Giáo án Lịch sử 6 tuần 12: Những chuyển biến về xã hội

Giáo án Lịch sử 6 tuần 12: Những chuyển biến về xã hội

 Bài 11: NHỮNG CHUYỂN BIẾN VỀ XÃ HỘI

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức : Sau khi học xong học sinh cần:

- Hiểu được kinh tế phát triển xã hội nguyên thủy có nhiều chuyển biến, trong xã hội có sự phân công lao động, có sự chuyển biến trong quan hệ giữa người với người ở nhiều lĩnh vực

- Sự nảy sinh những vùng văn hóa lớn trên khắp 3 miền đất nước, chuẩn bị bước sang thời kì dựng nước trong đó đáng chú ý nhất là văn hóa Đông Sơn

- Chế độ mẫu hệ chuyển sang phụ hệ

2. Tư tưởng

- Bồi dưỡng cho học sinh ý thức về cội nguồn dân tộc

3. Kĩ năng

- Bồi dưỡng kỹ năng quan sát nhận biết, so sánh sự việc, bước đầu sử dụng bản đồ

II. Thiết bị dạy học:

- Bản đồ với những địa danh liên quan

- Tranh ảnh và hiện vật phục chế (nếu có)

PP- KTDH: Thảo luận nhóm, động no, 1 pht.

 

doc 4 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 879Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lịch sử 6 tuần 12: Những chuyển biến về xã hội", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:4/11/11 Tuần 12 tiết 12
Ngày dạy:10/11/11 
 Bài 11: NHỮNG CHUYỂN BIẾN VỀ XÃ HỘI 
I. Mục tiêu: 
1. Kiến thức : Sau khi học xong học sinh cần:
- Hiểu được kinh tế phát triển xã hội nguyên thủy có nhiều chuyển biến, trong xã hội có sự phân công lao động, có sự chuyển biến trong quan hệ giữa người với người ở nhiều lĩnh vực
- Sự nảy sinh những vùng văn hóa lớn trên khắp 3 miền đất nước, chuẩn bị bước sang thời kì dựng nước trong đó đáng chú ý nhất là văn hóa Đông Sơn
- Chế độ mẫu hệ chuyển sang phụ hệ
2. Tư tưởng 
- Bồi dưỡng cho học sinh ý thức về cội nguồn dân tộc
3. Kĩ năng 
- Bồi dưỡng kỹ năng quan sát nhận biết, so sánh sự việc, bước đầu sử dụng bản đồ 
II. Thiết bị dạy học:
- Bản đồ với những địa danh liên quan
- Tranh ảnh và hiện vật phục chế (nếu có)
PP- KTDH: Thảo luận nhĩm, động não, 1 phút.
III. Hoạt động trên lớp:
1. Ổn định: Kiểm tra sỉ số, vệ sinh lớp học.
2. Kiểm tra bài cũ: Trình bày những điểm mới của người nguyên thủy thời kì Phùng Nguyên –Hoa Lộc.
3. Giới thiệu bài mới:
	Khi cuộc sống ổn định, họ cư trú lâu dài ở 1 địa điểm kinh tế phát triển hơn, họ đã có của cải dư thừa vậy khi vật chất đã đầy đủ thì xã hội phát triển ra sao, chúng ta sẽ tìm hiểu qua bài 11
4. Các hoạt động:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
Hoạt động 1: học sinh hiểu được trong cuộc sống của người nguyên thủy đã có sự phân công công việc
Bước 1: Học sinh làm việc cá nhân 
Giáo viên yêu cầu học sinh đọc mục 1 sách giáo khoa 
H: Em có nhận xét gì về việc đúc một đồ dùng bằng đồng hay làm một bình bằng đất nung so với việc làm 1 công cụ đá?
(đúc công cụ bằng đồng phức tạp hơn cần kỹ thuật cao hơn, sắc bén hơn, năng suất lao động cao hơn)
H: Có phải trong xã hội ai cũng biết đúc đồng không?
(không phải ai cũng biết, chỉ có 1 số người biết đúc đồng)
H: Khi sản xuất phát triển, số người lao động ngày càng tăng, tất cả mọi người vừa lao động vừa lo rèn đúc công cụ lao động được không?
(không, phải có sự phân công lao động nông nghiệp và thủ công nghiệp được tách thành 2 nghề riêng)
H: Khi sản xuất nông nghiệp lúa nước phát triển, đòi hỏi con người phải làm gì?
Học sinh trả lời giáo viên củng cố lại
H: Người nông dân vừa lo làm đồng vừa làm việc nhà có được không?
(nếu lo cả 2 thì sẽ rất vất vả và tốn nhiều thời gian)
H: Theo truyền thống thì người đàn ông lo việc gì? Người đàn bà lo việc gì?
(đàn ông lo việc đồng áng vì lao động nặng nhọc, đàn bà lo việc nhà vì công việc nhẹ nhàng hơn, phức tạp và tỉ mỉ hơn.)
Học sinh trả lời – giáo viên bổ sung và ghi bảng.
Gv liên hệ thực tế cuộc sống hiện nay của bản thân hs, cho hs tự phát biểu. 
Bước 2: Giáo viên chuyển ý sang phần 2
Hoạt động 2: Học sinh hiểu được sau khi có sự phân chia lao động đã tạo ra sự thay đổi các mối quan hệ giữa người và người
Bước 1: Học sinh làm việc cá nhân 
H: Trước kia xã hội phân chia theo tổ chức xã hội nào?
(trước kia theo chế độ thị tộc)
H: Các bản, làng (chiềng, chạ) ra đời như thế nào? 
(sản xuất phát triển cuộc sống của con người ngày càng ổn định. Họ định cư lâu dài ở đồng bằng ven các con sông lớn từ đó hình thành làng, bản. Trong các chiềng chạ có quan hệ huyết thống gọi là thị tộc)
H: Bộ lạc ra đời như thế nào? 
Học sinh trả lời – giáo viên bổ sung và ghi bảng 
H: Người đứng đầu 1 thị tộc là ai? 
(tộc trưởng, già làng)
H: Người đứng đầu bộ lạc là ai? Và có quyền hạn gì?
Học sinh trả lời – giáo viên bổ sung và ghi bảng 
H: Tại sao trong thời kỳ này trong 1 số ngôi mộ người ta đã chôn theo công cụ lao động và đồ trang sức nhưng số lượng và chủng loại khác nhau?
GV: Giải thích thêm là những người có chức quyền (tộc trưởng) được chia của cải nhiều hơn, họ chiếm 1 phần của cải dư thừa của thị tộc ngày càng giàu lên, xã hội bắt đầu phân biệt giàu nghèo
Bước 2: Giáo viên chuyển ý sang phần 3
Hoạt động 3: Học sinh biếta được bước phát triển trong các thời kỳ như thế nào? 
Bước 1: Giáo viên treo bản đồ hành chính Việt Nam chỉ những khu vực sách giáo khoa đề cập à khẳng định sự phát triển đồng đều ở các khu vực văn hóa
Bước 2: Học sinh làm việc cá nhân 
Giáo viên giới thiệu các công cụ phục chế kết hợp với quan sát trong sách giáo khoa so sánh các công cụ đồ đá
H: Trong thời kỳ văn hóa Đông Sơn các công cụ chủ yếu được chế tác bằng nguyên liệu gì? 
(chủ yếu là đồng)
H: Em có nhận xét gì về công cụ bằng đồng?
(sắc bén hơn, năng suất lao động tăng lên)
H: Từ thế kỷ VI đến thế kỷ I nước ta đã có những trung tâm văn hóa lớn nào?
(Óc eo (AnGiang), Sa Huỳnh (Quảng Ngãi), Đông Sơn (Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ))
H: Theo em những công cụ nào góp phần tạo nên chuyển biến trong xã hội? 
(công cụ bằng đồng thay thế công cụ bằng đá, lưỡi cày, cuốc, liềm, mũi giáo, dao găm)
* GV: Cư dân văn hóa Đông Sơn gọi chung là Lạc Việt
H: Xã hội đã có những bước phát triển như thế nào? 
1) Sự phân công lao động đã được hình thành như thế nào? 
- Thủ công nghiệp tách khỏi nông nghiệp là một bước tiến của xã hội à sự phân công lao động xuất hiện
- Trong xã hội đã có sự phân công lao động giữa đàn ông và đàn bà. Địa vị người đàn ông trong xã hội và gia đình ngày càng quan trọng ð chế độ mẫu hệ chuyển sang chế độ phụ hệ
2) Xã hội có gì đổi mới
- Nhiều chiềng chạ (thi tộc) hợp lại nhau thành bộ lạc
- Đứng đầu thị tộc là một tộc trưởng (già làng)
- Đứng đầu bộ lạc là tù trưởng (có quyền chỉ huy, sai bảo và được chia phần nhiều hơn)
ð Xã hội bắt đầu có sự phân biệt giàu nghèo
3) Bước phát triển mới về xã hội được nảy sinh như thế nào? 
- Do sản xuất nông nghiệp phát triển, thời kỳ Đông Sơn thủ công nghiệp tách khỏi nông nghiệp, công cụ bằng đồng thay thế công cụ bằng đá
- Các chiềng chạ (làng, bản) ra đời. Đó là các công xã thị tộc
- Liên minh các thị tộc là bộ lạc
- Liên minh các bộ lạc là quốc qia
- Đấy là thời kỳ chuẩn bị hình thành quốc gia.
IV. Củng cố:
H? Nêu những nét mới về tình hình kinh tế – xã hội của cư dân Lạc Việt?
* Giáo viên dùng phiếu học tập cho học sinh làm việc cá nhân 
Nối các ý ở cột A với cột B cho phù hợp
Cột A
Cột B
Đàn ông
Đàn bà
a. Làm việc nhà, tham gia sản xuất nông nghiệp, làm đồ gốm, dệt vải
b. Chế tác công cụ lao động, đúc đồng và làm đồ trang sức 
c. Làm nông nghiệp, săn bắn, đánh cá
VDặn dị: 
- Học bài, trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa, làm bài tập 
- Tìm hiểu trước bài “Nhà nước Văn Lang ra đời trong hoàn cảnh nào?” 

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet 12.doc