Giáo án học kì I Vật lí Khối 8 - Năm học 2010-2011

Giáo án học kì I Vật lí Khối 8 - Năm học 2010-2011

Câu 1: Người lái đò đang ngồi yên trên một chiếc thuyền thả trôi theo dòng nước. Chọn câu đúng

 A. Người lái đò đứng yên so với dòng nước

 B. Người lái đò chuyển động so với dòng nước

 C. Người lái đò đứng yên so với dòng sông

 D. Người lái đò chuyển động so với chiếc thuyền

Câu 2: Khi nói Mặt Trời mọc đằng đông.lặn đằng tây thì vật nào sau đây không phải vật mốc

 A. Trái Đất B. Mặt Trăng

 C. Quả Núi D. Bờ Sông

Câu 3: Câu nào dưới đây nói về tốc độ là không đúng

 A. Tốc độ cho biết mức độ nhanh chậm của chuyển động

 B. Khi tốc độ không thay đổi theo thời gian thì chuyển động là không đều

 C. Đơn vị vận tốc phụ thuộc vào đơn vị thời gian và đơn vị chiều dài

 D. Công thức tính vận tốc v=

Câu 4: Vật làm mốc phải là vật như thế nào?

 A. Vật đứng yên

 B. Vật chuyển động

 C. Vật gắn với mặt đất

 D. Vật bất kì sao cho thuận tiện để nghiên cứu.

Câu 5: Trong các đơn vị sau đây, đơn vị nào là đơn vị của vận tốc

 A. m.s B. Km/h

 C. Km.h D.s/m

 

doc 50 trang Người đăng tuvy2007 Lượt xem 596Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án học kì I Vật lí Khối 8 - Năm học 2010-2011", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tuần: 01 Ngày soạn: 18/08/2010
 Tiết: 01 Ngày dạy: 26/08/2010
Chương I: CƠ HỌC.
Bài 1. CHUYỂN ĐỘNG CƠ HỌC.
I. Mục tiêu:
 1. Kiến thức:
 - Nêu được dấu hiệu để nhận biết chuyển động cơ học.
 - Nêu được tính tương đối của chuyển động và đứng yên.
 2. Kĩ năng: 
 - Nêu được ví dụ về chuyển động cơ học. 
 - Nêu được ví dụ về tính tương đối chuyển động cơ học.
II. Phương pháp đánh giá:
 - Giám sát hoạt động của nhóm, thảo luận chung.
 - Thực nghiệm.
 - Tài liệu của người học.
 - Có hứng thú với môn học, ý thức hợp tác trong hoạt động nhóm.
 - Hăng say xây dựng bài.
III. Chuẩn bị:	
 - Chuẩn bị của giáo viên: PPCT (Tuần, tiết), SGK, SGV, chuẩn kiến thức kĩ năng, tranh vẽ hình 1.1, 1.2, 1.3. 
 - Dụng cụ: Bảng phụ ghi bài tập 1.1, 1.2 trang 3 SBT.
 - Chuẩn bị của học sinh: Vở ghi, SGK, SBT,...
 Xem và soạn trước bài.
IV. Hoạt động dạy – học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
* Hoạt động 1: Ổn định lớp, kiểm tra bài cũ, đặt vấn đề vào bài mới: 5’
- Ổn định lớp
- Kiểm tra sỉ số
- Giới thiệu chung những kiến thức cần nghiên cứu ở Chương 1.
- Đặt vấn đề vào bài mới:
- GV yêu cầu HS quan sát hình 1.1.
* Buổi sáng mặt trời mọc hướng nào? Buổi chiều mặt trời lặn hướng nào?
- GV: Như vậy có phải mặt trời chuyển động từ hướng đông sang hướng tây không? Sau đây ta sẽ nghiên cứu một hiện tượng gọi là chuyển động cơ học.
 Bài 1: CHUYỂN ĐỘNG CƠ HỌC.
- Lớp trưởng báo cáo sỉ số
- HS lắng nghe.
- Quan sát hính 1.1.
- HS trả lời.
- HS ghi tựa bài
Bài 1: CHUYỂN ĐỘNG CƠ HỌC.
Bài 1: CHUYỂN ĐỘNG CƠ HỌC.
* Hoạt động 2: Tìm hiểu cách xác định vật chuyển động hay đứng yên: 20’.
? Em hãy nêu 2 vd về vật chuyển động và 2 vd về vật đứng yên?
? Tại sao nói vật đó chuyển động?
- GV: Cho 1 HS đọc C1, sau đó các nhóm thảo luận và hoàn thành C1.
- GV kết luận: Ta chọn một vật làm mốc như cây bên đường, bên bờ sông, mặt trờinếu thấy ô tô, thuyền, mây chuyển động so với vật mốc thì nó chuyển động. Nếu không chuyển động thì đứng yên.
 - GV nói thêm: Để biết một vật chuyển động hay đứng yên người ta dựa vào vị trí của vật so với vật khác được chọn làm mốc.
- Có thể chọn bất kỳ mật vật nào đó gắn liền trên mặt đất hoặc trái đất để làm vật mốc. Từ những bài học sau, nếu khi đề cập đến trạng thái chuyển động hay đứng yên của một vật mà không nói tới vật mốc, thì ta phải ngầm hiểu rằng vật mốc chính là Trái đất hoặc những vật gắn liền trên Trái đất.
? Vậy khi nào thì một vật được coi là chuyển động?
- GV bổ sung thêm: Chuyển động này gọi là chuyển động cơ học mà ta thường gọi tắt là “Chuyển động”.
- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân để trả lời C2 và C3.
 + GV gợi ý HS trả lời C3: Dựa vào khái niệm chuyển động của một vật ở cuối trang 4_SGK, vì đứng yên và chuyển động là hai trạng thái trái ngược nhau.
- Nhận xét, kết luận.
 Khi một vật không thay đổi vị trí đối với một vật khác chọn làm mốc thì nó được coi là đứng yên so với vật mốc đó.
- GV lấy thêm vài VD minh họa cho hs hiểu:
- C2: Ôtô chuyển động trên đường, vật làm mốc là cây xanh bên đường.
 Quả bóng rơi từ trên cao xuống đất, vật làm mốc là mặt đất.
- C3: Một người ngồi cạnh một cột điện thì người đó là đứng yên so với cái cột điện.
 Ôtô đỗ trong bến xe là vật đứng yên, chọn vật mốc là bến xe.
 Quyển sách nằm yên trên mặt bàn, chọn vật mốc là mặt bàn.
* GV đặt vấn đề: Như trên đã thấy, muốn xét xem một vật đứng yên hay chuyển động, ta phải xét KC từ vật đó đến vật mốc có thay đổi hay không. Nhưng vật mốc có thể tuỳ ý chọn. Vậy có thể xảy ra trường hợp chọn hai vật mốc giống nhau lại đưa đến hai kết luận khác nhau không? Muốn hiểu rõ thì chúng ta sang phần II.
- Người đang đi, xe chạy, hòn đá, mái trường đứng yên.
- Khi có sự thay đổi so với vật khác.
- Đọc C1, thảo luận và hoàn thành C1.
- C1: Em thấy ô tô xa dần, bánh xe quay" ô tô chuyển động.
 Em thấy ô tô đứng cạnh cột điện mà cột điện đứng yên nên ô tô đứng yên.
- Lắng nghe.
- Khi vị trí của một vật so với vật mốc thay đổi theo thời gian thì vật đó được coi là chuyển động so với vật mốc.
- C2: Em chạy xe trên đường thì em chuyển động còn cây bên đường đứng yên. Vật làm mốc là cây bên đường.
- C3: Là vật không chuyển động so với vật mốc.
 VD: Người ngồi trên xe không chuyển động so với xe.
 Vật đặt trên xe không chuyển động so với xe.
 Một người ngồi trên chiếc thuyền đang trôi theo dòng nước được coi là đứng yên so với thuyền. Vì vị trí của người ấy là không đổi so với thuyền.
- Ghi nhận.
- Lắng nghe.
I. LÀM THẾ NÀO ĐỂ BIẾT MỘT VẬT CHUYỂN ĐỘNG HAY ĐỨNG YÊN?
 - Để biết một vật chuyển động hay đứng yên người ta dựa vào vị trí của vật so với vật khác được chọn làm mốc.
 - Vị trí của vật so với vật mốc thay đổi theo thời gian thì vật chuyển động so với vật mốc gọi là chuyển động cơ học (chuyển động).
* Hoạt động 3: Tìm hiểu về tính tương đối của chuyển động và đứng yên: 8’.
- Cho HS quan sát H1.2(SGK). - Yêu cầu HS quan sát và trả lời C4, C5, C6.
* Chú ý: Yêu cầu HS chỉ rõ vật chuyển động hay đứng yên so với vật mốc nào?
- Nhận xét, kết luận.
- Yêu cầu HS hoàn thành C7.
- GV: Lưu ý cho HS khi không nêu vật mốc nghĩa là phải hiểu đã chọn vật mốc là vật gắn với Trái Đất.
? Như vậy, khi ta nói một vật là đứng yên hay CĐ thì có phải tuyệt đối đúng ( luôn luôn đúng) không? Vì sao?
- Yêu cầu HS hoàn thành C8.
GV có thể thông báo cho HS thông tin trong Thái dương hệ. Mặt trời có khối lượng rất lớn so với các hành tinh khác, tâm của Thái dương hệ sát với vị trí của mặt trời. Vậy coi mặt trời là đứng yên còn các hành tinh khác chuyển động.
- Nhận xét, kết luận.
- Quan sát H1.2, thảo luận và trả lời câu hỏi C4, C5, C6.
 + C4: hành khách chuyển động so với nhà ga vì vị trí của hành khách so với nhà ga là thay đổi.
 + C5: So với toa tàu thì hành khách đứng yên vì vị trí của hành khách đối với toa tàu không đổi.
 + C6: (1) Đối với vật này. 
 (2) Đứng yên.
- Ghi nhận.
- C7: Ví dụ như hành khách chuyển động so với nhà ga nhưng đứng yên so với toa tàu.
* Nhận xét: Trạng thái đứng yên hay chuyển động của vật có tính chất tương đối.
- Không phải luôn luôn đúng vì còn phụ thuộc vào vật mốc được chọn.
- C8: Sở dĩ ta thấy MT mọc đằng đông lặn ở đằng tây là vì MT thay đổi so với một điểm gắn với TĐ. Vì vậy có thể coi là MT CĐ khi lấy mốc là Trái Đất.
- Ghi nhận.
II. TÍNH TƯƠNG ĐỐI CỦA CHUYỂN ĐỘNG VÀ ĐỨNG YÊN:
 Trạng thái chuyển động và đứng yên của một vật chỉ có tính tương đối, trạng thái đó tuỳ thuộc vào vật được chọn làm mốc. 
 Người ta thường chọn những vật gắn với trái đất để làm vật mốc.
* Hoạt động 4: Giới thiệu một số dạng chuyển động thường gặp: 5’
- Yêu cầu HS đọc thông tin mục III và trả lời các câu hỏi sau:
? Quỹ đạo chuyển động là gì?
? Nêu các quỹ đạo chuyển động mà em biết.
- Yêu cầu HS quan sát hình 1.3
- Hoàn thành C9
- Nhận xét, kết luận.
- Đọc
- Quỹ đạo chuyển động là đường mà vật chuyển động vạch ra.
- Quỹ đạo: thẳng, cong, tròn.
- Quan sát
- C9: + CĐ thẳng: Xe chạy, viên phấn rơi, thả một vật nặng từ trên cao xuống đất, vật sẽ CĐ trên đường thẳng đứng.
 + CĐ cong: Quả cầu đá, chiếc lá khô rơi từ cành cây xuống.
 + CĐ tròn: Khi cánh quạt quay, mọi điểm trên cánh quạt đều CĐ tròn.
- Ghi nhận. 
III. MỘT SỐ CHUYỂN ĐỘNG THƯỜNG GẶP:
 Các dạng chuyển động cơ học thường gặp là chuyển động thẳng, chuyển động cong, chuyển động tròn. 
* Hoạt động 5: Vận dụng, củng cố và dặn dò: 7’
- Yêu cầu HS hoàn thành C10, C11.
- Nếu đúng thì GV cho HS nhắc lại. Còn nếu chưa đúng thì GV có thể ví dụ của đầu cánh quạt máy khi quay và so sánh vị trí của đầu cánh quạt với trục của động cơ.
* Củng cố:
? Thế nào là chuyển động cơ học ?
? Tại sao nói chuyển động hay đứng yên có tính tương đối ?
? Trong thực tế ta thường gặp các dạng chuyển động nào ?
* Dặn dò:
 - Học bài và làm bài tập 1.1-1.6 (SBT).
 - Tìm hiểu mục: Có thể em chưa biết.
- Đọc và soạn trước bài 2 :Vận tốc.
- Nhận xét tiết học.
- C10: các vật (ô tô, người lái xe, người đứng bên đường, cột điện).
 + Ô tô: đứng yên so với người lái xe, chuyển động so người đứng bên đường và cột điện.
 + Người lái xe: đứng yên so với ô tô, chuyển động so người đứng bên đường và cột điện.
 + Người đứng bên đường: đứng yên so với cột điện , chuyển động so với ôtô và người lái xe.
 + Cột điện: đứng yên so với người đứng bên đường, chuyển động so với ôtô và người lái xe.
- C11: Nói như vậy không phải lúc nào cũng đúng. Có trường hợp sai, ví dụ: chuyển động tròn quanh vật mốc.
HS nhận xét ví dụ của bạn.
IV. VẬN DỤNG:
 Tuần: 03 Ngày soạn: 26/08/2010
 Tiết: 02 Ngày dạy: 09/09/2010
Bài 2. VẬN TỐC.
I. Mục tiêu:
 1. Kiến thức:
 - Nêu được ý nghĩa của tốc độ là đặc trưng cho sự nhanh, chậm của chuyển động.
 - Viết được công thức tính tốc độ.
 - Nêu được đơn vị đo của tốc độ.
 2. Kĩ năng: 
 - Vận dụng được công thức tính tốc độ .
II. Phương pháp đánh giá:
 - Giám sát hoạt động của nhóm, thảo luận chung.
 - Thực nghiệm.
 - Tài liệu của người học.
 - Cẩn thận, suy luận trong quá trình tính toán.
III. Chuẩn bị:	
 - Chuẩn bị của giáo viên: PPCT (Tuần, tiết), SGK, SGV, chuẩn kiến thức kĩ năng, tranh vẽ phóng to hình 2.2 (tốc kế), tốc kế thực ... 
 - Dụng cụ: Bảng phụ ghi sẵn nội dung Bảng 2.1 (SGK)
 - Chuẩn bị của học sinh: Vở ghi, SGK, SBT,...
 Xem và soạn trước bài.
IV. Hoạt động dạy – học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
* Hoạt động 1: Ổn định lớp, kiểm tra bài cũ, đặt vấn đề vào bài mới: 5’
- Ổn định lớp
- Kiểm tra sỉ số
- Kiểm tra bài cũ:
? Khi nào ta biết được một vật chuyển động? Cho ví dụ về một vật chuyển động; nêu rõ vật chọn làm mốc?
? Ta thường chọn những vật nào làm vật mốc?
? Khi nào vật đứng yên? Cho ví dụ về vật đứng yên, nêu rõ vật chọn làm mốc.
? Tại sao lại nói: “Chuyển động hay đứng yên chỉ có tính tương đối” ?
- Gọi HS nhận xét.
- Nhận xét, kết luận điểm.
- Đặt vấn đề vào bài mới:
 Ta đã biết cách xác định khi nào vật chuyển động và khi nào vật đứng yên. Trong quá trình chuyển động, có lúc vật chuyển động nhanh, có lúc vật chuyển động chậm. Vậy làm thế nào để xác định được vật chuyển động nhanh hay chậm, chúng ta cùng tìm hiểu ở
 Bài 2: VẬN TỐC.
- Lớp trưởng báo cáo sỉ số
- HS trả lời:
- Khi có sự thay đổi vị trí của một vật so với vật khác (vật mốc) theo thời gian. 
 Ví dụ: Con cọp đang lao đến phía trước để vồ mồi, vật mốc là con mồi của nó. 
- Ta thường chọn trái đất hoặc những vật gắn liền trên mặt đất làm vật mốc.
- Khi không có sự thay đổi vị  ... ời đứng, bàn, tủ đặt trên nền nhà đều tác dụng lên nền nhà một lực, lực đó ta gọi là áp lực lên nền nhà
? Vậy áp lực là gì?
? Em hãy lấy một ví dụ về áp lực ?
- Yêu cầu HS làm câu C1 SGK.
- Nhận xét, kết luận.
- Cuối cùng chốt lại các lực phải có phương vuông góc với mặt bị ép. Còn mặt bị ép có thể là mặt đất, mặt tường,...
- Lưu ý HS : Vì áp lực là lực ép có phương vuông góc với mặt bị ép, do đó áp lực không phải là 1 loại lực cụ thể.
- Lắng nghe.
- Là lực ép có phương vuông góc với mặt bị ép
- Người đứng trên sàn nhà đã ép lên sàn nhà một lực F bằng trọng lượng P có phương vuông góc với sàn nhà.
- C1: a. Lực máy kéo tác dụng lên mặt đường
 b. Cả hai lực
- Ghi nhận.
I. ÁP LỰC LÀ GÌ:
Áp lực là lực ép có phương vuông góc với mặt bị ép.
* Hoạt động 3: Tìm hiểu về áp suất:15’.
- Lưu ý HS tác dụng của áp lực là mức độ lún sâu của vật, vật lún càng sâu tác dụng của áp lực càng lớn.
- Phát dụng cụ thí nghiệm cho HS, hướng dẫn HS cách làm và quan sát thí nghiệm.
- Yêu cầu HS thả khối kim loại thứ nhất, sau đó thả kế bên 2 khối kim loại chồng lên nhau.
- Yêu cầu HS nhẹ nhàng lấy khối kim loại ra hết và so sánh h2 và h1
- Yêu cầu HS đặt viên gạch thẳng đứng rồi lấy ra.
? Ở trường hợp (1) và (2) đại lượng nào thay đổi dẫn đến điều gì?
? Vậy tác dụng của áp lực phụ thuộc gì?
? Ở trường hợp (1) và (3) đại lượng nào thay đổi dẫn đến tác dụng áp lực thay đổi?
? Vậy tác dụng của áp lực phụ thuộc gì?
- Yêu cầu HS nhận xét.
→ Kết luận.	
 Tác dụng của áp lực càng lớn khi áp lực càng mạnh và diện tích bị ép càng nhỏ.
- GDBVMT: Áp suất do các vụ nổ gây ra có thể làm nút, đổ vỡ các công trình xây dựng và ảnh hưởng đến môi trường sinh thái và sức khoẻ con người. Việc sử dụng chất nổ trong khai thác đá sẽ tạo ra các chất khí thải độc hại ảnh hưởng đến môi trường, ngoài ra còn gây ra các vụ sập, sạt lở đá ảnh hưởng đến tính mạng công nhân.
 - Biện pháp an toàn: Những người thợ khai thác đá cẩn được bảo đảm những điều kiện về an toàn lao động(khẩu trang, mũ cách âm, cách ly các khu vực mất an toàn,)
- Tác dụng của áp lực lên diện tích bị ép thì tỉ số đó gọi là áp suất. 
? Vậy áp suất là gì?
? Nếu gọi p là áp suất; F là áp lực; S là diện tích bị ép thì công thức tính áp suất như thế nào ?
? Nếu đơn vị F là (N); S là (m2) thì đơn vị của p là gì ?
- Thông báo đơn vị của áp suất là N/m2 còn gọi là Paxcan kí hiệu là Pa.
- Lắng nghe.
- làm thí nghhiệm.
- So sánh F1 và F2, điền vào bảng 7.1 So sánh S2 và S1
- So sánh F1 và F3, S1 và S3, h1 và h3
- Áp lực F2 > F1 → h2 > h1
- phụ thuộc độ lớn áp lực.
- diện tích bị thay đổi → h3 > h1
- diện tích bị ép
- Nhận xét: Tác dụng của áp lực tỉ lệ thuận với áp lực và tỉ lệ nghịch với diện tích bị ép
- Áp suất được tính bằng độ lớn của áp lực trên một đơn vị diện tích bị ép.
- 
- N/m2 
II. ÁP SUẤT:
 1. Tác dụng của áp lực phụ thuộc vào những yếu tố nào?
 * Kết luận:
 Tác dụng của áp lực càng lớn khi áp lực càng mạnh và diện tích bị ép càng nhỏ.
 2. Công thức tính áp suất:
 Áp suất được tính bằng độ lớn của áp lực trên một đơn vị diện tích bị ép.
Trong đó : p là áp suất (N/m2)
 F: áp lực (N)
 S: Diện tích (m2)
* Hoạt động 4: Vận dụng: 7’.
? Dựa vào nguyên tắc nào để làm tăng hoặc giảm áp suất? Hãy lấy VD?
- Cho hs đọc SGK câu C5.
- Tóm tắt bài này
- Yêu cầu HS lên bảng làm câu C5
- Dựa vào áp lực tác dụng và diện tích bị ép để làm tăng hoặc giảm áp suất Lưỡi dao bén dễ thái hơn lưỡi dao không bén.
- Đọc và thảo luận 2 phút
- Lên bảng thực hiện
- C5: 
Fx =340000N
Sx =1.5m2
Fo =20000N
So =250cm2
So sánh px và po
- Áp suất của xe tăng lên mặt đường:
 px = = =226666,6 (N/m2)
- Áp suất của ôtô lên mặt đường:
 po = = 800000 (N/m2 )	
px xe tăng chạy được trên đất mềm
* Máy kéo nặng hơn ôtô nhưng chạy được trên đất mềm là do máy kéo dùng xích có bản rộng nên áp suất gây ra bởi trọng lượng của máy kéo nhỏ. Còn ôtô dùng bánh (diện tích bị ép nhỏ) nên áp suất gây bởi trọng lượng của ôtô lớn hơn. 
III. VẬN DỤNG:
* Hoạt động 5: Củng cố và dặn dò: 3’.
? Áp lực là gì, áp suất là gì ?
- Làm bài tập từ 7.1 đến 7.6 SBT 
- Đọc phần “có thể em chưa biết”
- Học bài và soạn trước bài 8.
- Nhận xét tiết học.
 Tuần: 11 Ngày soạn: 30 /10/2010
 Tiết: 11 Ngày dạy: 04 /11/2010
Bài 8: ÁP SUẤT CHẤT LỎNG – BÌNH THÔNG NHAU.
I. Mục tiêu:	
 1. Kiến thức:
 - Mô tả được hiện tượng chứng tỏ sự tồn tại của áp suất chất lỏng.
 - Nêu được áp suất có cùng trị số tại các điểm ở cùng một độ cao trong lòng một chất lỏng.
 - Nêu được các mặt thoáng trong bình thông nhau chứa cùng một chất lỏng đứng yên thì ở cùng độ cao.
 - Mô tả được cấu tạo của máy nén thủy lực và nêu được nguyên tắc hoạt động của máy. 	
 2. Kĩ năng: 
 - Vận dụng được công thức p = d.h đối với áp suất trong lòng chất lỏng.
II. Phương pháp đánh giá:
 - Giám sát hoạt động của nhóm, thảo luận chung.
 - Thực nghiệm.
 - Tài liệu của người học.
 - Có tinh thần làm việc hợp tác nhóm, tính cẩn thận, trung thực, chính xác.
III. Chuẩn bị:	
 - Chuẩn bị của giáo viên: PPCT (Tuần, tiết), SGK, SGV, chuẩn kiến thức kĩ năng,... Hình vẽ vòng bi phóng to. 
 - Dụng cụ: Hình vẽ 8.2; 8.3; 8,4; 8.6 vẽ sẵn trên bảng phụ.
 1 bình hình trụ có đáy C và các lỗ A, B ở thành bình được bịt màng cao su mỏng (như hình 8.3_SGK). 
 Một bình thuỷ tinh có đĩa D tách rời dùng làm đáy(H. 8,4_SGK)
 Một bình thông nhau. 
 - Chuẩn bị của học sinh: Vở ghi, SGK, SBT,...
 Xem và soạn trước bài.
IV. Hoạt động dạy – học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
* Hoạt động 1: Ổn định lớp, kiểm tra bài cũ, đặt vấn đề vào bài mới: 5’
- Ổn định lớp
- Kiểm tra sỉ số
- Kiểm tra bài cũ:
? Áp suất là gì? Công thức, đơn vị?
- Làm bài tập 7.6 SBT.
- Gọi HS nhận xét, bổ sung.
- Nhận xét, kết luận điểm.
- Đặt vấn đề vào bài mới:
- Yêu cầu HS quan sát hình vẽ đầu bài.
? Tại sao người thợ lặn phải mặt đồ bảo hộ chịu áp suất lớn?
- Vậy áp suất chất lỏng có đặc điểm gì? Vậy áp suất chất lỏng có đặc điểm gì? Hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu:
 Bài 8: ÁP SUẤT CHẤT LỎNG – BÌNH THÔNG NHAU.
- Lớp trưởng báo cáo sỉ số
- HS trả lời:
- Áp suất là độ lớn của áp lực trên một dơn vị diện tích bị ép
 p = 
Trong đó: p là áp suất
 F là áp lực
 S là diện tích bị ép
Đơn vị áp suất là N/m2
hay Paxcan (Pa)
1Pa = 1N/m2
- Làm bài tập 7.6
- Nhận xét, bổ sung.
- HS lắng nghe.
- Quan sát.
- Vì dưới đáy biển áp suất lớn nên cần có đồ bảo hộ để bảo vệ cơ thể.
- HS ghi tựa bài
Bài 8: ÁP SUẤT CHẤT LỎNG – BÌNH THÔNG NHAU.
Bài 8: ÁP SUẤT CHẤT LỎNG – BÌNH THÔNG NHAU.
* Hoạt động 2: Nghiên cứu sự tồn tại của áp suất trong lòng chất lỏng: 10’.	
? Hộp phấn gây áp suất theo phương nào lên mặt bàn?
à Vậy áp suất ra bởi một vật luôn có phương xác định.
- Còn với chất lỏng thì sao? Ta cùng quan sát thí nghiệm.
- Giới thiệu dụng cụ.
? Ba mặt cao su của ống như thế nào?
- Đổ nước vào trong ống.
? Bây giờ có nhận xét gì về 3 màng cao su?
? Các màng cao su bị biến dạng chứng tỏ điều gì?
? Chất lỏng gây áp suất có giống chất rắn không?
- Các vật đặt trong lòng chất lỏng có chịu tác dụng của áp suất chất lỏng không? Ta xét thí nghiệm 2.
- Làm TN như hình 8.4 SGK
? Dùng tay cầm bình nghiêng theo các hướng khác nhau nhưng đĩa D không rơi ra khỏi bình. TN này chứng tỏ điều gì?
- Em hãy điền vào những chỗ trống ở C4
- Nhận xét, kết luận.
- GDBVMT: Sử dụng chất nổ để đánh cá sẽ gây ra một áp suất rất lớn, áp suất này truyền đi theo mọi phương gây ra sự tác động của áp suất rất lớn đến các sinh vật sống trong đó. Dưới tác dụng của áp suất này, hầu hết các sinh vật đều bị chết. Việc đánh bắt cá bằng chất nổ gây ra tác động huỷ diệt sinh vật, ô nhiễm môi trường sinh thái.
- Biện pháp:
Tuyên truyền để ngư dân không sử dụng chất nổ để đánh bắt cá.
Có biện pháp ngăn chặn hành vi đánh bắt cá này.
- thẳng đứng (^ mặt bàn)
- Quan sát
- phẳng.
- Ba màng cao su phồng ra.
- Chất lỏng có áp suất
- Chất lỏng gây áp suất theo mọi hướng
- Áp suất tác dụng theo mọi hướng lên các vật đặt vào nó.
- C4: (1) Thành; (2) đáy; (3) trong lòng
- Ghi nhận.
I. SỰ TỒN TẠI CỦA ÁP SUẤT TRONG LÒNG CHẤT LỎNG:
 1. Thí nghiệm 1:
 2. Thí nghiệm 2:
 3. Kết luận:
 Chất lỏng không chỉ gây ra áp suất lên thành bình mà lên cả đáy bình và các vật ở trong lòng chất lỏng.
* Hoạt động 3: Xây dựng công thức tính áp suất chất lỏng:10’.
- Chứng minh áp suất của chất lỏng :
Giả sử khối chất lỏng hình trụ 
S: Diện tích đáy 
h: chiều cao của cột chất lỏng 
Gọi: P trọng lượng của chất lỏng (P = F) 
Từ công thức tính trọng lượng riêng ta có 
 mà thể tích của khối chất lỏng (V = S.h)
thay giá trị P vào F trong công thức tính áp suất cuả chất rắn ta có 
Vậy công thức áp suất của chất lỏng là :
- Quan sát.
II. CÔNG THỨC TÍNH ÁP SUẤT CHẤT LỎNG:
Ta có: p = (Vì F = P)
P = d . V 
V = S . h Þ
Vậy: p = 
 Þ Trong đó:
 p: áp suất ở đáy cột chất lỏng(Pa)
 d: trọng lượng riêng của chất lỏng (N/m3)
 h: chiều cao cột chất lỏng (m)
 * Trong một chất lỏng đứng yên: Áp suất tại những điểm trên cùng một mặt phẳng nằm ngang(cùng độ sâu h) có độ lớn bằng nhau.
* Hoạt động 4: Tìm hiểu bình thông nhau: 7’.
- Yêu cầu HS đọc C5 và nêu dự đoán
- Làm TN: Đổ nước vào bình có 2 nhánh thông nhau.
? Chất lỏng trong bình thông nhau chỉ đứng yên khi nào? Vì sao? 
- Gọi HS kết luận.
- Đọc C5 và dự đoán:
 hA > hB → PA > PB nước chảy sang B.
 hB > hA → PB > PA nước chảy sang A.
 hA = hB → PA = PB nước đứng yên.
- Quan sát hiện tượng
- mực nước ở 2 nhánh bằng nhau. Khi đó PA = PB 
- Đọc.
III. BÌNH THÔNG NHAU:
 Trong bình thông nhau chứa cùng một chất lỏng đứng yên, các mặt thoáng của chất lỏng ở các nhánh khác nhau đều ở cùng một độ cao.
* Hoạt động 5: Vận dụng, củng cố và dặn dò: 10’.
- Yêu cầu HS đọc và trả lời câu C6, C7, C8, C9
- Thảo luận 5’
- Nhận xét, kết luận.
- C6: Người lặn xuống dưới nước biển chịu áp suất chất lỏng làm tức ngực. áo lặn chịu áp suất này.
C7: Lời giải.
Tóm tắt.
h1 = 1,2 m
h2 = 1,2 - 0,4 = 0,8 m
dNước = 104 N/m2.
Tính: 
pA, pB ?
Giải:
+ Áp suất của nước ở đáy thùng là:
pA = d.h1 = 12.000 (N/m2)
+ Áp suất của nước lên điểm cách đáy thùng 0,4m là:
pB = d.h2 = 8000 (N/m2)
C8: Ấm và vòi hoạt động dựa trên nguyên tắc bình thông nhau. Nước trong ấm và vòi luôn luôn có mực nước ngang nhau. Vòi a cao hơn vòi b, nên bình a chứa nhiều nước hơn.
C9: Mực nước A ngang mực nước ở B. Nhìn mực nước ở A, biết mực nước ở B. 
- Ghi nhận.
III. VẬN DỤNG:
* Hoạt động6: Củng cố và dặn dò: 3’.
? Chất lỏng gây ra áp suất có giống chất rắn không? Công thức tính?
? Đặc điểm bình thông nhau?
- Làm bài tập 8.4, 8.5, 8.6 SBT 
- Đọc phần “có thể em chưa biết”
- Học bài và soạn trước bài 9.
- Nhận xét tiết học.

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an vat ly 8 HK1.doc