Giáo án Hoạt động ngoài giờ lên lớp Khối 7 - Chương trình cả năm - Đoàn Thị Tình Th

Giáo án Hoạt động ngoài giờ lên lớp Khối 7 - Chương trình cả năm - Đoàn Thị Tình Th

- Báo cáo của cán bộ lớp tổng kết hoạt động trong năm qua và phương hướng hoạt động năm lớp 7.

+ Lớp trưởng báo cáo

+ Cả lớp thảo luận, góp ý kiến

+ Người điều khiển tổng kết

- Bầu cán bộ lớp mới

+ Người điều khiển yêu cầu lớp thảo luận để thống nhất tiêu chuẩn của cán bộ lớp:

* Học lực từ khá trở lên; hạnh kiểm tốt

* Tác phong nhanh nhẹn

* Nhiệt tình và có trách nhiệm

* Có năng lực hoạt động đoàn thể

+ Ứng cử và đề cử

+ Thư ký ghi tên các bạn ứng cử (nếu có) và được đề cử lên bảng

+ Bầu bằng biểu quyết hoặc phiếu đối với lớp trưởng, lớp phó, cán sự lớp.

+ Bầu tổ trưởng, tổ phó bằng biểu quyết hoặc phiếu theo đơn vị tổ.

+ Công bố kết quả

- Giáo viên chủ nhiệm chúc mừng và giao nhiệm vụ

- Người điều khiển mời đại diện cán bộ lớp mới phát biểu ý kiến:

+ Cảm ơn sự tín nhiệm của cả lớp

+ Hứa hẹn sẽ làm tốt nhiệm vụ được giao

+ Đề nghị cả lớp ủng hộ để cán bộ lớp làm tốt nhiệm vụ

- Cả lớp hát bài Lớp chúng ta đoàn kết (nhạc và lời: Mộng Lân)

 

doc 42 trang Người đăng tuvy2007 Lượt xem 513Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Hoạt động ngoài giờ lên lớp Khối 7 - Chương trình cả năm - Đoàn Thị Tình Th", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chủ điểm tháng 9
Truyền thống nhà trường
Tuần 1: 	bầu cán bộ lớp
1. Yêu cầu giáo dục:
Giúp học sinh:
- Hiểu vai trò quan trọng của đội ngũ cán bộ lớp trong quá trình học tập, rèn luyện của lớp.
- Biết lựa chọn những cán bộ có năng lực, nhiệt tình, trách nhiệm và tôn trọng, ủng hộ cán bộ lớp hoạt động.
2. Nội dung và hình thức hoạt động:
a. Nội dung:
- Tổng kết hoạt động của cán bộ lớp sau một năm học.
- Bầu đội ngũ cán bộ lớp mới.
b. Hình thức hoạt động:
- Nghe báo cáo và thảo luận.
- Bầu bằng phiếu hoặc biểu quyết.
3. Chuẩn bị hoạt động:
a. Về phương tiện hoạt động:
- Bản báo cáo kết quả hoạt động của cán bộ lớp trong năm học vừa qua.
- Phiếu bầu (nếu bằng phiếu)
- Một số tiết mục văn nghệ
b. Về tổ chức:
Giáo viên chủ nhiệm và cán bộ lớp hội ý:
- Đánh giá kết quả hoạt động của cán bộ lớp trong năm qua và thống nhất chương trình hoạt động.
- Phân công người viết và báo cáo kết quả hoạt động của cán bộ lớp, người điều khiển và thư ký.
- Phân công người chuẩn bị phiếu.
- Dự kiến ban kiểm phiếu (nếu bầu bằng phiếu)
- Phân công chuẩn bị văn nghệ, trang trí lớp...
4. Tiến hành hoạt động:
- Hát tập thể bài Vui bước tới trước (nhạc và lời: Nghiêm Bá Hồng)
- Tuyên bố lý do, giới thiệu chương trình, người điều khiển và thư ký.
- Báo cáo của cán bộ lớp tổng kết hoạt động trong năm qua và phương hướng hoạt động năm lớp 7.
+ Lớp trưởng báo cáo
+ Cả lớp thảo luận, góp ý kiến
+ Người điều khiển tổng kết
- Bầu cán bộ lớp mới
+ Người điều khiển yêu cầu lớp thảo luận để thống nhất tiêu chuẩn của cán bộ lớp:
* Học lực từ khá trở lên; hạnh kiểm tốt
* Tác phong nhanh nhẹn
* Nhiệt tình và có trách nhiệm
* Có năng lực hoạt động đoàn thể
+ ứng cử và đề cử
+ Thư ký ghi tên các bạn ứng cử (nếu có) và được đề cử lên bảng
+ Bầu bằng biểu quyết hoặc phiếu đối với lớp trưởng, lớp phó, cán sự lớp.
+ Bầu tổ trưởng, tổ phó bằng biểu quyết hoặc phiếu theo đơn vị tổ.
+ Công bố kết quả
- Giáo viên chủ nhiệm chúc mừng và giao nhiệm vụ
- Người điều khiển mời đại diện cán bộ lớp mới phát biểu ý kiến:
+ Cảm ơn sự tín nhiệm của cả lớp
+ Hứa hẹn sẽ làm tốt nhiệm vụ được giao
+ Đề nghị cả lớp ủng hộ để cán bộ lớp làm tốt nhiệm vụ
- Cả lớp hát bài Lớp chúng ta đoàn kết (nhạc và lời: Mộng Lân)
5. Kết thúc hoạt động:
Người điều khiển:
- Chúc mừng cán bộ lớp mới.
- Chúc cả lớp đoàn kết, hợp tác trong mọi hoạt động của lớp để đạt kết quả tốt trong năm học.
Tuần 2: Thảo luận nội quy và nhiệm vụ năm học
1. Yêu cầu giáo dục:
Giúp học sinh:
- Hiểu rõ nội quy, nhiệm vụ năm học mới và ý nghĩa của nó.
- Tự giác thực hiện và nhắc nhở nhau cùng chấp hành đúng nội quy trường, hoàn thành tốt nhiệm vụ năm học.
2. Nội dung và hình thức hoạt động:
a. Nội dung:
- Nội quy và ý nghĩa của việc thực hiện nội quy nhà trường.
- Những nhiệm vụ cụ thể của năm học và ý nghĩa của nó.
b. Hình thức hoạt động:
Thảo luận câu hỏi, liên hệ thực tế.
3. Chuẩn bị hoạt động:
 a. Về phương tiện hoạt động:
- Văn bản nội quy và nhiệm vụ năm học
- Một số câu hỏi về nội quy, ý nghĩa của nội quy, nhiệm vụ năm học và về việc chấp hành nội quy của trường, của lớp rong năm học qua.
Câu 1: Bạn hãy cho biết nội dung chính của nội quy nhà trường ?
Câu 2: Việc tự giác thực hiện đúng nội quy của nhà trường sẽ có tác dụng gì đối với bản thân bạn ?
Câu 3: Theo bạn, điều gì sẽ xảy ra nếu nhà trường không có nội quy ?
Câu 4: Theo bạn, việc thực hiện nội quy nhà trường của lớp ta trong năm học vừa qua như thế nào ?
Câu 5: Trong năm học này, bạn phải thực hiện tốt những nhiệm vụ gì ?
Câu 6: Theo bạn, mỗi cá nhân và cả lớp phải làm gì để thực hiện tốt những nhiệm vụ của năm học ?
- Một số tiết mục văn nghệ.
b. Về tổ chức:
- Giáo viên chủ nhiệm:
+ Phổ biến yêu cầu, nội dung, kế hoạch hoạt động.
+ Yêu cầu từng học sinh nghiên cứu nội quy của trường và việc thực hiện nội quy của bản thân, của tập thể lớp trong năm học vừa qua.
+ Giúp cán bộ lớp xây dựng câu hỏi thảo luận và đáp án.
- Lớp thảo luận, thống nhất chương trình, hình thức hoạt động và phân công cụ thể.
+ Người điều khiển chương trình và thư ký
+ Tổ, nhóm trang trí lớp, kẻ tiêu đề, kê bàn ghế...
+ Mỗi tổ chuẩn bị một số tiết mục văn nghệ
- Từng tổ phân công nhiệm vụ cho tổ viên.
4. Tiến hành hoạt động:
- Hát tập thể bài Vui bước tới trường (Nhạc và lời: Nghiêm Bá Hồng)
- Người điều khiển tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu (nếu có), giới thiệu chương trình hoạt động và thư ký.
- Người điều khiển lần lượt nêu từng câu hỏi cho cả lớp thảo luận và tranh luận. Người phát biểu ý kiến có thể tự xung phong hoặc được chỉ định để tạo được không khí thảo luận sôi nổi.
- Dựa vào đáp án, người điều khiển tổng kết lại từng vấn đề đã thảo luận.
- Biểu diễn một số tiết mục văn nghệ đã chuẩn bị. Có thể xếp một vài tiết mục văn nghệ xen kẻ trong quá trình thảo luận để tạo không khí vui vẻ, sôi nổi.
5. Kết thúc hoạt động:
Người điều khiển động viên cả lớp phấn đấu tự giác thực hiện đúng nội quy và hoàn thành tốt nhiệm vụ năm học.
Tuần 3: Ca hát mừng năm học mới, mừng thầy cô và bạn bè
1. Yêu cầu giáo dục:
Giúp học sinh:
- Tham gia văn nghệ nhiệt tình, sôi nổi thông qua một số bài hát, bài thơ... ca ngợi trường lớp, thầy cô giáo và bạn bè.
- Bồi dưỡng tình cảm yêu mến, gắn bó với trường, lớp; quý trọng thầy cô; đoàn kết thân ái với bạn bè; phấn khởi tự hào về trường lớp mình và tự tin, quyết tâm thực hiện tốt nội quy, nhiệm vụ năm học mới để phát huy truyền thống của trường.
2. Nội dung và hình thức hoạt động:
a. Nội dung:
- Ca ngợi trường lớp, thầy cô và bạn bè.
b. Hình thức hoạt động:
- Thi hát, ngâm thơ... giữa các tổ
- Thi sáng tác thơ... giữa các tổ về chủ đề trên.
3. Chuẩn bị hoạt động:
 a. Về phương tiện hoạt động:
- Những bài hát, bài thơ về trường, lớp; về thầy giáo, cô giáo và bạn bè
- Hệ thống các câu hỏi và đáp án
- Bản quy ước về thang điểm
b. Về tổ chức:
- Giáo viên chủ nhiệm nêu chủ đề, nội dung chương trình, kế hoạch, thời gian tiến hành cho cả lớp và hướng dẫn học sinh chuẩn bị các phương tiện hoạt động.
- Lớp thảo luận để thống nhất yêu cầu, nội dung kế hoạch hoạt động và phân công chuẩn bị các công việc cụ thể.
+ Xây dựng chương trình hoạt động, chuẩn bị các câu hỏi thi, đáp án và thang điểm.
+ Phân công người dẫn chương trình
+ Cử ban giám khảo
+ Phân công trang trí, kê bàn ghế, kẻ tiêu đề hoạt động...
+ Cử người mời đại biểu dự
+ Các tổ có kế hoạch sưu tầm (có thể sáng tác) và tập luyện.
4. Tiến hành hoạt động:
- Hát tập thể: Chọn các bài hát có liên quan đến chủ điểm tháng 9, ví dụ: Mùa thu em đến trường (Nhạc và lời: Mộng Lân)
- Người điều khiển chương trình tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu (nếu có) nêu chương trình hoạt động, giới thiệu ban giám khảo và thư ký.
- Người điều khiển chương trình lần lượt giới thiệu các hoạt động thi và cách thi như sau:
* Thi hát hoặc ngâm thơ... về trường, lớp thân yêu
+ Mỗi tổ cử 2 thí sinh đại diện (hai thí sinh này có thể do tổ phân công), cũng có thể do người điều khiển cử theo vần A, B... tên của các bạn trong tổ).
+ Thí sinh từng tổ biểu diễn bài hát đã chọn, lần lượt từ tổ 1 đến hết, hoặc theo số thứ tự bốc thăm giữa các tổ.
Tổ nào đến lượt hát mà trong thời gian quy định không hát được thì bị mất lượt và chuyển sang tổ khác.
Sau số lượt quy định, tổ nào hát được nhiều bài (kể cả ngâm thơ) về trường, lớp, thầy cô, bạn bè thì tổ đó thắng.
* Trò chơi: Trả lời nhanh và đúng.
Trò chơi này dành cho học sinh cả lớp để tạo không khí sôi nổi.
Người điều khiển lần lượt nêu từng câu hỏi. Học sinh xung phong trả lời. Ai trả lời đúng đáp án sẽ được thưởng qùa. Không ai trả lời được thì người điều khiển chương trình nêu rõ đáp án.
Các câu hỏi có thể là:
1. Lễ khai giảng năm học này là lễ khai giảng lần thứ bao nhiêu của trường ta ?
2. Bạn hãy kể cho biết họ và tên thầy (cô) hiệu trưởng đầu tiên và hiện nay của trường ta.
3. Bạn có biết họ, tên thầy, cô giáo dạy lâu năm nhất ở trường ta hiện nay không ?
4. Bạn hãy bát bài hát có từ “mái trường xinh”
5. Bạn hãy hát bài hát có từ “cô giáo em”
6. Bạn hãy hát bài hát có các từ chỉ dụng cụ học tập
7. Bạn hãy hát bài hát trong đó có từ “lớp”
* Những vần thơ mừng năm học mới (nếu có thời gian)
Yêu cầu và cách thực hiện:
Mỗi tổ cử 2 (hoặc 3) học sinh tham gia. Trong thời gian quy định, thí sinh từng tổ trao đổi với nhau để sáng tác được một bài thơ ca ngợi trường lớp, thầy cô và bạn hè nhân dịp mừng năm học mới.
Hết thời gian quy định, người điều khiển thu bài và lần lượt đọc cho cả lớp nghe bài thơ của đại diện từng tổ đã sáng tác. Ban giám khảo cho điểm từng tổ công khai trên bảng.
5. Kết thúc hoạt động:
- Công bố kết quả
- Nhận xét, đánh giá kết quả hoạt động.
Tuần 4: Những người con anh hùng của quê hương đất nước
1. Yêu cầu giáo dục:
Giúp học sinh:
- Củng cố, sắc sâu nhận thức về truyền thống tốt đẹp của trường, những tấm gương dạy tốt của thầy, cô giáo và gương học tốt của học sinh.
- Phấn khởi, tự hào và phát huy truyền thống tốt đẹp của trường, lớp bằng việc phấn đấu học tập và tu dưỡng tốt trong năm học mới.
2. Nội dung và hình thức hoạt động:
a. Nội dung:
- ý nghĩa của tên trường.
- Những truyền thống tốt đẹp của trường
- Những tấm gương học tập của trường, của lớp mà bạn mến phục nhất.
- Bảo vệ và phát huy truyền thống của trường.
b. Hình thức hoạt động:
- Thi hỏi - đáp và kể chuyện về truyền thống của trường.
- Thi đố vui và văn nghệ.
3. Chuẩn bị hoạt động:
a. Về phương tiện hoạt động:
- Các mẫu chuyện về danh nhân hoặc địa danh mà trường mang tên; về gương các thầy, cô giáo dạy tốt; các bạn học tốt về những thành tích nổi bật của trường, lớp.
- Các bài hát về trường, lớp, thầy cô giáo và bạn bè.
- Các câu hỏi, câu đố cùng đáp án về truyền thống của trường và lớp. Ví dụ: Việc trường ta mang tên danh nhân... (hay địa danh...) có ý nghĩa gì ? Là học sinh của trường được mang tên danh nhân... (hay địa danh...), bạn có suy nghĩ gì ? Thành tích cao nhất của trường ta, của lớp ta trong năm học vừa qua là gì ? Năm học vừa qua lớp ta có bao nhiêu học sinh giỏi, bao nhiêu học sinh tiên tiến ? Có bao nhiêu học sinh trường ta đạt giải cấp quận (huyện), tỉnh (thành) trong các kỳ thi học sinh giỏi các môn ? Có những bạn nào làm được việc tốt mà chúng ta cần học tập ?
b. Về tổ chức:
- Giáo viên chủ nhiệm nêu yêu cầu, nội dung và hình thức hoạt động cho cả lớp, đồng thời hướng dẫn học sinh sưu tầm, tìm hiểu và chuẩn bị các phương tiện hoạt động.
- Lớp thảo luận để thống nhất yêu cầu, nội dung, chương trình, hình thức hoạt động và phân công chuẩn bị các công việc cụ thể.
+ Lựa chọn đội hình thi đấu: Có thể lựa chọn theo một trong hai phương án sau:
* Mỗi tổ cử 2 hoặc 3 học sinh dự thi, các tổ viên còn lại là cổ động viên cho tổ mình.
* Cả lớp cử ra 2 đội (mỗi đội 4 hoặc 5 học sinh). Các thành viên còn  ... i hát, bài thơ, chuyện kể.... về các anh hùng, liệt sĩ, các chiến sĩ quân đội anh hùng, các cựu chiến binh có nhiều công lao đóng góp cho địa phương.
b. Về tổ chức:
- Giáo viên chủ nhiệm nêu yêu cầu, nội dung, hình thức hoạt động cho cả lớp, đồng thời hướng dẫn học sinh chuẩn bị các phương tiện nói trên,
- Cả lớp thảo luận để thống nhất kế hoạch, chương trình hoạt động và phân công chuẩn bị các công việc cụ thể.
+ Cử người điều khiển chương trình và thư ký.
+ Cử ban giám hiệu
+ Mỗi tổ cử đại diện báo cáo kết quả tìm hiểu của tổ mình, kể một câu chuyện và hát (hoặc ngâm thơ) về các anh hùng, liệt sĩ...
+ Cử nhóm trang trí, kẻ tiêu dề hoạt động...
+ Cử người mời đại diện
4. Tiến hành hoạt động:
- Hát tập thể một bài hát liên quan đến chủ đề hoạt động.
- Người dẫn chương trình tuyên bố lý do sinh hoạt, giới thiệu đại biểu, nêu chương trình hoạt động, giới thiệu ban giám khảo và thư ký.
- Báo cáo kết quả tìm hiểu của các tổ về “Những người con anh hùng của quê hương, đất nước”.
+ Người điều khiển mời lần lượt từng tổ lên báo cáo kết quả sưu tầm, tìm hiểu của tổ mình.
+ Ban giám khảo chấm điểm công khai và ghi kết quả của mỗi tổ lên bảng.
- Hát, ngâm thơ về các anh hùng, liệt sĩ, thương binh.
+ Yêu cầu hát, ngâm thơ, kể chuyện (hát cả bài, nói được tên bài hát và tác giả) ca ngợi các anh hùng, liệt sĩ.
+ Chia học sinh cả lớp thành 2 đội (mỗi đội tự đặt tên cho đội mình).
+ Tổ chức bắt thăm cho đội hát trước. Mỗi lượt, mỗi đội hát 1 bài (có thể hát cá nhân, nhóm hoặc cả đội), hát đúng được 10 điểm. Hát sai chủ đề hoặc hết giờ quy định chưa hát được thì bị 0 điểm và đến lượt đội khác. Sau thời gian hoặc số lượt quy định, đội nào đạt điểm cao thì đội đó thắng.
+ Ban giám khảo chấm điểm công khai và ghi điểm của từng đội lên bảng.
5. Kết thúc hoạt động:
- Ban giám khảo công bố kết quả của từng hoạt động.
- Người dẫn chương trình nhận xét tinh thần, ý thức tham gia và kết quả hoạt động của các thành viên, các tổ, biểu dương và rút kinh nghiệm.
Cuối cùng, người điều khiển thay mặt lớp nói lời cảm ơn và chúc sức khoẻ các đại biểu, giáo viên chủ nhiệm và tất cả các bạn.
Hoạt động 2: hát về quê hương và quân đội anh hùng
1. Yêu cầu giáo dục:
Giúp học sinh:
- Biết một số bài hát, bài thơ ca ngợi quê hương và quân đội anh hùng.
- Tự hào và yêu quê hương, yêu quý và biết ơn bộ đội cụ Hồ
- Mạnh dạn, tự tin, vui vẻ, sôi nổi và phát triển năng khiếu: hát, ngâm thơ...
2. Nội dung và hình thức hoạt động:
a. Nội dung:
- Ca ngợi quê hương, đất nước
- Ca ngợi Đảng, Bác và quân đội anh hùng
- Ca ngợi các anh hùng, liệt sĩ, thương binh...
b. Hình thức hoạt động:
- Hát, ngâm thơ, kể chuyện về quê hương
3. Chuẩn bị hoạt động:
a. Về phương tiện hoạt động:
- Các bài hát, bài thơ, câu chuyện về quê hương, về quân đội, về các anh hùng, liệt sĩ, thương binh, về Đảng và Bác Hồ.
- Nhạc cụ (nếu có)
- Trang phục, hoá trang (nếu có)
b. Về tổ chức:
- Giáo dục nêu yêu cầu, nội dung, kế hoạch hoạt động và hướng dẫn học sinh chuẩn bị phương tiện hoạt động.
- Lớp thảo luận để thống nhất chương trình, hình thức hoạt động và phân công.
+ Người điều khiển chương trình
+ Mỗi tổ một tiếp mục tập thể
+ Mỗi cá nhân một tiết mục
+ Tổ, nhóm trang trí lớp...
- Các tổ tập luyện
4. Tiến hành hoạt động:
- Hát tập thể
- Người điều khiển tuyên bố lý do và giới thiệu chương trình hoạt động.
- Biểu diễn các tiết mục tập thể
+ Người điều khiển chương trình mời lần lượt tiết mục tập thể của từng tổ theo số thứ tự của tổ hoặc tổ thứ tự bốc thăm.
+ Lớp bình chọn tiết mục văn nghệ tập thể theo thứ hạng: nhất, nhì, ba... (bình chọn bằng biểu quyết hoặc bằng phiếu).
- Biểu diễn tiết mục văn nghệ cá nhân.
+ Người điều khiển một bạn xung phong biểu diễn, sau đó người đó được quyền mời bạn khác bất kỳ biểu diễn tiếp và cứ như vậy cho đến kết thúc hoạt động.
+ Bạn được mời biểu diễn tiết mục của mình có thể hát hoặc đọc thơ, ngâm thơ, kể chuyện.
+ Lớp bình chọn các tiết mục theo thứ hạng: nhất, nhì, ba...
5. Kết thúc hoạt động:
- Người điều khiển công bố các tiết mục tập thể và cá nhân theo thứ hạng nhất, nhì, ba...
- Mời giáo viên chủ nhiệm phát biểu ý kiến
- Người điều khiển tuyên bố kết thúc hoạt động.
Hoạt động 3: Thi kể chuyển lịch sử
1. Yêu cầu giáo dục:
Giúp học sinh:
- Củng cố, mở rộng hiểu biết về lịch sử dựng nước và giữ nước của nhân dân ta qua các thời đại từ vua Hùng dựng nước đến giữa thế kỷ XIX.
- Biết ơn tổ tiên, cha anh, các anh hùng dân tộc đã có công dựng nước và giữ nước.
- Biết noi gương tổ tiên, cha anh, học tập tốt để xây dựng đất nước giàu mạnh.
2. Nội dung và hình thức hoạt động:
a. Nội dung:
- Các câu chuyện về lịch sử của nước ta từ thời Ngô Quyền và chiến thắng Bạch Đằng đến nước Đại Việt thời Trần và thời Lê sơ.
- ý nghĩa của các câu chuyện đó.
b. Hình thức hoạt động:
- Các câu chuyện về các anh hùng dân tộc, về sự phát triển kinh tế, chính trị, văn hoá giáo dục của nước ta thời Ngô - Đinh – Tiền Lê (thế kỷ X) đến thời Lê sơ (đầu thế kỷ XV - đầu thế kỷ XVI).
+ Về Ngô Quyền và chiến thắng Bạch Đằng
+ Về “Loạn 12 sứ quân”, Đinh Bộ Lĩnh thống nhất đất nước
+ Lý Thái Tổ định đô ở Thăng Long
+ Về trận chiến thắng quân Tống trên sông Như Nguyệt
+ Về thành tựu văn hoá, giáo dục tiêu biểu
+ Về ba lần chiến thắng quân xâm lược Mông – Nguyên
+ Về cải cách của Hồ Quý Ly
+ Về anh hùng Lê Lợi và cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. Về vai trò của Lê Lợi và Nguyễn Trãi.
+ V.v...
- Một số ẩn số, ô chữ
- Đáp án và biểu điểm
b. Về tổ chức:
- Giáo viên chủ nhiệm nêu yêu cầu, nội dung, kế hoạch hoạt động và hướng dẫn học sinh tìm hiểu, lựa chọn, chuẩn bị nội dung câu chuyện để dự thi; liên hệ với giáo viên môn Lịch sử để được cố vấn thêm về nội dung.
- Học sinh thảo luận để thống nhất chương trình và phân công:
+ Người điều khiển chương trình và thư ký
+ Mỗi tổ tìm hiểu, chuẩn bị vài ba câu chuyện về một thời kỳ lịch sử cụ thể và cử 2-3 bạn dự thi, đồng thời chuẩn bị vài tiết mục văn nghệ.
+ Dự kiến ban giám khảo
+ Mời giáo viên môn Lịch sử làm cố vấn chương trình
+ Phân công người viết nội dung câu hỏi, câu đố vui và đáp án
+ Tổ nhóm trang trí lớp...
- Từng học sinh tìm hiểu, chuẩn bị theo sự phân công của tổ để tham gia.
4. Tiến hành hoạt động:
- Hát tập thể
- Người điều khiển tuyên bố lý do, giới thiệu chương trình và cố vấn chương trình, ban giám khảo...
- Các tổ thi kể chuyện:
+ Người điều khiển mời lần lượt học sinh từng tổ lên kể chuyện
+ Ban giám khảo cho điểm từng bạn kể. Điểm của tổ bằng tổng điểm của các bạn đã tham gia kể chuyện.
- Trò chơi dành cho cả lớp:
+ Người điều khiển lần lượt nêu từng ẩn số hoặc ô chữ
+ Học sinh xung phong trả lời
+ Người điều khiển mời ưu tiên bạn xung phong trước. Nếu không ai trả lời được thì người điều khiển (hoặc giám khảo) công bố đáp án.
+ Khán giả có thể hỏi thêm điều mình chưa rõ và mời cố vấn chương trình giúp đỡ.
5. Kết thúc hoạt động:
- Công bố kết quả thi giữa các tổ
- Mời giáo viên chủ nhiệm hoặc cố vấn chương trình phát biểu ý kiến
- Người điều khiển tổng kết hoạt động, cảm ơn cố vấn chương trình và tuyên bố kết thúc cuộc thi.
Hoạt động 4: Hội vui học tập
1. Yêu cầu giáo dục:
Giúp học sinh:
- Củng cố, mở rộng kiến thức đã được học ở các môn học
- Biết vận dụng kiến thức cơ bản vào cuộc sống và biết giải thích các hiện tượng trong cuộc sống.
- Hứng thú học tập, chăm chỉ và vượt khó để đạt kết quả cao.
2. Nội dung và hình thức hoạt động:
a. Nội dung:
- Những kiến thức của các môn học được giáo viên yêu cầu ôn tập để chuẩn bị thi học kỳ.
- Những kiến thức các môn học được vận dụng để phục vụ cuộc sống.
- Những hiện tượng trong tự nhiên, trong cuộc sống cần được giải thích.
b. Hình thức hoạt động:
- Thi trả lời câu hỏi, giải bài toán, giải thích hiện tượng tự nhiên, xã hội.
- Thi tìm ẩn số: Tìm ẩn số của từ, tìm tên tác giả của một bài hát, bài thơ, một định lý, một định luật, giải ô chữ...
3. Chuẩn bị hoạt động:
a. Về phương tiện hoạt động:
- Các câu hỏi, câu đố, các trò chơi, các bài toán về tri thức và kỹ năng vận dụng tri thức vào cuộc sống, về các hiện tượng tự nhiên và xã hội...
- Đáp án của các câu hỏi, câu đố, bài toán...
- Giấy, bút, dụng cụ làm tín hiệu (chuông, cờ, trống con...)
- Một số tiết mục văn nghệ, câu đố vui.
Để chuẩn bị tốt hai phương tiện đầu, giáo viên chủ nhiệm cần liên hệ với các giáo viên bộ môn (liên quan), nhờ họ giúp các cán sự môn học xây dựng câu hỏi và đáp án. Cũng có thể giao cho các tổ chuẩn bị câu hỏi và đáp án. Những câu hỏi và đáp án hay sẽ được thưởng. Nên dùng màu sắc khác nhau cho câu hỏi của từng môn học và nên có câu hỏi riêng dành cho cổ động viên. Hai phương tiện sau, lớp trưởng phân công cho từng cá nhân, nhóm, tổ chuẩn bị.
b. Về tổ chức:
- Giáo viên chủ nhiệm nêu chủ đề hoạt động và hướng dẫn học sinh chuẩn bị như sau:
Mỗi tổ cử 3 học sinh dự thi, những học sinh còn lại là cổ động viên của mỗi tổ. Những học sinh dự thi có thể do tổ cử hoặc do người điều khiển cử bằng cách lấy số thứ tự (những học sinh từ số 1 đến số 3 của mỗi tổ) hay lấy vần chữ cái (những học sinh có tên mang chữ cái đầu là A, B...của mỗi tổ).
- Cán bộ lớp cử người điều khiển chương trình (lớp phó phụ trách học tập); cử ban giám khảo (các cán sự môn học) và thư ký; dự kiến mời đại biểu; cử nhóm trang trí, kẻ tiêu đề hoạt động và kê bàn ghế...
- Từng tổ phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên.
4. Tiến hành hoạt động:
- Hát tập thể
- Người điều khiển tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu, chương trình hoạt động, ban giám khảo và thư ký.
- Giới thiệu đại biểu dự thi của mỗi tổ.
- Trưởng ban giám khảo nói rõ nguyên tắc thi và cách thi: mỗi lượt mỗi tổ được chọn 1 câu hỏi bất kỳ của một môn để trả lời (Ví dụ câu hỏi số 2 – môn Ngữ văn hoặc số 1 – môn Toán...). Chỉ được trả lời 1 lần. Không trả lời đúng thì tổ khác được trả lời. Không tổ nào trả lời đúng thì mời cổ động viên trả lời. Không ai trả lời được thì người điều khiển chương trình nêu rõ đáp án. Sau số lượt hoặc thời gian quy định, tổ có điểm cao sẽ thắng.
- Người điều khiển lần lượt mời đại diện từng tổ chọn câu hỏi và trả lời.
- Ban giám khảo cho điểm từng lượt của từng tỏ và ghi công khai lên bảng.
- Xen kẽ vào sau mỗi lượt thi của các tổ là phần thi cho cổ động viên.
- Hết thời gian (hoặc số lượt) quy định, tổ nào có tổng số điểm cao là thắng.
5. Kết thúc hoạt động:
- Ban giám khảo công bố kết qủa, sau đó người điều khiển chương trình mời đại biểu danh dự hoặc giáo viên chủ nhiệm lên trao tặng phẩm cho các tổ đạt kết quả theo thứ hạng nhất, nhì, ba và khuyến khích.
- Người điều khiển:
+ Đánh giá chung về tinh thần ý thức tham gia của cả lớp; biểu dương các tổ, cá nhân đạt kết quả cao.
+ Tuyên bố kết thúc hội vui học tập, chúc sức khoẻ các đại biểu, chúc các bạn học tốt, thi học kỳ đạt kết qủa cao.

Tài liệu đính kèm:

  • docGA HDNG 7.doc