Giáo án học kì I môn Ngữ văn 8

Giáo án học kì I môn Ngữ văn 8

Ngày soạn Tiết

TỪ TƯỢNG HÌNH, TỪ TƯỢNG THANH

1. Mục tiêu

1.1Kiến thức

- HS hiểu được thế nào là từ tượng hình, từ tượng thanh. Và công dụng của nó

1.2Kĩ năng:

- Có kỹ năng phát hiện và sử dụng từ tượng hình, từ tượng thanh.

- Kĩ năng sống: Sử dụng từ tượng hình, từ tượng thanh để tăng thêm hình tượng, tính biểu cảm trong cuộc sống giao tiếp hàng ngày.

1.3Thái độ

- Có ý thức sử dụng từ tượng hình, từ tượng thanh để tăng thêm hình tượng, tính biểu cảm trong giao tiếp.

2 Chuẩn bị

2.1 Giáo viên

- Giáo án + tài liệu+ bảng phụ.

2.2 học sinh

- soạn bài, học bài cũ

3 Phương pháp

- Vận động, đàm thoại, nêu và giải quyết vấn đề

 

doc 46 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 619Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án học kì I môn Ngữ văn 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn 
Tiết
TỪ TƯỢNG HÌNH, TỪ TƯỢNG THANH
1. Mục tiêu
1.1Kiến thức
- HS hiểu được thế nào là từ tượng hình, từ tượng thanh. Và công dụng của nó
1.2Kĩ năng:
- Có kỹ năng phát hiện và sử dụng từ tượng hình, từ tượng thanh. 
- Kĩ năng sống: Sử dụng từ tượng hình, từ tượng thanh để tăng thêm hình tượng, tính biểu cảm trong cuộc sống giao tiếp hàng ngày.
1.3Thái độ
- Có ý thức sử dụng từ tượng hình, từ tượng thanh để tăng thêm hình tượng, tính biểu cảm trong giao tiếp.
2 Chuẩn bị
2.1 Giáo viên
- Giáo án + tài liệu+ bảng phụ.
2.2 học sinh
- soạn bài, học bài cũ 
3 Phương pháp
- Vận động, đàm thoại, nêu và giải quyết vấn đề
4 Tiến trình giờ dạy
4.1 ổn định tổ chức
- kiểm tra sĩ số
4.2 Kiểm tra bài cũ
Thế nào là trường từ vựng? Cho ví dụ?
- Trường từ vựng là tập hợp những từ có ít nhất một nét chung về nghĩa.
VD: trường các bộ phận cơ thể: chân, tay, tai
4.3 Bài mới
* Giới thiệu bài mới
Trong thơ văn và cuộc sống, người ta thường sử dụng từ tượng thanh, tượng hình để tăng tính biểu cảm cho lời nói, bài viết. Vậy từ tượng thanh, từ tượng hình là gì? Chúng ta sẽ tìm hiểu trong bài ngày hôm nay.
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY-TRÒ
NỘI DUNG
Giáo viên yêu cầu HS đọc đoạn trích (SGK- tr 49), chú ý các từ in đâm.
? Theo em trong các từ in đậm trên, những từ nào gợi tả hình ảnh, dáng vẻ, trạng thái của sự vật
? Những từ nào mô phỏng âm thanh của tự nhiên, của con người?
? Những từ gợi tả hình ảnh, dáng vẻ, trạng thái hoặc mô phỏng âm thanh như trên có tác dụng gì trong văn miêu tả và tự sự?
- Gợi được hình ảnh, âm thanh cụ thể, sinh động; có giá trị biểu cảm cao.
? Qua phân tích VD trên hay cho biết thế nào là từ tượng thanh ,tượng hình
- Từ tượng hình là nhũng từ gợi tả hình ảnh dáng vẻ trạng thái của thiên nhiên, con người
- Từ tượng thanh là nhũng từ mô phỏng âm thanh
Giáo viên yêu cầu HS đọc ghi nhớ
- HS đọc
GV: yêu cầu HS đọc yêu cầu bài tập 1 
GV: Hướng dẫn HS làm bài 
HS: làm bài
Gọi 2 em lên bảng chữa .
HS nhận xét, GV sửa chữa, kết luận.
GV: Đọc bài 2 nêu yêu cầu
HS: làm bài.
Nhận xét.
GV sửa chữa, bổ sung.
Đọc bài 3, nêu yêu cầu bài tập.
Thảo luận nhóm 4 (t) 3 phút.
Báo cáo. HS nhận xét.
GV kết kuận.
HS đọc, xác định yêu cầu bài 4. Làm bài
Gọi vài HS đặt câu. HS nhận xét.
GV sửa chữa.
A Lý thuyết
I, Đặc điểm, công dụng.
1. Ví dụ : (SGK)
1, Phân tích 
- Các từ gợi tả hình ảnh dáng vẻ : móm mém, xồng xọc, vật vã, rũ rượi, xộc xệch, sòng sọc
- Các từ mô phỏng âm thanh: hu hu, ư ử: 
- Gợi được hình ảnh, âm thanh cụ thể, sinh động; có giá trị biểu cảm cao.
3 Nhận xét
- Từ tượng hình gợi tả hình ảnh, trạng thái, dáng vẻ 
- Từ tượng thanh mô phỏng âm thanh
4 Ghi nhớ (SGK)
B Luyện tập
1, Bài 1 (49). Tìm từ tượng hình, tượng thanh trong những câu sau đây:
- Soàn soạt, rón rén.
- Bịch, bốp, chỏng quèo.
- Loẻo khoẻo.
2. Bài 2 ( 50). Tìm 5 từ chỉ dáng đi của người.
- Lò dò,tấp ta tấp tểnh, nghênh ngang, liêu xiêu, dò dẫm.
3, Bài 3: Phân biệt nghĩa:
- ha hả: từ gợi tả tiếng cười to, tở ra rất khoái chí.
- hì hì: tiếng cười phát cả ra đằng mũi, thương biểu lộ sự thích thú, có vẻ hiền lành.
- hô hố: tiếng cười to, thô lỗ, gây cảm giác khó chịu cho người khác.
- hơ hớ: tiếng cười thoải mái vui vẻ, không cần che đậy giữ gìn.
4, Bài 4 (50). Đặt câu:
- Hoa xoan lắc rắc đầy vườn.
- Mưa lã chã suốt ngày không ngớt.
- Chị ta đi lạch bạch như con rùa.
- Giọng cô ấy ồm ồm như đàn ông.
- Gió thổi ào ào.
4.4 củng cố
Thế nào là từ tượng thanh, tượng hình? Sử dụng từ tượng thanh, tượng hình có tác dụng gì?
4.5 Dặn dò
Học ghi nhớ, làm bài tập (SBT). 
Soạn: Liên kết các đoạn văn trong văn bản. Trả lời các câu hỏi SGK. Xem trước các bài tập.
5 Rút kinh nghiệm
Ngày soạn 
Tiết
LIÊN KẾT CÁC ĐOẠN VĂN TRONG VĂN BẢN
1. Mục tiêu
1.1Kiến thức
- HS hiểu cách sử dụng các phương tiện để liên kết các đoạn văn khiến chúng liền mạch, liền ý.
1.2Kĩ năng
-HS có kỹ năng viết đoạn văn có liên kết mạch lạc, chặt chẽ.
*kĩ năng sống: kĩ năng vận dụng kiến thức được học vào cuộc sống
1.3Thái độ
- HS có ý thức sử dụng liên kết mỗi khi viết các đoạn văn.
2 Chuẩn bị
2.1 Giáo viên
- Giáo án + tài liệu SGK
2.2 học sinh
- soạn bài + học bài cũ chuẩn bị bài mới
3 Phương pháp
Thuyết trình
4 Tiến trình giờ dạy
4.1 ổn định tổ chức
-Kiểm tra sĩ số
4.2 Kiểm tra bài cũ
Đoạn văn được quy ước như thế nào? Có những cách nào trình bày nội dung đoạn văn.
- Đoạn văn được quy ước từ chỗ viết hoa lùi đầu dòng đến chỗ chấm xuống dòng. 
- Các cách trình bày nội dung đoạn văn: quy nạp, diễn dịch, song hành. 4.3 Bài mới
* Giới thiệu bài mới
Muốn có một văn bản liền mạch và hợp lí, chúng ta cần phải liên kết các đoạn văn trong văn bản. Vậy liên kết là gì? Cách liên kết như thế nào? Chúng ta sẽ tìm hiểu trong bài hôm nay.
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY - TRÒ
NỘI DUNG
GV treo bảng phụ ghi nội dung Vd SGK trang 50 
HS : Đọc ví dụ
? Hai đoạn văn trên có mối liên hệ gì voiaw nhau không ? Vì sao
HS: Hai đoạn văn tuy cùng viết về 1 ngôi trường ấy nhưng không có sự gắn bó với nhau .Theo lô gic thông thường thì cảm giác ấy phải là cảm giác ở thời điểm hiện tại khi chứng kiến ngày tựu trường bởi vậy người đọc sẽ thấy hụt hẫng khi đọc 2 đoạn văn 
GV treo bảng phụ ghi nội dung VD 2 SGK trang 50,51
HS : đọc VD 
?Cụm từ “Trước đó mấy hôm” được viết them vào đầu đoạn văn thứ 2 có tác dụng gì ?
HS Bổ sung ý nghĩa về mặt thời gian phát biểu cảm nghĩ cho đoạn văn
? Theo em với cụm từ đó hai đoạn văn đã liên kết với nhau như thế nào 
HS : Tạo ra sự liên kết về hình thức và nội dung với đoạn văn 1 
? Cụm từ trước đó mấy hôm là phương tiện liên kết đoạn hãy cho biết tác dụng của nó trong văn bản
HS : rút ra bài học
HS : Đọc VD a (trang51) 
? Hai đoạn văn trên có liết kê hai khâu của quá trình lĩnh hội và cảm thụ văn học, đó là những khâu nào? 
HS: - Tìm hiểu và cảm thụ.
? Hai khâu này được xây dựng thành 2 đoạn văn, em hãy tìm những từ ngữ liên kết 2 đoạn văn trên?
- Bắt đầu, sau.
? Cho biết mối quan hệ giưa các đoạn văn
HS : quan hệ liệt kê
? Kể thêm các phương tiện liên kết có quan hệ liệt kê
HS trả lời
HS: đọc VD b SGK tr 51,52
? tìm những từ ngữ liên kết trong hai đoạn văn trên
HS : Nhưng
? Cho biết mối quan hệ về ý nghĩa giữa hai đoạn văn 
HS: Quan hệ tương phản đối lập
? tìm thêm các phương tiện liên kết đoạn có ý nghĩa đối lập
HS: đọc ví dụ d SGK 
? Tìm những từ ngữ liên kết trong hai đoạn văn trên
HS: nói tóm lại
? Cho biết mối quan hệ về ý nghĩa giữa các đoạn văn ư
HS : quan hệ tổng quát, khái quát 
? tìm thêm các phương tiện liên kết đoạn có ý nghĩa tổng quát khái quát
GV yêu cầu học sinh đọc lại ví dụ phần I 
? Từ đó thuộc loại từ nào? Kể thêm một số từ cùng loại với từ “đó”
? Trước đó chỉ thời điểm nào
HS: thời điểm của quá khứ
?tác dụng của từ “đó”
HS : Liên kết 2 đoạn văn
HS đọc VD mục 2 SGK tr 53 
? Tìm câu liên kết giữa 2 đoạn văn? Tại sao câu đó lại có tác dụng liên kết
HS: Vid nối tiếp và phát triển ý ở cụm “bố đóng sách cho mà đi học” trong đoạn văn trên
Đọc bài tập 1, nêu yêu cầu bài tập?
- HS làm bài, nhận xét.
- GV sửa chữa, bổ sung.
Đọc bài tập 2, xác định yêu cầu, làm bài.
Gọi 3 em lên bảng giải.
HS nhận xét. GV kết luận.
A LÝ THUYẾT
I.TÁC DỤNG CỦA VIỆC LIÊN KẾT CÁC ĐOẠN VĂN TRONG VĂN BẢN
1 Ví dụ : SGK (tr 50)
2 Phân tích
VD1 
- Đoạn 1: tả cảnh sân trường Mĩ Lí trong buổi tựu trường.
- Đoạn 2: nêu cảm giác của nhân vật “tôi” một lần ghé qua thăm trường, 
- Không liên hệ gì với nhau
VD 2 :
- Cụm từ “Trước đó mấy hôm” bổ sung ý nghĩa về mặt thời gian
=> Tạo sự liên kết về hình thức và nội dung
3, Nhận xét
- Tác dụng:
 + Tạo sự gắn kết giữa các đoạn văn
 + Thể hiện được quan hệ ý nghĩa giữa các đoạn văn
II/ CÁCH LIÊN KẾT CÁC ĐOẠN VĂN TRONG VĂN BẢN
1, Dùng từ ngữ để liên kết các đoạn văn
a, Phương tiện liên kết có quan hệ liệt kê
- Trước hết, đầu tiên, sau nữa, mặt khác, một mặt, cuối cùng
b, Phương tiện liên kết có quan hệ đối lập
- Nhưng, trái lại, tuy vậy, tuy nhiên
c, Phương tiện liên kết có quan hệ tổng quát, khái quát
- Nói tóm lại. nhìn chung, tóm lại
d, Dùng chỉ từ để liên kết đoạn văn
- Này, kia ,đó, nọ
2, Dùng câu nối để liên kết các đoạn văn
- Câu liên kết: “Ái dà!...Cơ đấy!
3 Ghi nhớ
SGK
B. LUYỆN TẬP
1 bài tập 1
Tìm từ ngữ liên kết , chỉ quan hệ ý nghĩa của nó.
a, nói như vậy -> ý nghĩa tổng quát, khái quát.
b, thế mà: quan hệ đối lập.
c, cũng: nối đoạn 1 với đoạn 2-> liệt kê.
tuy nhiên: nối đoạn 2 với đoạn 3: đối lập.
2 bài tập 2
 Điền phương tiện liên kết:
a, từ đó.
b, nói tóm lại.
c, thật khó trả lời.
4.4 Củng cố
Tác dụng của việc liên kết đoạn văn trong văn bản?
Các phương tiện chủ yếu để liên kết?
4.5 dặn dò
 - Học ghi nhớ, làm bài tập 3 (54).
- Chuẩn: Từ ngữ đại phương và thuật ngữ xã hội. Trả lời các câu hỏi SGK.
5 Rút kinh nghiệm
Ngày soạn 
Tiết
TỪ NGŨ ĐỊA PHƯƠNG VÀ BIỆT NGỮ XÃ HỘI
1 Mục tiêu
1.1 kiến thức
- HS hiểu rõ thế nào là từ địa phương và biệt ngữ xã hội.
1.2 Kĩ năng
- Biết sử dụng từ địa phương và biệt ngữ xã hội đúng lúc, đúng chỗ, tránh lạm dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội gây khó khăn trong giao tiếp.
*kĩ năng sống: Rèn kĩ năng sử dụng từ ngũ trong giao tiếp
1.3 Thái độ
- Có tháI độ sử dụng từ ngữ đúng lúc ,đúng chỗ,hợp hoàn cảnh giao tiếp.
2 chuẩn bị
2.1 Giáo viên
- bài soạn + tài liệu,bảng phụ.
2.2 Học sinh
- HS : soạn bài.
3 Phương pháp
Vấn đáp, Nêu và giải quyết vấn đề. Thảo luận nhóm
4 Tiến trình giờ dạy
4.1 Ổn định tổ chức
- kiểm tra sĩ số
4.2 Kiểm tra bài cũ
Từ tượng hình là gì? Từ tượng thanh là gì? cho ví dụ?
Nêu tác dụng của từ tượng hình và từ tượng thanh?
- Từ tượng hình là những từ gời tả hình ảnh, dáng vẻ, trạng thái của sự vật.
Vd: loẻo khoẻo
- Từ tượng thanh là những từ mô phỏng âm thanh.
- Vd: róc rách.
 - Tác dụng: gợi tả âm thanh, hình ảnh cụ thể, sinh động, có giá trị biểu cảm cao.
4.3 Bài mới
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY- TRÒ
NỘI DUNG
GV: Treo bảng phụ.
HS đọc ví dụ trên bảng phụ
 - Giáo viên ghi bảng -> học sinh nghi vở.
Các từ bẹ, bắp có nghĩa là gì? Ngô
Trong 3 từ ấy, từ nào là chỉ được dùng trong một địa phương nhất định.
- ( Bẹ, bắp => Tây Bắc)
Từ nào sử dụng rộng rãi, phổ biến trong toàn dân? (Ngô)
Em hiểu thế nào là từ địa phương. Thế nào là từ toàn dân?
( Từ địa phương là từ ngữ chỉ sử dụng trong một địa phương nhất định, Từ toàn dân sử dụng rộng rãi trong toàn dân 
Gv chôt,gọi học sinh đọc ghi nhớ.
GV: Cho học sinh làm bài tập vận dụng
Chỉ ra các từ địa phương trong các câu sau; và tìm từ toàn dân têong ứng.
- Con heo này đẹp quá!
- Bạn mần vậy là không tốt.
- Đằng nớ vợ chưa?
- Đằng nớ? Tớ còn chờ độc lập cả lũ cười vang bên ruộng bắp nhìn không thôn nữ cuối nương dâu.
- ( heo- lợn ; o- cô ( MT)
- Mần - Làm( MT)
- Nớ- ấy ( MT)
- Bắp- ngô ( Tây bắc) 
GV lấy thêm  ...  đến sáng
=>Tỉnh táo nhưng có phần thực dụng 
c, Ý nghĩa của văn bản 
- Chế giễu lí tưởng hiệp sĩ phưu lưu , hão huyền, phê phán thói thực dụng thiển cận của con người trong đời sống xã hội.
III/ TỔNG KẾT
1,Nghệ thuật:
- Nghệ thuật kể chuyện tô đậm sự tương phản giữa hai hình tượng nhân vật.
- Có giọng điệu phê phán hài hước
2, Nội dung
- Ca ngợi con người sống có lí tưởng 
- Phê phán những người thiếu thực tế mê muội và tầm thường, ích kỉ.
3, Ghi nhớ: SGK
4.4 Củng cố
? Nêu nội dung chính và nghệ thuật đặc sắc của văn bản?
4.5 Dặn dò
- Phân tích được nội dung và nghệ thuật của văn bản 
+So sánh sự đối lập giữa Đônkihôtê và Xantrôpanxa
-Soạn bài : “Chiếc lá cuối cùng” (O.Henri)
5 Rút kinh nghiệm
Ngày soạn 
Tiết
TÌNH THÁI TỪ
1, Mục tiêu cần đạt 
1.1 Kiến thức
- Giúp HS hiểu khái niệm và các loại tình thái từ.
1.2 Kĩ năng
- Dùng tình thái từ phù hợp với yêu cầu giao tiếp.
1.3 Thái độ
- Có ý thức tìm hiểu và sử dụng tình thái từ trong văn nói và văn viết.
2, Chuẩn bị
2.1 Giáo viên: SGK, giáo án, bảng phụ
2.2 Học sinh: SGK, soạn bài
3, Phương pháp
Vấn đáp, thảo luận nhóm
4,Tiến trình giờ dạy 
4.1 Ổn định tổ chức
- Kiểm tra sĩ số
4.2 Kiểm tra bài cũ
? Thế nào là thán từ? Lấy VD và đặt câu với VD ấy?
? Thế nào là trợ từ? Lấy VD và đặt câu với VD ấy?
* Đáp án : 
- Trợ từ là những từ chuyên đi kèm với một số từ ngữ khác trong câu để nhấn mạnh hoặc biểu thị thái độ đối với sự vật , sự việc được nói đến ở từ ngữ đó.
- Thán từ là những từ bộc lộ tình cảm, cảm xúc của người nói hoặc dùng để gọi. Thường đứng ở đầu câu, có khi được tách ra thành một câu đặc biệt.
- HS lấy VD và đặt câu
4.3 Bài mới
* Giới thiệu bài mới:
Trong Tiếng Việt có những từ không có khả năng độc lập tạo câu mà chỉ dùng để thêm nghĩa cho câu như trợ từ, tình thái từ  Ở tiết học này chúng ta sẽ tìm hiểu thế nào là tình thái từ và khi sử dụng tình thái từ cần chú ý điều gì?
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY-TRÒ
NỘI DUNG
GV: Treo bảng phụ
HS đọc ví dụ 
Các câu trong vd trên thuộc kiểu câu gì?
- Câu a: câu hỏi; câu b: cầu khiến; câuc, d: câu cảm thán.
Trong các vd a,b,c nếu bỏ các từ in đậm thì sắc thái ý nghĩa của câu có gì thay đổi?
- Nếu bỏ các từ in đâm thì câu a không còn là câu nghi vấn; câu b không còn là câu cầu khiến; câu c không còn là câu cảm thán.
Vậy em thấy những từ in đậm có chức năng gì trong câu?
Từ in đậm ở câu d có chức năng gì?
Biểu thị sắc thái tình cảm kính trọng, lễ phép.
Đó là những tình thái từ, vậy em hiểu thế nào là tình thái từ?
- Là những từ được thêm vào câu tạo câu nghi vấn, câu cầu khiến, câu cảm thán và biểu thị sắc thái tình cảm của người nói.
Tình thái từ có thể chia mấy loại? cho vd?
Đặt câu có tình thái từ nghi vấn?
- Anh về đấy ư?
Đặt câu có tình thái từ cầu khiến?
- Cho tớ đi với ?.
GVđưa ví dụ: 
- Con người đáng kính ấy giờ cũng theo gót Binh Tư để có ăn ư?
- Anh thương em với?
Tìm thán từ và nhận xét ý nghĩa của nó?
- Thán từ: ư biểu thị ý nghĩa nghi vấn-> dùng tạo câu nghi vấn, bày tỏ thái độ phân vân; với: biểu thị ý nghĩa cầu khiến dùng tạo câu cầu khiến, thể hiện thái độ tha thiết mong muốn.
- Như vậy thán từ ư vừa thuộc kiểu thán từ nghi vấn vừa kèm theo sắc thái tình cảm; thán từ với vừa thuộc thán từ cầu khiến vừa bộc lộ sắc thái tình cảm-> một thán từ có thể có hai chức năng của hai loại thán từ. 
Xét 2 câu sau: a, Nam đi học.
 b, Con ăn đi.
Câu nào trong 2 câu trên có sử dụng tình thái từ?
- Câu b; câu a “đi” là động từ.
GV:Chốt
Gọi học sinh đọc ghi nhớ
Bước 1:Phân tích ngữ liệu
GV:Treo bảng phụ
Các tình thái từ in đậm dùng trong những hoàn cảnh giao tiếp khác nhau như thế nào?
Xét các vd sau đây, xem việc sử dụng tình thái từ đã phù hợp chưa?
- Mẹ ốm à?
 - Thầy đi đâu đấy?
- Thầy đi xuôi à?
-> sử dụng không phù hợp, chưa thể hiện thái độ lễ phép với người trên. 
Em rút ra điều gì khi sử dụng tình thái từ?
- Sử dụng phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp. 
Đọc ghi nhớ 2 (SGK).
Đọc bài 1, xác định yêu cầu. Làm bài.
GV hướng dẫn bổ sung.
- a. nào: dùng chỉ ra mà không nói cụ thể vì không biết hoặc không muốn nói.
- c. chứ: biểu thị ý nhấn mạnh thêm điều vừa khẳng định .
- g. với: quan hệ từ.
- h. kia: chỉ từ. 
Đọc bài tập2, nêu yêu cầu bài tập.
HS làm bài, gọi 2 học sinh lên bảng.
HS nhận xét, Gv sửa chữa.
Đọc bài 3, xác định yêu cầu, làm bài.
Gọi một số em lên đặt câu.
HS nhận xét. GV sửa chữa, có thể lấy điểm.
Đọc bài 4, nêu yêu cầu, làm bài.
Gọi Hs lên bảng làm bài.
HS và Gv nhận xét.
A Lý thuyết
I, Chức năng của tình thái từ.
1 Ví dụ
2 Phân tích
Câu a: câu hỏi; câu b: cầu khiến; câuc, d: câu cảm thán.
3 Nhận xét
- Thêm vào câu.
- Tạo câu nghi vấn, câu cầu khiến, câu cảm thán.
- Biểu thị sắc thái tình cảm của người nói.
-> tình thái từ.
- Tình thái từ có 4 loại: 
+ Tình thái từ nghi vấn.
+ Tình thái từ cầu khiến.
+ Tình thái từ cảm thán.
+ Tình thái từ biểu lộ tình cảm.
4 Ghi nhớ
* Lưu ý : cần phân biệt hiện tượng đồng âm khác nghĩa.
II, Sử dụng tình thái từ.
1 Ví dụ
2 Phân tích
a, à: hỏi, thân mật.
b, ạ: hỏi, kính trọng.
c, nhé: cầu khiến thân mật.
d, ạ: cầu khiến kính trọng.
3 Nhận xét
Sử dụng phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp.
4 Ghi nhớ (SGK)
B Luyện tập
1, Bài 1 (81) xác định tình thái từ: 
- Các câu b,c,e,i có tình thái từ.
Bài 2: Giải thích nghĩa các tình thái từ in đậm.
a, chứ: nghi vấn, dùng trong trường hợp điều muốn hỏi đã ít nhiều phủ định.
b, chứ: nhấn mạnh điều vừa khẳng định cho là không thể khác được.
c, ư: hỏi với thái độ phân vân.
d, nhỉ: thái độ thân mật.
e, nhé: dặn dò, thái độ thân mật.
g, vây: thái độ miễn cưỡng.
h, cơ mà: thái độ thuyết phục.
3, Bài tập 3 (82). Đặt câu:
- Cháu thấy Nam về rồi cơ mà?
- Bạn phải làm thế này mới đúng chứ lị.
- Tớ chỉ nói thế thôi mà.
- Bạn ấy nói khác cơ.
4, Bài 4 (83). Đặt câu hỏi dùng các tình thái 
từ nghi vấn phù hợp.
- Thầy đỡ mệt chưa ạ?
- Bạn làm bài tập rồi à?
- Chiều nay bố mẹ về quê phải không ạ?
4.4 Củng cố
? Tình thái từ có chức năng gì trong câu ? Khi sử dụng tình thái từ cần chú ý điều gì? Lấy VD?
4.5 Dặn dò
- Học thuộc nội dung bài học 
- Làm các bài tập còn lại : bài 4,5 SGK T83
+ Bài 5: Dùng các tình thái từ toàn dân đối chiếu với các tình thái từ địa phương dễ tìm
- Chuẩn bị bài : Chương trình địa phương (Phần Tiếng Việt)
+ Lập bảng theo SGK, điền từ địa phương em hoặc em biết.
VD Cha: bố, tía, cậu, thầy, bọ, ba
 Mẹ: má, mế, u, bầm
+Sưu tầm một số từ ngữ địa phương chỉ quan hệ ruột thịt 
+ Tìm một số bài ca dao, tục ngữ chỉ quan hệ ruột thịt
5 Rút kinh nghiệm
Ngày soạn 
Tiết
LUYỆN TẬP VIẾT ĐOẠN VĂN TỰ SỰ KẾT HỢP VỚI MIÊU TẢ VÀ BIỂU CẢM
1, Mục tiêu cần đạt 
1.1 Kiến thức
- Củng cố kiến thức về đoạn văn : cấu trúc, liên kết, chuyển đoạnGiúp HS thông qua thực hành biết cách vận dụng kết hợp các yếu tố miêu tả và biểu cảm khi viết một đoạn văn tự sự.
1.2 Kĩ năng
- HS có kỹ năng viết đoạn văn tự sự có yếu tố biểu cảm và miêu tả.
1.3 Thái độ
- HS có ý thức kết hợp các yếu tố văn miêu tả và biểu cảm vào văn bản tự sự.
2, Chuẩn bị
2.1 Giáo viên: SGK, giáo án, bảng phụ
2.2 Học sinh: SGK, soạn bài
3, Phương pháp
Vấn đáp, thảo luận nhóm
4,Tiến trình giờ dạy 
4.1 Ổn định tổ chức
- Kiểm tra sĩ số
4.2 Kiểm tra bài cũ
? Trong văn bản tự sự thường được kết hợp giữa yếu tố kể truyện với yếu tố nào? Tác dụng của sự kết hợp ấy là gì ?
Đáp án: Kết hợp giữa yếu tố kể tả và bộc lộ cảm xúc
	 - Làm cho việc kể chuyện thêm sinh động và hấp dẫn
4.3 Bài mới
* Giới thiệu bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY-TRÒ
NỘI DUNG
Yêu cầu HS tìm hiểu dữ liệu ở mục I SGK 
? Những yếu tố để xây dụng đoạn văn tự sự là gì? Vai trò của từng yếu tố
HS : Gồm các yếu tố
1 Sự việc: Gồm hoặc nhiều hành vi hành động(Không thể thiếu vì nếu thiếu đoạn văn không có sự việc sẽ dẫn đến khó hiểu và vu vơ)
2 Nhân vật chính : là chủ thể hành động hoặc là một trong những người chứng kiến hành động xảy ra 
3 Yếu tố miêu tả : Đoạn văn sinh động
4 Yếu tố biểu cảm : thể hiện tình cảm cảm xúc của người viết
? Quy trình xây dựng văn bản gồm mấy bước
HS Gồm 5 bước
GV yêu cầu học sinh đọc đoạn văn viết về việc em nhận được món quà bất ngờ trong ngày sinh nhật( đã chuẩn bị ở nhà)
? Đối chiếu bài viết của mình với 5 bước hướng dẫn và nhận xét
? Đoạn văn xác định đúng ngôi kể chưa ?
Đoạn văn kể sự việc có đầy đủ mở đầu kết thúc không ?
HS đọc bài
GV Nhận xét (cho điểm)
HS Đọc yêu cầu 1 trong phần luyện tập 
HS Viết đoạn văn 
HS Đọc đoạn văn vừa viết 
GV Yêu cầu và đọc lại sự việc trên trong truyện “Lão Hạc” (Nam Cao)
“Hôm sau Lão Hạc hu hu khóc”
?So sánh với đoạn văn vừa viết rút ra nhận xét? 
?Đoạn văn của Nam Cao đã kết hợp miêu tả với biểu cảm ở chỗ nào?
HS So sánh tìm yếu tố miêu tả và biểu cảm
GV Sự việc trong đoạn văn là việc lão Hạc sang báo tin đã bán cậu Vàng cho ông giáo biết, nhưng Nam Cao đã lồng vào đó cá yếu tố miêu tả và biểu cảm rất đậm nét là việc tập trung tả lại chân dung đau khổ của Laoc Hạc với những chi tiết rất đôc đáo :
A Lý thuyết
I Từ sự việc và nhân vật đến đoạn văn tự sự có yếu tố miêu tả và biểu cảm
- Quy trình xây dựng đoạn văn tự sự gồm 5 bước
+ lựa chọn sự việc chính
+ lựa chọn ngôi kể
+ xác định thứ tự kể
+ xác định yếu tố miêu tả biểu cảm
+ Viết đoạn văn hoàn chỉnh
B Luyện tập
Yêu cầu: Viết đoạn văn nhập vai ông giáo kể lại việc Lão Hạc bán chó
Cho sự việc và nhân vật sau: Sau khi bán chó, lão Hạc sang báo cho ông giáo biết. Đóng vai ông giáo viết một đoạn văn kể lại giây phút lão Hạc sang báo tin bán chó với vẻ mặt và tâm trạng đau khổ.
Gợi ý:
- Chọn ngôi kể: ngôi thứ nhất, xưng tôi.
- Sự việc: lão Hạc kể chuyện bán chó với vẻ mặt và tâm trạng đau khổ.
- Yếu tố miêu tả: nụ cười, nét mặt, nếp nhăn, miệng...
- Yếu tố biểu cảm: Tình cảm của ông giáo với lão Hạc khi chứng kiến cảnh đau khổ đó.
4.4 Củng cố
? Xây dựng đoạn văn tự sự kết hợp với yếu tố miêu tả và biểu cảm gồm mấy bước đó là những bước nào?
4.5 Dặn dò
- Viết đoạn văn hoàn chỉnh, chỉ ra các yếu tố kể, miêu tả và biểu cảm
- Xem lại cách làm 1 bài văn tự sự
- Chuẩn bị bài sau lập dàn ý cho bài văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm
5 Rút kinh nghiệm
Ngày soạn 
Tiết
CHIẾC LÁ CUỐI CÙNG
1 Mục tiêu
1.1 Kiến thức
Giúp Hs nắm được những nét chính về tác giả O-Hen-ri, tác phẩm chiếc lá cuối cùng, phân tích được diễn biến tâm trạng của nhân vật giôn xi
1.2 Kĩ năng
Rèn kĩ năng đọc sáng tạo, tóm tắt tác phẩm, phân tích nhân vật
KNS: Kĩ năng hành động vì người khác, tuong trợ lẫn nhau
1.3 Thái độ
Cảm nhận lòng yêu thương con người
2 Chuẩn bị
2.1 Giáo viên; SGK, giáo án, chân dung nhân vật Ohenri
2.2 Học sinh : SGK soạn bài
3 Phương pháp 
- Đọc sáng tại nêu và giải quyết vấn đề, vấn đáp, phân tích
4 Tiến trình giờ dạy
4.1 Ổn định tổ chức
- kiểm tra sĩ số
4.2 Kiểm tra bài cũ

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an ngu van HK1 nam hoc 2011 2012.doc