Giáo án Hoạt động ngoài giờ lên lớp Khối 8 - Chủ điểm tháng 8 đến 11 - Năm học 2011-2012

Giáo án Hoạt động ngoài giờ lên lớp Khối 8 - Chủ điểm tháng 8 đến 11 - Năm học 2011-2012

Hoạt động 3: Văn nghệ ca ngợi truyền thống của trường, của lớp

- Các hình thức văn nghệ: hát, đọc thơ

- Lớp phó văn thể trình bày, sau đó cá nhân có năng khiếu

3. Thực hành:

Hoạt động 4: Xây dựng kế hoạch phát huy truyền thống của trường, của lớp

- Người điều khiển yêu cầu các tổ bàn bạc, thảo luận xây dựng kế hoạch phấn đấu của tổ (bản kế hoạch trình bày lên giấy)

- Các tổ treo bảng kế hoạch

- Mời đại diện tổ trình bày kế hoạch hành động của tổ để xây dựng, phát huy các truyền thống tốt đẹp.

- Người điều khiển mời GVPT nhận xét, kết luận về kế hoạch phấn đấu của tổ. GV nhấn mạnh các bản kế hoạch của acc1 tổ để xây dựng, giữ gìn, phát huy các truyền thống tốt đẹp của lớp, của trường

4. Vận dụng:

GV yêu cầu mỗi HS về nhà suy ngĩ về bản kế hoạch của tổ mình. Từ đó mỗi HS hãy xây dựng kế hoạch cá nhân tùy thuộc vào điểm mạnh và khả năng của bản thân để phấn đấu học tập, rèn luyện phát huy các điểm mạnh đó góp phần xây dựng, giữ gìn, phát huy các truyền thống của lớp của trường.

VI. Tư liệu:

Câu hỏi thảo luận:

1. Bạn hãy nêu các truyền thồng tốt đẹp của nhà trường mà bạn thấy cần phải giữ gìn, phát huy.

2. Theo bản lớp ta đã xây dựng và phát huy được những truyền thống tốt đẹp nào?

3. Hãy kể một số tấm gương tốt trong trường hoặc trong lớp mà bạn thấy cần phải học tập?

4. Theo bạn do đâu mà trường ta có những truyền thống tốt đẹp đó?

 

doc 12 trang Người đăng tuvy2007 Lượt xem 586Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hoạt động ngoài giờ lên lớp Khối 8 - Chủ điểm tháng 8 đến 11 - Năm học 2011-2012", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 25/08/2011
TIẾT 1: BẦU BAN CÁN SỰ LỚP
I. Mục tiêu:
Sau hoạt động, HS có khả năng:
- Hiểu được vai trò quan trọng của đội ngũ cán bộ lớp trong quá trình học tập và rèn luyện của lớp
- Có kỹ năng giao tiếp, thể hiện sự tôn trọng, phục tùng và ủng hộ cán bộ lớp hoạt động
- Có ý thức, trách nhiệm trong việc lựa chọn cán bộ lớp có năng lực, lòng nhiệt tình và tinh thần trách nhiệm
II. Các kỹ năng sống cơ bản được giáo dục trong hoạt động:
- Kỹ năng tự nhận thức về vị trí , vai trò của ban cán sự lớp.
- Kỹ năng xác định, tìm kiếm các lựa chọn hợp lý nhất để giới thiệu hoặc bình bầu đội ngũ cán bộ lớp
III. Các phương pháp:
- Trao đổi, thảo luận
- Nghe báo cáo và thảo luận
- Bỏ phiếu bầu
IV. Tài liệu và phương tiện
* Câu hỏi thảo luận:
 Để làm tốt nhiệm vụ của ban cán sự lớp, theo bạn phải có những biện pháp nào?
* Bảng báo cáo kết quả hoạt động của cán bộ lớp năm học qua.
* Phiếu bầu, giấy Ao, bút lông
* Tiết mục văn nghệ.
V. Tiến hành hoạt động:
1. Khám phá:
Hát bài hát tập thể: “ chào người bạn mới đến” nhạc và lời của Lương Bằng Vinh. GVPT phát biểu lí do để tập thể lớp hiểu rõ tầm quan trọng của tiết học hôm nay. Đội ngũ cán bộ lớp giữ vai trò rất quan trọng trong quá trình học tập rèn luyện của lớp.
2. Kết nối: 
Hoạt động 1: Thảo luận nhóm
- Người điều khiển chia tổ thành 1 nhóm, phát cho mỗi nhóm một tờ giấp Ao và bút lông
- Người điều khiển cho đại diện nhóm bốc thăm câu hỏi cho nhóm mình
- Các nhóm thảo luận và trình bày lên giấy
- Kết quả của mỗi nhóm dán lên bảng
	Hoạt động 2: Báo cáo kết quả thảo luận trước lớp	
- Người điều khiển lần lượt cho đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm
- Sau khi các nhóm trình bày mời giáo viên cho ý kiến 
Hoạt động 3: Báo cáo kết quả hoạt động của cán bộ lớp trong năm qua
- Lớp trưởng báo cáo kết quả hoạt động của cán bộ lớp năm qua 
- Lớp thảo luận
- Người điều khiển tổng kết
Hoạt động 4: Bầu cán bộ mới
- Người điều khiển yêu cầu lớp thảo luận thống nhất tiêu chuẩn của cán bộ lớp
- Ứng cử và đề cử các bạn có năng lực làm cán bộ lớp .
- Thư ký ghi tên các bạn ứng cử, đề cử
- Bầu ban kiển phiếu , trưởng ban kiểm phiếu và nêu thể lệ bỏ phiếu.(Bầu lớp trưởng, các lớp phó, tổ trưởng)
- Ban kiểm phiếu làm việc, công bố kết quả
- Lớp trưởng mới thay mặt cán bộ lớp phát biểu ý kiến
- GVPT phát biểu ý kiến, chúc mừng đội ngũ cán bộ lớp và giao nhiệm vụ cho các em.
Hoạt động 5: Văn nghệ
- Mời đại diện các nhóm trình bày một số tiết mục văn nghệ
3. Thực hành: Xây dựng biện pháp thực hiện nhiệm vụ năm học mới
- Người điều khiển yêu cầu từng cá nhân ghi các biện pháp thực hiện nhiệm vụ năm học.
- Mời một số học sinh trình bày trước lớp về những biện pháp của mình. Thư ký ghi nhanh các ý kiến lên bảng.
- Cả lớp góp ý kiến, cùng nhau phân tích lựa chon các biện pháp phù hợp để thực hiện tốt các nhiệm vụ năm học
- Người điều khiển tổng kết lại các biện pháp cơ bản cho lớp vận dụng
4. Vận dụng:
GV yêu cầu học sinh về nhà suy nghĩ các biện pháp của lớp, từ đó lựa chọn các biện pháp cho cá nhân mình tùy thuộc vào điều kiện và khả năng của bản thân để phấn đấu học tập, rèn luyện tốt để xứng đáng mình là học sinh lớp 8
Ngày soạn: 05/09/2011
TIẾT 2: TÔI LÀ HỌC SINH LỚP 8. 
I. Mục tiêu:
Sau hoạt động, HS có khả năng:
- Hiểu vị trí, nhiệm vụ quan trọng của mình trong năm học lớp 8.
- Tự giác, quyết tâm cao trong học tập.
- Biết giúp nhau thực hiện tốt nhiệm vụ.
- Hiểu được vai trò quan trọng của đội ngũ cán bộ lớp trong quá trình học tập và rèn luyện của lớp
II. Các kỹ năng sống cơ bản được giáo dục trong hoạt động:
- Kỹ năng tự nhận thức về vị trí , vai trò của người học sinh lớp 8.
- Kỹ năng xác định, tìm kiếm các lựa chọn hợp lý nhất để giới thiệu hoặc bình bầu đội ngũ cán bộ lớp
III. Các phương pháp:
- Trao đổi, thảo luận
- Nghe báo cáo và thảo luận
- Bỏ phiếu bầu
IV. Tài liệu và phương tiện
* Câu hỏi thảo luận:
1/ Bạn có suy nghĩ gì khi mình là học sinh lớp 8? (Vị trí, vai trò và trách nhiệm của người học sinh lớp 8)
2/ Bạn thấy mình phải làm tốt những nhiệm vụ gì trong năm học này? Vì sao?
3/ Để làm tốt nhiệm vụ đó, theo bạn phải có những biện pháp nào?
* Bảng báo cáo kết quả hoạt động của cán bộ lớp năm học qua.
* Phiếu bầu, giấy Ao, bút lông
* Tiết mục văn nghệ.
V. Tiến hành hoạt động:
1. Khám phá:
Hát bài hát tập thể: “ chào người bạn mới đến” nhạc và lời của Lương Bằng Vinh. GVPT phát biểu lí do để tập thể lớp hiểu rõ tầm quan trọng của tiết học hôm nay. 
2. Kết nối: 
Hoạt động 1: Thảo luận nhóm
- Người điều khiển chia tổ thành 1 nhóm, phát cho mỗi nhóm một tờ giấp Ao và bút lông
- Người điều khiển cho đại diện nhóm bốc thăm câu hỏi cho nhóm mình
- Các nhóm thảo luận và trình bày lên giấy
- Kết quả của mỗi nhóm dán lên bảng
	Hoạt động 2: Báo cáo kết quả thảo luận trước lớp	
- Người điều khiển lần lượt cho đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm
- Sau khi các nhóm trình bày mời giáo viên cho ý kiến 
Hoạt động 3: Văn nghệ
- Mời đại diện các nhóm trình bày một số tiết mục văn nghệ
3. Thực hành: Xây dựng biện pháp thực hiện nhiệm vụ năm học mới
- Người điều khiển yêu cầu từng cá nhân ghi các biện pháp thực hiện nhiệm vụ năm học.
- Mời một số học sinh trình bày trước lớp về những biện pháp của mình. Thư ký ghi nhanh các ý kiến lên bảng.
- Cả lớp góp ý kiến, cùng nhau phân tích lựa chon các biện pháp phù hợp để thực hiện tốt các nhiệm vụ năm học
- Người điều khiển tổng kết lại các biện pháp cơ bản cho lớp vận dụng
4. Vận dụng:
GV yêu cầu học sinh về nhà suy nghĩ các biện pháp của lớp, từ đó lựa chọn các biện pháp cho cá nhân mình tùy thuộc vào điều kiện và khả năng của bản thân để phấn đấu học tập, rèn luyện tốt để xứng đáng mình là học sinh lớp 8
........................................................oo0oo........................................................
Ngày soạn: 10/09/2011
TIẾT 3 : PHÁT HUY TRUYỀN THỐNG CỦA LỚP, CỦA TRƯỜNG
I. Mục tiêu:
Sau hoạt động, HS có khả năng:
- Hiểu được truyền thống của lớp và của trường sau 2 năm học tập và rèn luyện
- Biết trân trọng những truyền thống đó
- Biết xây dựng kế hoạch phấn đấu của cá nhân, của lớp để phát huy truyền thống tốt đẹp của lớp, của trường
II. Các kỹ năng sống cơ bản được giáo dục trong hoạt động:
- Kỹ năng tìm kiếm và xử lý thông tin về truyền thống nhà trường
III. Các phương pháp:
- Bản đồ tư duy
- Thảo luận 
- Biểu đạt sáng tạo
- Hỏi và trả lời
IV. Tài liệu và phương tiện:
- Những tư liệu về truyền thống nhà trường mà học sinh cần học tập, giữ gìn và phát huy như:
+ Truyền thống học tâp: Những gương học sinh giỏi, HS vượt khó vươn lên, HS giải trong các kỳ thi HS giỏi 19/4, giải toán trên máy tính Casio, giải toán violympic
+ Các truyền thống tốt đẹp khác :đoàn kết, tương trợ, giúp đỡ các bạn nghèo vui xuân đón tết nguyên đán( hình thức phát quà), xây dựng tập thể vững mạnh, rèn luyện đạo đức , tôn sư trọng đạo.
+ Truyền thống trong các lĩnh vực hoạt động của trường, của lớp: văn nghệ, thể dục thể thao, đền ơn đáp nghĩa (chăm sóc mẹ liệt sĩ)
- Một số câu hỏi thảo luận.
- Các tiết mục văn nghệ.
- Giấy Ao, bút lông
- Các phiếu học tập
V. Tiến hành hoạt động:
1. Khám phá:
- Xây dựng bản đồ tư duy:
+ Người điều khiển treo 2 tờ giấy: 1 tờ viết về truyền thống của trường, 1 tờ viết về truyền thống của lớp.
+ Từng HS lên bảng dán
+ Gọi vài HS đọc to các truyền thống của trường và truyền thống của lớp lên bảng
- Như vậy chúng ta đã có một bức tranh khái quát về truyền thống của lớp, của trường
2. Kết nối:
	Hoạt động 1: Thảo luận nhóm
- Người điều khiển chia mỗi tổ là một nhóm, phát cho mỗi nhóm 1 bút và một giấy.
- Mỗi nhóm bốc thăm một câu hỏi trong số những câu hỏi đã viết sẵn rồi thảo luận nhóm, viết lên giấy
- Dán kết quả thảo luận lên bảng
Hoạt động 2: Báo cáo kết quả thảo luận
-Người điều khiển lần lượt cho đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình
- Người điều khiển kết luận hoặc mời giáo viên cho ý kiến
- Tiếp tục người điều khiển nêu câu hỏi chung cho cả lớp thảo luận
Câu hỏi:
Theo bạn, HS phải làm như thế nào để giữ gìn, phát huy được những truyền thống tốt đẹp của nhà trường, của lớp? (Nêu rõ các ý tưởng và biện pháp)
- HS suy nghĩ và biểu đạt ý kiến của mình
- Người điều khiển kết luận
Hoạt động 3: Văn nghệ ca ngợi truyền thống của trường, của lớp
- Các hình thức văn nghệ: hát, đọc thơ
- Lớp phó văn thể trình bày, sau đó cá nhân có năng khiếu
3. Thực hành:
Hoạt động 4: Xây dựng kế hoạch phát huy truyền thống của trường, của lớp
- Người điều khiển yêu cầu các tổ bàn bạc, thảo luận xây dựng kế hoạch phấn đấu của tổ (bản kế hoạch trình bày lên giấy)
- Các tổ treo bảng kế hoạch
- Mời đại diện tổ trình bày kế hoạch hành động của tổ để xây dựng, phát huy các truyền thống tốt đẹp.
- Người điều khiển mời GVPT nhận xét, kết luận về kế hoạch phấn đấu của tổ. GV nhấn mạnh các bản kế hoạch của acc1 tổ để xây dựng, giữ gìn, phát huy các truyền thống tốt đẹp của lớp, của trường
4. Vận dụng:
GV yêu cầu mỗi HS về nhà suy ngĩ về bản kế hoạch của tổ mình. Từ đó mỗi HS hãy xây dựng kế hoạch cá nhân tùy thuộc vào điểm mạnh và khả năng của bản thân để phấn đấu học tập, rèn luyện phát huy các điểm mạnh đó góp phần xây dựng, giữ gìn, phát huy các truyền thống của lớp của trường.
VI. Tư liệu:
Câu hỏi thảo luận:
1. Bạn hãy nêu các truyền thồng tốt đẹp của nhà trường mà bạn thấy cần phải giữ gìn, phát huy.
2. Theo bản lớp ta đã xây dựng và phát huy được những truyền thống tốt đẹp nào?
3. Hãy kể một số tấm gương tốt trong trường hoặc trong lớp mà bạn thấy cần phải học tập?
4. Theo bạn do đâu mà trường ta có những truyền thống tốt đẹp đó?
........................................................oo0oo........................................................
Ngàysoạn:01/10/2011
TIẾT 4: LÀM THẾ NÀO ĐỂ HỌC TỐT
I. Mục tiêu:
Sau hoạt động, HS có khả năng:
- Hiểu ý nghĩa lời Bác dạy, hiểu các kinh nghiệm và phương pháp học tập khoa học để đạt kết quả tốt như Bác mong muốn
- Khiêm tốn học hỏi, có thái độ học tập tích cực
- Rèn luyện và thực hành các phương pháp học tập, cùng giúp đỡ nhau học tốt
II. Các kỹ năng sống và nội dung, mức độ tích hợp trong họat động:
- Kỹ năng tìm kiếm các lựa chọn phù hợp để học tốt
- Ý thức tổ chức kỷ luật, ý thức trách nhiệm cao, khiêm tốn học hỏi
- Mức độ: liên hệ.
III. Các phương pháp:
- Trao đổi, thảo luận.
- Trình bày 1 phút
IV. Tài liệu và phương tiện:
- Các bản báo cáo về kinh nghiệm học tập, về phương pháp học tập tốt do cá nhân tự chuẩn bị
- Phấn, bảng để các cá nhân trình bày và minh họa : mô hình, dụng cụ học tập liên quan khác
V. Tiến hành hoạt động:
1. Khám phá:
- Trước khi vào thảo luận, người điều khiển nêu câu hỏi sau cho cả lớp cùng suy nghĩ: Các bạn hiểu thế nào là học tốt?
- Cá nhân lần lượt trả lời
- Người điều khiển ghi tóm tắt lại các ý kiến của cá nhân lên bảng, sau đó kết luận lại
2. Kết nối:
	Hoạt động 1: Trao đổi, thảo luận nhóm
- Lớp trưởng nêu cách thức tiến hành trao đổi thảo luận theo chủ đề “ làm thế nào để học tốt?”. Yêu cầu các bạn khi nêu ý kiến không được đọc báo cáo đã viết sẵn, mà dùng lời để trao đổi, tranh luận một cách tự nhiên.
- Lớp trưởng lần lượt nêu vần đề để lớp trao đổi, thảo luận
Ví dụ: làm thế nào để học tốt môn Văn, Toán? Các bạn gặp khó khăn gì trong môn Tiếng anh? Lớp học yếu nhất là môn nào? Tại sao và hướng khắc phục?.....
- Sau mỗi vấn đề được nêu, lớp phó phụ trách học tập phối hợp cùng với lớp trưởng điều khiển lớp thảo luận, trao đổi 
- Lớp trưởng tóm tắt từng vấn đề đã được trao đổi, thảo luận, nhất trí cao
- Gặp vấn đề khó nhờ GVPT cố vấn, giải đáp
Hoạt động 2: Văn nghệ
- Người điều khiển chương trình giới thiệu vài tiết mục văn nghệ
3. Thực hành:
Hoạt động 3: Xây dựng kế hoạch học tập tốt
- Người điều khiển yêu cầu từng học sinh xây dựng cho mình một kế hoạch học tập tốt
- Sau khi từng cá nhân hoàn thành bản kế hoạch, người điều khiển yêu cầu các bạn chia sẽ với người bên cạnh và bổ sung cho nhau để bản kế hoạch được hoàn thiện hơn
4. Vận dụng:
 Người điều khiển yêu cầu về nhà trình bày lại bản kế hoạch của mình và dán vào góc học tập của mình và chúc các bạn thực hiện tốt kế hoạch của mình và nhận được sự thành công từ bản thân
........................................................oo0oo........................................................
Ngày soạn: 15/10/2010
TIẾT 5: LỄ GIAO ƯỚC THI ĐUA
I. Mục tiêu:
 Sau hoạt động, HS có khả năng:
- Hiểu lời dạy của Bác, hiểu nội dung và ý nghĩa của giao ước thi đua.
- Có ý thức thi đua lành mạnh , có thái độ, động cơ học tập tốt
- Đoàn kết giúp đỡ nhau cùng học tập, rèn luyện, biết thực hành, phương pháp học tập tích cực
II. Các kỹ năng sống cơ bản được giáo dục trong hoạt động:
- Kỹ năng đặt mục tiêu, lập các kế hoạch thực hiện các chỉ tiêu thi đua
III. Các phương pháp:
- Trò chơi giáo dục
- Biểu đạt sáng tạo
- Trình bày 1 phút
IV. Tài liệu và phương tiện:
- Hai bức thư Bác Hồ giử cho HS nhân ngày khai trường năm học 1945 và thư Bác giử cho ngành giáo dục năm 1968
- Bản đăng ký thi đua của tổ được trình bày tóm tắt trên giấy Ao
- Bản giao ước thi đua chung của lớp: các chỉ tiêu phấn đấu, các biện pháp được thể hiện trên giấy Ao
- Các câu hỏi thảo luận
- Tiết mục văn nghệ
V. Tiến hành hoạt động:
1. Khám phá:
* Trò chơi “ Tôi xin giao ước thi đua”
- Luật chơi : Lớp đứng vòng tròn, mỗi người khi có bóng sẽ nói to một giao ước thi đua. Người có bóng sẽ nói: 
Ví dụ: Tôi xin giao ước thi đua học giỏi môn toán, hoặc học giỏi môn văn, hoặc tôi xin giao ước thi đua không đi học trễ, hoặc tôi xin giao ước thi đua không nói chuyện riêng trong giờ học nghĩa là tùy vào từng HS giao ước để khắc phục điểm yếu hay phát huy điểm mạnh của mình để vươn lên. Sau khi nói xong câu giao ước sẽ tung bóng cho người khác, lưu ý không tung bóng cho 1 người 2 lần.
- Trò chơi được chơi đến hết lượt học sinh
- Người điều khiển cho người tham gia bình luận về các giao ước thi đua của các bạn và kết thúc trò chơi, người điều khiển kết luận lại. 
2. Kết nối:
	Hoạt động 1: Giao ước thi đua
- Người điều khiển lần lượt mời đại diện các tổ lên trình bày giao ước thi đua
- Bản giao ước thi đua viết lên giấy và dán lên bảng, đại diện của tổ trình bày giao ước thi đua của tổ.
- Người điều khiển hỏi ý kiến các tổ viên của tổ có thêm ý kiến không 
- Sau khi các tổ trình bày, người điều khiển kết luận và mời lớp trưởng lên trình bày giao ước thi đua của lớp
- Lớp trưởng thay mặt lớp lên trình bày giao ước thi đua
Hoạt động 2: Thảo luận kế hoạch hành động
- Người điều khiển lần lượt nêu từng câu hỏi thảo luận
Câu hỏi: 
1/ Trong thư Bác Hồ giử cho HS ngày khai trường đầu tiên (9/1945) Bác đã dạy HS những điều gì?
2/ Trong thư cuối cùng của Bác năm 1968, lời dặn nào của Bác mà theo bạn là quan trọng nhất?
3/ Theo bạn để thực hiện những chỉ tiêu đó, cần phải có những biện pháp gì?
4/ Bạn phải làm gì để học tốt, rèn luyện tốt theo lời Bác dạy trong thư? 
- HS phát biểu ý kiến của mình, bổ sung, tranh luận với nhau
- Người điều khiển tổng hợp ý kiến, kết quả thảo luận thể hiện được chương trình hành động của lớp . Cuối cùng lớp thông qua chương trình hành động của lớp thi đua học tốt, rèn luyện tốt theo lời Bác dạy.
3. Thực hành:
Hoạt động 3: Trình bày 1 phút
- Người điều khiển nêu câu hỏi “ Bạn hãy nêu nội dung chính trong bản giao ước thi đua của tổ , của lớp, xây dựng chương trình hành động, kế hoạch rèn luyện phấn đấu để thực hiện mục tiêu thi đua của tổ, của lớp 
4. Vận dụng:
 Người điều khiển yêu cầu về nhà trình bày lại bản kế hoạch của mình và dán vào góc học tập 
........................................................oo0oo........................................................
Ngày soạn: 30 / 10 / 2010
TIẾT 6: THẢO LUẬNTHEO CHỦ ĐỀ “TÌNH NGHĨA THẦY TRÒ”
I. Mục tiêu:
Sau khi hoạt động, HS có khả năng:
- Khắc sâu tình nghĩa thầy trò, về công ơn đối với thầy, cô giáo .
- Biết cách ứng xử , giao tiếp với các thầy, cô giáo
- Kính trọng, yêu quý, lễ phép và tin tưởng với thầy, cô giáo.
II. Các kỹ năng sống cơ bản được giáo dục trong hoạt động:
- Kỹ năng ứng xử với thầy cô giáo
III. Các phương pháp:
- Biểu đạt sáng tạo.
- Thảo luận
- Kể chuyện
IV. Tài liệu và phương tiện:
- Các tư liệu HS sưu tầm được : Những quyển sách, bài báo, bài thơ, bài hát, câu chuyện, ca dao, tục ngữ, tranh ảnh về thầy cô giáo, về tình nghĩa thầy trò
- Những câu hỏi dành cho thảo luận
- Một số tiết mục văn nghệ về thầy, cô giáo, về tình nghĩa thầy trò.
- Bảng cho điểm của ban giám khảo trên giấy Ao
V. Tiến hành hoạt động:
1. Khám phá:
- Mở đầu cho hoạt động, người điều khiển cho lớp thể hiện 2 bài hát: 
+ Giới thiệu một HS nữ hát đơn ca bài “Bụi phấn”
+ Cả lớp cùng hát bài “Khi tóc thầy bạc trắng”
- Sau khi lớp thể hiện 2 bài hát, người điều khiển phỏng vấn nhanh một số HS :
+ Nội dung bài “Bụi phấn” nói về điều gì?
+ Nội dung bài “ Khi tóc thầy bạc trắng”nói về điều gì?
+ Cảm nghĩ của bạn khi nghe bài hát trên?
+ Những hình ảnh nào về người thầy trong 2 bài hát mà bạn ghi nhớ nhất ? Vì sao? 
- Người điều khiển cho 1 -2 HS ghi tóm tắt các ý kiến lên bảng
- Người điều khiển cho 1 HS đọc to ý kiến của các bạn
- Người điều khiển kết luận để dẫn nhập vào hoạt động chính “ Thảo luận chủ đề tình nghĩa thầy trò”
2. Kết nối:
	Hoạt động 1: Các nhóm trưng bày và giới thiệu kết quả sưu tầm
- Người điều khiển yêu cầu các nhóm trưng bày kết quả sưu tầm vào các vị trí đã được phân công; quy định tới gian cho các nhóm trưng bày
- Các nhóm bàn bạc thể hiện trang trí, trưng bày, theo các cách sáng tạo của nhóm mình, phân công 1,2 người đại diện nhóm trình bày giới thiệu kết quả sưu tầm
- Kết thúc thời gian cho các nhóm trưng bày , người điều khiển yêu cầu cả lớp đi vòng quanh xem
- Lần lượt các nhóm báo cáo kết quả sưu tầm ,các nhóm trình bày nội dung ý tưởng trưng bày của nhóm nói lên tình nghĩa thầy trò, lòng biết ơn với thầy ,cô giáo . Các nhóm có thể biểu đạt sáng tạo các báo cáo cuả nhóm bằng cách minh họa như ca hát, ngâm thơ, kể chuyện về tình nghĩa thầy trò, lòng biết ơn với thầy, cô giáo.
- Người điều khiển mời ban giám khảo cho ý kiến đánh giá kết quả sưu tầm, trưng bày của các nhóm. Ban giám khảo cho điểm các nhóm công khai được viết lên bảng 
Hoạt động 2: Thảo luận theo lớp về tình nghĩa thầy trò
- Thảo luận được thể hiện dưới hình thức hái hoa
- Người điều khiển động viên các bạn xung phong lên hái hoa
- HS lên hái hoa, mở ra và đọc to câu hỏi và phát biểu ý kiến.
- Nếu gặp những câu hỏi khó hoặc tranh luận người điều khiển có thể mời GVPT trợ giúp 
3. Thực hành:
Hoạt động 3: Trình bày 1 phút
- Người điều khiển nêu câu hỏi yêu cầu trình bày 1 phút 
+ Sau hoạt động này , bạn thu hoạch được những gì bổ ích nhất về tình nghĩa thầy trò?
+ Trong hoạt động này, bạn tâm đắt điều gì nhất? Điều gì bạn thấy chưa hài lòng?
+ Bạn sẽ ghi nhớ nhất điều gì về tình nghĩa thầy trò?
- Cho 1 vài HS trình bày, HS lựa chon 1 câu hỏi để trình bày và lưu ý không trùng ý kiến với bạn
- Người điều khiển mời GVPT cho ý kiến kết luận
4. Vận dụng:
GV yêu cầu HS về nhà viết bản thu hoạch và liên hệ thực tế của bản thân về tình nghĩa thầy trò, biểu hiện lòng biết ơn bằng hành động thực tế hơn

Tài liệu đính kèm:

  • docHDDNGLL tich hop ki nang song.doc