Giáo án học kì 1 môn Công nghệ Lớp 8

Giáo án học kì 1 môn Công nghệ Lớp 8

VÀ ĐỜI SỐNG

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: - Sau khi học song học sinh biết được một số khái niệm về bản vẽ kỹ thuật(BVKT) thông thường.

 - Biết được vai trò của bản vẽ kĩ thuật đối với sản xuất và đời sống.

 - Có nhận thức đúng đắn đối với việc học tập môn kĩ thuật

2. Kĩ năng: Quan sát và phân tích các hoạt động cũng như hiện tượng thực tế.

3 Thái độ: Nghiêm túc, say mê học tập bộ môn.

4. Năng lực, phẩm chất:

4.1. Năng lực:

- Năng lực chung : Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ.

- Năng lực chuyên biệt : Năng lực sử dụng công nghệ cụ thể, năng lực phân tích, năng lực sử dụng ngôn ngữ kỹ thuật.

 

doc 149 trang Người đăng Mai Thùy Ngày đăng 19/06/2023 Lượt xem 230Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án học kì 1 môn Công nghệ Lớp 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 	 Ngày soạn: 
Tiết: 	Ngày dạy: 
PHẦN I: VẼ KĨ THUẬT
CHƯƠNG I: BẢN VẼ CÁC KHỐI HÌNH HỌC
Tiết 1- Bài 1
VAI TRÒ CỦA BẢN VẼ KĨ THUẬT TRONG SẢN XUẤT 
VÀ ĐỜI SỐNG
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: - Sau khi học song học sinh biết được một số khái niệm về bản vẽ kỹ thuật(BVKT) thông thường.
 - Biết được vai trò của bản vẽ kĩ thuật đối với sản xuất và đời sống.
 - Có nhận thức đúng đắn đối với việc học tập môn kĩ thuật
2. Kĩ năng: Quan sát và phân tích các hoạt động cũng như hiện tượng thực tế.
3 Thái độ: Nghiêm túc, say mê học tập bộ môn.
4. Năng lực, phẩm chất:
4.1. Năng lực: 
- Năng lực chung : Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ.
- Năng lực chuyên biệt : Năng lực sử dụng công nghệ cụ thể, năng lực phân tích, năng lực sử dụng ngôn ngữ kỹ thuật. 
4.2. Phẩm chất: 
	- Yêu thương gia đình, quê hương, đất nước.
	- Có trách nhiệm với bản thân, cộng đồng, đất nước, nhân loại và môi trường tự nhiên.
	- Trung thực; Tự tin và có tinh thần vượt khó; Chấp hành kỉ luật.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
1. Giáo viên: Phiếu học tập, giấy A0, bút dạ...
2. Học sinh: 
- Đọc trước bài ở nhà.
 	- Tìm hiểu một số hiện tượng liên quan tới bài học như bóng cây, bóng nhà ...
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
	1. Mô tả phương pháp và kĩ thuật thực hiện các chuỗi hoạt động trong bài học 
Tên hoạt động
Phương pháp thực hiện, Kĩ thuật dạy học
A. HĐ khởi động
 n/c tình huống. và hđ nhóm
 đặt câu hỏi học tập hợp tác
B.HHHT kiến thức 
hđ nhóm nêu vấn đề và giải quyết vấn đề. vấn đáp.
đặt câu hỏi học tập hợp tác , sơ đồ tư duy
C. HĐ luyện tập
hđ nhóm, hđ cá nhân, nêu vấn đề và giải quyết vấn đề. vấn đáp, đặt câu hỏi học tập hợp tác 
D. HĐ vận dụng
nêu vấn đề và gqvđ
câu hỏi, hợp tác
E. HĐ tìm tòi, mr
nêu vấn đề và gqvđ, đặt câu hỏi, hợp tác
2. Tổ chức các hoạt động
 A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (3 phút)
1.Mục tiêu : huy động kiến thức,tạo hứng thú cho hs.Rèn khả năng hợp tác cho hs.
2.Phương thức:Hđ cá nhân, hđn
3.Sản phẩm : Phiếu học tập
4.Kiểm tra, đánh giá:
Hs đánh giá
Gv đánh giá
5.Tiến trình
*Chuyển giao nhiệm vụ 
-> Xuất phát từ tình huống có vấn đề 
- GV đưa ra 1 tình huống cho HS theo dõi: mẹ bạn A mua 1 chiếc nồi cơm điện mới về, đang loay hoay không biết sử dụng như thế nào, bạn B sang chơi thấy vậy bạn B hướng dẫn mẹ bạn A tỉ mỉ cách sử dụng chiếc nồi đó. Theo em tại sao bạn B lại làm được như vậy.
- Học sinh tiếp nhận 
*Thực hiện nhiệm vụ
- Học sinh hđ nhóm trả lời câu hỏi
- Giáo viên quan sát hđ hs
- Dự kiến sản phẩm
*Báo cáo kết quả
*Đánh giá kết quả
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá
- Giáo viên nhận xét, đánh giá
->GV: Dẫn dắt vào bài: trước khi sử dụng 1 loại máy móc nào đó hoặc trước khi thi công 1 công trình nào đó chúng ta cần phải có 1 công cụ hỗ trợ đặc biệt, công cụ đó là gì thì chúng ta sẽ cùng tìm hiểu trong bài học hôm nay. GV ghi đầu bài.
B. Hoạt động hình thành kiến thức:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
Hoạt động 1: Khái niệm về bản vẽ kỹ thuật:
1. Mục tiêu: Nắm được vai trò của bản vẽ kĩ thuật đối với sản xuất.
2. Phương thức thực hiện:
- Hoạt động cá nhân.
3. Sản phẩm hoạt động
- Phiếu học tập cá nhân
4. Phương án kiểm tra, đánh giá
- Học sinh tự đánh giá.
- Học sinh đánh giá lẫn nhau.
- Giáo viên đánh giá.
5. Tiến trình hoạt động	
- GV yêu cầu Hs đọc thông tin SGK/29 tìm hiểu thông tin hoạt động nhóm sử dụng kĩ thuật khăn trải bàn cho biết thế nào là BVK ?
- Các ngành có thể dùng bản vẽ của nhau được không? Tại sao?
- Bản vẽ kĩ thuật thể hiện bằng cách nào? 
- Đại diện nhóm báo cáo kết quả hoạt động của nhóm, nhóm khác nhận xét, bổ sung. Thống nhất ý kiến đưa ra kết luận
I: Khái niệm về bản vẽ kỹ thuật:
( 8phút)
- BVKT trình bày các thông tin kĩ thuật dưới dạng các hình vẽ và các kí hiệu theo các quy tắc thống nhất và thường vẽ theo tỷ lệ
Các ngành chỉ dùng bản vẽ của ngành mình ...
- BVKT thường vẽ bằng tay, có thể có sự trợ giúp của máy tính.
Hoạt động 2 : Bản vẽ kĩ thuật đối với sản xuất 
1. Mục tiêu: Nắm được vai trò của bản vẽ kĩ thuật đối với sản xuất.
2. Phương thức thực hiện:
- Hoạt động cá nhân, nhóm.
3. Sản phẩm hoạt động
- Phiếu học tập cá nhân, nhóm
4. Phương án kiểm tra, đánh giá
- Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét bổ sung..
- Giáo viên đánh giá, chốt KT.
5. Tiến trình hoạt động:	
- GV đưa ra một số câu hỏi yêu cầu HS hoạt động nhóm 4 phút phác họa câu trả lời sau đó treo lên bức tường gần nhóm mình nhất. Tất cả các nhóm có thời gian 3 phút đi xem triển làm đưa ra ý kiến bình luận hoặc bổ sung. Cuối cùng, tất cả các phương án giải quyết được tập hợp lại và tìm phương án tối ưu. 
- Trong giao tiếp hàng ngày con người trao đổi thông tin với nhau thường dùng các phương tiên gì?
- Những người khiếm thính giao tiếp với nhau như thế nào.
- Người thiết kế công trình thường sử dụng phương tiện gì để trình bày ý tưởng của mình?
- Người công nhân khi chế tạo các sản phẩm và thi công các công trình cần căn cứ vào cái gì?
- Vậy bản vẽ kĩ thuật có tầm quan trong như thế nào đối với sản xuất?
II. Bản vẽ kĩ thuật đối với sản xuất. ( 8 phút)
- Con người giao tiếp với nhau bằng cử chỉ, tiếng nói , chữ viết
- Họ thể hiện trên bản vẽ kĩ thuật
- Căn cứ vào bản vẽ kĩ thuật.
* Đối với sản xuất : Bản vẽ kĩ thuật là ngôn ngữ dùng chung trong kĩ thuật. Nó diễn tả chính xác hình dạng, kết cấu của sản phẩm hoặc công trình 
Hoạt động 3 :Bản vẽ kĩ thuật đối với đời sống.
1. Mục tiêu: Hiểu được vai trò của bản vẽ kĩ thuật trong đời sống.
2. Phương thức thực hiện:
- Hoạt động cá nhân, nhóm.
3. Sản phẩm hoạt động
- Phiếu học tập cá nhân, nhóm
4. Phương án kiểm tra, đánh giá
- Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét bổ sung..
- Giáo viên đánh giá, chốt KT.
5. Tiến trình hoạt động	
- GV chiếu hình 1.3 a,b yêu cầu HS quan sát và cho biết ý nghĩa của các hình này trong cuộc sống?
- HS hoạt động cặp đôi 3 phút trả lời.
- HS khác nhận xét, bổ sung.
- Khi mua các sản phẩm muốn sử dụng an toàn và có hiệu quả các sản phẩm đó chúng ta cần phải làm gì?
- Em hãy lấy ví dụ trong thực tế khi gia đình em mua đồ gia dụng?
- Vậy bản vẽ kĩ thuật có vai trò như thế nào đối với đời sống?
- HS đưa ra kêt luận.
III. bản vẽ kĩ thuật đối với đời sống: ( 8 phút)
- Hs: Cần sử dụng theo chỉ dẫn bằng hình vẽ và bằng lời.
- Bản vẽ KT: là tài liệu cần thiết kèm theo sản phẩm dùng trong trao đổi, sử dụng.
Hoạt động 4 : Bản vẽ dùng trong các lĩnh vực kĩ thuật.
1. Mục tiêu: Hiểu được vai trò của bản vẽ kĩ thuật trong các lĩnh vực kỹ thuật.
2. Phương thức thực hiện:
- Hoạt động cá nhân, nhóm.
3. Sản phẩm hoạt động
- Phiếu học tập cá nhân, nhóm
4. Phương án kiểm tra, đánh giá
- Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét bổ sung..
- Giáo viên đánh giá, chốt KT.
5. Tiến trình hoạt động	- GV yêu cầu HS hoạt động nhóm 5 phút kể tên các lĩnh vực kỹ thuật có sử dụng bản vẽ kĩ thuật. Hãy nêu tên các trang bị và cơ sở hạ tầng của các lĩnh vực kỹ thuật đó?
- Đại diện nhóm báo cáo kết quả hoạt động, nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- Gv chuẩn hoá với từng lĩnh vực.
IV. bản vẽ dùng trong các lĩnh vực kĩ thuật:
( 8 phút)
+ Cơ khí: Máy công cụ, nhà , xưởng...
+ Xây dựng: Máy xd, phương tiện vận chuyển...
+ Giao thông: phương tiện giao thông, cầu cống...
 + Nông nghiệp: Máy nông nghiệp.....
* Kết luận: Các lĩnh vực kĩ thuật đều dùng bản vẽ kĩ thuật và đều sử dụng bản vẽ của riêng ngành mình.
C. Hoạt động luyện tập: ( 5 phút)
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
1. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức vừa học để làm bài tập.
2. Phương thức thực hiện:Hoạt động cá nhân.
3. Sản phẩm hoạt động:
4. Phương án kiểm tra, đánh giá:
5. Tiến trình hoạt động (lần lượt thực hiện các bài tập 1. 2. 3)
*Giáo viên chuyển giao nhiệm vụ
Câu 1: Vì sao nói bản vẽ kĩ thuật là ngôn ngữ dùng chung trong kĩ thuật?
Câu 2: Vì sao chúng ta cần phải học môn vẽ kĩ thuật?
Câu 3: Bản vẽ ký thuật có vai trò như thế nào đối với sản xuất và đời sống?
Câu 1: BVKT trình bày các thông tin kĩ thuật dưới dạng các hình vẽ và các kí hiệu theo các quy tắc thống nhất và thường vẽ theo tỷ lệ
Câu 2: Học vẽ kĩ thuật để vận dụng vào cuộc sống và học tập tốt hơn các môn khoa học khác.
Câu 3: * Đối với sản xuất : Bản vẽ kĩ thuật là ngôn ngữ dùng chung trong kĩ thuật. Nó diễn tả chính xác hình dạng, kết cấu của sản phẩm hoặc công trình
* Đối với đời sống: - Bản vẽ KT là tài liệu cần thiết kèm theo sản phẩm dùng trong trao đổi, sử dụng.
D. Hoạt động vận dụng: 3‘
1. Mục tiêu: vận dụng kiến thức vào thực tế 
2. Phương thức thực hiện: HS tìm hiểu qua thực tế về ứng dụng của bản vẽ KT	
3. Sản phẩm hoạt động: Câu trả lời của hs
4. Phương án kiểm tra, đánh giá: HS trình bày trước lớp, các bạn khác nhận xét, đánh giá.
5. Tiến trình hoạt động
 *Giáo viên chuyển giao nhiệm vụ
	- Hãy chia sẻ với cha mẹ và mọi người trong gia đình những hiểu biết của em về bản vẽ kỹ thuật.
	- Tìm hiểu tài liệu hướng dẫn sử dụng một số thiết bị trong gia đình ( Tên thiết bị, các hình vẽ và ý nghĩa của chúng).
E. Hoạt động tìm tòi, mở rộng: 2’
1.Mục tiêu: Tìm hiểu thêm để mở rộng kiến thức
2.Phương thức:Hđ cá nhân, trao đổi với người thân
3.Sản phẩm : Phiếu học tập cá nhân
phiếu học tập nhóm
4.Kiểm tra, đánh giá:
Hs tự đánh giá, hs đánh giá lẫn nhau, người thân đánh giá
Gv đánh giá vào tiết học sau
5.Tiến trình
	Tìm hiểu các phương pháp xây dựng bản vẽ xây dựng trong thực tiễn cuộc sống.
* Dặn dò: Học thuộc ghi nhớ SGK và trả lời câu hỏi cuối bài.
- Chuẩn bị bài : Hình chiếu.
Tuần: 	 Ngày soạn: 
Tiết: 	Ngày dạy: 
Tiết 2- Bài 2
HÌNH CHIẾU
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: - Hiểu được thế nào là hình chiếu
 - Nhận biết được các hình chiếu của vậy thể trên bản vẽ kĩ thuật
2. Kĩ năng: Quan sát và phân tích , tưởng tượng khoa học.
3 Thái độ: Nghiêm túc, say mê học tập bộ môn.
4. Năng lực, phẩm chất:
4.1. Năng lực: 
- Năng lực chung : Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ.
- Năng lực chuyên biệt : Năng lực sử dụng công nghệ cụ thể, năng lực phân tích, năng lực sử dụng ngôn ngữ kỹ thuật. 
4.2. Phẩm chất: 
	- Yêu thương gia đình, quê hương, đất nước.
	- Có trách nhiệm với bản thân, cộng đồng, đất nước, nhân loại và môi trường tự nhiên.
	- Trung thực; Tự tin và có tinh thần vượt khó; Chấp hành kỉ luật.
5. Tích hợp theo đặc trưng bộ môn, bài dạy:
	 Tích hợp môn hình học không gian
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
1. Giáo viên ... ăng áp ?
 + Khi nào một biến áp gọi là máy biến áp giảm áp ?
 + Khi điện áp đầu vào thay đổi, muốn giữ điện áp đầu ra không đổi, ta phải điều chỉnh đại lượng nào ?
 + Để điều chỉnh số vòng dây ta dùng thiết bị nào?
*Giáo viên nhận xét và kết luận
*điền khuyết trang 160 sách giáo khoa :
* Giáo viên cho học sinh đọc phần ví dụ trang 160 sách giáo khoa
*Học sinh quan sát, thảo luận và trả lời
* Học sinh bổ sung ý kiến
* Học sinh tự ghi bài
* Học sinh thảo luận và trả lời
* Học sinh bổ sung ý kiến .
* Học sinh tự ghi bài
*Học sinh đọc VD SGK
*Học sinh điền khuyết
2. Nguyên lý làm việc
+ Khi máy biến áp làm việc, điện áp đưa vào dây quấn sơ cấp là U1, trong dây quấn sơ cấp có dòng điện. Nhờ cảm ứng điện từ giữa dây quấn sơ cấp và dây quấn thứ cấp, điện áp lấy ra ở hai đầu dây
quấn thứ cấp là U2.
+ Tỉ số giữa điện áp sơ cấp và thứ cấp bằng tỉ số giữa vòng dây của chúng.
+ k là hệ số biến áp
+ Điện áp lấy ra ở thứ cấp U2 là :
+ Máy biến áp có U2 > U1 gọi là máy biến áp tăng áp 
+ Máy biến áp có U2 < U1 gọi là máy biến áp giảm áp
+ Vậy để giữ U2 không đổi khi U1 giảm, ta giảm số vòng dây N1; ngược lại khi U1 tăng, ta tăng số vòng dây N1
HOẠT ĐỘNG III : TÌM HIỂU SLKT CỦA MÁY BIẾN ÁP 1 PHA
Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc các số liệu kĩ thuật trên máy biến thế một pha va hỏi	
 + Các số liệu trên gồm những đại lượng gì?
* Giáo viên nhận xét và kết luận
*Học sinh quan sát, thảo luận và trả lời
* Học sinh bổ sung ý kiến .
* Học sinh tự ghi bài
3. Các số liệu kỹ thuật :
+ Công suất định mức, đơn vị là VA (là vôn ampe)
+ Điện áp định mức, đơn vị là V
+ Dòng điện định mức, đơn vị là A
HOẠT ĐỘNG III : TÌM HIỂU ĐẶC ĐIỂM CÁCH SỬ DỤNG CỦA MÁY BIẾN ÁP 1 PHA
+ Máy biến áp một pha có đặc điểm như thế nào ?	
+ Công dụng của máy biến áp một pha ?
 +Khi sử dụng máy biến áp một pha, em cần lưu ý những điểm nào ?
* Giào viên nhận xét và kết luận :
*Học sinh quan sát, thảo luận và trả lời
* Học sinh bổ sung ý kiến .
* Học sinh tự ghi bài
4. Sử dụng:
+ Cấu tạo đơn giản, sử dụng dễ dàng, ít hỏng .
+ Dùng để tăng hoặc giảm điện áp, sử dụng nhiều trong gia đình và trong các đồ dùng điện và điện tử .
+ Để máy biến áp làm việc tốt, bền lâu, khi sử dụng cần chú ý:
a/ Điện áp đưa vào máy biến áp không được lớn hơn Uđm 
b/ Không để máy biến áp làm việc quá công sức định
4. Củng cố 
- Nêu cấu tạo máy biến áp
- Nêu công dụng của MBA
- Nêu cách sử dụng MBA 
5. Dặn dò
 +Học bài cũ và đọc trước bài 48
Tuần: Ngày soạn:
Tiết: Ngày dạy:
Bài 48: Sử dụng hợp lý điện năng
	I. Mục tiêu:
	1. Kiến thức: Sau khi học song giáo viên phải làm cho học sinh.
	2.Kỹ năng: Biết sử dụng điện năng một cách hợp lý an toàn, tiết kiệm
	3.Thái độ:Có ý thức tiết kiệm điện năng
	II.Chuẩn bị 
 1. GV: Nghiên cứu SGK bài 48, tìm hiẻu nhu cầu điện năng trong gia đình, địa phương, khu công nghiệp
	2. HS: Đọc và xem trước bài.
	III. Tiến trình dạy học:
	1. ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số HS
2.Kiểm tra bài cũ:
Câu hỏi
Đáp án
Điểm
Câu 1: Nêu cấu tạo máy biến áp một pha?
Câu 2: nêu công thức tỉ số máy biến áp?
Câu 1:Gồm lõi thép và dây quấn
1. Lõi thép
+ Làm bằng các lá thép kĩ thuật điện ( dày từ ,35mm - 0,5mm có lớp cách điện bên ngoài) ghép lại thành một khối
+ Dùng để dẫn từ
2. Dây quấn
+ Làm bằng dây điện từ quấn quanh lõi thép . Giữa các vòng dây có cách điện với nhau và cách điện với lõi thép .Có 2 dây quấn:
+ Dây quấn nối với nguồn điện có điện áp U1	gọi là dây quấn sơ cấp.
+ Dây quấn lấy điện ra sử dụng có điện áp U2	gọi là dây quấn thứ cấp.
- Dây quấn sơ cấp có N1 vòng dây. Dây quấn thứ cấp có N2 vòng dây
7đ
3đ
3.Bài mới
a.Giới thiệu bài:
 Để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ điện năng hiện nay là một bài toán khó đặt ra cho các nghành chức năng. Vấn đề này cần sự ủng hộ của mỗi hộ tiêu thụ điện. Vậy làm thế nào để sử dụng hợp lý và tiết kiệm điện năng chúng ta cùng tìm hiểu bài: “Sử dụng hợp lý điện năng”
b. Các hoạt động dạy học chủ yếu
HOẠT ĐỘNG I: TÌM HIỂU NHU CẦU TIÊU THỤ ĐIỆN NĂNG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG
GV: Thời điểm nào dùng nhiều điện năng nhất?
GV: Thời điểm nào dùng ít điện nhất?
Gv kết luận về giờ cao điểm tiêu thụ điện năng?
GV: Các biểu hiện của giờ cao điểm tiêu thụ điện năng mà em thấy ở gia đình là gì?
? Nếu đun nước hoặc nấu cơm ở giờ cao điểm thì em thấy có hiện tượng gì?
GV kl về đặc điểm của giờ cao điểm tiêu thụ điên năng.
HS: Trả lời
HS: Trả lời
HS: Trả lời Điện yếu
Hs:nước và cơm lâu sôi
Ghi bài
I. Nhu cầu tiêu thụ điện năng
1. Giờ cao điểm tiêu thụ điện năng.
- Giờ cao điểm dùng điện trong ngày từ 18 giờ đến 22 giờ.
2. Những đặc điểm của giờ cao điểm.
- Điện áp giảm xuống, đèn điện phát sáng kém, quạt điện quay chậm, thời gian đun nước lâu sôi.
-Lượng điện năng tiêu thụ lớn vượt quá khả năng cung cấp của nhà máy điện
HOẠT ĐỘNG II: TÌM HIỂU CÁCH SỬ DỤNG HỢP LÝ VÀ TIẾT KIỆM ĐIỆN NĂNG
GV: Tai sao trong giờ cao điểm phải giảm bớt tiêu thụ điện năng? Phải thực hiện băng biện pháp gì?
GV: Tại sao phải sử dụng đồ dùng điện có hiệu xuất cao?
GV: Để chiếu sáng trong nhà, công sở nên dùng đèn huỳnh quang hay đèn sợi đốt để tiết kiệm điện năng? Tại sao?
GV: Phân tích giảng giải cho học sinh thấy không lãng phí điện năng là một biện pháp rất quan trọng và hưỡng dẫn học sinh trả lời câu hỏi về các việc làm lãng phí và tiết kiệm điện năng.
HS: Trả lời
HS: Trả lời
HS: Trả lời
HS: nghiên cứu trả lời
II. Sử dụng hợp lý và tiết kiệm điện năng.
1.Giảm bớt tiêu thụ điện năng trong giờ cao điểm.
- Cắt điện những đồ dùng không cần thiết
2.Sử dụng đồ dùng điện hiệu xuất cao để tiết kiệm điện năng.
- Sử dụng đồ dùng điện hiệu xuất cao sẽ ít tốn điện năng.
3. Không sử dụng lãng phí điện năng.
- Không sử dụng đồ dùng điện khi không nhu cầu
4 Củng cố:
GV: gọi 1-2 học sinh đọc phần có thể em chưa biết để các em có thể hiểu sâu bài hơn.
GV: Gợi ý cho học sinh trả lời câu hỏi cuối bài học.
Bài tập.
- Tan học không tắt đèn PH ( LP)
- Khi xem tivi, tắt đèn bàn HT (TK)
- Bật đèn nhà tắm, phòng vệ sinh suốt ngày đêm (LP).
- Ra khỏi nhà, tắt điện các phòng (TK)
5.Dặn dò :
- Về nhà học bài và trả lời toàn bộ câu hỏi trong SGK.
Tuần: Ngày soạn:
Tiết: Ngày dạy:
Bài 45+ 49:Thực hành
 Quạt điện và tính toán tiêu thụ điện năng
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Hiểu được cấu tạo của quạt điện, động cơ điện, cánh quạt.và hiểu được các số liệu kỹ thuật.
2.Kỹ năng: Sử dụng được quạt điện đúng các yêu cầu kỹ thuật và đảm bảo an toàn điện. Biết cách tính toán toàn bộ điện năng trong một gia đình, một phòng học.và có thể áp dụng trong thực tiễn gia đình, tính toán thành thạo
3.Kỹ năng: Có ý thức tuân thủ các quy định về an toàn điện và có ý thức tiết kiệm điện năng
II.Chuẩn bị	
1. GV: Tranh vẽ, mô hình các mẫu vật, lá thép, lõi thép, dây quấn.
- Chuẩn bị: Thiết bị, dụng cụ như kìm, tua vít, cơ lê.
-Nghiên cứu SGK bài 49, tìm hiểu nhu cầu điện năng trong gia đình, Biểu mẫu cụ thể tính toán điện năng ở mục III
2. HS: Đọc và xem trước bài.
III. Tiến trình dạy học:
1. ổn định lớp Kiểm tra sĩ số HS
2.Kiểm tra bài cũ 
Câu hỏi
Đáp án
Điểm
Câu 1: nêu đặc điểm của giờ cao điểm tiêu thụ điện năng?
Câu 2: Nêu các biện pháp sử dụng hợp lý và tiết kiệm điện năng?
- Điện áp giảm xuống, đèn điện phát sáng kém, quạt điện quay chậm, thời gian đun nước lâu sôi.
-Lượng điện năng tiêu thụ lớn vượt quá khả năng cung cấp của nhà máy điện
1.Giảm bớt tiêu thụ điện năng trong giờ cao điểm.
- Cắt điện những đồ dùng không cần thiết
2.Sử dụng đồ dùng điện hiệu xuất cao để tiết kiệm điện năng.
- Sử dụng đồ dùng điện hiệu xuất cao sẽ ít tốn điện năng.
3. Không sử dụng lãng phí điện năng.
- Không sử dụng đồ dùng điện khi không nhu cầu
5đ
5đ
3. Bài mới
a.Giới thiệu bài:
GV: Chia lớp thành những nhóm nhỏ, mỗi nhóm 4-5 học sinh, các nhóm kiểm tra việc chuẩn bị thực hành của mỗi thành viên
GV: Kiểm tra các nhóm, nhắc lại nội quy an toàn và hướng dẫn trình tự làm bài thực hành cho các nhóm học sinh
b.Các hoạt động dạy học chủ yếu
HOẠT ĐỘNG I: TÌM HIỂU QUẠT ĐIỆN
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG
GV: Hướng dẫn học sinh đọc và giải thích ý nghĩa, số liệu kỹ thuật của quạt điện.
GV: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu cấu tạo và chức năng của các bộ phận chính của động cơ, lõi thép, dây quấn, trục, cánh quạt, các thiết bị điều khiển ghi vào mục 2 báo cáo thực hành.
GV: Yêu cầu học sinh tìm hiểu các câu hỏi về an toàn sử dụng quạt điện, hướng dẫn học sinh kiểm tra toàn bộ bên ngoài, kiểm tra phần cơ, phần điện các kết quả ghi vào mục 3 báo cáo TH
- Sau khi kiểm tra hết thấy tốt giáo viện cho học sinh đóng điện cho quạt làm việc.
Học sinh đọc và giải thích ý nghĩa, số liệu kỹ thuật của quạt điện.
Học sinh tìm hiểu cấu tạo và chức năng của các bộ phận chính của động cơ, lõi thép, dây quấn, trục, cánh quạt, các thiết bị điều khiển ghi vào mục 2 báo cáo thực hành
Học sinh tìm hiểu các câu hỏi về an toàn sử dụng quạt điện, hướng dẫn học sinh kiểm tra toàn bộ bên ngoài, kiểm tra phần cơ, phần điện các kết quả ghi vào mục 3 báo cáo TH
HS: Quan sát và nhận xét ghi vào mục 4 báo cáo TH.
I. Chuẩn bị.
- SGK
II. Nội dung và trình tự thực hành.
1. Các số liệu kỹ thuật và giải thích ý nghĩa.
TT
Số liệu kỹ thuật
ý nghĩa
2.Tên và chức năng các bộ phận chính của quạt điện. 
TT
Tên các bộ phận chính
Chức năng
3.Kết quả kiểm tra quạt điện trước lúc làm việc.
TT
Kết quả kiểm tra
Ngày tháng năm
TT:
Nguyễn Thị Phượng
HOẠT ĐỘNG II: TÍNH TOÁN TIÊU THỤ ĐIỆN NĂNG
GV: Điện năng được tính bởi những công thức nào?
GV: Lấy ví dụ minh hoạ cách tính.
VD: U = 220V – 40 W trong tháng 30 ngày, mỗi ngày bật 4 giờ.
GV: Hướng dẫn học sinh làm bài tập tính toán tiêu thụ điện năng trong gia đình mình.
GV: Đặt câu hỏi về công xuất điện và thời gian sử dụng trong ngày của một số đồ dùng điện thông dụng nhất để học sinh trả lời.
GV: Hướng dẫn các em thống kê đồ dùng điện gia đình mình và ghi vào mục 1 báo cáo thực hành.
HS: Trả lời
Hs làm báo cáo thực hành
. Điện năng tiêu thụ của đồ dùng điện.
- Điện năng là công của dòng điện. Điện năng được tính bởi công thức. A = P.t
T: Thời gian làm việc
P: Công xuất điện của đồ dùng điện.
A: Điện năng tiêu thụ của đồ dùng điện trong thời gian t
đơn vị tính W, Wh, KWh.
II. Tính toán tiêu thụ điện năng trong gia đình.
VD: Tính điện năng tiêu thụ của bóng đèn trong 1 phòng học 220V – 100W trong 1 tháng 30 ngày mỗi ngày bật 5 giờ.
P = 100W
T = 5 x 30 = 150 h
Điện năng tiêu thụ của bóng đèn trong 1 thàng là.
A = 100 x 150 = 15000 Wh 
A = 15 KWh.
4. Củng cố:
GV: Nhận xét đánh giá giờ thực hành về sự chuẩn bị dụng cụ vật liệu, vệ sinh an toàn lao động.
GV: Thu kết quả bài làm về nhà chấm
5. Dặn dò
- Về nhà tập tính toán đồ dùng điện, liên hệ thực tế điện gia đình, học và xem trước phần câu hỏi ôn tập SGK.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_hoc_ki_1_mon_cong_nghe_lop_8.doc