. Dặn dị: 
- Học bài cũ, làm bài tập
- Xem trước bài 14 “nước Âu Lạc”
- So sánh công cụ lao động thời Văn Lang và Âu Lạc. 

Tài liệu đính kèm:

  • doctuaân 14-tiet14.doc