Giáo án Hoạt động ngoài giờ lên lớp khối 8 cả năm

Giáo án Hoạt động ngoài giờ lên lớp khối 8 cả năm

TÔI LÀ HỌC SINH LỚP 8

I. Mục tiêu:

Sau hoạt động, HS có khả năng:

* Kiến thức: Hiểu vị trí, nhiệm vụ quan trọng của mình trong năm học lớp 8.

- Tự giác, quyết tâm cao trong học tập.

- Biết giúp nhau thực hiện tốt nhiệm vụ.

- Hiểu được vai trò quan trọng của đội ngũ cán bộ lớp trong quá trình học tập và rèn luyện của lớp

* Kĩ năng: Có kỹ năng giao tiếp, thể hiện sự tôn trọng, phục tùng và ủng hộ cán bộ lớp hoạt động

* Thái độ: Có ý thức, trách nhiệm trong việc lựa chọn cán bộ lớp có năng lực, lòng nhiệt tình và tinh thần trách nhiệm

II. Các nội dung và mức độ tích hợp trong hoạt động:

- Kĩ năng tự nhận thức về vị trí , vai trò của người học sinh lớp 8.

- Kĩ năng tự tin trong học tập và rèn luyện.

- Kĩ năng trình bày suy nghĩ về học tập, rèn luyện và thực hiện nhiệm vụ năm học của người học sinh lớp 8.

 

doc 34 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 1476Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Hoạt động ngoài giờ lên lớp khối 8 cả năm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần : 	Ngày soạn:
Tiết: 	Ngày dạy:
TÔI LÀ HỌC SINH LỚP 8
I. Mục tiêu:
Sau hoạt động, HS có khả năng:
* Kiến thức: Hiểu vị trí, nhiệm vụ quan trọng của mình trong năm học lớp 8.
- Tự giác, quyết tâm cao trong học tập.
- Biết giúp nhau thực hiện tốt nhiệm vụ.
- Hiểu được vai trò quan trọng của đội ngũ cán bộ lớp trong quá trình học tập và rèn luyện của lớp
* Kĩ năng: Có kỹ năng giao tiếp, thể hiện sự tôn trọng, phục tùng và ủng hộ cán bộ lớp hoạt động
* Thái độ: Có ý thức, trách nhiệm trong việc lựa chọn cán bộ lớp có năng lực, lòng nhiệt tình và tinh thần trách nhiệm
II. Các nội dung và mức độ tích hợp trong hoạt động:
- Kĩ năng tự nhận thức về vị trí , vai trò của người học sinh lớp 8.
- Kĩ năng tự tin trong học tập và rèn luyện.
- Kĩ năng trình bày suy nghĩ về học tập, rèn luyện và thực hiện nhiệm vụ năm học của người học sinh lớp 8.
III. Các PP/KTDH tích cực được sử dụng:
- Trao đổi, thảo luận
- Nghe báo cáo và thảo luận
- Bỏ phiếu bầu
IV. Tài liệu và phương tiện:
* Câu hỏi thảo luận:
1/ Bạn có suy nghĩ gì khi mình là học sinh lớp 8? (Vị trí, vai trò và trách nhiệm của người học sinh lớp 8)
2/ Bạn thấy mình phải làm tốt những nhiệm vụ gì trong năm học này? Vì sao?
3/ Để làm tốt nhiệm vụ đó, theo bạn phải có những biện pháp nào?
* Bảng báo cáo kết quả hoạt động của cán bộ lớp năm học qua.
* Phiếu bầu, giấy Ao, bút lông
* Tiết mục văn nghệ.
V. Tiến hành hoạt động:
1. Khám phá:
Hát bài hát tập thể: “ chào người bạn mới đến” nhạc và lời của Lương Bằng Vinh. GVPT phát biểu lí do để tập thể lớp hiểu rõ tầm quan trọng của tiết học hôm nay. Đội ngũ cán bộ lớp giữ vai trò rất quan trọng trong quá trình học tập rèn luyện của lớp.
2. Kết nối: 
Hoạt động 1: Thảo luận nhóm
- Người điều khiển chia tổ thành 1 nhóm, phát cho mỗi nhóm một tờ giấp Ao và bút lông
- Người điều khiển cho đại diện nhóm bốc thăm câu hỏi cho nhóm mình
- Các nhóm thảo luận và trình bày lên giấy
- Kết quả của mỗi nhóm dán lên bảng
	Hoạt động 2: Báo cáo kết quả thảo luận trước lớp	
- Người điều khiển lần lượt cho đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm
- Sau khi các nhóm trình bày mời giáo viên cho ý kiến 
Hoạt động 3: Báo cáo kết quả hoạt động của cán bộ lớp trong năm qua
- Lớp trưởng báo cáo kết quả hoạt động của cán bộ lớp năm qua 
- Lớp thảo luận
- Người điều khiển tổng kết
Hoạt động 4: Bầu cán bộ mới
- Người điều khiển yêu cầu lớp thảo luận thống nhất tiêu chuẩn của cán bộ lớp
- Ứng cử và đề cử các bạn có năng lực làm cán bộ lớp .
- Thư ký ghi tên các bạn ứng cử, đề cử
- Bầu ban kiển phiếu , trưởng ban kiểm phiếu và nêu thể lệ bỏ phiếu.(Bầu lớp trưởng, các lớp phó, tổ trưởng)
- Ban kiểm phiếu làm việc, công bố kết quả
- Lớp trưởng mới thay mặt cán bộ lớp phát biểu ý kiến
- GVPT phát biểu ý kiến, chúc mừng đội ngũ cán bộ lớp và giao nhiệm vụ cho các em.
Hoạt động 5: Văn nghệ
- Mời đại diện các nhóm trình bày một số tiết mục văn nghệ
3. Thực hành: Xây dựng biện pháp thực hiện nhiệm vụ năm học mới
- Người điều khiển yêu cầu từng cá nhân ghi các biện pháp thực hiện nhiệm vụ năm học.
- Mời một số học sinh trình bày trước lớp về những biện pháp của mình. Thư ký ghi nhanh các ý kiến lên bảng.
- Cả lớp góp ý kiến, cùng nhau phân tích lựa chon các biện pháp phù hợp để thực hiện tốt các nhiệm vụ năm học
- Người điều khiển tổng kết lại các biện pháp cơ bản cho lớp vận dụng
4. Vận dụng:
GV yêu cầu học sinh về nhà suy nghĩ các biện pháp của lớp, từ đó lựa chọn các biện pháp cho cá nhân mình tùy thuộc vào điều kiện và khả năng của bản thân để phấn đấu học tập, rèn luyện tốt để xứng đáng mình là học sinh lớp 8
VI. Tư liệu
Tuần : 	Ngày soạn:
Tiết: 	Ngày dạy:
 PHÁT HUY TRUYỀN THỐNG CỦA LỚP, CỦA TRƯỜNG
I. Mục tiêu:
Sau hoạt động, HS có khả năng:
* Kiến thức: Hiểu được truyền thống của lớp và của trường sau 2 năm học tập và rèn luyện
* Thái độ: Biết trân trọng những truyền thống đó
- Biết xây dựng kế hoạch phấn đấu của cá nhân, của lớp để phát huy truyền thống tốt đẹp của lớp, của trường
II. Các nội dung và mức độ tích hợp trong hoạt động:
- Kĩ năng tìm kiếm và xử lý thông tin về truyền thống nhà trường.
 - Kĩ năng xác định/ tìm kiếm các lựa chọn để phát huy truyền thống nhà trường.
- Kĩ năng lắng nghe, phản hồi tích cực ý kiến của bạn khác về phát huy truyền thống nhà trường.
- Kĩ năng trình bày ý tưởng về việc giữ gìn, thực hiện và phát huy truyền thống nhà trường.
III. Các PP/KTDH tích cực được sử dụng:
- Bản đồ tư duy
- Thảo luận 
- Biểu đạt sáng tạo
- Hỏi và trả lời
IV. Tài liệu và phương tiện:
- Những tư liệu về truyền thống nhà trường mà học sinh cần học tập, giữ gìn và phát huy như:
+ Truyền thống học tâp: Những gương học sinh giỏi, HS vượt khó vươn lên, HS giải trong các kỳ thi HS giỏi 19/4, giải toán trên máy tính Casio, giải toán violympic
+ Các truyền thống tốt đẹp khác :đoàn kết, tương trợ, giúp đỡ các bạn nghèo vui xuân đón tết nguyên đán( hình thức phát quà), xây dựng tập thể vững mạnh, rèn luyện đạo đức , tôn sư trọng đạo.
+ Truyền thống trong các lĩnh vực hoạt động của trường, của lớp: văn nghệ, thể dục thể thao, đền ơn đáp nghĩa (chăm sóc mẹ liệt sĩ)
- Một số câu hỏi thảo luận.
- Các tiết mục văn nghệ.
- Giấy Ao, bút lông
- Các phiếu học tập
V. Tiến hành hoạt động:
1. Khám phá:
- Xây dựng bản đồ tư duy:
+ Người điều khiển treo 2 tờ giấy: 1 tờ viết về truyền thống của trường, 1 tờ viết về truyền thống của lớp.
+ Từng HS lên bảng dán
+ Gọi vài HS đọc to các truyền thống của trường và truyền thống của lớp lên bảng
- Như vậy chúng ta đã có một bức tranh khái quát về truyền thống của lớp, của trường
2. Kết nối:
	Hoạt động 1: Thảo luận nhóm
- Người điều khiển chia mỗi tổ là một nhóm, phát cho mỗi nhóm 1 bút và một giấy.
- Mỗi nhóm bốc thăm một câu hỏi trong số những câu hỏi đã viết sẵn rồi thảo luận nhóm, viết lên giấy
- Dán kết quả thảo luận lên bảng
Hoạt động 2: Báo cáo kết quả thảo luận
-Người điều khiển lần lượt cho đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình
- Người điều khiển kết luận hoặc mời giáo viên cho ý kiến
- Tiếp tục người điều khiển nêu câu hỏi chung cho cả lớp thảo luận
Câu hỏi:
Theo bạn, HS phải làm như thế nào để giữ gìn, phát huy được những truyền thống tốt đẹp của nhà trường, của lớp? (Nêu rõ các ý tưởng và biện pháp)
- HS suy nghĩ và biểu đạt ý kiến của mình
- Người điều khiển kết luận
Hoạt động 3: Văn nghệ ca ngợi truyền thống của trường, của lớp
- Các hình thức văn nghệ: hát, đọc thơ
- Lớp phó văn thể trình bày, sau đó cá nhân có năng khiếu
3. Thực hành:
Hoạt động 4: Xây dựng kế hoạch phát huy truyền thống của trường, của lớp
- Người điều khiển yêu cầu các tổ bàn bạc, thảo luận xây dựng kế hoạch phấn đấu của tổ (bản kế hoạch trình bày lên giấy)
- Các tổ treo bảng kế hoạch
- Mời đại diện tổ trình bày kế hoạch hành động của tổ để xây dựng, phát huy các truyền thống tốt đẹp.
- Người điều khiển mời GVPT nhận xét, kết luận về kế hoạch phấn đấu của tổ. GV nhấn mạnh các bản kế hoạch của acc1 tổ để xây dựng, giữ gìn, phát huy các truyền thống tốt đẹp của lớp, của trường
4. Vận dụng:
GV yêu cầu mỗi HS về nhà suy ngĩ về bản kế hoạch của tổ mình. Từ đó mỗi HS hãy xây dựng kế hoạch cá nhân tùy thuộc vào điểm mạnh và khả năng của bản thân để phấn đấu học tập, rèn luyện phát huy các điểm mạnh đó góp phần xây dựng, giữ gìn, phát huy các truyền thống của lớp của trường.
VI. Tư liệu:
Câu hỏi thảo luận:
1. Bạn hãy nêu các truyền thồng tốt đẹp của nhà trường mà bạn thấy cần phải giữ gìn, phát huy.
2. Theo bản lớp ta đã xây dựng và phát huy được những truyền thống tốt đẹp nào?
3. Hãy kể một số tấm gương tốt trong trường hoặc trong lớp mà bạn thấy cần phải học tập?
4. Theo bạn do đâu mà trường ta có những truyền thống tốt đẹp đó?
Tuần : 	Ngày soạn:
Tiết: 	Ngày dạy:
LÀM THẾ NÀO ĐỂ HỌC TỐT
I. Mục tiêu:
Sau hoạt động, HS có khả năng:
* Kiến thức: Hiểu ý nghĩa lời Bác dạy, hiểu các kinh nghiệm và phương pháp học tập khoa học để đạt kết quả tốt như Bác mong muốn
* Thái độ: Khiêm tốn học hỏi, có thái độ học tập tích cực
* Kĩ năng: Rèn luyện và thực hành các phương pháp học tập, cùng giúp đỡ nhau học tốt
II. Các nội dung và mức độ tích hợp trong hoạt động:
- Kĩ năng nêu vấn đề làm thế nào để học tốt.
- Kĩ năng tìm kiếm các lựa chọn phù hợp để học tốt.
- Kĩ năng giải quyết vấn đề làm thế nào để học tốt.
- Kĩ năng trình bày ý tưởng về phương pháp, biện pháp học tập tốt.
III. Các PP/KTDH tích cực được sử dụng:
- Trao đổi, thảo luận.
- Trình bày 1 phút
IV. Tài liệu và phương tiện:
- Các bản báo cáo về kinh nghiệm học tập, về phương pháp học tập tốt do cá nhân tự chuẩn bị
- Phấn, bảng để các cá nhân trình bày và minh họa : mô hình, dụng cụ học tập liên quan khác
V. Tiến hành hoạt động:
1. Khám phá:
- Trước khi vào thảo luận, người điều khiển nêu câu hỏi sau cho cả lớp cùng suy nghĩ: Các bạn hiểu thế nào là học tốt?
- Cá nhân lần lượt trả lời
- Người điều khiển ghi tóm tắt lại các ý kiến của cá nhân lên bảng, sau đó kết luận lại
2. Kết nối:
	Hoạt động 1: Trao đổi, thảo luận nhóm
- Lớp trưởng nêu cách thức tiến hành trao đổi thảo luận theo chủ đề “ làm thế nào để học tốt?”. Yêu cầu các bạn khi nêu ý kiến không được đọc báo cáo đã viết sẵn, mà dùng lời để trao đổi, tranh luận một cách tự nhiên.
- Lớp trưởng lần lượt nêu vần đề để lớp trao đổi, thảo luận
Ví dụ: làm thế nào để học tốt môn Văn, Toán? Các bạn gặp khó khăn gì trong môn Tiếng anh? Lớp học yếu nhất là môn nào? Tại sao và hướng khắc phục?.....
- Sau mỗi vấn đề được nêu, lớp phó phụ trách học tập phối hợp cùng với lớp trưởng điều khiển lớp thảo luận, trao đổi 
- Lớp trưởng tóm tắt từng vấn đề đã được trao đổi, thảo luận, nhất trí cao
- Gặp vấn đề khó nhờ GVPT cố vấn, giải đáp
Hoạt động 2: Văn nghệ
- Người điều khiển chương trình giới thiệu vài tiết mục văn nghệ
3. Thực hành:
Hoạt động 3: Xây dựng kế hoạch học tập tốt
- Người điều khiển yêu cầu từng học sinh xây dựng cho mình một kế hoạch học tập tốt
- Sau khi từng cá nhân hoàn thành bản kế hoạch, người điều khiển yêu cầu các bạn chia sẽ với người bên cạnh và bổ sung cho nhau để bản kế hoạch được hoàn thiện hơn
4. Vận dụng:
 Người điều khiển yêu cầu về nhà trình bày lại bản kế hoạch của mình và dán vào góc học tập của mình và chúc các bạn thực hiện tốt kế hoạch của mình và nhận được sự thành công từ bản thân
VI: Tư liệu
Tuần : 	Ngày soạn:
Tiết: 	Ngày dạy:
 THI TÌM HIỂU CÁC TẤM GƯƠNG HỌC TẬP TỐT
I. Mục tiêu: Qua những tấm gương, giúp học sinh: 
* Kiến thức: Giáo dục hs tính hiếu học,sự ham hiểu biết và tinh thần vượt khó để vươn lên chiếm lĩnh tri thức trong học tập. 
* Kĩ năng: Rèn kỹ năng, phương pháp học tốt, các phẩm chất, ý chí, năng lực học tập, năng lực tư duy sáng tạo theo các gương học tốt. 
II. Các nội dung và mức độ tích hợp trong hoạt  ... ua quá trình nói chuyện , báo cáo viên có thể nêu câu hỏi cho HS khắc sâu kiến thức
Hoạt động 2: Thảo luận lớp
- Người điều khiển lần lượt nêu các câu hỏi:
+ Đoàn TNCS Hồ Chí Minh do ai sáng lập và Đoàn được thành lập vào ngày tháng năm nào?
+ Bạn hiểu gì về ngày thành lập Đoàn ?
+ Vai trò của Đoàn trong sự nghiệp cách mạng và xây dựng đất nước?
Hoạt động 3: Văn nghệ
- Cán bộ văn nghệ của lớp điều khiển chương trình văn nghệ
3. Thực hành/ luyện tập:
Hoạt động 4: Trình bày 1 phút
Câu hỏi: Điều quan trọng nhất bạn thu hoạch được hôm nay sau khi báo cáo và tham gia thảo luận là gì?
4. Vận dụng: 
- GV hướng dẫn HS về nhà viết thu hoạch và liên hệ tìm hiểu các phong trào Đoàn ở địa phương ( tư liệu trang 78/79 sgv).
Tuần : 	Ngày soạn:
Tiết: 	Ngày dạy:
VUI VĂN NGHỆ MỪNG NGÀY THÀNH LẬP ĐOÀN.
I. Mục tiêu: giúp học sinh: 
Hiểu thêm nhiều bài hát, bài thơ, câu chuyện về Đoàn, củng cố thêm nhận thức về ý nghĩa ngày thành lập Đoàn 26 – 3 và lí tưởng Đoàn viên, thanh niên hiện nay. 
Có kĩ năng phân loại bài hát theo chủ điểm về Đoàn. 
Có tình cảm yêu mến, tôn trọng tổ chức Đoàn và người Đoàn viên; sống lạc quan, gắn bó trong tập thể lớp, trường. 
Các nội dung và mức độ tích hợp trong hoạt động:
Kĩ năng tự nhận thức về bản thân, tự tin khi tham gia hoạt động văn nghệ.
Kĩ năng trình bày ý tưởng thể hiện qua văn nghệ.
Kĩ năng tìm kiếm các lựa chọn phù hợp để tham gia các hoạt động văn nghệ.
Các PP/KTDH tích cực được sử dụng:
Đóng vai
Trò chơi giáo dục
Biểu đạt sáng tạo
Tài liệu và phương tiện:
Các bài hát, bài thơ, điệu múa, câu chuyện kể, tiểu phẩm về Đoàn và những Đoàn viên ưu tú 
Những sáng tác tự biên, tự diễn về Đoàn. 
Tiến hành hoạt động:
1. Khám phá:
Hát tập thể, 
Giới thiệu chương trình hoạt động. 
2. Kết nối:
-Hoạt động 1: Dẫn chương trình lần lược mời những học sinh đã đăng kí theo tổ lên trình diễn các tiết mục văn nghệ của mình (giới thiệu tên bài hát, tác giả, người thể hiện) 
-Hoạt động 2: Học sinh trình diễn theo phong cách riêng của mình; cả lớp cổ vũ cho mỗi tiết mục bằng cách vỗ tay theo nhịp bài hát hoặc cùng hát. 
Sau mỗi tiết mục có tặng hoa, cả lớp cổ vũ, động viên. 
3. Thực hành:
- Kể tên các bài hát về đoàn, các phong trào đoàn lớn trong năm em biết.
4. Vận dụng:
Lớp trưởng nhận xét sự chuẩn bị, tinh thần tham gia giao lưu của học sinh. 
GVCN nhận xét sự chuẩn bị, tinh thần tham gia giao lưu của học sinh. 
VI. Tư liệu:
	Tuần : 	Ngày soạn:
Tiết: 	Ngày dạy:
HỌC SINH VỚI CÁC VẤN ĐỀ TOÀN CẦU
I. Mục tiêu:
Sau hoạt động, HS có khả năng:
	- Hiểu được một số vấn đề chủ yếu hiện nay mà nhân loại quan tâm như: tệ nạn ma túy, bảo vệ môi trường, dân số và đói nghèo..
	- Có kỹ năng thu nhận những thông tin về những vấn đề đó
	- Biết tỏ thái độ không đồng tình với những sự việc, hiện tượng gây ra hậu quả xấu và tích cực ủng hộ những việc làm đúng, phù hợp với mong muốn của mọi người
II. Các kỹ năng sống cơ bản được giáo dục trong hoạt động:
	- Kỹ năng tìm kiếm và xử lý thông tin các vần đề có tính toàn cầu mà nhân loại qua tâm
III. Các phương pháp:
	- Động não
	- Thảo luận
	- Biểu đạt sáng tạo
	- Đóng vai
IV. Tài liệu và phương tiện:
	- Các tư liệu về một số vần đề toàn cầu, vấn đề nóng của xã hội như tệ nạn ma túy, dân số, môi trường, an toàn giao thông
	- Các câu hỏi.
	- Một số tình huống
	- Bút dạ, giấy Ao
V. Tiến hành hoạt động:
1. Khám phá: 
- Nêu câu hỏi:
+ Bạn hiểu thế nào là vấn đề toàn cầu?
+ Bạn hãy kể tên một số đề toàn cầu mà bạn biết ?
+ Tệ nạn xã hội là gì?
+ Bạn hiểu môi trường là gì?
+ Bạn hiểu thế nào là trật tự, an toàn giao thông?
2. Kết nối:	
 Hoạt động 1: Thi hiểu biết
	- Mời giáo viên môn GDCD, môn sinh học làm cố vấn
	- Tổ nhóm phân công đội thi, ban giám khảo, thư ký
- Các đại diện từng tổ lên bốc thăm câu hỏi và trả lời sai thì nhường cơ hội cho đội tiếp theo.
- Xen kẽ trong cuộc thi là một số tiết mục văn nghệ
Hoạt động 2: Thi đóng vai và phân tích tình huống
	- Mỗi tổ sẽ bốc thăm chọn tình huống cho đội mình
	- Các đội thảo luận phân tích tình huống , phân công đóng vai
	- Người dẫn chương trình hỏi những câu hỏi xung quanh tình huống trên
	- Ban giám khảo công bố điểm của các đội trong phần thi này
3. Thực hành/ luyện tập:
Hoạt động 3: Trình bày 1 phút
	- Bạn hãy nêu nội dung chính của hoạt động này, nội dung nào ấn tượng nhất với bạn nhất?
4. Vận dụng: 
Mỗi học sinh tìm hiểu thực tế ở địa phương còn tồn tại những tệ nạn xã hội nào? 
Tuần : 	Ngày soạn:
Tiết: 	Ngày dạy:
BẠN BIẾT BIẾT GÌ VỀ UNESCO
I. Mục tiêu:
Hiểu được mục đích, chức năng và cơ cấu tổ chức của UNESCO - tổ chức Quốc tế về giáo dục, khoa học và văn hóa. 
Biết thể hiện sự hiểu biết của mình về tổ chức UNESCO. 
Ủng hộ và quan tâm đối với những việc làm, những hoạt động vì sự phát triển của mỗi quốc gia, của cộng đồng quốc tế. 
II. Các nội dung và mức độ tích hợp trong hoạt động:
 - Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin về UNESCO.
 - Kĩ năng trình bày suy nghĩ về mục đích, chức năng của UNESCO.
 - Kĩ năng lắng nghe, phản hồi tích cực ý kiến của các bạn tìm hiểu về UNESCO.
III. Các PP/KTDH tích cực được sử dụng:
 - Trò chơi giáo dục.
 - Biểu đạt sáng tạo.
 - Hỏi chuyên gia.
 - Trình bày 1 phút. 
IV. Tài liệu và phương tiện:
Tài liệu, sách báo nói về tổ chức UNESCO. 
Sơ đồ cơ cấu tổ chức UNESCO. 
Phiếu câu hỏi. 
Khăn bàn, lọ hoa. 
V. Tiến hành hoạt động:
1. Khám phá:
Ng­êi ®iÒu khiÓn yªu cÇu ®em b¸o cña tæ m×nh lªn vÞ trÝ tr­ng bµy.
Yªu cÇu ®¹i diÖn tæ nªu kh¸i qu¸t vÒ tê b¸o cña tæ m×nh.
2. Kết nối: 
Lớp kê bàn theo hình chữ U, ở giữa có cây có hoa trang trí đẹp mắt với các bông hoa câu hỏi. 
Dẫn chương trình nêu rõ yêu cầu của cuộc thi, cách thức thi và giới thiệu ban giám khảo. 
Người điều khiển chương trình mời lần lượt đại diện từng tổ lên hái hoa. Người lên hái hoa đọc to câu hỏi để cả lớp biết và trả lời phải rõ ràng. Ban giám khảo theo dõi, nhận xét, đánh giá và cho điểm. Nếu không trả lời được có thể mời bạn khác cùng tổ trả lời thay, nhưng sẽ trừ điểm theo quy định của ban giám khảo. 
Đại diện các tổ trả lời xong, Ban giám khảo công bố điểm từng tổ, động viên tổ điểm thấp trả lời tốt hơn. Người điều khiển tiếp tục mời các tổ lên hái hoa. 
Xen kẽ là các câu chuyện, bài hát, bài thơ ca ngợi hòa bình, phản đối chiến tranh. 
Ban giám khảo tổng kết điểm từng tổ. 
Người điều khiển mời GVCN hoặc GVBM trong ban giám khảo tóm tắt những nội dung chính về tổ chức này để học sinh nắm chắc hơn. 
3. Thực hành/ luyện tập:
Dẫn chương trình nhận xét kết quả hoạt động về: sự chuẩn bị của các tổ, các bạn được phân công, ý thức tham gia của các bạn. 
GVCN nhận xét; động viên học sinh thực hiện.
4. Vận dụng: Hướng dẫn học sinh chuẩn bị hoạt động .
Tuần : 	Ngày soạn:
Tiết: 	Ngày dạy:
 BÁC HỒ VỚI THIỀU NHI
I. Mục tiêu:
Sau hoạt động, HS có khả năng:
- Nhận thức được công lao to lớn của Bác Hồ đối với dân tộc và những tình cảm thân thiết của Bác dành cho thiếu nhi, qua đó thấy được trách nhiệm của người học sinh phải học tập tốt để đền đáp công lao của Bác Hồ.
- Có kĩ năng tìm hiểu và nắm vững yêu cầu của chủ đề để có thể thực hành rèn luyện tốt trong học tập và cuộc sống hằng ngày
- Tự hào, phấn khởi là con cháu của Bác Hồ , ra súc phấn đấu là con ngoan, trò giỏi, đội viên tốt
II. Các nội dung và mức độ tích hợp trong hoạt động:
- Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin về công lao của Bác với dân tộc, tình cảm của Bác với thiếu nhi, thiếu nhi với Bác.
- Kĩ năng trình bày suy nghĩ về tình cảm yêu quý Bác Hồ của thiếu nhi.
- Kĩ năng lắng nghe, phản hồi tích cực ý kiến của các bạn về bác Hồ.
III. Các PP/KTDH tích cực được sử dụng:
- Động não
- Thảo luận
- Kể chuyện
- Hỏi và trả lời
IV. Tài liệu và phương tiện:
- Thư Bác Hồ gửi các cháu thiệu nhi Việt Nam nhân dịp Tết trung thu, 15-9-1945
- Giấy bút để trình bày kết quả sưu tầm
- Từng tổ lựa chọn một vài báo cáo thu hoạch tốt nhất để trình bày trước lớp, tổ có thể tập hợp thêm tập tư liệu đã sưu tầm vào một tờ giấy khổ to hay trong một quyển vở đẹp
V. Tiến hành hoạt động:
1. Khám phá: 
- Người điều khiển cho lớp hát tập thể bài hát: “Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn thiếu niên nhi đồng” (Nhạc sĩ: Phong Nhã)
- Người điều khiển đặt câu hỏi liên quan tới bài hát trên
+Ý nghĩa của bài hát trên là gì?
+Qua bài hát trên, các bạn thấy tình cảm của Bác Hồ đối với thiếu nhi như thế nào?
2. Kết nối:	
 	Hoạt động 1: Báo cáo thu hoạch
- Mỗi tổ cử một đại diện trình bày báo cáo thu hoạch về chủ đề “Bác Hồ với thiếu nhi”. Khi trình bày phải nói to, rõ ràng, rành mạch từng nội dung đã thu hoạch được và nêu cụ thể loại tư liệu, tài liệu nào đã giúp cho bản thân có được những thu hoạch đó
- Người điều khiển hướng dẫn toàn lớp bổ sung ý kiến hoặc thảo luận xung quanh các báo cáo thu hoạch đó
Hoạt động 2: Thi trả lời nhanh nhất
- Mọi thành viên trong lớp đều tham gia. Người điều khiển mời một bạn bất kì lên bốc thăm đầu tiên,sau đó đọc to câu hỏi để cả lớp cùng suy nghĩ và trả lời. Ai có câu trả lời hay nhất thì người đó có quyền mời bạn khác lên bốc thăm, cứ thế tiếp diễn đến khi kết thúc hoạt động
3. Thực hành/ luyện tập:
- Nêu nội dung chính của hoạt động này, bạn tâm đắc nội dung nào nhất?
4. Vận dụng: 
- Nêu trách nhiệm của người học sinh THCS phải làm để đền đáp công lao của Bác
Tuần : 	Ngày soạn:
Tiết: 	Ngày dạy:
SINH HOẠT VĂN NGHỆ MỪNG NGÀY 19-5
I. Mục tiêu:
Giúp học sinh: 
Nâng cao hiểu biết về tình cảm và công lao của Bác Hồ với dân tộc và thiếu nhi 
Tự hào, kính trọng, biết ơn Bác Hồ, nguyện học tập và làm theo lời Bác dạy. 
Tích cực, tự giác rèn luyện để xứng đáng là con cháu của Bác Hồ kính yêu. 
II. Các nội dung và mức độ tích hợp trong hoạt động:
Ca ngợi công lao của Bác Hồ với dân tộc và thiếu nhi 
Tình cảm của Bác với dân tộc, với thiếu nhi và ngược lại - tình cảm của người dân đối với Bác. 
III. Các PP/KTDH tích cực được sử dụng:
Thảo luận.
Biểu đạt sáng tạo
Hỏi và trả lời.
IV. Tài liệu và phương tiện:
Các bài hát, bài thơ, câu chuyện kể về Bác Hồ, ảnh Bác. 
V. Tiến hành hoạt động:
IV. Tài liệu và phương tiện:
1. Khám phá: 
 Dẫn chương trình nêu ngắn gọn lí do của buổi hoạt động nhân kỉ niệm sinh nhật Bác 19 – 5. 
2. Kết nối: Biểu diễn văn nghệ 
Dẫn chương trình lần lược mời những học sinh đã đăng kí các tiết mục văn nghệ lên trình bày trước lớp. (giới thiệu tên bài hát, tác giả, người thể hiện) 
Học sinh trình diễn theo phong cách riêng của mình; cả lớp cổ vũ cho mỗi tiết mục bằng cách vỗ tay theo nhịp bài hát hoặc cùng hát. 
Sau mỗi tiết mục có tặng hoa, cả lớp cổ vũ, động viên. 
3. Thực hành/ luyện tập:
4. Vận dụng: 
Qua các hoạt động của chủ điểm “Bác Hồ kính yêu” như: “Bác Hồ với thiếu nhi”; “Thực hiện 5 điều Bác Hồ dạy”; “Chúng em hát về Bác Hồ”đã giúp em thu hoạch được những gì ? (viết ngắn gọn)

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an hdngll khoi 8.doc