Giáo án Hoạt động ngoài giờ lên lớp 8 - Chủ điểm tháng 12: Uống nước nhớ nguồn - Trường THCS Cát Thành

Giáo án Hoạt động ngoài giờ lên lớp 8 - Chủ điểm tháng 12: Uống nước nhớ nguồn - Trường THCS Cát Thành

Chủ điểm tháng 12: UỐNG NƯỚC NHỚ NGUỒN

Hoạt động: 1&2 : Truyền thống cách mạng của quê hương em & hát về quê hương, đất nước.

I-YÊU CẦU GIÁO DỤC:

Giúp học sinh:

- Hiểu rõ truyền thống cách mạng của quê hương và ý nghĩa của truyền thống đó đối với sự phát triển của quê hương, gia đình và bản thân.

- Tự hào về quê hương, biết ơn các thế hệ cha anh đã hi sinh xương máu để bảo vệ và xây dựng quê hương.

- Tự giác học tập tốt, rèn luyện tốt, tích cực tham gia các phong trào hoạt động của địa phương, góp phần bảo vệ và phát huy truyền thống cách mạng của địa phương.

- Biết hát và biết thưởng thức các bì hát, bài thơ ca ngợi quê hương, đất nước.

- Có tinh thần yêu thích văn nghệ, yêu quê hương đất nước, phát triển tình cảm thẩm mĩ.

 

doc 6 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 1220Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hoạt động ngoài giờ lên lớp 8 - Chủ điểm tháng 12: Uống nước nhớ nguồn - Trường THCS Cát Thành", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chủ điểm tháng 12:
UỐNG NƯỚC NHỚ NGUỒN
Các hoạt động của chủ điểm:
1.Truyền thống cách mạng của quê hương em & hát về 
 quê hương, đất nước.
2.Giao lưu với cựu chiến binh & hội vui học tập.
Ngày soạn: 1/ 12/ 2010
Ngày dạy: / 12/ 2010
Chủ điểm tháng 12: UỐNG NƯỚC NHỚ NGUỒN
Hoạt động: 1&2 : Truyền thống cách mạng của quê hương em & hát về quê hương, đất nước.
I-YÊU CẦU GIÁO DỤC:
Giúp học sinh:
- Hiểu rõ truyền thống cách mạng của quê hương và ý nghĩa của truyền thống đó đối với sự phát triển của quê hương, gia đình và bản thân.
- Tự hào về quê hương, biết ơn các thế hệ cha anh đã hi sinh xương máu để bảo vệ và xây dựng quê hương.
- Tự giác học tập tốt, rèn luyện tốt, tích cực tham gia các phong trào hoạt động của địa phương, góp phần bảo vệ và phát huy truyền thống cách mạng của địa phương.
- Biết hát và biết thưởng thức các bì hát, bài thơ ca ngợi quê hương, đất nước...
- Có tinh thần yêu thích văn nghệ, yêu quê hương đất nước, phát triển tình cảm thẩm mĩ.
II-NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC HOẠT ĐỘNG: 
1-Nội dung:
- Các phong trào cách mạng của địa phương trong chiến đấu chống ngoại xâm và trong lao động xây dựng dựng đất nước.
- Các bài hát, bài thơ, truyện kể về quê hương.
- Ca ngợi quê hương, đất nước.
- Ca ngợi Đảng, Bác Hồ và quân đội anh hùng.
- Ca ngợi các anh hùng, liệt sĩ , các mẹ Việt Nam anh hùng.	
2-Hình thức , phương pháp hoạt động:
a. Hình thức :
- Baó cáo kết quả sưu tầm, trao đổi, thảo luận.
- Văn nghệ.	
- Thi hát cá nhân.
- Thi trả lời các câu đố vui, câu hỏi,...
- Thi hát giữa các tổ.	
b. Phương pháp : thảo luận &Văn nghệ.	
III- CHUẨN BỊ HOẠT ĐỘNG:
1-Phương tiện hoạt động:
- Các bài hát, bài thơ, câu chuyện về quê hương đất nước.
- Một số câu đố vui, câu hỏi về quê hương, đất nước.
- Một số nhạc cụ cần thiết (nếu có).
- Phần thưởng.
- Tư liệu sưu tầm về truyền thống cách mạng của quê hương.
- Các bài hát, bài thơ, truyện kể cangợi quê hương.
- Một số câu hỏi về truyện thống cách mạng của quê hương.
2-Về tổ chức:
a. GVCN : 
- Phổ biến cho cả lớp về yêu cầu, nội dung, hình thức hoạt động.
- GVCN cùng cán bộ lớp thống nhất chương trình hoạt động.
- Mỗi tổ chọn 6 thành viên dự thi cho 3 nội dung (mỗi nội dung hai thành viên) đã nêu trên và chuẩn bị 1 câu đố vui dành cho kháng giả. Mọi thành viên khác đều tim 2hiểu, ôn luyện để sẵn sàng xung phong tham gia.
- Phân công người dẫn chương trình, dự kiến ban giám khảo, mời đại biểu, chuẩn bị phần thưởng.
- GVCN nêu yêu cầu và nội dung hïoạt động trước lớp:
 + Phân công cho từng tổ tìm hiểu truyền thống của quê hương thuộc một giai đoạn lịch sử cụ thể:
* Trong cách mạng tháng 8.
* Trong chiến tranh chống Pháp.
* Trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
* Trong hòa bình xây dựng hiện nay v.v...
 + Thống nhất chương trình hoạt động.
b. Nhiệm vụ của HS:
+ Phân công người điều khiển chương trình.
+ Từng tổ phân công người trình bày kết quả tìm hiểu của tổ mình.
+ Phân công người trang trí lớp kẻ tiêu đề, kê bàn ghế...).
+ Chuẩn bị các tiết mục văn nghệ.
+ Cử người mời đại biểu.	
IV- TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG: 
Người thực hiện
Nội dung
TL
Cả tập thể
Người điều khiển
Người điều khiển
Người điều khiển
Đại diện cựu chiến binh địa phương
Các tổ
Người điều khiển
Các tổ
BGK
Người điều khiển
Các tổ
BGK
BGK
GVCN
Người điều khiển
Mở đầu
- Hát một bài hát tập thể.
- Tuyên bố lí do: Để có độc lập, tự do, hòa bình như ngày hôm nay, dân tộc ta đã trải qua nhiều cuộc kháng chiến chống ngoại xâm. Trong các cuộc kháng chiến đó, dân tộc ta đã dành được những chiến công vang dội, có biết bao anh hùng liệt sĩ đã ngã xuống, hy sinh tuổi thanh xuân của mình, có biết bao bà mẹ tiễn con ra trận mà không thấy con trở về, có biết bao người thương binh đã để lại một phần máu thịt của mình nơi chiến trường... Những chiến công như vậy, những con người ưu tú đó có ở khắp mọi miền Tổ quốc và có ở địa phương chúng ta. Hôm nay, trong buổi sinh hoạt lớp này, chúng ta sẽ ôn lại truyền thống cách mạng quê hương, kể lại cho nhau nghe về những con người cao cả đó qua báo cáo kết quả tìm hiểu của các tổ.
Những chiến công thầm lặng, những hi sinh cao cả của anh hùng liệt sĩ, những đóng góp to lớn của các Bà mẹ Việt Nam anh hùng, thương binh trong chiến tranh, những đóng góp của nhiều tầng lớp nhân dân trong thời bình đã làm cho đất nước ta được hòa bình, độc lập, phát triển như ngày hôm nay. Đã có rất nhiều bài hát, bài thơ, truyện kể... được viết ra để ca ngợi quê hương, đất nước, những con người làm nên lịch sử. Trong tiết hoạt động của chúng ta hôm nay, cá tổ dịp hát, đọc thơ, kể chuyện từ trái tim mình để thể hiện tình cảm “ăn quả nhớ người trồng cây”, “uống nước nhớ nguồn” của mình đối với quê hương, đất nước mình, đối với những người đã hi sinh vì Tổ Quốc...
- Giới thiệu khách mời.
- Giới thiệu chương trình hoạt động.
Hoạt động 1:
Tìm hiểu truyền thống cách mạng
Mời đại diện các tổ lên trình bày.
Các tổ các nhóm trình bày kết quả tìm hiểu truyền thống cách mạng của tổ mình.
Hoạt động 2:
Phát biểu của đại diện cựu chiến binh địa phương
- Mời đại diện cựu chiến binh địa phương lên phát biểu về truyền thống cách mạng của quê hương, về xây dựng quê hương trong điều kiện hiện nay, về trách nhiệm của học sinh hiện nay là học tập, rèn luyện sau này xây dựng quê hương.
 -Lên phát biểu.
- Tặng hoa cho người nói chuyện.
Hoạt động 3:
Thi văn nghệ của các tổ
- Nêu thể lệ cuộc thi, tiêu chuẩn đánh giá các tiết mục dự thi (về nội dung, chất lượng thực hiện, tình sáng tạo, phong cách thể hiện, trang phục...)
- Thực hiện 3 tiết mục của tổ mình.
- Nhận xét cho điểm công khai.
Hoạt động 4:
Đố vui
- Chia hai đội lên thi mỗi đội 5 thành viên hát các bài hát có từ “bộ đội”, “thương binh” “đất nước”.Đội nào hát được nhiều bài hơn thì thắng.
- Tiến hành cuộc thi
- Nhận xét và cho điểm công khai.
Hoạt động 5:
Kết thúc
- Công bố kết quả và phát thưởng.
- Nhận xét chung về kết quả và sự chuẩn bị của học sinh
- Cảm ơn sự giúp đỡ và tham gia của thầy cô.
 5’
10’
10’
5’
10’
 5’
VI- RÚT KINH NGHIỆM,BỔ SUNG :
V/ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG:
Nhận xét chung của em về hai hoạt động đã tham gia:
 Rất bổ ích, lý thú	 Khá bổ ích	 Không bổ ích
Em cảm thấy hứng thú hơn với hoạt động nào? 
Bầu cán bộ lớp Thảo luận về nhiệm vụ của học sinh
 Vì sao em thấy hứng thú?.........................................................................................................
.....................................................................................................................................................
Ý kiến khác:................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docChu diem thang 12.doc