Bài 6: VĂN HÓA CỔ ĐẠI
I. Mục tiêu:
1 Kiến thức : Sau khi học xong học sinh cần:
- Nắm được qua mấy ngàn năm tồn tại, thời cổ đại đã để lại cho loài người một di sản văn hóa đồ sộ và quý giá
- Người phương Đông và người phương Tây cổ đại đã tạo ra những thành tựu văn hóa đa dạng, phong phú, rực rỡ về chữ viết, chữ số, lịch, văn học, khoa học nghệ thuật
2.Kĩ năng:
Hs quan sát và phân tích được những tranh ảnh trong bài.
3.Thái độ:
Học sinh thấy tự hào về nhưng thành tự văn minh của loài người thời cổ đại.
- Giáo dục ý thức về việc tìm hiểu các thành tựu văn minh cổ đại.
- Tập mô tả một công trình kiến trúc hay nghệ thuật lớn thời cổ đại qua tranh ảnh.
II. Thiết bị dạy học:
- Tranh ảnh một số công trình văn hóa tiêu biểu như kim tự tháp. Lực sĩ ném đĩa, chữ tượng hình
- Một số thơ văn cổ đại (nếu có)
Ngày soạn:23/9/11 Tuần 6 tiết 6 Ngày dạy: 29/9/11 Bài 6: VĂN HÓA CỔ ĐẠI I. Mục tiêu: 1 Kiến thức : Sau khi học xong học sinh cần: - Nắm được qua mấy ngàn năm tồn tại, thời cổ đại đã để lại cho loài người một di sản văn hóa đồ sộ và quý giá - Người phương Đông và người phương Tây cổ đại đã tạo ra những thành tựu văn hóa đa dạng, phong phú, rực rỡ về chữ viết, chữ số, lịch, văn học, khoa học nghệ thuật 2.Kĩ năng: Hs quan sát và phân tích được những tranh ảnh trong bài. 3.Thái độ: Học sinh thấy tự hào về nhưng thành tự văn minh của loài người thời cổ đại. - Giáo dục ý thức về việc tìm hiểu các thành tựu văn minh cổ đại. - Tập mô tả một công trình kiến trúc hay nghệ thuật lớn thời cổ đại qua tranh ảnh. II. Thiết bị dạy học: - Tranh ảnh một số công trình văn hóa tiêu biểu như kim tự tháp. Lực sĩ ném đĩa, chữ tượng hình - Một số thơ văn cổ đại (nếu có) III. Hoạt động trên lớp: 1. Ổn định: Kiểm tra sỉ số, vệ sinh lớp học. 2. Kiểm tra bài cũ: H? Các quốc gia cổ đại phương Tây được hình thành ở đâu? Trong thời gian nào? H? Tại sao gọi xã hội cổ đại phương Tây là chế độ chiếm hữu nô lệ? Học sinh trả lời – Giáo viên nhận xét và ghi điểm 3. Khám phá : Thời cổ đại nhà nước được hình thành, loài người bước vào xã hội văn minh. Trong buổi bình minh của lịch sử các dân tộc phương Đông và phương Tây đã sáng tạo nên nhưng thành tự văn hóa rực rỡ mà ngày nay chúng ta đang được thừa hưởng. 4. Kết nối : Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung Hoạt động 1: Biết được các thành tựu văn hóa cổ đại của các dân tộc Phương Đông. Giáo viên gọi 1 học sinh đọc phần 1 sách giáo khoa H? Nền kinh tế chủ yếu của các quốc gia cổ đại phương Đông là gì? (nền kinh tế nông nghiệp, phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên, mưa gió thuận hòa) GV: Yêu cầu học sinh quan sát hình 11 sách giáo khoa. Đây là chữ tượng hình của Ai Cập H? Vậy chữ viết ra đời trong hoàn cảnh nào? (do sản xuất phát triển, xã hội tiến lên, con người đã có nhu cầu về chữ viết và ghi chép) Giáo viên lấy ví dụ: như chữ tượng hình Ai Cập ra đời năm 3500 TCN ¤: Mặt trời Cái mồm Cái nhà Người đi Chữ tượng hình Trung Quốc ra đời 2000 năm TCN Người Cái mồm Cây Rừng H? Họ đã dùng nguyên liệu gì để viết? (người Ai Cập viết trên giấy làm từ vỏ cây Papirút (một loại cây sậy), người Lưỡng Hà viết trên tấm đất sét ướt rồi đem nung khô, người Trung Quốc viết trên mai rùa, thẻ tre, trên mảnh lụa trắng họ còn sáng tạo ra chữ số và người Ấn Độ đã sáng tạo ra số 0) H? Trong quá trình sản xuất nông nghiệp thì người nông dân đã phát hiện ra quy luật gì? GV: Trên cơ sở hiểu biết về thiên văn, về qui luật của thời tiết, mùa màng sẽ thuận lợi hơn. H? Con người đã tìm hiểu qui luật mặt trăng quay xung quanh trái đất và trái đất quay xung quanh mặt trời để sáng tạo ra cái gì? (người ta sáng tạo ra lịch) H? Ngoài hai thành tựu trên người phương Đông còn sáng tạo ra cái gì nữa? (đó là toán học) H? Tại sao người Ai Cập lại giỏi hình học? (hàng năm sông Nin thường gây lụt lội xóa mất ranh giới đất đai, họ phải đo lại ruộng) H? Người Ai Cập đã tìm ra con số gì? H? Tại sao người Lưỡng Hà lại giỏi về số học? (do họ phải tính toán những sản lượng thu hoạch ở những khoảnh ruộng có diện tích khác nhau, tính thời gian cần thiết để đào 4 cái hồ chứa nước có độ sâu khác nhau ) H? Kiến trúc của các nước phương Đông như thế nào? (đó là những kì quan của thế giơí mà loại người rất thán phục) giáo viên giới thiệu hình 13 sách giáo khoa Hoạt động 2:Nền văn hóa của các quốc gia cổ đại Phương Tây. H? Thành tựu đầu tiên của người Hi Lạp và Rôma là gì? H? Thành tựu văn hóa thứ 2 của các quốc gia cổ đại phương Tây là gì? (họ sáng tạo ra chữ viết, ban đầu là 20 chữ sau là 26 chữ) H? Về khoa học thì người Hi Lạp và Rôma đã có những thành tựu gì? H? En hãy nêu tên một số nhà khoa học nổi danh (toán: Talet, Pitago, ơclit; vật lý: Assimet; sử: Hêrôđốt, Tusiđít; triết học: Piatôn, Arixtốt; địa: Stơrabôn) H? Văn học Hi Lạp phát triển như thế nào? H? Kiến trúc của Hi Lạp và Rôma thì như thế nào? Học sinh trả lời – giáo viên củng cố, giải thích thêm, bổ sung và ghi bảng Giáo viên giới thiệu ảnh 14, 15 trong sách giáo khoa cho học sinh biết hình 16 và 17 1) Các dân tộc phương Đông cổ đại đã có những thành tựu văn hóa gì? a. Chữ viết và chữ số - Họ đã sáng tạo ra chữ tượng hình Ai Cập, chữ tượng hình Trung Quốc - Họ sáng tạo ra chữ số. Người Ấn Độ tìm ra số 0 b. Thiên văn và lịch - Họ đã có những tri thức đầu tiên về thiên văn - Họ sáng tạo ra âm lịch và dương lịch c. Kiến trúc, điêu khắc, toán học - Người Ai Cập nghĩ ra phép tình đến 10, rất giỏi hình học - Đặc biệt họ tìm ra số Pi = 3.1416 - Người Lưỡng Hà giỏi về số học, giỏi tính toán - Kiến trúc: Kim tự tháp (Ai Cập) thành Babilon 2) Người Hi Lạp và Rôma đã có những đóng góp gì về văn hóa? - Họ đã sáng tạo ra dương lịch - Họ sáng tạo ra hệ chữ cái A,B,C - Khoa học: họ đạt nhiều thành tựu rực rỡ về toán học, thiên văn, vật lý, triết học, sử học, địa lý. - Văn học cổ Hi Lạp phát triển rực rỡ với những bộ sử thi nổi tiếng như Olixê và I liát - Hi Lạp và Rôma có những công trình kiến trúc nổi tiếng như: tượng thần Milo, tượng lực sĩ ném đĩa, đấu trường Côlidê (Rôma) IV.Củng cố: H? Nêu những thành tựu văn hóa của các quốc gia cổ đại phương Đông H? Giáo viên dùng phiếu học tập cho học sinh làm việc cá nhân - Nối tên các nước tương ứng với các thành tựu văn hóa sau Cột A Cột B Kim tự tháp Tượng lực sĩ ném đĩa Vườn treo Babilon Đấu trường Colidê Hi Lạp Ai Cập Rôma Lưỡng Hà V. Dặn dị: - Về học bài, trả lời câu hỏi cuối bài, làm bài tập - Chuẩn bị trước bài 7; ôn lại các kiến thức cũ
Tài liệu đính kèm: