Giáo án Hoạt động ngoài giờ lên lớp 8 - Chủ điểm tháng 4: Hòa bình và hữu nghị

Giáo án Hoạt động ngoài giờ lên lớp 8 - Chủ điểm tháng 4: Hòa bình và hữu nghị

Chủ điểm tháng 4 hòa bình và hữu nghị

Tuần 27

A/ Yêu cầu giáo dục :

Giúp HS :

_ Hiểu được một và vấn đề chủ yếu hiện nay mà nhân loại đang quan tâm như : Tệ nạn ma túy, bảo vệ môi trường, dân số và nghèo đối, .

_ Có khả nănư thu nhận những thông tin về những vấn đề đó.

_ Biết tỏ thái độ không đồng tình với những sự việc, hiện tượng gây ra hậu quả xấu và tích cực ủng hộ những việc là đúng, phù hợp với mong muốn của mọi người.

B/ Nội dung và hình thức hoạt động :

1/ Nội dung :

_ Một vài vấn đề chủ yếu mà nhân loại quan tâm.

_ Xác định trách nhiệm của người học sinh nói chung và học sinh lớp 8 nói riêng trong việc giải quyết các vấn đề đó.

 

doc 8 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 1804Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hoạt động ngoài giờ lên lớp 8 - Chủ điểm tháng 4: Hòa bình và hữu nghị", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chủ điểm tháng 4 HÒA BÌNH VÀ HỮU NGHỊ 
Hoạt động 1
HỌC SINH VỚI CÁC VẤN ĐỀ TOÀN CẦU
Tuần 27	
A/ Yêu cầu giáo dục :
Giúp HS :
_ Hiểu được một và vấn đề chủ yếu hiện nay mà nhân loại đang quan tâm như : Tệ nạn ma túy, bảo vệ môi trường, dân số và nghèo đối,. 
_ Có khả nănư thu nhận những thông tin về những vấn đề đó.
_ Biết tỏ thái độ không đồng tình với những sự việc, hiện tượng gây ra hậu quả xấu và tích cực ủng hộ những việc là đúng, phù hợp với mong muốn của mọi người. 
B/ Nội dung và hình thức hoạt động :
1/ Nội dung :
_ Một vài vấn đề chủ yếu mà nhân loại quan tâm.
_ Xác định trách nhiệm của người học sinh nói chung và học sinh lớp 8 nói riêng trong việc giải quyết các vấn đề đó.
2/ Hình thức hoạt động :
	_ Thi tìm hiểu một vài vấn đề chủ yếu mà nhân loại quan tâm.
	_ Minh họa bằng vài tiết mục văn nghệ.
C/ Chuẩn bị hoạt động :
1/ Về phương tiện hoạt động : 
_ Các tư liệu, sách báo, tranh ảnh, câu chuyện, hoặc bảng biểu phản ánh nội dung của một vài vấn 	đề chủ yếu hiện nay. 
	_ Trả lời câu hỏi liên quan đến các vấn đề toàn cầu hiện nay :
	+ Dân số thế giới hiện nay là bao nhiêu ? ( khoảng 6,5 tỉ )
	+ Nước có dân số cao nhất là Trung Quốc (1 306 313 812 người )
+ Dân số nước ta hiện nay là bao nhiêu ? (83 535 576 người )
+ Dân số tỉnh An Giang là bao nhiêu ? (3406,2 km², 2.170.100 người )
+ Dân số TP LX là bao nhiêu người ? (khoảng 130 km2, dân số 350000 người )
	+ HIV gây bệnh như thế nào ? 
	+ HIV lây truyền như thế nào ?
	+ Ngày môi trường thế giới là ngày nào ? ( 5/ 6 hàng năm )
	_ Các tiết mục văn nghệ. 
2/ Về tổ chức :
a/ Giáo Viên chủ nhiệm :
_ Thông báo cho cả lớp về nội dung, yêu cầu của hoạt động. Hướng dẫn cho học sinh tìm đọc các tài liệu cần thiết để chuẩn bị.
_ Phân công cán bộ lớp chuẩn bị chương trình.
b/ Học sinh :
_ Từng tổ họp bàn việc sưu tầm, tài liệu, trả lời các câu hỏi.
_ Cán bộ lớp thảo luận về chương trình, hình thức thi
_ Cử ban giám khảo, cử người dẫn chương trình. 
D/ Tiến hành hoạt động :
Hoạt động mở đầu :
_ Hát tập thể : Chọn bài hát có lên quan đến chủ điểm.
	_ Người điều khiển tuyên bố lý do, chương trình hoạt động.
	_ Giới thiệu đại biểu (nếu có)
	_ Giới thiệu chương trình hoạt động và cách tiến hành hoạt động.
 Hoạt động 1 : Thi tìm hiểu
_ Người điều khiển lần lượt nêu các vấn đề hoặc câu hỏi.
_ Mỗi tổ cử đại diện trình bày một vài nét hiểu biết của tổ mình về một vài vấn đề mà địa phương đang quan tâm. Khi trình bày nên đưa ra những hình ảnh, số liệu để cả lớp cùng biết.
_ Đại biểu cũng có thể nêu vấn đề hoặc đặt ra các câu hỏi với học sinh để cùng trao đổi, giao lưu hiểu biết lẫn nhau. 
Hoạt động 2 : Trả lờp câu hỏi. 
_ Người dẫn chương trình đọc to từng câu hỏi, ai có câu trả lời thì giơ tay nhanh, trả lới đúng sẽ có thưởng. Nếu không trả lời được, lớp cũng vỗ tay động viên và bạn khác bổ sung câu trả lời. 
	_ Hoặc đội văn nghệ của lớp tổ chức thêm các trò chơi văn nghệ khác.
E/ Kết thúc hoạt động :
_ Giáo viên chủ nhiệm phát biểu ý kiến.
_ Đại biểu phát biểu ý kiến ( nếu có đại biểu).
* Chuẩn bị cho hoạt động tiếp theo :
_ Hoạt động 2: “ Bạn biết gì về UNESCO”.
Chuẩn bị : 	_ Tư liệu về nguồn gốc và sự ra đời, chương trình hoạt động của UNESCO; mụch đích; chức năng, cơ cấu tổ chức của UNESCO. 
_ Trả lời các câu hỏi liên quan giữa UNESCO và Việt Nam :
1/ UNESCO được thành lập vào ngày tháng, năm nào ?
2/ Vì sao lại có sự ra đời của tổ chức này ?
3/ Mục đích của UNESCO là gì ?
4/ UNESSCO có những chức năng gì ?
5/ Nêu cơ cấu tổ chức của UNESCO ?
6/ Việt Nam gia nhập UNESCO vào ngày, tháng, năm nào ?
7/ Ủy ban quốc gia UNESCO của Việt Nam được thành lập vào ngày, tháng, năm nào ?
8/ Cho đến năm 2003, Việt Nam đã có bao nhiêu di sản thế giới được UNESCO công nhận ? Hãy kể tên các di sản đó ?
9/ Việt Nam có mấy danh nhân được UNESCO công nhận ? Đó là những danh nhân nào? 
Chủ điểm tháng 4 HÒA BÌNH VÀ HỮU NGHỊ 
Hoạt động 2
BẠN BIẾT GÌ VỀ UNESCO
Tuần 28	
A/ Yêu cầu giáo dục :
Giúp HS :
_ Hiểu được mục đích, chức năng và cơ cấu tổ chức của UNESCO _ Tổ chức Quốc tế về giáo dục, khoa học và văn hóa.
_ Biết thể hiện sự hiểu biết của mình về tổ chức UNESCO.
_ Ủng hộ và quan tâm đối với những việc làm, những hoạt động về sự phát triển của mỗi quốc gia, của cộng đồng quốc tế. 
B/ Nội dung và hình thức hoạt động :
1/ Nội dung :
_ Mụch đích hoạt động của UNESCO.
_ Chức năng của UNESCO.
_ Cơ cấu tổ chức của UNESCO.
2/ Hình thức hoạt động :
	_ Thi tìm hiểu về tổ chức UNESCO dưới hình thức hái hoa dâng chủ.
C/ Chuẩn bị hoạt động :
1/ Về phương tiện hoạt động : 
	_ Tư liệu về nguồn gốc và sự ra đời, chương trình hoạt động của UNESCO; mụch đích; chức 	năng, cơ cấu tổ chức của UNESCO. 
_ Trả lời các câu hỏi liên quan giữa UNESCO và Việt Nam :
1/ UNESCO được thành lập vào ngày tháng, năm nào ?
2/ Vì sao lại có sự ra đời của tổ chức này ?
3/ Mục đích của UNESCO là gì ?
4/ UNESSCO có những chức năng gì ?
5/ Nêu cơ cấu tổ chức của UNESCO ?
6/ Việt Nam gia nhập UNESCO vào ngày, tháng, năm nào ?
7/ Ủy ban quốc gia UNESCO của Việt Nam được thành lập vào ngày, tháng, năm nào ?
8/ Cho đến năm 2003, Việt Nam đã có bao nhiêu di sản thế giới được UNESCO công nhận ? Hãy kể tên các di sản đó ?
9/ Việt Nam có mấy danh nhân được UNESCO công nhận ? Dó là những danh nhân nào? 
2/ Về tổ chức :
a/ Giáo Viên chủ nhiệm :
_ Phát động toàn lớp sưu tầm các tư liệu, tranh ảnh, sách báo nói về UNESCO về Ủy ban quuốc gia UNESCO của Việt Nam. Định hướng học sinh những nội dung cơ bản , chuẩn bị cho hoạt động.
_ Nhắc nhở học sinh hãy tích cực cùng nhau tìm hiểu về UNESCO. 
b/ Học sinh :
_ Mỗi HS có nhiệm vụ sưu tầm tư liệu theo gợi ý của GV. Sau đó tập hợp lại cho cán bộ lớp để chuẩn bị cho việc sắp xếp, lựa chọn tư liệu phù hợp với hoạt động.
_ Cán bộ lớp thảo luận về kế hoạch và chương trình tổ chức hoạt động.
_ Phân công người điều khiển và trang trí lớp, cử ban giám khảo .
_ Chuẩn bị vài tiết mục văn nghệ.
D/ Tiến hành hoạt động :
Hoạt động mở đầu :
_ Hát tập thể : Chọn bài hát có lên quan đến chủ điểm.
	_ Người điều khiển tuyên bố lý do, chương trình hoạt động.
	_ Giới thiệu đại biểu (nếu có)
	_ Giới thiệu chương trình hoạt động và cách tiến hành hoạt động.
 Hoạt động 1 : Hái hoa dân chủ
_ Ban giám khảo vào vị trí của mình.
_ Người điều khiển mời lần lượt các đại diện các tổ lên hái hoa. 
_ Sau mỗi câu trả lời, ban giám khảo đánh giá điểm và thông báo cho cả lớp biết.
_ Trao phần thưởng cho đội có thư hạng cao.
Hoạt động 2 : Giới thiệu về kết quả sưu tầm. 
	_ Đại diện cán bộ lớp trình bày kết quả sưu tầm của các bạn.
	_ Chú ý cần nêu rõ từng thể loại khác nhau để thấy được tính đa dạng của kết quả sưu tầm mà HS của lớp đã cố gắng.
	_ Có thể nêu vấn đề để các bạn trong lớp hỏi khi chưa rõ những nội dung vừa trình bày.
	_ GVCN hoặc GVBM có thể giúp các em giải quyết các thắc mắc đó.
E/ Kết thúc hoạt động :
_ Một vài tiết mục văn nghệ lên trình bày.
_ Người điều khiển đánh giá kết quả hoạt động.
_ GVCN nhận xét.
* Chuẩn bị cho hoạt động tiếp theo :
_ Hoạt động 3: “ 30 – 4, ngày lịch sử đáng nhớ. ”.
Chuẩn bị : 	_ Tư liệu về giá trị lịch sử và ý nghĩa quốc tế của ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam.
	_ Viết cảm nghĩ về ngày 30 – 4 
	_ Các tiết mục văn nghệ để xây dựng thành một chương trình biểu diễn. 
Chủ điểm tháng 4 HÒA BÌNH VÀ HỮU NGHỊ 
Hoạt động 3
30 – 4, NGÀY LỊCH SỬ ĐÁNG NHỚ 
Tuần 29	
A/ Yêu cầu giáo dục :
Giúp HS :
_ Nhận thức được giá trị lịch sử và ý nghĩa quốc tế của ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
_ Rèn luyện các kỹ năng tổ chức và điều khiển các hoạt động tập thể.
_ Tự hào, phấn khởi, tích cực tham gia các hoạt động kỷ niệm ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước. 
B/ Nội dung và hình thức hoạt động :
1/ Nội dung :
_ Giá trị lịch sử và ý nghĩa quốc tế của ngày 30 – 4 
_ Những diễn biến chính của chiến dịch Hồ Chí Minh dẫn đến ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam 30 – 4 – 1975.
2/ Hình thức hoạt động :
	_ Phát biểu cảm tưởng, nêu những nhận thức của bản thân về ngày 30 – 4.
	_ Biểu diễn văn nghệ.
C/ Chuẩn bị hoạt động :
1/ Về phương tiện hoạt động : 
	_ Chuẩn bị các tư liệu, tài liệu, tranh ảnh . . . nói về giá trị lịch sử và ý nghĩa quốc tế của ngày giải 	phóng hoàn toàn miền Nam 30 – 4. 
	_ Viết cảm nghĩ của mình về ngày 30 – 4 
_ Các tiết mục văn nghệ để xây dựng thành một chương trình biểu diễn. 
2/ Về tổ chức :
a/ Giáo Viên chủ nhiệm :
_ Phát động toàn lớp viết cảm nghĩ của mình về ngày 30 – 4 trên cơ sở các tài liệu mà các em thu thập được.
b/ Học sinh :
_ Mỗi HS có nhiệm vụ sưu tầm tư liệu theo gợi ý của GV. Sau đó tập hợp lại cho cán bộ lớp để chuẩn bị cho việc sắp xếp, lựa chọn tư liệu phù hợp với hoạt động.
_ Cán bộ lớp thảo luận về kế hoạch và chương trình tổ chức hoạt động.
_ Phân công người điều khiển và trang trí lớp, cử ban giám khảo .
_ Chuẩn bị vài tiết mục văn nghệ.
D/ Tiến hành hoạt động :
Hoạt động mở đầu :
_ Hát tập thể : Chọn bài hát có lên quan đến chủ điểm.
	_ Người điều khiển tuyên bố lý do, chương trình hoạt động.
	_ Giới thiệu đại biểu (nếu có)
	_ Giới thiệu chương trình hoạt động và cách tiến hành hoạt động.
 Hoạt động 1 : Ôn lại lịch sử ngày 30 – 4 
_ Người điều khiển mời một đại diện cán bộ lớp nêu vắn tắt diễn biến lịch sử ngày 30–4. Có thể dùng bản đồ trình bày diễn biến của ngày lịch sử đó.
_ Học sinh tham gia phát biểu ý kiến : có thể sử dụng tư liệu đã sưu tầm được, hoặc trình bày cảm tưởng của mình. Ít nhất mỗi tổ phải có một học sinh lên trình bày. Sau đó có thể mời thêm các bạn cùng tham gia ý kiến.
Hoạt động 2 : Biểu diễn văn nghệ
_ Người điều khiển lần lượt mời từng tiết mục văn nghệ đã được sắp xếp sẳn và đã được xếp thành chương trình lên biểu diễn. 
_ Sau cùng toàn lớp hát bài : “Như có Bác Hồ trong ngày vui đại thằng” 
_ Người điều khiển nhận xét chung về hoạt động
	_ Đại diện cán bộ lớp trình bày kết quả sưu tầm của các bạn.
E/ Kết thúc hoạt động :
_ Người điều khiển đánh giá kết quả hoạt động.
_ GVCN nhận xét.
* Chuẩn bị cho hoạt động tiếp theo :
_ Hoạt động 4: “ Hội vui học tập. ”.
Chuẩn bị : 	
_ Hệ thống câu hỏi ôn tập của một vài môn học do lớp lựa chọn ( dạng trắc nghiệm, dạng điền tiếp nội dung, dạng lựa chọn, dạng đố vui.) 
_ Nêu phương pháp học tập ở nhà, nguyên nhân học yếu ở một số môn, tổ chức ôn tập thi HKII ở lớp, kinh nghiệm học tập đạt kết quả tốt. 
Chủ điểm tháng 4 HÒA BÌNH VÀ HỮU NGHỊ 
Hoạt động 4
HỘI VUI HỌC TẬP 
Tuần 30	
A/ Yêu cầu giáo dục :
Giúp HS :
_ Nâng cao tinh thần trách nhiệm học tập; củng cố kiến thức các môn đã học để giành kết quả cao nhất cho kỳ thi cuối năm.
_ Có phương pháp học tập thích hợp, có kỹ năng huy động các kiến thức đã học cho các hoạt động tập thể. 
_ Có động cơ đúng đắn, có thái độ tích cực, chăm chỉ trong học tập và rèn luyện. 
B/ Nội dung và hình thức hoạt động :
1/ Nội dung :
_ Kiến thức các môn học, đặc biệt là phần nội dung chuẩn bị cho kỳ thi cuối năm học.
_ Những kiến thức liên hệ đến thực tế, phục vụ cho việc củng cố bài học vững chắc hơn 
2/ Hình thức hoạt động :
	_ Thi tiếp sức đồng đội bằng cách trả lời lời các câu hỏi 
	_ Vui văn nghệ.
C/ Chuẩn bị hoạt động :
1/ Về phương tiện hoạt động : 
	_ Hệ thống các câu hỏi ôn tập của một vài môn học do lớp lựa chọn . 
	_ Một số câu hỏi phục vụ cho hoạt động.
	_ Các tài liệu tham khảo có liên quan đến các môn học để ôn tập.
	_ Các tiết mục văn nghệ để xây dựng thành một chương trình biểu diễn. 
2/ Về tổ chức :
a/ Giáo Viên chủ nhiệm :
_ Trao đổi với cán bộ lớp để lựa chọn một vài môn học làm nội dung cho Hội vui học tập.
_ Yêu cầu HS ôn tập theo nội dung chương trình mà giáo viên bộ môn đã thông báo.
_ Giao cho cán bộ lớp thiết kế chương trình Hội vui học tập.
b/ Học sinh :
_ Từng tổ cùng nhau ôn tập theo những nội dung mà giáo viên đã hội ý. 
_ Cán bộ lớp thảo luận và thống nhất chương trình họat động.
_ Cử người điều khiển chương trình, cử ban giám khảo. 
D/ Tiến hành hoạt động :
Hoạt động mở đầu :
_ Hát tập thể : Chọn bài hát có lên quan đến chủ điểm.
	_ Người điều khiển tuyên bố lý do, chương trình hoạt động.
	_ Giới thiệu đại biểu (nếu có)
	_ Giới thiệu chương trình hoạt động và cách tiến hành hoạt động.
 Hoạt động 1 : Vui học trả lời câu hỏi. 
_ Ban giám khảo nêu cách thức tham gia và biểu điểm chấm. Sau đó mời các bạn xung phong nhận câu hỏi và trả lời.
_ Các tổ lần lượt được mời tham gia. Ban gím khảo đánh giá điểm số cho từng tổ.
Hoạt động 2 : Biểu diễn văn nghệ
_ Người điều khiển lần lượt mời từng tiết mục văn nghệ đã được sắp xếp sẳn và đã được xếp thành chương trình lên biểu diễn xen kẻ với phần trả lời câu hỏi. 
_ Người điều khiển nhận xét chung về hoạt động
E/ Kết thúc hoạt động :
_ Người điều khiển đánh giá kết quả hoạt động.
_ GVCN nhận xét.
* Chuẩn bị cho hoạt động tiếp theo :
	Chủ điểm tháng 5 : “Bác Hồ kính yêu” 
_ Hoạt động 1: “ Bác Hồ với thiếu nhi. ”.
Chuẩn bị : 	
_ Một số thư Bác Hồ gởi cho các cháu thiếu nhi
_ tìm hiểu các tư liệu nói về công lao to lớn của Bác Hồ với dân tộc và tnhf cảm thân thiết của Bác dành cho thiếu nhi
_ Nêu trách nhiệm của người học sinh phải làm gì để đền đáp công ơn của Bác. 

Tài liệu đính kèm:

  • docthang 4.doc