Giáo án kì 2 môn Vật lý Lớp 8

Giáo án kì 2 môn Vật lý Lớp 8

I.MỤC TIÊU:

1.Kiến thức.

- Nêu được định nghĩa, tác dụng của áp lực lên mặt bị ép và những yếu tố ảnh hưởng đến tác dụng này.

- Viết được công thức và đơn vị của áp suất.

- Phát biểu được nội dung nguyên lý Paxcan và nêu được ý nghĩa việc vận dụng nguyên lí này trong việc chế tạo máy thủy lực.

- Nêu được những hiện tượng chứng tỏ sự tồn tại của áp suất chất lỏng, áp suất khí quyển và áp suất này tác dụng lên thành bình chứa chất lỏng, chất khí cũng như lên vật ở trong các chất này theo mọi phương.

- Vận dụng kiến thức đã học để giải thích các hiện tượng trong thực tế.

 

docx 86 trang Người đăng Mai Thùy Ngày đăng 19/06/2023 Lượt xem 220Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án kì 2 môn Vật lý Lớp 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy:
 Ngày soạn:
 Tiết:	 Lớp:
BÀI 16: ÁP SUẤT
Thời gian thực hiện: 3 tiết
I.MỤC TIÊU:
1.Kiến thức.
- Nêu được định nghĩa, tác dụng của áp lực lên mặt bị ép và những yếu tố ảnh hưởng đến tác dụng này.
- Viết được công thức và đơn vị của áp suất.
- Phát biểu được nội dung nguyên lý Paxcan và nêu được ý nghĩa việc vận dụng nguyên lí này trong việc chế tạo máy thủy lực.
- Nêu được những hiện tượng chứng tỏ sự tồn tại của áp suất chất lỏng, áp suất khí quyển và áp suất này tác dụng lên thành bình chứa chất lỏng, chất khí cũng như lên vật ở trong các chất này theo mọi phương.
- Vận dụng kiến thức đã học để giải thích các hiện tượng trong thực tế.
2 Năng lực: 
Năng lực tự chủ và tự học: tìm kiếm thông tin, đọc sách giáo khoa, quan sát tranh ảnh để tìm hiểu
Năng lực giao tiếp và hợp tác: thảo luận nhóm để tìm ra các khái niệm, hợp tác trong thực hiện hoạt động thí nghiệm 
Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: giải quyết các câu hỏi, vấn đề liên quan đến kiến thức trong bài học, giải quyết vấn đề khó khăn và sáng tạo trong hoạt động thí nghiệm
3 Phẩm chất: 
Thông qua thực hiện bài học sẽ tạo điều kiện để học sinh:
Chăm học, chịu khó tìm tòi tài liệu và thực hiện các nhiệm vụ cá nhân nhằm tìm hiểu về khái niệm 
Có trách nhiệm trong hoạt động nhóm, chủ động nhận và thực hiện nhiệm vụ thực hành 
-Trung thực, cẩn thận trong thực hành, ghi chép các kết quả trong hoạt động thực hành nghiên cứu 
II. Thiết bị dạy học và học liệu:
1 . Giáo viên 
-Gv tranh hình 16.1 và TN h16.2, 16.3,16.4, h16.5, TN 16.6, h16.8,16.9
- Máy tính, máy chiếu
-https://thcskhuongdinh.pgdthanhxuan.edu.vn/tu-lieu-suu-tam/thi-nghiem-ao-ve-ap-suat-chat-long-vat-ly-8-cmobile21147-9215.aspx
-https://www.youtube.com/watch?v=L6Jy-d-_Jpc
-https://www.youtube.com/watch?v=hRfrcOMB7G4
2 . Học sinh
Vở ghi, sgk, đồ dùng học tập và chuẩn bị từ trước
III. Tiến trình dạy học:
1. Hoạt động 1: Mở đầu 
a) Mục tiêu: Tạo tình huống có vấn đề, dẫn dắt vào bài.
b) Nội dung:
- Học sinh thực hiện nhiệm vụ quan sát H16.1 trả lời câu hỏi 1,2 SHD/105.
c) Sản phẩm:
- Câu trả lời của học sinh về 
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
* GV giao nhiệm vụ học tập
-Y/c quan sát Hình 16.1 SHDH/105 
- Trả lời các câu hỏi 1, 2 SHDH/105-106
* HS thực hiện nhiệm vụ
- Nhóm thảo luận 
*Báo cáo, thảo luận: 
- Đại diện báo cáo
- Nhận xét của nhóm khác
*Kết luận, nhận định: 
- Gv chốt , kết nối vào bài.
( Ở trạng thái rắn tác dụng lên đáy bình theo phương vuông góc với đáy bình.
Ở trạng thái lỏng, khí tác dụng lên dáy, thành bình , các vật đặt trong lòng nó, theo mọi phương).
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức.
Hoạt động 2.1: Tìm hiểu về tác dụng của lực ở mỗi trạng thái có phương, chiều như thế nào?
a) Mục tiêu: 
- Tiến hành được tn kiểm tra dự đoán về áp suất chất rắn và lỏng, khí.
- Biết chất rắn tác dụng áp suất theo phương vuông lên mặt bị ép, chất lỏng, chất khí tác dụng áp suất lên đáy bình, thành bình và các vật trong lòng nó theo mọi phương.
b) Nội dung:
- Học sinh thực hiện nhiệm vụ quan sát H16.1 trả lời câu hỏi 1,2 SHD/105.
c) Sản phẩm:
- Câu trả lời của học sinh 
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
* GV giao nhiệm vụ học tập 1.
- Gv đưa ramột số dụng cụ : Khối kim loại, chậu cát mịn.
- Y/c các nhóm hãy tiến hành thí nghiệm đặt khối kim loại vào chậu cát quan sất phương chiều của khối kim loại tác dụng lên cát.
* HS thực hiện nhiệm vụ
- Nhóm hoạt động.
*Báo cáo, thảo luận: 
- Đại diện báo cáo
- Nhận xét nhóm khác
*Kết luận, nhận định: 
- Gv nhận xét, chốt.
* GV giao nhiệm vụ học tập 2.
- Y/c tìm hiểu mục 1 nêu dự đoán về tác dụng của chất lỏng ở trạng thái có phương chiều ntn?
- Nêu phương án Tn kiểm tra dự đoán.
- Dụng cụ tn
- Các bước tiến hành thí nghiệm theo phương án đã nêu.
* HS thực hiện nhiệm vụ
- Nhóm hoạt động.
*Báo cáo, thảo luận: 
- Đại diện báo cáo
- Nhận xét nhóm khác
*Kết luận, nhận định: 
- Gv nhận xét, chốt.
* GV giao nhiệm vụ học tập 3.
- Y/c tìm hiểu thí nghiệm đối với chât ở thể khí .
 - Với những dụng cụ đã có ở mỗi nhóm chúng ta tiến hành thí nghiệm theo hướng dẫn SHDH/106
- Ở thí nghiệm khi rút ống ra khỏi cốc nước , quan sát hiện tượng. Sau đó bỏ tay bịt ống ra và quan sát hiện tượng, giải thích.
* HS Thực nhiệm vụ học tập 3.
- Làm thí nghiệm theo nhóm,Quan sát hiện tượng
- Rút ra nhận xét.
- Hoàn thành Kl SHDH/142.
- Nhóm hoạt động.
* Báo cáo, Thảo luận.
- Đại diện báo cáo
- Nhận xét nhóm khác
* Kết luận, nhận định.
- Gv nhận xét, chốt.
1. Tác dụng của chất ở trạng thái rắn có phương, chiều như thế nào?
a. Dự đoán:
- Kim loại tác dụng lực nén lên cát theo phương vuông góc với mặt cát, chiều từ trên xuống ( theo một chiều).
b. Tiến hành tn:
c. Kết quả: Giống dự đoán
2. Tác dụng của chất ở trạng thái lỏng có phương, chiều như thế nào?
a. Dự đoán:
- Mọi phương, nhiều hướng.
b. Kiểm tra dự đoán bằng thực nghiệm:
* Dụng cụ Tn: SHDH/106
* Tiến hành thí nghiệm: SHDH/106
* Kết quả Tn.
- Các màng cao su biến dạng. Chứng tỏ chất lỏng gây P lên đáy bình và thành bình CLà P theo mọi phương
- CL gây ra theo phương lên các vật trong lòng nó.
3. Đối với chất ở thể khí.
* Thí nghiệm ( Phương án 1)
- Khi hút sữa tron hộp thì vỏ hộp bị bẹp theo mọi phương.
- Khi thổi khí vào hộp thì hộp lại phồng ra đều theo mọi phương.
* Thí nghiệm ( Phương án 2)
- Nước trong ông không bị chảy ra ngoài.
- Khi bỏ tay thì nước chảy ra ngoài.
* Kết luận:
1- phương, chiều
2- thành
3- đáy
4 – phương
5 – mọi bề mặt
6- phương.
Hoạt động 2.2: Tìm hiểu về tác dụng của áp lực. Áp suất.
a) Mục tiêu: 
- HS đưa được ra dự đoán, tiến hành TN kiểm tra dự đoán tác dụng của áp lực phụ thuộc những yếu tố nào.
- Xây dựng được công thưc tính áp suất.
b) Nội dung:
- Học sinh thực hiện thí nghiệm, từ đó đưa ra kết luận về tác dụng của áp lực. 
- Đọc thông tin tìm hiểu công thức tính áp suất.
c) Sản phẩm:
- Kết quả thí nghiệm.
- Câu trả lời của học sinh. 
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung 
* GV giao nhiệm vụ học tập 1.
- Y/c tìm hiểu nội dung mục 2 SHDH/107 và H 16.5. Trả lời câu hỏi mục a, áp lực phụ thuộc vào những yếu tố nào? 
 - Đề suất phương án thí nghiệm kiểm tra dự đoán.
- Mục đích thí nghiệm
- Với những dụ cụ đã có cá nhóm hãy tiến hành thí nghiệm theo phương án đã nêu.
- Gv quan sát, giúp đỡ nhóm còn yếu.
- Quan sát hiện tượng
- Rút ra nhận xét.
- Hoàn thành bảng 16.1SHDH/143.
- Rút ra kết luận gì từ thí nghiệm?
* HS thực hiện nhiệm vụ
- Nhóm hoạt động.
*Báo cáo, thảo luận: 
- Đại diện báo cáo
- Nhận xét nhóm khác
*Kết luận, nhận định: 
- Gv nhận xét, chốt.
* GV giao nhiệm vụ học tập 2.
-Y/c tìm hiểu mục 3 viết công thức tính áp suất, nêu tên đơn vị có mặt trong công thức.
* HS thực hiện nhiệm vụ
- Cặp đôi thảo luận
*Báo cáo, thảo luận: 
- Đại diện báo cáo.
- Nhận xét cặp đôi khác
*Kết luận, nhận định: 
- Gv chốt.
2.Tác dụng của áp lực – Áp suất.
a. Đưa ra dự đoán.
- Độ lớn của áp lực (F) và diện tích bị ép (S).
b. Thí nghiệm kiểm tra.
+) Phương án tn. 
- Đặt 1 khối kim loại nằn ngang lên cát mịn, quan sát độ lún của cát.
- Đặt trồng 2 khối kim loại lên nhau rồi đặt ngang trên mặt cát, quan sát độ lún của cát.
- Đặt 1 khối kim loại thẳng đứng trên mặt cát.
* Dụng cụ thí nghiệm.
+ Hai khối kim loại hình hộp chữ nhật
+ Khay đựng cát mịn.
* Tiến hành thí nghiệm. 
Trương hợp
ÁP lực F (N)
Diện tích bị ép (S)
Tác dụng của áp lực
1
F2 >F1
S2 = S1
2
F3 = F1
S3 < S1
3
4
* Kết luận:
1 – càng lớn 
2 – mạnh
3 – càng nhỏ 
4 – lớn ( nhỏ)
5 – càng lớn ( nhỏ)
- Áp lực là lực ép có phương vuông góc với mặt bị ép.
(tác dụng của áp lực tỉ lệ thuận với F, tỉ lệ nghịch với S) 
3. Công thức tính áp suất :
- Áp suất là độ lớn của áp lực trên một đơn vị diện tích bị ép.
F: Áp lực (N)
S: diện tích bị ép (m2)
P: áp suất (N/ m2)
Đơn vị áp suất (N/ m2) còn gọi là Paxcan (pa)
 1pa = 1N/ m2
Hoạt động 2.3. Tìm hiểu áp suất chất lỏng.
a) Mục tiêu: 
- Xây dựng được công thưc tính áp suất chất lỏng.
- HS đưa được ra dự đoán, tiến hành tn kiểm tra dự đoán khi chất lỏng đứng yên thì độ cao của chất lỏng ở các nhánh là như nhau .
- HS đưa được ra dự đoán, tiến hành tn kiểm tra dự đoán khi chất lỏng đứng yên thì độ cao của chất lỏng ở các nhánh là như nhau .
- Vận dụng được công thưc tính áp suất.
b) Nội dung:
- Học sinh hoạt động nhóm xây dựng công thức tính áp suất chất lỏng, rút ra kết luận.
c) Sản phẩm:
- Sản phẩm hoạt động nhóm
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung 
* GV giao nhiệm vụ học tập 1.
- Y/c tìm hiểu mục 4a/SHDH/108
? Chất lỏng gây áp suất như thế nào?
? Xây dựng công thức tính áp suất chất lỏng dựa vào các thông tin đã có?
* HS thực hiện nhiệm vụ
- Nhóm hoạt động
- Gv quan sát giúp đỡ các nhóm còn lúng túng.
- Nhóm thảo luận
*Báo cáo, thảo luận: 
- Đại diện báo cáo ( trình bày bảng)
- Nhận xét của nhóm khác
*Kết luận, nhận định: 
- Gv nhận xét, chốt ( tán thưởng nhóm làm tốt, động viên nhóm còn chậm).
4. Áp suất chất lỏng.
a. Công thức tính áp suất chất lỏng.
* Chất lỏng không chỉ gây ra áp suất lên thành bình mà lên cả đáy bình và các vật ở trong lòng chất lỏng.
Chứng minh:
Ta có p=F/S mà F = S.h.dÞ p = Shd/S = dh
(p= mà V= S.h S= với F=P p=d.h)
p = d h p- áp suất ở đáy cột chất lỏng.
 d- Trọng lượng riêng chất lỏng.
 h- Chiều cao cột chất lỏng.
p- đo bằng Pa ( paxcan ) ; 
d đo bằng N/m3 
h đo bằng m.
- Chú ý: Công thức này cũng áp dụng cho một điểm trong lòng chất lỏng. 
 Trong lòng một chất lỏng đứng yên áp suất tại những điểm trên cùng một mặt phẳng nằm ngang có độ lớn như nhau.
* GV giao nhiệm vụ học tập 2.
- Y/c tìm hiểu mục 4b/SHDH/109
? Dự đoán hiện tượng?
? Mục đích thí nghiệm?
? Phương án thí nghiệm.
? Tiến hành thí nghiệm. ( làm 3 lần với 3 trường hợp H 16.8)
- Hãy kể tên 1 số bình thông mà em biết ?
* HS thực hiện nhiệm vụ
- Nhóm Hoạt động
- Gv quan sát giúp đỡ các nhóm còn lúng túng.
- Nhóm thảo luận
*Báo cáo, thảo luận: 
- Đại diện báo cáo 
- Nhận xét của nhóm khác
*Kết luận, nhận định: 
- Gv nhận xét, chốt ( tán thưởng nhóm làm tốt, động viên nhóm còn chậm).
4 b. Bình thông nhau: 
1. Giới thiệu : Bình thông nhau là bình gồm có hai hoặc ba nhánh.
a.Dự đoán:
- Hình 16.8C, vì độ cao như nhau.
b. Thí nghiệm: Đổ nước vào một nhánh của bình thông nhau:
.A
hA
hB
.B
hA > hB 
pA>pB
Nước chảy từ A sang B
Trường hợp b :
hB > hA
pB > pA
® Nước chảy từ B sang A
* Kết quả : hA = hB ® Chất lỏng đứng yên.
2. Kết luận : Trong bình thông nhau chứa cùng 1 chất lỏng đứng yên, các mực chất lỏng ở các nhánh luôn luôn có cùng một độ cao.
* GV giao nhiệm vụ học tập 3.
- Y/c tìm hiểu mục 4c/SHDH/109
? Cấu tạo của máy dùng chất lỏng?
? Nguyên tăc hoạ ... 80. 75
 	 m2 = 0.47 kg
4. Hoạt động 4: Vận dụng
a) Mục tiêu :
- Dùng kiến thức đã học để giải thích hiện tượng trong thực tế có liên quan.
b) Nội dung:
- HĐ cả lớp tìm hiểu về bình nhiệt lượng kế và 1 đơn vị khác của nhiệt lượng
c) Sản phẩm:
- Biết đượccách đo nhiệt lượng của bình nhiệt lượng kế và 1 đơn vị khác của nhiệt lượng
d) Tổ chức thực hiện :
Hoạt động của GV và HS
Nội dung 
GV giao nhiệm vụ học tập :
- GV cho hs quan sát một bình nhiệt lượng kế 
- Hoàn thành yêu cầu D.1, 2
*HS thực hiện nhiệm vụ :
- Cá nhân quan sát và suy nghĩ trả lời 
* Báo cáo, thảo luận :
-Cá nhân trả lời và các cá nhân khác nhận xét
* Kết luận, nhận định :
- GV nhận xét và chốt.
D.1/SHDH/148
Bình hai vỏ dung để cách nhiệt, nắp đậy giữ nhiệt, nhiệt kế đo nhiệt độ của chất lỏng bên trong bình, que khuấy để khuấy chất lỏng cho đều, miếng kê cách nhiệt.
D.2/SHDH/149.
1J bằng khoảng 0.24cal.
* Về nhà:
- Tìm hiểu tự nhiên, trên mạng internet, kết hợp người thân để hoàn thành mục E
- Chuẩn bị toàn bộ nội dung đã học trong kì 2 để giờ sau ôn tập.
Ngày ... tháng ... năm 202
BAN CHUYÊN MÔN DUYỆT
Ngày dạy:
 Ngày soạn:
 Tiết :	 Lớp:
ÔN TẬP HỌC KÌ II
Thời gian thực hiện: 02 tiết
I. MỤC TIÊU. 	
1. Kiến thức.
+ Hệ thống hóa kiến thức phần vật lý học kì II
+ Củng cố khắc sâu kiến thức đã học.
+ Giải quyết một số kiến thức ở múc độ nhận biêt, thông hiểu, vận dụng.
2. Năng lực.
- Năng lực chung: 
+ Năng lực tự chủ và tự học
+ Năng lực giao tiếp và hợp tác
+ Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo
- Năng lực khoa học tự nhiên: 
+ Vận dụng kiến thức đã học giải thích các hiện tượng liên quan 
+ Giải được các bài toán về truyền nhiệt
3. Phẩm chất:
- Chăm học, chịu và thực hiện các nhiệm vụ cá nhân trong các hoạt động học tập
- Có trách nhiệm trong hoạt động nhóm, chủ động nhận và thực hiện nhiệm vụ được giao.
- Tự chủ, giải quyết vấn đề sáng tạo, tìm hiểu tự nhiên và xã hội, tính toán
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU.
1. Giáo viên. 
- KHBH, SHD, phiếu học tập
2. Học sinh. 
- Ôn tập kiến thức cũ
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC.
1. Hoạt động 1: Hệ thống lại lý thuyết, vận dụng trả lời các câu hỏi liên quan đến hiện tượng tự nhiên thường gặp trong đời sống hàng ngày.
a) Mục tiêu: 
- Tổng hợp kiến thức đã học một cách khoa học thông qua các câu hỏi lý thuyết mục I.
b) Nội dung:
- Học sinh nhắc lại các kiến thức đã học theo yêu cầu của giáo viên
c) Sản phẩm:
- Câu trả lời của học sinh
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
* GV giao nhiệm vụ: 
- GV chia nhóm và giao câu hỏi cho các nhóm hoạt động.
- Nhóm 1: câu 1 - 5 (Phiếu học tập số 1)
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
Câu 1 : Các chất được cấu tạo như thế nào? Các nguyên tử, phân tử chuyển dộng hay đứng yên? 
Câu 2: Hãy giải thích vì sao khi bỏ cục đường vào cốc nước rồi khuấy lên, đường tan và nước có vị ngọt?
Câu 3: Tại sao quả bóng cao su hoặc quả bóng bay bơm căng, dù có buộc thật chặt cũng cứ ngày một xẹp dần?
Câu 4: Cá muốn sống phải có không khí. Tại sao cá vẫn sống được ở trong nước? 
Câu 5: Chuyển động phân tử phụ thuộc thế nào vào nhiệt độ? Cho ví dụ.
- Nhóm 2: câu 6 - 11 (Phiếu học tập số 2)
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2
Câu 6: Tại sao trong hồ, ao, sông, biển lại có không khí mặc dù không khí nhẹ hơn nước rất nhiều?
Câu 7: Hiện tượng khuếch tán có xảy ra nhanh hơn khi tăng nhiệt độ không? Tại sao?
Câu 8: Nhiệt năng là gì? có mấy cách làm thay đổi nhiệt năng? Nhiệt lượng là gì? Đơn vị của nhiệt năng và nhiệt lượng là gì?
Câu 9: Nung nóng một miếng chì rồi thả vào cốc lạnh. Nhiệt năng của miếng đồng và nước thay đổi thế nào? Đây là thực hiện công hay truyền nhiệt?
Câu 10: Xoa hai bàn tay vào nhau ta thấy tay nóng lên. Trong hiện tượng này đã có sự chuyển hoá năng lượng như thế nào? Đây là thực hiện công hay truyền nhiệt?
Câu 11: Thế nào là sự dẫn nhiệt? Cho ví dụ.
- Nhóm 3: câu 12 – 16 (Phiếu học tập số 3)
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3
Câu 12: Tại sao nồi, xoong thường làm bằng kim loại, còn bát đĩa thường làm bằng sứ?
Câu 13: Tại sao về mùa đông mặc nhiều áo mỏng ấm hơn một áo dày?
Câu 14: Tại sao có hiện tượng khuếch tán? Nó xảy ra nhanh hay chậm khi giảm nhiệt độ?
Câu 15: Tại sao một vật lúc nào cũng có nhiệt năng?
Câu 16: Có thể nói miếng đồng cọ xát trên mặt bàn đã nhận nhiệt lượng không?
- Nhóm 4: Câu 17 - 22 (Phiếu học tập số 4)
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 4
Câu 17: Đun nước, nước nóng dần lên, khi nước sôi tại sao nắp lại bật lên?
Câu 18: Thế nào là sự đối lưu? Thế nào là bức xạ nhiệt? Cho ví dụ.
Câu 19: Một ống nghiệm đựng đầy nước. Hỏi khi đốt nóng ở miệng ống, ở giữa hay đáy ống thì tất cả nước trong ống sôi nhanh hơn?
Câu 20: Tại sao các bể chứa xăng lại thường được quét một lớp sơn màu trắng bạc?
Câu 21: Tại sao vào mùa hè, ở nhà tranh mát hơn ở nhà tôn?
Câu 22: Nấu cơm bằng nồi nhôm và nồi đất thì nồi nào cơm mau chín? 
* HS thực hiện nhiệm vụ:
- Làm việc theo nhóm thực hiện các yêu cầu của giáo viên
* Báo cáo, thảo luận. 
- HS chia sẻ kết quả của cá nhân-nhóm, nhóm- nhóm
- Thảo luận kết quả cá nhân, nhóm đã thực hiện
* Kết luận, nhận định:
 GV nhận xét, chuẩn hóa kiến thức:
I. Lý thuyết
Câu 1:
+ Các chất được cấu tạo từ các hạt riêng biệt gọi là nguyên tử, phân tử.
+ Giữa các nguyên tử, phân tử có khoảng cách.
+ Các nguyên tử, phân tử chuyển động không ngừng. 
Câu 2: Khi khuấy lên các phân tử đường xen vào khoảng cách giữa các phân tử nước cũng như các phân tử nước xen vào khoảng cách giữa các phân tử đường.
Câu 3: Thành bóng cao su được cấu tạo từ các phân tử cao su, giữa chúng có khoảng cách. Các phân tử không khí ở trong quả bóng có thể chui qua các khoảng cách này ra ngoài làm cho bóng xẹp dần.
Câu 4: Vì các phân tử không khí chuyển động hỗn độn không ngừng có thể xen vào khoảng cách giữa các phân tử nước nên trong nước có không khí.
Câu 5: Nhiệt độ càng cao thì các nguyên tử, phân tử chuyển động càng nhanh. 
Ví dụ: Nước nóng thì đường tan nhanh hơn nước lạnh vì các phân tử nước nóng chuyển động nhanh hơn các phân tử nước lạnh nên hiện tượng khuếch tán xảy ra nhanh hơn.
Câu 6: Do các phân tử không khí chuyển động hỗn độn không ngừng về mọi phía.
Câu 7: Có. Vì khi nhiệt độ tăng các phân tử chuyển động nhanh hơn.
Câu 8: 
+ Nhiệt năng của một vật là tổng động năng phân tử cấu tạo nên vật.
+ Nhiệt năng của một vật có thể thay đổi bằng hai cách: Thực hiên công và truyền nhiệt.
+ Nhiệt lượng là phần nhiệt năng mà vật nhận thêm hay mất bớt đi trong quá trình truyền nhiệt.
+ Đơn vị của nhiệt năng và nhiệt lượng là jun (J).
Câu 9: 	
+ Nhiệt năng của miếng chì giảm còn nhiệt năng của nước tăng lên. Đây là sự truyền nhiệt.
Câu 10: Từ cơ năng sang nhiệt năng. Đây là thực hiện công. 
Câu 11: Sự dẫn nhiệt là sự truyền nhiệt năng từ phần này sang phần khác của một vật, hoặc từ vật này sang vật khác. Ví dụ: Đốt một đầu thanh sắt, một lúc sau đầu kia của thanh sắt cũng nóng lên. 
Câu 12: Vì kim loại dẫn nhiệt tốt còn sứ dẫn nhiệt kém.
Câu 13: Vì giữa các lớp áo mỏng có lớp không khí mà không khí dẫn nhiệt kém nên cách nhiệt giữa cơ thể với môi trường bên ngoài.
Câu 14: Vì các nguyên tử, phân tử chuyển động luôn chuyển động và giữa chúng có khoảng cách. Khi nhiệt độ giảm thì hiện tượng khuếch tán xảy ra chậm đi.
Câu 15: Vì các phân tử cấu tạo nên vật lúc nào cũng chuyển động.
Câu 16: Không. Vì đây là hình thức truyền nhiệt bằng thực hiện công.
Câu 17: 	
+ Nước nóng dần lên là do sự truyền nhiệt từ bếp đun sang nước; nắp bật lên là do nhiệt năng của hơi nước chuyển hoá thành cơ năng.
Câu 18: 
+ Đối lưu là sự truyền nhiệt bằng dòng chất lỏng hoặc chất khí. VD: Đun nước phải đun từ đáy ấm để tạo thành dòng đối lưu, nước mới sôi được; sự tạo thành gió.
+ Bức xạ nhiệt là sự truyền nhiệt bằng các tia nhiệt đi thẳng. VD: Nhiệt từ bếp lửa đến người; nhiệt từ Mặt Trời đến Trái Đất.
Câu 19: Đốt ở đáy ống. Vì sẽ nhanh tạo ra dòng đối lưu chất lỏng.
Câu 20: Lớp sơn màu trắng bạc phản xạ tốt các tia nhiệt, hấp thụ các tia nhiệt kém nên hạn chế sự truyền nhiệt vào từ bên ngoài, làm cho xăng đỡ nóng hơn.
Câu 21: Tại vì mái tôn dẫn nhiệt tốt hơn mái tranh.
Câu 22: Nồi nhôm vì nhôm dẫn nhiệt tốt hơn đất.
2. Hoạt động 2: Giải bài tập
a) Mục tiêu: 
- Học sinh giải được các bài toán cơ bản về nhiệt lượng, phương trình cân bằng nhiệt.
b) Nội dung:
- Học sinh làm việc cá nhân, nhóm giải các bài tập trong phiếu học tập.
c) Sản phẩm:
- Lời giải của học sinh.
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
* GV giao nhiệm vụ: 
- Yêu cầu học sinh hoạt động cặp đôi giải các bài tập trong phiếu học tập
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 5
Bài 1: Đổ 5 lít nước ở 20°C vào 3 lít nước ở 45°C. Tính nhiệt độ khi cân bằng của nước.
Bài 2: Thả một miếng thép 2 kg đang ở nhiệt độ 345°C vào một bình đựng 3 lít nước. Sau khi cân bằng nhiệt độ cuối cùng là 30°C. Bỏ qua sự tỏa nhiệt qua môi trường. Biết nhiệt dung riêng của thép, nước lần lượt là 460 J/kg.K, 4200 J/kg.K. Tính nhiệt độ ban đầu của nước.
Bài 3: Thả một quả cầu nhôm khối lượng 0,15 kg được đun nóng tới 100°C vào một cốc nước ở 20°C. Sau một thời gian, nhiệt độ của quả cầu và của nước đều bằng 25°C. Coi quả cầu và nước chỉ truyền nhiệt cho nhau. Biết nhiệt dung riêng của nhôm và nước là 800 J/kg.K, 4200 J/kg.K. Tính khối lượng của nước.
* HS thực hiện nhiệm vụ:
- Làm theo yêu cầu của GV
* Báo cáo, thảo luận. 
- HS trao đổi, thảo luận kết quả
* Kết luận, nhận định: 
GV nhận xét, chuẩn hóa kiến thức:
II. Bài tập
Bài 1:
Đổi: m1 = 5 lít nước = 5 kg, m2 = 3 lít nước = 3 kg, t1 = 20°C, t2 = 45°C
- Gọi nhiệt độ khi cân bằng là t
- Nhiệt lượng thu vào của 5 lít nước là: Q1 = m1c.(t – t1)
- Nhiệt lượng thu vào của 3 lít nước là: Q2 = m2c.(t2 – t)
- Áp dụng phương trình cân bằng nhiệt ta có:
Q1 = Q2 ⇔ m1c.(t – t1) = m2c.(t2 – t)
⇔ m1.(t – t1) = m2.(t2 – t)
⇔ 5.(t – 20) = 3.(45 – t)
⇔ t = 29,375 ≈ 29,4°C
Bài 2:
Đổi: 3 lít nước = 3 kg
Gọi nhiệt độ ban đầu của nước là t0
- Nhiệt lượng của miếng thép tỏa ra là:
Q1 = m1c1Δt1 = 2.460.(345 – 30) = 289800 J
- Nhiệt lượng mà nước thu vào là:
Q2 = m2c2Δt2 = 3.4200.(30 – t0)
- Áp dụng phương trình cân bằng nhiệt, ta có:
Q1 = Q2 ⇔ 289900 = 3.4200.(30 – t0)
⇒ t0 = 7°C
Bài 3:
a có:
Nhôm m1 = 0,15kg, c1 = 880J/kg.K, t1 = 1000C
Nước: m2 =?, c2 = 4200J/kg.K, t2 = 200C
Nhiệt độ cân bằng t = 25°C
Nhiệt lượng mà quả cầu nhôm tỏa ra là: Q1 = m1c1(t1 – t)
Nhiệt lượng mà nước nhận được là: Q2 = m2c2(t – t2)
Áp dụng phương trình cân bằng nhiệt, ta có:
Q1 = Q2 ⇔ m1c1(t1 – t) = m2c2(t – t2)
⇔ 0,15.880.(100 – 25) = m2.4200.(25 – 20)
⇔ m2 = 0,471 kg
3. Hoạt động 3: Luyện tập (kết hợp trong bài)
4. Hoạt động 4: Vận dụng (kết hợp trong bài)
5. Hoạt động 5: Tìm tòi mở rộng
- Nhắc học sinh ôn tập kĩ lý thuyết và cách giải bài tập chuẩn bị thi học kì II
Ngày ... tháng ... năm 202
BAN CHUYÊN MÔN DUYỆT

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_ki_2_mon_vat_ly_lop_8.docx