I. Mục tiêu
1. Kiến thức: Biết viết được bài văn thuyết minh về một phương pháp (cách làm).
2. Năng lực
- Quan sát đối tượng cần thuyết minh: một phương pháp (cách làm).
- Tạo lập được một văn bản thuyết minh theo yêu cầu: biết viết một bài văn thuyết minh về một cách thức, phương pháp, cách làm có độ dài 300 chữ.
3. Phẩm chất: có ý thức học tập.
* Yêu cầu đối với học sinh khá, giỏi:
- Viết được bài văn thuyết minh về phương pháp (cách làm) đảm bảo đúng yêu cầu, hấp dẫn và có sự sáng tạo.
II. Thiết bị dạy học
1. Giáo viên: Phương án lên lớp; tài liệu HDH Ngữ văn 8
2. Học sinh: Đọc và soạn bài
III. Tổ chức các hoạt động
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra đầu giờ:
- CTHĐTQ tổ chức chơi trò chơi ‘‘Gió thổi”
H: Trình bày yêu cầu khi viết đoạn văn thuyết minh?
3. Tiến trình tổ chức các hoạt động
* Hoạt động 1: Xác định vấn đề/ nhiệm vụ học tập
- Mục tiêu: Nêu vấn đề bài học, tạo tâm thế học tập cho HS.
Ngày soạn: 17/2/2022 Ngày giảng: 19/2/2022 Bài 18 - Tiết 98 THUYẾT MINH VỀ MỘT PHƯƠNG PHÁP, CÁCH LÀM I. Mục tiêu 1. Kiến thức: Biết viết được bài văn thuyết minh về một phương pháp (cách làm). 2. Năng lực - Quan sát đối tượng cần thuyết minh: một phương pháp (cách làm). - Tạo lập được một văn bản thuyết minh theo yêu cầu: biết viết một bài văn thuyết minh về một cách thức, phương pháp, cách làm có độ dài 300 chữ. 3. Phẩm chất: có ý thức học tập. * Yêu cầu đối với học sinh khá, giỏi: - Viết được bài văn thuyết minh về phương pháp (cách làm) đảm bảo đúng yêu cầu, hấp dẫn và có sự sáng tạo. II. Thiết bị dạy học 1. Giáo viên: Phương án lên lớp; tài liệu HDH Ngữ văn 8 2. Học sinh: Đọc và soạn bài III. Tổ chức các hoạt động 1. Ổn định tổ chức 2. Kiểm tra đầu giờ: - CTHĐTQ tổ chức chơi trò chơi ‘‘Gió thổi” H: Trình bày yêu cầu khi viết đoạn văn thuyết minh? 3. Tiến trình tổ chức các hoạt động * Hoạt động 1: Xác định vấn đề/ nhiệm vụ học tập - Mục tiêu: Nêu vấn đề bài học, tạo tâm thế học tập cho HS. H: Để làm một loại bánh, nấu một món ăn hay làm một thứ đồ chơi... chúng ta có cần phải học để biết cách làm chúng không? Vì sao? - HSHĐ cá nhân (1’), trình bày, chia sẻ. - GV dẫn vào bài: Trong cuộc sống, chúng ta luôn phải làm việc để tạo ra của cải vật chất hoặc làm nên các sản phẩm phục vụ, nuôi sống con người. Để làm được điều đó thì ta phải biết cách làm. Để làm đúng, nhanh, hiệu quả thiết thực trong cuộc sống ta có thể hỏi từ người khác hoặc dạy người khác cách làm. Vậy cách làm đó ntn cô cùng các em sẽ đi tìm hiểu bài hôm nay. Hoạt động của thầy - trò Nội dung * HĐ 2: Hình thành kiến thưc - Mt: biết cách làm một bài văn thuyết minh về pp (cách làm). - HS đọc văn bản TL-Tr14,15/19 H: Xác định yêu cầu của đề? (Đối tượng, phương pháp, tính chất của đề, phạm vi kiến thức?) - HS: - Đối tượng thuyết minh: + Cách nấu một món ăn. - Phương pháp, tính chất: Thuyết minh về cách xào rau cần với thịt bò - Phạm vi kiến thức: Trong thực tế, trao đổi kinh nghiệm với mọi người, sách báo. H: Như vậy, tìm hiểu đề nghĩa là ta phải làm gì? - HS chia sẻ - GV nhận xét, chốt: H: Sau khi tìm hiểu đề xong ta phải làm gì? HS: Quan sát đối tượng và tìm hiểu đối tượng, tìm ý cho bài viết. - HSHĐ cặp đôi (5’) trả lời câu hỏi mục 4.a, ý 1(TL-Tr15) - HS báo cáo, chia sẻ - GV nhận xét, chốt Trình bày được: + Điều kiện (nguyên liệu, dụng cụ) làm + Cách thức, trình tự thực hiện (Cách làm) + Yêu cầu chất lượng đối với sản phẩm. H: Văn bản trên đã đảm bảo ba phần của một bài văn thuyết minh mà em đang học chưa? Vì sao? - HS: Chưa vì còn thiếu phần mở bài và kết bài. H: Vậy phần mở bài cần trình bày nội dung gì? - HS trình bày, chia sẻ H: Khi thuyết minh giới thiệu những cách làm trên, người ta trình bày những nội dung gì? Theo trình tự thế nào? - HSHĐ nhóm (3’), báo cáo, chia sẻ * Nguyên vật liệu: Rau cần, thịt bò, hành tươi,tỏi. * Cách làm: - Sơ chế nguyên liệu - Tiến hành làm * Yêu cầu thành phẩm khi hoàn thành: - Rau chín tới, có màu xanh bắt mắt - Thịt bò mềm, ngấm gia vị - Món ăn có mùi thơm dặc trưng của thịt bò, rau cần H: Khi thuyết minh về một phương pháp, cách làm nói chung, phần thân bài cần làm nhiệm vụ gì? - HS trình bày, chia sẻ - GV nhận xét, chốt H: Phần kết bài của kiểu bài này, theo em cần trình bày ý gì? - HS trình bày, chia sẻ H: Lập ý dàn ý xong, ta cần làm gì? - HS chia sẻ H*: Từ đó, em hãy cho biết cách viết bài văn thuyết minh về một phương pháp, cách làm? - HS trình bày, chia sẻ - GV nhận xét, chốt H: Viết bài xong ta thường làm gì? - HS chia sẻ H: Qua phần tìm hiểu trên, em hiểu gì về việc giới thiệu thuyết minh về một phương pháp (cách làm)? - HS trình bày, chia sẻ - GV nhận xét, chốt * HĐ 3: Luyện tập - Mt: giải quyết đc yêu cầu bài tập. - HSHĐ cặp đôi (3’) thực hiện bài tập 4.b, TL-Tr15 - HS báo cáo, chia sẻ - GV nhận xét, KL. Cách đọc hiểu văn bản Quê hương: + Đọc kĩ văn bản, hiểu nội dung và đọc được diễn cảm văn bản. + Tìm hiểu mục tiêu bài học, phần chú thích và trả lời các câu hỏi SGK. + Tìm hiểu các hình thức nghệ thuật và tác dụng của nó trong việc diễn đạt nội dung văn bản. + Trao đổi với bạn bè. - HSHĐ cặp đôi (4') thực hiện bài tập 3. TL-Tr17 - HS báo cáo, chia sẻ - GV nhận xét, chốt I. Cách thuyết minh về một phương pháp (cách làm) 1. Bài tập (TL-Tr14,15/19) Văn bản: Cách xào rau cần với thịt bò a. Tìm hiểu đề - Đối tượng thuyết minh. - Phương pháp, tính chất của đề - Phạm vi kiến thức. b. Quan sát, tìm hiểu để nắm chắc phương pháp (cách làm) đó -> tìm ý cho bài viết Nội dung gồm 3 phần: 1. Nguyên vật liệu 2. Cách làm - Sơ chế nguyên liệu - Tiến hành 3. Yêu cầu thành phẩm c. Lập dàn ý * Mở bài Giới thiệu khái quát về đối tượng thuyết minh (đồ chơi, món ăn...) * Thân bài - Trình bày các nội dung theo trình tự: + Điều kiện (nguyên liệu, dụng cụ) làm. + Cách thức, trình tự thực hiện (Cách làm) -> quan trọng nhất. + Yêu cầu chất lượng đối với thành phẩm (sản phẩm khi đã hoàn thành). * Kết bài Khẳng định vị trí, tác dụng (ý nghĩa) của đối tượng thuyết minh (đồ chơi, món ăn...) d. Viết bài - Trình bày cụ thể, rõ ràng các ý đã xây dựng trong phần dàn bài theo trình tự hợp lí. - Lời văn thuyết minh cần ngắn gọn, chính xác, rõ nghĩa đ. Đọc lại và sửa chữa (nếu có) 2. Kết luận Muốn thuyết minh được cách làm: - Người viết phải tìm hiểu, quan sát, nắm chắc phương pháp (cách làm) đó. - Yêu cầu khi thuyết minh: + Trình bày rõ điều kiện, cách thức, trình tự ...làm ra sản phẩm và yêu cầu chất lượng đối với sản phẩm. - Lời văn ngắn gọn, rõ ràng, chính xác, rõ nghĩa. II. Luyện tập Bài tập 3 (TL-Tr17) Cách làm đèn ông sao Lập dàn ý * Mở bài: Giới thiệu khái quát về thứ đồ chơi (đèn ông sao) * Thân bài: - Để làm được chiếc đèn ông sao, cần có những nguyên liệu sau: + 10 thanh tre (nứa): 40 cm + một vòng tre có đường kính rộng: 40 cm + 5 que tre (nứa) nhỏ: 5cm + 1 gậy nhỏ, tròn làm cán: 50 cm + Giấy màu (giấy bóng kính), keo, hồ dán - Cách làm: + Làm khung: + Dán giấy + Đóng cán - Yêu cầu thành phẩm: Ngôi sao đẹp, các tỉ lệ cách sao cân đối, phù hợp, ghép dán sao cho khít. * Kết bài: Tác dụng của đồ chơi, cảm nhận của bản thân. 4. Củng cố Thế nào là giới thiệu thuyết minh về một phương pháp (cách làm)? - GV khái quát lại nội dung chính của bài học. 5. Hướng dẫn học bài - Bài cũ: + Học bài và viết bài thuyết minh giới thiệu về cách nấu cơm hoặc làm một món ăn ở gia đình em - Bài mới: Thuyết minh về danh lam thắng cảnh. + Đọc văn bản Hồ Hoàn Kiếm và đền Ngọc Sơn và trả lời các câu hỏi cuối văn bản. + Muốn viết được bài giới thiệu về một danh lam thắng cảnh, em cần làm gì?
Tài liệu đính kèm: