Giáo án Hoạt động ngoài giờ lên lớp 8 - Chủ điểm tháng 10: Chăm ngoan học giỏi - Trường THCS Phước Mỹ Trung

Giáo án Hoạt động ngoài giờ lên lớp 8 - Chủ điểm tháng 10: Chăm ngoan học giỏi - Trường THCS Phước Mỹ Trung

Chủ điểm tháng 10

 CHĂM NGOAN HỌC GIỎI

I.Mục tiêu giáo dục:

 - Hiểu được tầm quan trọng của việc học tập là để trở thành người công dân có kiến thức nhằm phục vụ tốt cho xã hội.

 - Giúp học sinh có ý chí vươn lên để các em đạt được mục đích đã đề ra và có thái độ học tập đúng đắn.

 - Rèn luyện kỹ năng điều khiển, tự quản hoạt động học tập và kỹ năng trình bày, trao đổi ý kiến trước tập thể.

II.Hoạt dộng của chủ điểm:

 - Hoạt động 1: Làm thế nào để học tốt

 - Hoạt động 2: Lễ giao ước thi đua.

doc 6 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 1260Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hoạt động ngoài giờ lên lớp 8 - Chủ điểm tháng 10: Chăm ngoan học giỏi - Trường THCS Phước Mỹ Trung", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chủ điểm tháng 10
 CHĂM NGOAN HỌC GIỎI
I.Mục tiêu giáo dục:
 - Hiểu được tầm quan trọng của việc học tập là để trở thành người công dân có kiến thức nhằm phục vụ tốt cho xã hội.
 - Giúp học sinh có ý chí vươn lên để các em đạt được mục đích đã đề ra và có thái độ học tập đúng đắn.
 - Rèn luyện kỹ năng điều khiển, tự quản hoạt động học tập và kỹ năng trình bày, trao đổi ý kiến trước tập thể.
II.Hoạt dộng của chủ điểm:
 - Hoạt động 1: Làm thế nào để học tốt
 - Hoạt động 2: Lễ giao ước thi đua.Ngày soạn:
Ngày thực hiện:
HOẠT ĐỘNG 1
 LÀM THẾ NÀO ĐỂ HỌC TỐT?
***********
I. Yêu cầu giáo dục: Giúp HS :
	- Hiểu ý nghĩa lời Bác dạy, hiểu các kinh nghiệm và phương pháp khoa học để đạt kết quả tốt như Bác mong muốn.
	- Khiêm tốn học hỏi, có thái độ tích cực.
	- Rèn luyện và thực hành các phương pháp học tập, cùng giúp đỡ nhau học tốt.
II. Nội dung và hình thức hoạt động :
	1. Nội dung: 
	- Nội dung và ý nghĩa của việc “học tập tốt”.
	- Các kinh nghiệm để học tốt các môn học.
	- Các phương pháp cụ thể giúp học tốt các môn học.
	2. Hình thức họat động :
	Trao đổi và thảo luận chủ đề “Làm thế nào để học tập tốt”.
III. Chuẩn bị hoạt động:
1. Phương tiện hoạt động:
- Ghi sẵn các câu hỏi trắc nghiệm và câu hỏi thảo luận.
- Giấy khổ lớn và viết.
- Phần thưởng, bong bóng.
2. Tổ chức :
- Thống nhất nội dung với học sinh, yêu cầu hình thức hoạt động.
- Yêu cầu mỗi học sinh đều chuẩn bị báo cáo về kinh nghiệm và phương pháp học tập.
- Phân công:
 + Điều khiển chương trình:
 + Điều khiển văn nghệ:..
 + Ban giám khảo:
 + Trang trí lớp:
 + Sắp xếp bàn ghế:.
IV. Tiến trình hoạt động:
 1.Hoạt động mở đầu (5’)
 - Hát bài hát tập thể: “Buổi họp mặt”.
 - Tuyên bố lý do: Trong học tập, yếu tố quan trọng là phải có phương pháp học tập đúng đắn thì mới đạt kết quả cao. Trong chúng ta mỗi người có phương pháp học tập riêng của mình. Mỗi người chúng ta ai cũng muốn học tốt nhưng không phải ai cũng làm được. Như vậy, muốn học tốt phải làm như thế nào? Đó là lí do của buổi sinh hoạt ngày hôm nay. 
 - Giới thiệu đại biểu.
 - Giới thiệu thành phần ban giám khảo và thư kí.
 - Hát bài hát tập thể “Lớp chúng mình”.
2. Hoạt động 1: ( 15’) 
- Câu hỏi quyết đoán
	- Người điều khiển chương trình nêu thể lệ chọn câu đúng nhất.
	- Sau đó, đọc câu hỏi cho cả lớp suy nghĩ 15 giây. Xong các tổ lần lượt giơ tay trả lời 
	 Câu 1: Môn toán: (5 điểm)
	 Tổng số đo các góc của hình lục giác bằng:
 a. 180o c. 540o b. 360o d. 720o
	 Câu 2: Môn văn: (5 điểm)
 Tác giả bài “Bài ca nhà tranh bị gió thu phá” là ai?
	 a. Nguyễn Trãi c. Trần Quang Khải
	 b. Lý Bạch d. Đỗ Phủ
	 Câu 3: Môn Anh văn (5 điểm)
	 Nam enjoys ..football
 a. to play b. playing c. plays
 Câu 4: Môn Lịch sử: (5 điểm)
 Ngô Quyền lên ngôi hoàng đế vào năm nào?
	 a. 938 c. 937	 b. 939 d. 940
3.. Hoạt động 2: ( 10’) Hái hoa dân chủ.
	Người điều khiển chương trình nêu thể lệ, mỗi tổ đại diện 1 bạn lên bốc thăm trả lời theo yêu cầu câu hỏi. Suy nghĩ 30 giây trả lời nếu đúng đạt (10 điểm). Nếu sau 30 giây trả lời không được đội khác bổ sung trong vòng 30 giây nếu đúng đạt (5 điểm).
	 Câu 1: Môn toán: Tính nhanh.
	 722 + 2.72.28 + 282 = (72 + 28)2 = 10.000
	 Câu 2: Môn văn.
 Đọc bài thơ “Qua đèo ngang” và cho biết tác giả?
	 Câu 3: Môn Anh văn:
 Hãy tự giới thiệu tên của mình bằng tiếng Anh?
 Câu 4: Môn Địa lí:
 Diện tích của châu Á là bao nhiêu?
 -> Diện tích Châu Á là 44,4 triệu km2
4. Hoạt động 3: Câu hỏi thảo luận (10’)
	 1. Làm thế nào để học tốt môn toán?
	 2. Làm thế nào để học tốt môn văn?
	 3. Theo bạn như thế nào là học tốt?
	 4. Để học tốt môn ngoại ngữ ta phải làm gì?
	- Ban giám khảo cho điểm, thư kí ghi điểm kết quả cuộc thi. Xong thư kí tiếp tục tổng kết số điểm và xếp hạng.
	- Người điều khiển chương trình công bố kết quả của từng tổ.
	- Trong thời gian chờ đợi thư kí làm việc mời 1 bạn lên hát, văn nghệ. 
V. Kết thúc hoạt động : 
	1. Nhận xét:
	 Mời giáo viên lên nhận xét và đánh giá kết quả.
	2. Dặn dò: Chuẩn bị tuần sau hoạt động “Lễ giao ước thi đua”
VI.Đánh giá kết quả hoạt động:
 T: .. K:.. TB:.
* Rút kinh nghiệm: --------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Ngày soạn:.
Ngày thực hiện:..
 HOẠT ĐỘNG 2
LỄ GIAO ƯỚC THI ĐUA
 Hoạt động giáo dục “Giá trị yêu thương”
	 	*********
I. Yêu cầu giáo dục: Giúp HS :
 - Giúp học sinh nhận thức, hiểu lời dạy của Bác, nội dung và ý nghĩa của việc giao ước thi đua
 - Có ý thức thi đua lành mạnh, có thái độ, động cơ học tập tốt.
 - Đoàn kết, yêu thương giúp đỡ nhau cùng học tập, rèn luyện, biết thực hành phương pháp học tập tích cực.
II. Nội dung và hình thức hoạt động :
	1. Nội dung: 
	- Những lời Bác dạy về học tập, rèn luyện.
	- Các chỉ tiêu về học tập, rèn luyện đạo đức của lớp.
	- Các biện pháp để thực hiện giao ước thi đua.
	2. Hình thức họat động :
	- Các tổ cá nhân giao ước thi đua.
	- Thảo luận về các chỉ tiêu và biện pháp thực hiện.
	- Tổ chức văn nghệ.
III. Chuẩn bị hoạt động:
 1. Phương tiện hoạt động:
 - Thư bác Hồ gửi học sinh năm 1945 và 1968.
 - Các bản đăng kí giao ước thi đua (của cá nhân, tổ, lớp) với nội dung, chỉ tiêu, biện pháp cụ thể.
 - Phương tiện trang trí: giấy, bút, phấn màu, chậu hoa.
 2. Tổ chức :
 - Giáo viên chủ nhiệm nêu nội dung, yêu cầu và kế hoạch tổ chức hoạt động “Lễ giao ước thi đua” cho cả lớp.
- Phân công, giúp đỡ cán bộlớp và học sinh chuẩn bị các công việc cụ thể cho hoạt động như:
 + Xây dựng các nội dung thi đua và chỉ tiêu phấn đấu.
 + Xây dựng chuẩn và thang đánh giá.
- Cử người điều khiển chương trình, người phụ trách văn nghệ.
- Cử người trang trí kẻ tiêu đề, thư kí ghi biên bản.
IV. Tiến trình hoạt động:
 1. Hoạt động mở đầu (5’)
 - Hát bài hát tập thể: “Bốn phương trời”.
	- Tuyên bố lý do: 
	- Giới thiệu đại biểu, thư kí.
	- Giới thiệu chương trình gồm có:
	 + Giao ước thi đua (10’)
	 + Thảo luận (20’)
 + Chương trình văn nghệ (5’)
2. Hoạt động 1: Người điều khiển chương trình nêu thể lệ giao ước thi đua và lần lược mời các tổ trưởng thay mặt tổ lên giao ước thi đua.
 - Thể lệ: Các tổ lập biên bản giao ước thi đua của tổ có chữ kí của các tổ viên. Tổ trưởng ghi lên giao ước thi đua cần nêu rõ nội dung, các biện pháp thực hiện và kí giao ước thi đua với lớp.
	- Tổ trưởng giao ước thi đua xong có thể mời tổ viên của tổ mình lên giao ước thi đua cá nhân.
	- Sau khi các tổ trưởng giao ước thi đua xong người điều khiển chương trình mời lớp trưởng lên trình bày tóm tắt “chương trình thi đua của lớp” gồm các chỉ tiêu cụ thể về học tập, rèn luyện đạo đức và đề xuất một số biện pháp thực hiện.
	* Về học tập:
	- Chỉ tiêu phấn đấu:
Giỏi
Khá
Trung bình
yếu
kém
25%
40%
30,5%
4%
0,5%
	- Biện pháp thực hiện:
	 + Mỗi học sinh tự phấn đấu học tập là chủ yếu.
	 + Cán sự bộ môn hỗ trợ giúp đỡ những học sinh yếu, kém.
	 + Học nhóm, học tổ, học kèm.
	* Về rèn luyện đạo đức:
	- Chỉ tiêu phấn đấu:
Tốt
Khá
Trung bình
yếu
95,5%
4%
0,5%
0%
	- Biện pháp thực hiện: 
	 Thực hiện tốt 5 điều bác Hồ dạy, biết tôn trọng ông bà, cha ẹ, thầy cô và bạn bè, biết vâng lời ông bà, cha mẹ, thầy cô.
3. Hoạt động 2: Thảo luận ( 20’) 
	- Thảo luận về các chỉ tiêu phấn đấu của lớp và các biện pháp thực hiện về biện pháp học tập và rèn luyện đạo đức.
	- Hình thức: Người điều khiển lần lược nêu các chỉ tiêu phấn đấu của lớp và biện pháp thực hiện để lớp thảo luận.
	- Cả lớp phát biểu ý kiến thảo luận từng chỉ tiêu, từng biện pháp cụ thể và lấy biểu quyết thể hiện sự nhất trí của tập thể lớp.
	- Thông qua chương trình hành động thi đua của lớp.
4. Hoạt động 3: (5’)Chương trình văn nghệ.
	-Hát bài hát tập thể về truyền thống lớp.
	- Người điều khiển chương trình gọi đại diện lên biểu diễn văn nghệ - Kể chuyện
 -“ Bác Hồ thăm người nghèo”
 - Hs kể và sau đó hỏi và rút ra giá trị sống.
5..Hoạt động 4: Chia Hs làm 2 đội :
 -Liệt kê các biểu hiện yêu thương và không yêu thương.
 -Nêu các biểu hiện tích cực và tiêu cực hiện nay trong lứa tuổi của các em.
6.Hoạt động 5:Giải quyết vấn đề
 -Đưa ra tình huống ( GV kể một đoạn và Hs tiếp đoạn sau)
 -Hs sắm vai diễn tiếp câu chuyện
 -Nêu ý nghĩa câu chuyện và rút ra giá trị sống và kỹ năng sống
 -Nêu cảm nhận, ý kiến Hs 
V. Kết thúc hoạt động : (5’)
1. Nhận xét:
 - Người điều khiển chương trình nhận xét tiết sinh hoạt về ưu, khuyết điểm.
 - GVCN: Giáo viên chủ nhiệm nhận xét thái độ của học sinh khi tham gia và đồng thời nhắc nhở Hs phải biết yêu thương giúp đỡ bạn bè trong học tập.
 2/ Dặn dò: 
 Chuẩn bị chủ điểm tháng 11 “ Tôn sư trọng đạo”
I.Đánh giá kết quả hoạt động:
 T: .. K:.. TB:.
* Rút kinh nghiệm: --------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docGDNGLL8 thang 10.doc