Giáo án học kì 2 môn Công nghệ Lớp 8

Giáo án học kì 2 môn Công nghệ Lớp 8

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- Trình bày được cấu tạo, nguyên lí làm việc, cách sử dụng của đồ dùng loại điện - cơ.

- Hiểu được số liệu kĩ thuật của mỗi đồ dùng điện.

2. Năng lực:

- Lựa chọn được đồ dùng loại điện- cơ đúng với nhu cầu sử dụng.

3. Phẩm chất:

- Có ý thức tiết kiệm năng lượng điện.

- Có ý thức tuân thủ các quy định về an toàn điện.

II- THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Thết bị: Tranh vẽ về cấu tạo động cp điện một pha, mô hình, phiếu hocj tập,.

2. Học liệu: Sách hướng dẫn học Công nghệ 8 HK2. Tìm hiểu bài ở nhà, tranh ảnh, thông tin về các loại đồ dùng điện cơ tại gia đình, hiểu biết về các loại đồ dùng trong thực tế.

III- TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Ổn định:

2. Kiểm tra: Không

3. Các hoạt động dạy học:

 

doc 3 trang Người đăng Mai Thùy Ngày đăng 19/06/2023 Lượt xem 247Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án học kì 2 môn Công nghệ Lớp 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 16/01/2022
Ngày giảng: /01/2022 
Tiết 44:
Bài 8: ĐỒ DÙNG LOẠI ĐIỆN – CƠ (T1)
I. MỤC TIÊU 
1. Kiến thức:
- Trình bày được cấu tạo, nguyên lí làm việc, cách sử dụng của đồ dùng loại điện - cơ.
- Hiểu được số liệu kĩ thuật của mỗi đồ dùng điện.
2. Năng lực:
- Lựa chọn được đồ dùng loại điện- cơ đúng với nhu cầu sử dụng.
3. Phẩm chất:
- Có ý thức tiết kiệm năng lượng điện.
- Có ý thức tuân thủ các quy định về an toàn điện.
II- THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Thết bị: Tranh vẽ về cấu tạo động cp điện một pha, mô hình, phiếu hocj tập,...
2. Học liệu: Sách hướng dẫn học Công nghệ 8 HK2. Tìm hiểu bài ở nhà, tranh ảnh, thông tin về các loại đồ dùng điện cơ tại gia đình, hiểu biết về các loại đồ dùng trong thực tế.
III- TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định: 
2. Kiểm tra: Không	
3. Các hoạt động dạy học: 
HĐ1 – Hoạt động khởi động
* HS: Trả lời câu hỏi -Tr66 dựa vào hiểu biết, kiến thức đã học, cá nhân trả lời các câu hỏi: quạt điện, máy bơm nước là loại đồ dùng gì, kể tên 1 vài đồ dùng điện- cơ có cách hoạt động như thế nào
Trình bày hiểu biết về quá trình biến đổi điện năng thành cơ năng của các đồ dùng trên?
Khi sử dụng quạt điện em có quan tâm đến cách dùng cho hiệu quả và tiết kiệm không?
 HS: Các HS khác trao đổi, bổ xung, chia sẻ trước lớp.
* GV: Cho trình bày trước lớp các nội dung, khen gợi, chuyển mục, vào bài mới.
HĐ2 – Tìm hiểu động cơ điện 1 pha
 + Mục tiêu: Biết được cấu tạo, NLLV của động cơ điện 1 pha
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung ghi bảng
- GV: cho HS quan sát các hình ảnh về 1 số loại đồ dùng điện cơ như quạt điện, máy xay sinh tố, máy bơm., 
? Em hãy cho biết trong quạt, máy xay, máy bơm có bộ phận nào là quan trọng nhất, vì sao.
- GV thông báo: động cơ dùng trong các thiết bị điện- cơ trong gia đình chủ yếu sử dụng động cơ điện 1 pha công suất nhỏ.
- GV: cho HS quan sát mô hình động cơ điện 1 pha, giới thiệu về cấu tạo của nó.
->Hs: đọc thông tin hướng dẫn tìm hiểu. quan sát H 8.1 cấu tạo động cơ điện 1 pha, hoàn thành bảng sau và trả lời 1 số câu hỏi T 68.
? Tìm hiểu sự khác nhau giữa động cơ điện 1 pha và động cơ điện 3 pha.
? Kể tên 1 số đồ dùng có sử dụng động cơ điện 1 pha.
-> HĐ cặp đôi: Các cá nhân trong nhóm trao đổi, trình bày.	
-> HS: ghi lại, báo cáo. Các nhóm trao đổi, bổ xung, trợ giúp (nếu cần).
? So sánh cấu tạo, chức năng của stato và rô to. 
- GV: quan sát nhóm làm việc xong, cho trình bày các nội dung của nhóm, chuyển mục theo nhóm.
->HS: ghi chép nội dung kiến thức đã thảo luận và được GV cho trình bày, chốt kiến thức của nhóm vào vở học tập, chuyển mục.
1. Động cơ điện 1 pha.
Động cơ điện 1 pha
Cấu tạo
Nguyên lí làm việc
ND kiến thức
Động cơ điện 1 pha
Cấu tạo
Nguyên lí làm việc
 Gồm stato (phần tĩnh) và rô to (phần quay)
- Stato gồm: +)Lõi thép được ghép bằng các là thép kĩ thuật điện dùng để quấn dây
 +) Dây quấn được làm bằng dây điện từ, quấn cách điện với lõi thép.
 Chức năng: để tạo từ trường quay cho động cơ.
- Rô to gồm: lõi thép hình trụ được ghép bằng các là thép kĩ thuật điện mặt ngoài có rãnh là các thanh dẫn bằng nhôm đặt trong các rãnh của lõi thép, hai đầu thanh nhôm được nối với 2 vòng nhôm tạo thành lồng sóc.
 Chức năng: Làm quay máy công tác.
 Khi cấp điện xoay chiều 1 pha vào động cơ, dòng điện chạy trong dây quấn stato của động cơ, trong dây quấn đó sẽ xuất hiện từ trường quay, từ trường quay đó sẽ sinh ra dòng điện cảm ứng làm quay rô to của động cơ, chuyển động quay của rô to được nối với trục của máy công cụ, giúp máy thực hiện nhiệm vụ.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung ghi bảng
- GV: Tại sao phải làm bằng các lá thép KTĐ ghép lại với nhau mà không đúc thành 1 khối?
 ( Hạn chế dòng điện ngược, dòng điện xoáy)
 - GV: Tại sao các thanh nhôm không làm thẳng mà phải làm lệch?
 (Tạo ra độ lệch pha để động cơ tự khởi động)
4, Củng cố: Cho biết cấu tạo, nguyên lý làm việc của động cơ điện một pha?
5, Dặn dò:
- Học bài theo câu hỏi củng cố
- Đọc trước mục 2 và trả lời câu hỏi mục 2

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_hoc_ki_2_mon_cong_nghe_lop_8.doc