- Kể được một hiện tượng chứng tỏ vật chất được cấu tạo một cách gián đoạn từ các hạt riêng biệt, giữa chúng có khoảng cách. Bước đầu nhận biết được thí nghiệm mô hình và chỉ ra được sự tương tự giữa thí nghiệm mô hình và hiện tượng cần giải thích.
- Chỉ ra được sự tương tự giữa chuyển độngcủa quả bóng bay khổng lồ do vô số HS xô đẩy từ nhiều phía và chuyển động Bơrao. Nắm được rằng khi phân tử, nguyên tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh thì nhiệt độ của vật càng cao. Giải thích được tại sao khi nhiệt độ càng cao thì hiện tượng khuếch tán xảy ra càng nhanh.
Môn : Vật lý 8 – học kì II Bài dạy Tiết theo ppct Kiến thức cơ bản cần đạt được Kĩ năng cơ bản cấn đạt được Phương pháp dạy Thiết bị - đồ dùng dạy học Bài 16 : cơ năng 19 - Thấy được một cách định tính thế năng hấp dẫn của vật phụ thuộc váo độ cao của vật so với mặt đất và động năng của vật phụ thuọc vào khối lượng và vận tốc của vật. - Tìm được ví dụ minh họa các khái niệm cơ năng, thế năng và động năng. - Có hứng thú hcọ tập bộ môn và có thói quen quan sát các hiện tượng trong thực tế, vận dụng kiến thức đã học giải thích các hiện tượng đơn giản. Trực quan Thực hành - Cả lớp: H16.1, H16.4,1 viên bi thép, 1 máng nghiêng, 1 miếng gỗ. - Mỗi nhóm: 1 lò xo lá tròn, 1 miếng gỗ nhỏ. Bài 17 : sự chuyển hoá và bảo toàn cơ năng 20 - Phát biểu được định luật bảo toàn cơ năng ở mức biểu đạt như trong SGK. Biết nhận ra và lấy ví dụ về sự chuyển hoá lẫn nhau giữa thế năng và động năng trong thực tế. - Kỹ năng phân tích, so sánh, tổng hợp kiến thức. Sử dụng chính xác các thuật ngữ. - Nghiêm túc trong học tập, yêu thích môn học. Trực quan - Cả lớp: H17.1, con lắc Măcxoen. - Mỗi nhóm: 1 con lắc đơn, 1 giá thí nghiệm. Bài 18 : câu hỏi và bài tập tổng kết chương I : cơ học 21 - Ôn tập, hệ thống hoá kiến thức cơ bản của phần cơ học để trả lời các câu hỏi trong phần ôn tập. - Vận dụng các kiến thức đã học để giải các bài tập trong phần vận dụng. - Kỹ năng phân tích, so sánh, tổng hợp kiến thức. - Có ý thức vận dụng kiến thức đã học vào thực tế. Trực quan Hợp tác nhóm nhỏ - Cả lớp: bảng phụ (trò chơi ô chữ). - Mỗi HS: trả lời trước 17 câu hỏi trong phần Ôn tập và các bài tập trắc nghiệm. Bài 19 : các chất được cấu tạo như thế nào ? 22 - Kể được một hiện tượng chứng tỏ vật chất được cấu tạo một cách gián đoạn từ các hạt riêng biệt, giữa chúng có khoảng cách. Bước đầu nhận biết được thí nghiệm mô hình và chỉ ra được sự tương tự giữa thí nghiệm mô hình và hiện tượng cần giải thích. Vận dụng kiến thức để giải thích một số hiện tượng thực tế đơn giản. - Kỹ năng phân tích, so sánh, tổng hợp kiến thức, thao tác thí nghiệm. - Nghiêm túc trong học tập, yêu thích môn học,vận dụng kiến thức giải thích một số hiện tượng thực tế. TN Mô hình Trực quan - Cả lớp: 2 bình thuỷ tinh đường kính 20mm, 100 cm3 rượu và 100 cm3 nước. - Mỗi nhóm: 2 bình chia độ 100 cm3, 50cm3 cát, 50 cm3 sỏi. Bài 20 : nguyên tử, phân tử chuyển động hay đứng yên ? 23 - Chỉ ra được sự tương tự giữa chuyển độngcủa quả bóng bay khổng lồ do vô số HS xô đẩy từ nhiều phía và chuyển động Bơrao. Nắm được rằng khi phân tử, nguyên tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh thì nhiệt độ của vật càng cao. Giải thích được tại sao khi nhiệt độ càng cao thì hiện tượng khuếch tán xảy ra càng nhanh. - Kỹ năng phân tích, so sánh, tổng hợp kiến thức. - Nghiêm túc trong học tập, yêu thích môn học, có ý thức vận dụng kiến thức vào giải thích một số hiện tượng trong thực tế. - Giải thích được chuyển động Bơrao. Trực quan Suy diễn Đàm thoại - Cả lớp: 3 ống nghiệm đựng đồng sunphát (GV làm trước thí nghiệm), tranh vẽ phóng to H20.1, H20.2, H20.3, H20.4 Bài 21 : nhiệt năng 24 - Phát biểu được định nghĩa nhiệt năng và mối quan hệ của nhiệt năng với nhiệt độ của vật. Tìm được ví dụ về thực hiện công và truyền nhiệt. Phát biểu được định nghĩa nhiệt lượng và đơn vị nhiệt lượng - Kỹ năng sử dụng đúng thuật ngữ: nhiệt năng, nhiệt lượng, truyền nhiệt,... - Nghiêm túc, trung thực trong học tập, yêu thích môn học, có ý thức vận dụng kiến thức vào giải thích một số hiện tượng trong thực tế. Trực quan Thực hành Hợp tác nhóm - Cả lớp: 1 quả bóng cao su, 1 phích nước nóng, 1 cốc thuỷ tinh, 2 miếng kim loại, 1 đèn cồn, diêm. - Mỗi nhóm: 1 miếng kim loại, 1 cốc thuỷ tinh. Bài 22 : Dẫn nhiệt 25 - Tìm được ví dụ trong thực tế về sự dẫn nhiệt. So sánh tính dẫn nhiệt của chất rắn, lỏng, khí. Thực hiện được thí nghiệm về sự dẫn nhiệt, các thí nghiệm chứng tỏ tính dẫn nhiệt kém của chất lỏng và chất khí - Kỹ năng quan sát hiện tượng vật lý để rút ra nhận xét. - Hứng thú học tập, yêu thích môn học, ham hiểu biết khám phá thế giới xung quanh Trực quan Thực hành Hợp tác nhóm - Cả lớp: 1 đèn cồn, 1 giá thí nghiệm, thanh thép có gắn các đinh a, b, c, d, e, bộ thí nghiệm H22.2, giá đựng ống nghiệm, 1 kẹp gỗ, 2 ống nghiệm Bài 23 : đối lưu – bức xạ nhiệt 26 - Nhận biết được dòng đối lưu tong chất lỏng và chất khí. Biết sự đối lưu xảy ra trong môi trường nào và không xảy ra trong môi trường nào. Tìm được ví dụ về bức xạ nhiệt. Nêu được hình thức truyền nhiệt chủ yếu của chất rắn, lỏng, khí và chân không - Kỹ năng dụng dụng cụ thí nghiệm, lắp đặt thí nghiệm, quan sát hiện tượng vật lý để rút ra nhận xét. - Thái độ trung thực, hợp tác trong hoạt động nhóm. Trực quan Hợp tác nhóm nhỏ - Cả lớp: 1 đèn cồn, 1 giá thí nghiệm, 1ống nghiệm, kẹp, bình tròn, nút cao su, ống thuỷ tinh chữ L. - Mỗi nhóm: 1 đèn cồn, 1 cốc đốt, 1 nhiệt kế, 1 giá thí nghiệm, 1 kiềng, 1 lưới đốt, 1 kẹp vạn năng, 1 gói thuốc tím. Kiểm tra 27 - Kiểm tra, đánh giá kiến thức, kỹ năng và vận dụng về: cơ năng, sự chuyển hoá và bảo toàn cơ năng, cấu tạo của các chất, nhiệt năng, nhiệt lượng, các hình thức truyền nhiệt. - Rèn tính tư duy lô gíc, thái độ nghiêm túc trong học tập và kiểm tra. - Qua kết quả kiểm tra, GV và HS tự rút ra kinh nghiệm về phương pháp dạy và học. Quan sát Đề bài phôtô sẵn Bài 24 : công thức tính nhiệt lượng 28 - Kể được tên các yếu tố quyết định độ lớn của nhiệt lượng một vật cần thu vào để nóng lên. Viết được công thức tính nhiệt lượng, kể được tên, đơn vị của các đại lượng trong công thức. Mô tả được thí nghiệm và xử lí được bảng kết quả thí nghiệm chứng tỏ nhiệt lượng phụ thuộc vào m, t và chất làm vật - Rèn kỹ năng phân tích bảng số liệu về kết quả thí nghiệm có sẵn, kỹ năng tổng hợp, khái quát hoá - Thái độ nghiêm túc trong học tập Trực quan Hợp tác nhóm nhỏ Đàm thoại - Cả lớp: 3 bảng phụ kẻ bảng 24.1, 24.2, 24.3 - Mỗi nhóm: 3 bảng kết quả thí nghiệm bảng 24.1, 24.2, 24.3 Bài 25 : phương trình cân bằng nhiệt 29 - Phát biểu được ba nội dung của nguyên lí truyền nhiệt. Viết được phương trình cân bằng nhiệt cho trường hợp có hai vật trao đổi nhiệt với nhau. Giải được các bài toán đơn giản về trao đổi nhiệt giữa hai vật. - Rèn kỹ năng vận dụng công thức tính nhiệt lượng - Thái độ nghiêm túc, kiên trì, trung thực trong học tập Trực quan Hợp tác nhóm nhỏ Đàm thoại - Cả lớp: 1 phích nước, 1 bình chia độ hình trụ, 1 nhiệt lượng kế, 1 nhiệt kế. Bài 26 : năng suất toả nhiệt của nhiên liệu 30 - Phát biểu được định nghĩa năng suất toả nhiệt. Viết được công thức tính nhiệt lượng do nhiên liệu bị đốt cháy toả ra. Nêu được tên, đơn vị của các đại lượng có trong công thức. - Rèn kỹ năng vận dụng công thức tính nhiệt lượng do nhiên liệu bị đốt chấy toả ra - Thái độ nghiêm túc, trung thực và hứng thú học tập bộ môn. Trực quan Hợp tác nhóm nhỏ Đàm thoại - Cả lớp: Bảng 26.1: Năng suất toả nhiệt của nhiên liệu Bài 27 : sự bảo toàn năng lượng trong các hiện tượng cơ và nhiệt 31 - Tìm được ví dụ về sự truyền cơ năng, nhiệt năng từ vật này sang vật khác, sự chuyển hoá giữa các dạng cơ năng, cơ năng và nhiệt năng. - Phát biểu được định luật bảo toàn và chuyển hoá năng lưọng. - Dùng định luật bảo toàn và chuyển hoá năng lượng để giải thích một số hiện tượng đơn giản liên quan đến định luật. - Rèn kỹ năng phân tích hiện tượng vật lý. - Thái độ mạnh dạn, tự tin vào bản thân khi tham gia thảo luận. Trực quan Suy diễn Đàm thoại - Cả lớp: Phóng to H27.1 và H27.2 (SGK) Bài 28 : động cơ nhiệt 32 - Phát biểu được định nghĩa động cơ nhiệt. - Dựa vào mô hình hoặc hình vẽ động cơ nổ bốn kì có thể mô tả lại cấu tạo của động cơ này và mô tả được chuyển động của động cơ này. - Viết được công thức tính hiệu suất của động cơ nhiệt. - Nêu được tên và đơn vị của các đại lượng có trong công thức. - Giải được các bài tập đơn giản về động cơ nhiệt. - Thái độ yêu thích môn học, mạnh dạn trong hoạt động nhóm, có ý thức tìm hiểu các hiện tượng vật lí trong tự nhiên - Giải thích được các hiện tượng đơn giản liên quan đến kiến thức đã học. Trực quan Suy diễn Đàm thoại - Cả lớp: Hình vẽ (ảnh chụp) các loại động cơ nhiệt, H28.4, H28.5 SGK Bài 29 : câu hỏi và bài tập tổng kết chương II : nhiệt học 33 - Hệ thống hoá toàn bộ kiến thức cơ bản trong chương II - Ôn tập lại các khái niệm, định luật để vận dụng vào việc giải thích hiện tượng, làm các bài tập - Trả lời được các câu hỏi phần ôn tập - Làm được các bài tập trong phần vận dụng - Củng cố kỹ năng : Phân tích, so sánh, mô tả ..... trong Vật lý Trực quan Hợp tác nhóm nhỏ Đàm thoại - Bảng 29.1 - Hình 29.1 - Phiếu học tập của phần Ôn tập Kiểm tra 34 - Đánh giá quá trình nhận thức của HS trong toàn bộ chương trình Vật lý lớp 8, đặc biệt là phần Nhiệt học - Rèn tư duy lôgíc, khả năng tổng hợp hoá - Vận dụng kiến thức vào bài kiểm tra - Rèn tính chủ động, độc lập và trung thực Quan sát Đề bài phô tô sẵn ôn tập 35 Trực quan Hợp tác nhóm nhỏ Đàm thoại Phụ trách CM , ngày 16. 01. 2008 Duyệt Người lập kế hoạch
Tài liệu đính kèm: