I. Cơ năng
Khi một vật có khả năng thực hiện công cơ học thì ta nói vật đó có cơ năng.
Vật có khả năng thực hiện công lớn thì cơ năng càng lớn.
Đơn vị cơ năng: J
II. Thế năng.
1. Thế năng hấp dẫn.
C1. Quả nặng A chuyển động xuống dưới, tức là có lực tác dụng và làm vật dịch chuyển. Vậy vật đó có khẳ năng sinh công tức là có cơ năng.
* Thế năng hấp dẫn là thế năng được xác định bởi độ cao của vật so với mặt đất.
- Thế năng hấp dẫn phụ thuộc vào độ cao.
- Khi vật nằm trên mặt đất thì thế năng hấp dẫn bằng 0.
2. Thế năng đàn hồi.
C2. Đốt cháy sợi dây, lò xo đẩy miếng gỗ lên cao tức là thực hiện công. Vậy vật có cơ năng.
- Thế năng đàn hồi: xuất hiện khi vật có tính chất đàn hồi bị biến dạng.
- Đặc điểm: phụ thuộc vào độ biến dạng.
III. Động năng.
1. Khi nào vật có động năng.
C4. Quả A lăn xuống đập vào miếng gỗ làm nó chuyển động. Tức là nó đã thực hiện công.
C5. Một vật chuyển động có khả năng thực hiện công tức là có cơ năng.
* Cơ năng của vật do chuyển động mà có gọi là động năng.
2. Động năng của vật phụ thuộc vào yếu tố nào.
C6. Lần này miếng gỗ chuyển động đI xa hơn. Vậy công lớn hơn.
- Quả A lăn từ vị trí cao nên vận tốc của nó đập vào miếng gỗ lớn hơn. Vậy vận tốc càng lớn thì động năng càng lớn.
C7. Khối lượng của vật càng lớn thì động năng càng lớn.
C8. Động năng phụ thuộc vào vận tốc và khối lượng.
TUẦN 19 Tiết 19 Ngày soạn: ../ ../ 2012 Ngày dạy: 11/01/ 2012 I-MỤC TIÊU Phát biểu được định luật bảo toàn công cho các máy cơ đơn giản. Nêu được ví dụ minh họa. II-CHUẨN BỊ 01 thước đo 01 giá đỡ, 01 Quả nặng 100 – 200g, 01 Ròng rọc, dây kéo, 01 lực kế. II-PP dạy học PP thực nghiệm. IV-TIẾN TRÌNH DẠY – HỌC Ổn định lớp Kiểm tra bài cũ ?1: Trình bày điều kiện xuất hiện công cơ học. Lấy ví dụ về trường hợp lực tác dụng có sinh công cơ học. ?2: Viết biểu thức tính công cơ học và giải thích các đại lượng có trong công thức. Tổ chức tình huống học tập GV đặt vấn đề vào bài mới như phần mở đầu bài (SGK). Bài mới Hoạt động của GV Hoạt động của HS Kiến thức Yêu cầu HS nghiên cứu thí nghiệm trong SGK và trình bày dụng cụ & các bước tiến hành thí nghiệm. Hướng dẫn học sinh tiến hành các phép đo như các bước đã trình bày. Ghi kết quả vào bảng 14.1. Gọi HS trả lời C1, C2, C3, C4. Nhận xét và bổ sung câu trả lời của học sinh. Nghiên cứu SGK và trình bày dụng cụ & các bước làm thí nghiệm. Tiến hành thí nghiệm và ghi kết quả vào bảng. Trả lời C1, C2, C3, C4. I. Thí nghiệm: C1: C2: C3: C4: Dùng ròng rọc động, được lợi bao nhiêu lần về lực thì bị thiệt bấy nhiêu lần về đường đi. Thông báo: Tiến hành thí nghiệm tương tự đối với các máy cơ đơn giản khác cũng có kết quả tương tự TN trên. Yêu cầu học sinh đọc định luật về công . Hướng dẫn HS áp dụng định luật về công cho các máy cơ đơn giản. Gọi HS đọc “ Có thể em chưa biết” sau đó giới thiệu về hiệu suất của máy cơ đơn giản. Đọc SGK Áp dụng định luật về công cho các loại máy cơ đơn giản. Đọc “Có thể em chưa biết”, tìm hiểu hiệu suất của MCĐG. II.Định luật về công Định luật: SGK. - Trong trường hợp đưa vật có trọng lượng P lên độ cao h: Trong đó: - Hiệu suất của MCĐG: III. Vận dụng C5: a. Lực kéo nhỏ hơn 2 lần. b.Công thực hiện trong hai lần bằng nhau. c. A = P.h = 500.1 = 500J. C6: a. , b. Củng cố ? Để đưa một vật có trọng lượng 500N lên cao 4 m theo phương thẳng đứng. Hãy tính công nâng vật trực tiếp? Nếu dùng hệ thống gồm 1 ròng rọc động và một ròng rọc cố định thì lực phải kéo là bao nhiêu và người đó phải kéo đầu dây một đoạn là bao nhiêu? Khi dùng mặt phẳng nghiêng thì người đó phải kéo với một lực 200N. Tính chiều dài của mặt phẳng nghiêng. Hướng dẫn: Công nâng vật trực tiếp: Hệ thống ròng rọc trên có tác dụng làm giảm lực kéo 2 lần. Do đó: F = 1000N và chiều dài dây phải kéo: s = 2h = 8m. Chiều dài của mặt phẳng nghiêng: 6. Hướng dẫn về nhà Làm lại các câu hỏi trong SGK. Làm BT trong SBT. Chuẩn bị bài 15 “Công suất”. Tiết 20 Ngày soạn: ../ ../ 2012 Ngày dạy: // 2012 Mục tiêu 1. Kiến thức Nêu được công suất là gì? Viết được công thức tính công suất và nêu đơn vị đo công suất. Nêu được ý nghĩa số ghi công suất trên các máy móc, dụng cụ hay thiết bị. 2. Kĩ năng Vận dụng được công thức: Chuẩn bị Phương pháp dạy – học Phương pháp thực nghiệm. Tiến trình dạy – học Ổn định lớp Kiểm tra bài cũ ? Phát biểu định luật về công cho các máy cơ đơn giản và lấy ví dụ minh họa? Tổ chức tình huống học tập Bài mới Hoạt động 1: Tìm hiểu ai làm việc khỏe hơn Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung Cho HS đọc bài toán ở SGK. Yêu cầu HS làm C1 và C2. Hướng dẫn HS làm C3. Làm C1 và C2. Làm C3. I. Ai làm việc khỏe hơn C1: Công thực hiện: Anh An: A = F.S = 160.4 = 640 (J) Anh Dũng: A = F.S = 240.4 = 960 (J) C2: c và d đều đúng. C3: (1) Dũng (2) Trong cùng 1 giây dũng thực hiện công lớn hơn. Yêu cầu HS đọc SGK và trả lời câu hỏi: Công suất là gì? Công thức tính công suất? Đơn vị của công suất? Nhận xét, bổ sung. Giới thiệu thêm về đơn vị công suất. Đọc SGK và trả lời câu hỏi. II. Công suất P = * Đơn vị công suất: oát, kí hiệu là W 1W = 1 J/s 1KW = 1000 W 1MW = 1000 KW III.Vận dụng C4: Công suất của anh An:P = = = 12,8 W - Công suất của anh Dũng:P = = = 16 W C5: - 2giờ = 120 phút (trâu cày) Máy cày chỉ mất 20 p => Máy có công suất lớn hơn trâu. Củng cố ?1: Vẽ sơ đồ tư duy cho bài học với những gợi ý: ?2: Lên bảng thuyết minh về sơ đồ tư duy. ? 3: Một người dùng một lực 500 N thì kéo được một vật đi xa 10 trong 1 phút. Tính công người đó thực hiện. Tính công suất của người đó. Hướng dẫn về nhà - Học bài và làm bài tập trong SBT. - Đọc trước bài 16. TUẦN 21 Tiết 21 Ngày soạn: / /2012 Ngày dạy: ././2012 Mục tiêu Nêu được vật có khối lượng càng lớn, ở độ cao càng lớn thì thế năng càng lớn. Nêu được ví dụ chứng tỏ một vật đàn hồi bị biến dạng thì có thế năng. Nêu được vật có khối lượng càng lớn, vận tốc càng lớn thì động năng càng lớn. Có ý thức phòng, tránh tai nạn giao thông và đảm bảo an toàn trong lao động. Chuẩn bị Quả nặng, khối gỗ, ròng rọc, lò xo lá tròn, bi sắt. Phương pháp dạy học Phương pháp thực nghiệm. Tiến trình dạy – học Ổn định lớp Kiểm tra bài cũ ?1: Khái niệm công suất? Viết công thức tính công suất ?2: Khi nào xuất hiện công cơ học? Công cơ học phụ thuộc vào các yếu tố nào? Viết công thức tính? Đặt vấn đề GV đặt vấn đề mở đầu như SGK, yêu cầu HS tự đọc. Bài mới Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung Giới thiệu cơ năng và đơn vị của nó. Hướng dẫn HS liên hệ giữa cơ năng và công cơ học. Tìm hiểu sự liên hệ giữa cơ năng và công cơ học. Cơ năng Khi một vật có khả năng thực hiện công cơ học thì ta nói vật đó có cơ năng. Vật có khả năng thực hiện công lớn thì cơ năng càng lớn. Đơn vị cơ năng: J Tiến hành bố trí thí nghiệm như hình 16.1. ĐVĐ: Quả nặng khi ở trên mặt đất, nó không có khả năng sinh công. Tiến hành đưa quả nặng lên một độ cao nào đó và thả ra. Yêu cầu HS trả lời C1. Giới thiệu về thế năng. Yêu cầu HS làm việc theo nhóm tự nghiên cứu SGK, chỉ ra các đặc điểm của thế năng hấp dẫn. Gọi đại diện nhóm trình bày kết quả, các nhóm khác nhận xét, bổ sung. GV làm thí nghiệm với lò xo lá. Yêu cầu HS trả lời C2. Làm TN với lò xo lá trong trường hợp lò xo bị nén nhiều và nén ít. Yêu cầu HS quan sát và nhận xét về công sinh ra trong hai trường hợp, sau đó hướng dẫn HS chỉ ra đặc điểm của thế năng đàn hồi. Nhấn mạnh các loại thế năng và đặc điểm của chúng. Quan sát TN. Trả lời C1. Làm việc nhóm. Trình bày kết quả thảo luận. Quan sát và trả lời C2. Quan sát và rút ra nhận xét. II. Thế năng. 1. Thế năng hấp dẫn. C1. Quả nặng A chuyển động xuống dưới, tức là có lực tác dụng và làm vật dịch chuyển. Vậy vật đó có khẳ năng sinh công tức là có cơ năng. * Thế năng hấp dẫn là thế năng được xác định bởi độ cao của vật so với mặt đất. - Thế năng hấp dẫn phụ thuộc vào độ cao. - Khi vật nằm trên mặt đất thì thế năng hấp dẫn bằng 0. 2. Thế năng đàn hồi. C2. Đốt cháy sợi dây, lò xo đẩy miếng gỗ lên cao tức là thực hiện công. Vậy vật có cơ năng. - Thế năng đàn hồi: xuất hiện khi vật có tính chất đàn hồi bị biến dạng. - Đặc điểm: phụ thuộc vào độ biến dạng. Yêu cầu hs làm thí nghiệm H16.3, quan sát và nhận xét hiện tượng. Hướng dẫn HS trả lời C3,C4,C5. Yêu cầu HS tiếp tục làm thí nghiệm, nhưng cho quả A lăn từ vị trí cao hơn, yêu cầu HS so sánh công thực hiện trong hai trường hợp này , sau đó hướng dẫn HS đưa ra đặc điểm của động năng. Yêu cầu HS thay bi sắt bằng viên bi có khối lượng lớn hơn, thả ở cùng độ cao nhủ cũ, yêu cầu HS so sánh công thực hiện trong hai trường hợp này , sau đó hướng dẫn HS đưa ra đặc điểm của động năng. Hỏi: Động năng của một vật phụ thuộc vào các yếu tố nào? Làm thí nghiệm, nhận xét hiện tượng Trả lời C3, C4, C5. Làm thí nghiệm, nhận xét và rút ra kết luận. Trả lời câu hỏi. III. Động năng. 1. Khi nào vật có động năng. C4. Quả A lăn xuống đập vào miếng gỗ làm nó chuyển động. Tức là nó đã thực hiện công. C5. Một vật chuyển động có khả năng thực hiện công tức là có cơ năng. * Cơ năng của vật do chuyển động mà có gọi là động năng. 2. Động năng của vật phụ thuộc vào yếu tố nào. C6. Lần này miếng gỗ chuyển động đI xa hơn. Vậy công lớn hơn. - Quả A lăn từ vị trí cao nên vận tốc của nó đập vào miếng gỗ lớn hơn. Vậy vận tốc càng lớn thì động năng càng lớn. C7. Khối lượng của vật càng lớn thì động năng càng lớn. C8. Động năng phụ thuộc vào vận tốc và khối lượng. Vận dụng C9. Con lắc lò xo dao động. C10. a. Thế năng. b. Động năng c. Thế năng. Bổ sung kiến thức môi trường Khi một vật chuyển động, khối lượng và vận tốc của vật càng lớn thì động năng càng lớn. Vì vậy khi tham gia giao thông, phương tiện giao thông có vận tốc lớn khiến cho việc xử lý sự cố gặp nhiều khó khăn sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng. Các vật rơi từ trên cao xuống dưới đất có động năng rất lớn nên rất nguy hiểm đến tính mạng con người. => Mọi công dân cần tuân thủ quy tắc an toàn giao thông và an toàn lao động. Củng cố ? Vẽ sơ đồ tư duy hệ thống kiến thức bài học với chủ đề chính là “Cơ năng” Hướng dẫn về nhà Làm bài tập trong SBT, đọc “ Có thể em chưa biết” . TUẦN 22 Tiết 22 Ngày soạn: ../ ../ 2012 Ngày dạy: // 2012 Mục tiêu Vận dụng kiến thức đã học về công suất và cơ năng để làm bài tập. Chuẩn bị Phương pháp dạy – học Tiến trình dạy – học Ổn định lớp Kiểm tra 15 phút Nội dung Đáp án Điểm 3. Đưa một vật có khối lượng m lên cao 20m. Ở độ cao này, vật có thế năng 600J. a. Xác định trọng lực tác dụng lên vật. b. Cho vật rơi với vận tốc ban đầu bằng không.Hỏi khi rơi tới độ cao bằng 5m thì động năng có giá trị bằng bao nhiêu? (Tóm tắt) Trọng lực tác dụng lên vật: Thế năng của vật ở độ cao 5m: Động năng của vật khi ở độ cao 5m: 1 3 3 3 Bài mới Bài tập Tóm tắt Đáp án 1. Một con ngựa kéo một cái xe với một lực không đổi bằng 80N và đi được 4,5km trong nửa giờ. Tính công và công suất của con ngựa. A =? J P = ? W Công của con ngựa thực hiện: Công suất của con ngựa: 2. Một cần cẩu mỗi lần nâng được một contenno 10 tấn lên cao 5m,mất 20s. a. Tính công suất của cần cẩu. b. Cần cẩu này chạy bằng điện, với hiệu suất 75%. Hỏi để bốc xếp 30 contenno thì cần bao nhiêu điện năng? a. P =?W b. A= ?J Lực nâng 1 contenno lên cao: Công suất của cần cẩu: b. Lượng điện năng cần sử dụng: 3. Đưa một vật có khối lượng m lên cao 4 m. Ở độ cao này, vật có thế năng 200J. a. Xác định trọng lực tác dụng lên vật. b. Cho vật rơi với vận tốc ban đầu bằng không. Hỏi khi rơi tới độ cao bằng 1m thì động năng có giá trị bằng bao nhiêu? a. P = ?N b. Trọng lực tác dụng lên vật: Thế năng của vật ở độ cao 5m: Động năng của vật khi ở độ cao 5m: Hướng dẫn về nhà Trả lời câu hỏi và làm bài tập trong bài 18. TUẦN 23 Tiết 23 Ngày soạn: //2012 Ngày dạy: .. / . /2012 Mục tiêu: Kiến thức: Ôn tập, hệ thống hoá các kiến thức cơ bản của phần cơ học để trả lời các câu hỏi trong phần ôn tập. Kĩ năng Vận dụng được các kiến thức đã học để giải các dạng bài tập. Chuẩn bị Giáo viên: Máy tính, máy chiếu. HS: trả lời các câu hỏi và làm bài tập trong bài 20. Phương ... ơn và khuếch tán vào không khí nhanh hơn. Do đó quần áo sẽ nhanh khô hơn. b. Bông, vỏ quả dừa là những vật truyền nhiệt kém. Do đó hãm nước chè trong giỏ ấm có lót bông hoặc vỏ quả dừa thì nhiệt lượng bên trong ấm chè truyền ra ngoài môi trường ít hơn. 1.5 1 Hướng dẫn về nhà TUẦN 31 Tiết 31 Ngày soạn: ../ ../ 2012 Ngày dạy: // 2012 Mục tiêu Nêu được ví dụ chứng tỏ nhiệt lượng trao đổi phụ thuộc vào khối lượng, độ tăng giảm nhiệt độ và chất cấu tạo nên vật. Vận dụng công thức Q = m.c.Dt để giải bài tập. Chuẩn bị Phương pháp dạy – học Phương pháp thực nghiệm. Tiến trình dạy – học Ổn định lớp Kiểm tra bài cũ Đặt vấn đề Giáo viên đặt vấn đề như phần mở đầu bài SGK. Bài mới Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung Yêu cầu HS nghiên cứu SGK. Hỏi: Nhiệt lượng của một vật thu vào để nóng lên phụ thuộc vào các yếu tố nào? Hướng dẫn HS thảo luận nhóm thiết kế phương án TN kiểm tra sự phụ thuộc của nhiệt lượng vào các yếu tố đó. Giới thiệu phương án và cách làm thí nghiệm như SGK. Yêu cầu học sinh phân tích kết quả thí nghiệm, Qua các TN yêu cầu HS rút ra kết luận về sự phụ thuộc của nhiệt lượng vào các yếu tố. Nghiên cứu SGK. Trả lời câu hỏi. Thảo luận nhóm, thiết kế thí nghiệm kiểm tra. Phân tích kết quả thí nghiệm. Rút ra kết luận. Nhiệt lượng của một vật thu vào khi nóng lên phụ thuộc vào các yếu tố nào? Nhiệt lượng của một vật thu vào để nóng lên tỉ lệ thuận với khối lượng, độ tăng nhiệt độ và nhiệt dung riêng của chất lỏng. Yêu cầu HS nghiên cứu SGK. Hỏi: Nhiệt lượng thu vào của một vật được tính bằng công thức nào? Giải thích các đại lượng có trong công thức đó? Hướng dẫn HS quan sát bảng 24.4 để biết nhiệt dụng riêng của một số chất. Hỏi: Nhiệt dung riêng của nước là 4200 J/kg.K có nghĩa là gì? Nghiên cứu SGK. Trình bày công thức tính nhiệt lượng. Quan sát bảng 24.4. Trả lời câu hỏi. Công thức tính nhiệt lượng Q= m.C. Dt Q: nhiệt lượng vật thu vào(J) m: khối lượng của vật (kg) Dt = t2-t1 là độ tăng nhiệt độ, tính ra 0C hoặc K, C: nhiệt dung riêng (J/kg.K) Vận dụng C8: Tra bảng để biết nhiệt dung riêng; cân vật để biết khối lượng, đo nhiệt độ để xác định độ để xác định độ tăng nhiệt độ. C9: Độ tăng nhiệt độ của miếng đồng: Dt = t2-t1= 50o- 20oC =300C Nhiệt lượng cần truyền cho miếng đồng để tăng nhiệt độ từ 200 đến 500: Q= m.c.Dt= 5. 380.30=57000(J) C10: Khối lượng của 2 lít nước: mn= Vn.Dn= 2.10-3. 103=2(kg) Nhiệt lượng cần thiết để 2l nước thu vào: Q1=mn.cn(t2-t1)=2 . 4200 . 75=630000 (J) Nhiệt lượng cần thiết để ấm thu vào: Q2=mnh.cnh(t2-t1)=0,5 . 880 . 75=33000(J) Nhiệt lượng cần thiết để ấm và nước thu vào: Q= Q1+Q2= 630000 + 33000 = 663000(J) Củng cố ?: Nhiệt lượng của một vật thu vào khi nóng lên phụ thuộc vào các yếu tố nào? Phụ thuộc vào chất làm vật, khối lượng của vật và độ chênh lệch nhiệt độ. Hướng dẫn về nhà Đọc phần " Có thể em chưa biết" Làm bài tập trong SBT. Chuẩn bị bài 25. TUẦN 32 Tiết 32 Ngày soạn: ../ ../ 2012 Ngày dạy: // 2012 Mục tiêu Chỉ ra được nhiệt chỉ tự truyền từ vật có nhiệt độ cao sang vật có nhiệt độ thấp hơn. Vận dụng phương trình cân bằng nhiệt để giải một số bài tập đơn giản. Chuẩn bị Cốc thủy tinh, nước nóng. Phương pháp dạy học Phương pháp thực nghiệm. Tiến trình dạy – học Ổn định lớp Kiểm tra bài cũ ?1: Nhiệt lượng của một vật thu vào để nóng lên phụ thuộc vào các yếu tố nào? Phụ thuộc như thế nào? ?2: Để kiểm tra sự phụ thuộc của nhiệt lượng thu vào vào một trong các yếu tố đó ta phải làm thí nghiệm như thế nào? ?3: Viết công thức tính nhiệt lượng và giải thích các đại lượng có trong công thức đó? Tổ chức tình huống học tập GV làm TN như hình 25.1 và đặt vấn đề như SGK. Bài mới Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung Yêu cầu HS nghiên cứu SGK và trình bày nguyên lý truyền nhiệt. Gọi HS đọc và nhắc lại nguyên lí. Nghiên cứu SGK, trình bày nguyên lý truyền nhiệt. Nhắc lại nguyên lí. Nguyên lí truyền nhiệt SGK Tr.88. Giới thiệu phương trình cân bằng nhiệt. Yêu cầu HS trình bày đặc điểm giống và khác nhau của công thức tính nhiệt lượng thu vào và tỏa ra. Thảo luận nhóm, trả lời câu hỏi. Phương trình cân bằng nhiệt Qtỏa = Qthu Gọi 2 HS đọc yêu cầu của VD. Yêu cầu HS tóm tắt đề bài. Hỏi: Bài yêu cầu tìm đại lượng nào? Muốn tìm đại lượng đó phải dựa vào kiến thức nào? Hướng dẫn HS xác định chất thu nhiệt và tỏa nhiệt, tính nhiệt lượng thu vào và tỏa ra. Yêu cầu HS áp dụng phương trình cân bằng nhiệt tính đại lượng chưa biết. Đọc đề bài. Tóm tắt bài. Trả lời câu hỏi. Làm bài. Ví dụ về phương trình cân bằng nhiệt SGK Tr.89 Vận dụng C2:Nhiệt lượng của nước nhận được bằng nhiệt lượng do miếng đồng toả ra: Q2=Q1= m1.c1.Dt1= m1.c1(t1 – t2) Với Q2= m2.c2.Dt2 Vậy nước nóng lên thêm là: Dt2= ==5,43(0C) C3:Nhiệt lượng do miếng kim loại toả ra: Q1= m1.c1.Dt1= m1.c1(t1 – t) Nhiệt lượng do nước thu vào: Q2= m2.c2.Dt2= m2.c2(t – t2) Nhiệt lượng toả ra bằng nhiệt lượng thu vào: Q1=Q2 hay 0,4.c1(100-20) = 0,5.4190(20-13)=> c1== 458(J/kg.K) => Kim loại này là thép Củng cố Yêu cầu HS đọc và nhắc lại nội dung ghi nhớ SGK. Hướng dẫn về nhà Đọc phần " Có thể em chưa biết" Làm bài tập trong SBT. TUẦN 33 Tiết 33 Ngày soạn: ../ ../ 2012 Ngày dạy: // 2012 Mục tiêu Vận dụng công thức tính nhiệt lượng và phương trình cân bằng nhiệt để giải bài tập. Chuẩn bị Phương pháp dạy học Tiến trình dạy – học Ổn định lớp Kiểm tra bài cũ ? Viết công thức tính nhiệt lượng và phương trình cân bằng nhiệt, giải thích các đại lượng có trong công thức. Bài mới Đề bài Hướng dẫn 1. Người ta phơi ra nắng một chậu chứa 5 lit nước. Sau một thời gian, nhiệt độ của nước tăng từ 280C lên 340C. Hỏi nước đã thu bao nhiêu năng lượng từ mặt trời? Khối lượng nước: m = D.V = 5kg Nhiệt lượng nước thu vào: 2.Một học sinh thả 300g chì ở 1000C vào 250g nước ở 58,50C, làm cho nước nóng lên tới 600C. a. Tính nhiệt độ của chì ngay sau khi cân bằng nhiệt. b. Tính nhiệt lượng của nước thu vào. c. Tính nhiệt dung riêng của chì. d. So sánh nhiệt dung riêng của chì tính được với nhiệt dung riêng của chì tra trong bảng và giải thích tại sao có sự chênh lệch đó. Lấy nhiệt dung riêng của nước là 4190J/kg.K. a. Nhiệt độ của chì sau ngay sau khi cân bằng nhiệt : t = 600C. b. Nhiệt lượng nước thu vào: c. Nhiệt dung riêng của chì: d. Nhiệt dung riêng của chì tính được chỉ gần bằng nhiệt dung riêng tra bảng vì trong quá trính tính toán đã bỏ qua sự truyền nhiệt ra môi trường. 3. Đổ 738g nước ở nhiệt độ 150C vào một nhiệt lượng kế bằng đồng có khối lượng 100g, rồi thả vào đó một miếng đồng có khối lượng 200g ở nhiệt độ 1000C. Nhiệt độ khi bắt đầu có cân bằng nhiệt là 170C. Tính nhiệt dung riêng của đồng. Lấy nhiệt dung riêng của nước là 4186J/kg.K. Nhiệt lượng nước và nhiệt lượng kế thu vào: Nhiệt lượng của khối đồng tỏa ra: Áp dụng PT cân bằng nhiệt, ta có: Hướng dẫn về nhà Làm phần tự kiểm tra và bài tập bài tổng kết chương II. TUẦN 34 Tiết 34 Ngày soạn: ../ ../ 2012 Ngày dạy: // 2012 Mục tiêu Kiến thức Ôn tập kiến thức đã học được trong chương II: HS trả lời được câu hỏi ở phần ôn tập. Kỹ năng HS làm được bài tập ở phần vận dụng. Chuẩn bị GV chuẩn bị: máy chiếu, máy tính. HS ôn lại kiến thức đã học, làm bài tập ôn tập chương II. Tiến trình dạy – học Kiểm tra bài cũ Bài mới Hoạt động 1: Hệ thống nội dung kiến thức Ôn tập lý thuyết Giáo viên hướng dẫn HS trả lời các câu hỏi trong phần Ôn tập và hệ thống nội dung theo sơ đồ tư duy. Câu Nội dung Đáp án 1 Các chất được cấu tạo như thế nào? (Câu 1,2,3 - SGK Tr.101) - Các chất được cấu tạo từ các nguyên tử, phân tử có kích thước rất nhỏ bé. - Các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên chất luôn luôn chuyển động không ngừng và sự chuyển động này phụ thuộc vào nhiệt độ ( nhiệt độ càng cao thì nguyên tử, phân tử chuyển động càng nhanh) - Giữa các nguyên tử và phân tử có khoảng cách. 2 a. Nhiệt năng là gì? Có những cách nào để làm thay đổi nhiệt năng của vật? Lấy VD? ( Câu 4,5 - SGK Tr.101) b. Phân biệt nhiệt năng và nhiệt lượng? a. Nhiệt năng là tổng động năng của các phân tử vật chất cấu tạo nên vật. Có hai cách làm thay đổi nhiệt năng của vật là thực hiện công và truyền nhiệt. b. Phân biệt: - Nhiệt năng là tổng động năng của các phân tử cấu tạo nên vật. - Nhiệt lượng là phần nhiệt năng nhận thêm vào hoặc mất bớt đi trong quá trình truyền nhiệt. 3 Có những hình thức truyền nhiệt chủ yếu nào? Các chất rắn, lỏng, khí và chân không truyền nhiệt bằng các hình thức nào? (Câu 6 SGK Tr.101) Có ba hình thức truyền nhiệt chủ yếu: - Dẫn nhiệt: Là hình thức truyền nhiệt chủ yếu trong chất rắn. - Đối lưu: Là hình thức truyền nhiệt chủ yếu trong chất lỏng, chất khí. - Bức xạ nhiệt: Là hình thức truyền nhiệt chủ yếu trong chất khí và chân không. 4 Phát biểu nguyên lí truyền nhiệt? Nội dung nào của nguyên lí này thể hiện sự bảo toàn năng lượng? ( Câu 10 - SGK Tr.101) * Nguyên lí truyền nhiệt: 1. Nhiệt tự truyền từ vật có nhiệt độ cao hơn sang vật có nhiệt độ thấp hơn. 2. Sự truyền nhiệt xảy ra cho tới khi nhiệt độ của hai vật bằng nhau thì dừng lại. 3. Nhiệt lượng do vật này toả ra bằng nhiệt lượng do vật kia thu vào. * Nội dung của nguyên lí thể hiện sự bảo toàn năng lượng: Nội dung 3. Ghi chú: Sơ đồ tư duy chương II Vận dụng Khoanh tròn đáp án đúng 1. B, 2. B, 3. B, 4. C, 5. C. II. Trả lời câu hỏi Có hiện tượng khuếch tán vì các nguyên tử, phân tử cấu tạo lên chất luôn chuyển động không ngừng. Hiện tượng khuyeechs tán xảy ra chậm đi khi nhiệt độ giảm vì khi nhiệt độ giảm các nguyên tử, phân tử chuyển động chậm. - Cơ năng có được khi vật có động năng hoặc thế năng, tức là khi vật có khả năng thực hiện công. Không phải lúc nào vật cũng có khả năng thực hiện công. - Nhiệt năng là tổng động năng của các phân tử vật chất cấu tạo lên vật. Các phân tử vật chất cấu tạo lên vật luôn chuyển động không ngừng, do đó nó luôn có động năng. => Một vật không phải lúc nào cũng có cơ năng nhưng lúc nào cũng có nhiệt năng. 3. Không thể coi miếng đồng đã nhận nhiệt lượng vì ở đây không xảy ra truyền nhiệt. III. Giải bài tập tự luận GV hướng dẫn HS tóm tắt và trình bày lời giải, bài tập 1 và 2 SGK Tr.103. Bài tập 1: Nhiệt lượng ấm thu vào: Q = = 2.4200.80 + 0,5.880.80 = 707200 (J) Nhiệt lượng dầu sinh ra: Q’ = Q. = 2357333 (J) Lượng dầu cần dùng: m = = 0,05 kg. Bài tập 2: Công mà ô tô thực hiện được: A = F.s = 1400.100000 = 14.107 J. Nhiệt lượng do xăng bị đốt cháy tỏa ra là: Q = q.m = 46.106.8 = 368.106 J. Hiệu suất của ô tô: Giải trò chơi ô chữ Nội dung: Hàng ngang: 1. Hỗn độn, 2. Nhiệt năng, 3. Dẫn nhiệt, 4. Nhiệt lượng, 5. Nhiệt dung riêng, 6. Nhiên liệu, 7. Nhiệt học, 8. Bức xạ nhiệt. Hàng dọc: Nhiệt học. Hướng dẫn về nhà Ôn tập kiến thức chuẩn bị kiểm tra học kì.
Tài liệu đính kèm: