Chủ điểm tháng 9 : TRUYỀN THỐNG NHÀ TRƯỜNG
HOẠT ĐỘNG I
BẦU CÁN BỘ LỚP
I. Yêu cầu giáo dục: Giúp HS :
- Hiểu được vai trò quan trọng của cán bộ lớp trong quá trình học tập và rèn luỵên của lớp
- Có kỹ năng giao tiếp thể hiện sự tôn trọng, phục tùng và ủng hộ cán bộ lớp hoạt động.
- Có ý thức, trách nhiệm trong việc lựa chọn những cán bộ lớp có năng lực , lòng nhiệt tình và tinh thần trách nhiệm.
II. Nội dung và hình thức hoạt động :
1. Nội dung:
- Báo cáo tổng kết hoạt động của đội ngũ cán bộ lớp sau 1 năm học.
-Bầu đội ngũ cán bộ lớp mới (lớp trưởng, lớp phó, các tổ trưởng, tổ phó, cán sự bộ môn)
2. Hình thức họat động :
- Nghe báo cáo và thảo luận.
- Bỏ phiếu bầu hoặc lấy biểu quyết (giơ tay).
Tuần Tiết Chủ điểm tháng 9 : TRUYỀN THỐNG NHÀ TRƯỜNG HOẠT ĐỘNG I BẦU CÁN BỘ LỚP ******** I. Yêu cầu giáo dục: Giúp HS : - Hiểu được vai trò quan trọng của cán bộ lớp trong quá trình học tập và rèn luỵên của lớp - Có kỹ năng giao tiếp thể hiện sự tôn trọng, phục tùng và ủng hộ cán bộ lớp hoạt động. - Có ý thức, trách nhiệm trong việc lựa chọn những cán bộ lớp có năng lực , lòng nhiệt tình và tinh thần trách nhiệm. II. Nội dung và hình thức hoạt động : 1. Nội dung: - Báo cáo tổng kết hoạt động của đội ngũ cán bộ lớp sau 1 năm học. -Bầu đội ngũ cán bộ lớp mới (lớp trưởng, lớp phó, các tổ trưởng, tổ phó, cán sự bộ môn) 2. Hình thức họat động : - Nghe báo cáo và thảo luận. - Bỏ phiếu bầu hoặc lấy biểu quyết (giơ tay). III. Chuẩn bị hoạt động: 1. Phương tiện hoạt động: - Bản báo cáo kết quả hoạt động của cán bộ lớp năm vừa qua. - Phiếu bầu (nếu có) - Thùng đựng phiếu bầu - Phấn, viết - Một vài tiết mục văn nghệ, trò chơi. - Thể lệ bỏ phiếu, quy định của người trúng cử. 2. Tổ chức : - GVCN: họp với cán bộ lớp để xây dựng báo cáo về kết quả hoạt động của năm học trước, dự kiến tiêu chuẩn cán bộ lớp và thống nhất chương trình hoạt động. - Phân công : Lớp trưởng báo cáo kết quả h. động của cán bộ lớp năm học trước. + Phân công thư ký (Ghi nhận kết quả). + Chuẩn bị thùng phiếu và phiếu bầu. + Dự kiến ban kiểm phiếu và trưởng ban kiểm phiếu. + Phân công tổ, nhóm vệ sinh, trang trí lớp. + Phân công người mời đại biểu. IV. Tiến trình hoạt động: 1. Phần mở đầu (5’) - Hát tập thể “Họp mặt” - Tuyên bố lý do của buổi hoạt động. - Giới thiệu đại biểu, thư ký, ban kiểm phiếu. - Giới thiệu chương trình theo trình tự. 2. Phần hoạt động : a. Hoạt động 1: (15’) - Lớp trưởng báo cáo kết quả hoạt động của đội ngũ cán bộ lớp cũ. - Cả lớp thảo luận góp ý về những mặt làm được và những tồn tại trong năm qua -Người điều khiển chương trình bắt giọng hát tập thể“Mùa thu ngày khai trường” b. Hoạt động 2: (20’) - Bầu cán bộ lớp mới. - Người điều khiển chương trình yêu cầu thảo luận để thống nhất tiêu chuẩn của một cán bộ lớp. - Các thành viên trong lớp dựa vào các tiêu chuẩn để chọn cán bộ lớp. - Thư ký ghi tên các bạn tự ứng cử (nếu có) và các bạn được đề bạt. - Người điều khiển phát phiếu hoặc biểu quyết. - Người điều khiển nêu thể lệ. - Ban kiểm phiếu công bố kết quả. - Thư ký ghi nhận kết quả lên bảng. - Người điều khiển chương trình đọc danh sách các bạn trúng cử, chức vụ. - Lớp trưởng mới thay mặt cán bộ lớp lên phát biểu ý kiến và hứa hẹn với lớp. - GVCN phát biểu ý kiến, chúc mừng đội ngũ cán bộ lớp mới. V. Kết thúc hoạt động : (5’) - Người điều khiển chương trình nhận xét chung và cám ơn đại biểu đến dự. 1/ Nhận xét : Người điều khiển chương trình mời GVCN lên nhận xét và đánh giá buổi sinh hoạt. 2/ Dặn dò: Các em về nhà chuẩn bị hoạt động 2 “Tôi là học sinh lớp 8” Chủ điểm tháng 9 : TRUYỀN THỐNG NHÀ TRƯỜNG Tuần Tiết HOẠT ĐỘNG II TÔI LÀ HỌC SINH LỚP TÁM I. Yêu cầu giáo dục: Giúp HS : - Hiểu vị trí, nhiệm vụ quan trọng của mình trong năm học lớp tám. - Tự giác, quyết tâm cao trong học tập. - Biết giúp nhau thực hiện tốt nhiệm vụ năm học II. Nội dung và hình thức hoạt động : 1. Nội dung: - Xác định vị trí quan trọng của năm học lớp tám. - Những nhiệm vụ trong năm học này. - Những biện pháp thực hiện tốt nhiệm vụ năm học 2. Hình thức họat động : - Trao đổi thảo luận. - Văn nghệ xen kẽ kết hợp trò chơi. III. Chuẩn bị hoạt động: 1. Phương tiện hoạt động: - Bản nội quy và nhiệm vụ năm học của nhà trường. GVCN chuẩn bị cho mỗi tổ một bản tóm tắt nội quy và nhiệm vụ năm học. - Câu hỏi thảo luận. 1)Bạn có suy nghĩ gì khi mình là học sinh lớp 8? (vị trí, vai trò và trách nhiệm của người học sinh lớp 8) 2) Bạn thấy mình phải làm tốt những nhiệm vụ gì ở năm học này? Vì sao? 3) Để làm tốt những nhiệm vụ đó theo bạn phải có những biện pháp nào? (Chủ quan và khách quan). - Một số tiết mục văn nghệ, trò chơi 2. Tổ chức : - GVCN yêu cầu mỗi học sinh tự nghiên cứu trước nội quy và nhiệm vụ năm học, liên hệ thực tế của bản thân là học sinh lớp 8 phải rèn luyện và học tập như thế nào? - GVCN hội ý với cán bộ lớp để phân công chuẩn bị các công việc cụ thể cho hoạt động như sau: + Thống nhất chương trình thảo luận tổ, lớp, các tổ trình bày kết quả thảo luận. Giữa các hoạt động có xen các tiết mục văn nghệ hoặc trò chơi. + Phân công người điều khiển chương trình, các tổ chuẩn bị tiết mục văn nghệ. + Phân công trang trí bảng, sắp xếp bàn ghế, ban giám khảo, thư ký IV. Tiến trình hoạt động: 1. Phần mở đầu (5’) - Hát tập thể “Bốn phương trời” - Tuyên bố lý do: Đã qua 2 năm học của lớp cấp 2, với thành quả chúng ta đạt được trong năm qua, năm nay chúng ta bước sang lớp 8, là lớp tiền đề của năm học gần cuối cấp. Như vậy chúng ta là học sinh lớp 8 có những suy nghĩ gì? Cần phấn đấu như thế nào để đạt kết quả tốt, đây là lý do của buổi sinh hoạt ngày hôm nay. - Giới thiệu đại biểu. - Giới thiệu chương trình : gồm có 4 phần + Phần 1: Thảo luận theo tổ (5’) + Phần 2: Báo cáo kết quả thảo luận của tổ mình (5’) + Phần 3: Thảo luận nhóm (15’) + Phần 4: Làm việc cá nhân về biện pháp thực hiện nhiệm vụ năm học (10’) - Giới thiệu Ban giám khảo gồm có : . . . . . . . . . . . - Giới thiệu thư ký : . . . . . . . . . . . . 2. Phần hoạt động : (35’) a. Hoạt động 1: Thảo luận tổ ( 5’) - Người điều khiển chương trình phát cho mỗi tổ một tờ giấy để thảo luận và ghi lại kết quả của tổ để lên trình bày - Người điều khiển chương trình nêu câu hỏi 1 và 2. - Thư ký ghi 2 câu hỏi này lên bảng để cả lớp cùng thảo luận. - Người điều khiển chương trình chia cả lớp thành 4 tổ : Hai tổ thảo luận 1 câu hỏi. Sau đó mỗi tổ cử một đại diện lên trình bày kết quả thảo luận. - Các tổ thảo luận xong người điều khiển chương trình bắt giọng cho các bạn hát một bài hát tập thể. - Thư ký và Ban giám khảo làm việc (Cho điểm) b. Hoạt động 2: Báo cáo kết quả thảo luận của tổ ( 5’) - Người điều khiển chương trình mời các tổ lên báo cáo kết quả thảo luận của tổ. - Người điều khiển chương trình tổ chức trò chơi. c. Hoạt động 3: Thảo luận nhóm (15’) - Sau khi các tổ báo cáo xong người điều khiển chương trình yêu cầu cả lớp cùng trao đổi, biểu thị đồng tình hoặc bổ sung thêm ý kiến cho tổ bạn. - Thư ký ghi nhanh ý kiến bổ sung vào giấy và đánh dấu những ý trùng lặp, đưa cho người điều khiển chương trình - Cuối cùng người điều khiển chốt lại các ý kiến đã thống nhất và kết luận. - Người điều khiển chương trình bắt giọng cho các bạn hát một bài hát tập thể. d. Hoạt động 4 (10’) - Làm việc cá nhân về các biện pháp thực hiện nhiệm vụ năm học. Câu hỏi : Theo bạn để thực hiện tốt các nhiệm vụ của người học sinh lớp 8 cần phải có các biện pháp gì? - Người điều khiển chương trình cho các bạn đưa ra ý kiến của mình để rút ra biện pháp tối ưu. Sau đó người điều khiển chương trình tổng kết lại. - Tiết mục văn nghệ V. Kết thúc hoạt động : - GVCN phát biểu ý kiến và động viên cả lớp - Người điều khiển chương trình nhận xét kết quả hoạt động. 1/ Nhận xét : GVCN nêu khái quát vị trí, nhiệm vụ của năm học và động viên học sinh phấn đấu thực hiện tốt nhiệm vụ năm học. 2/ Dặn dò: Dặn dò: nội dung hoạt động tiếp theo: “Làm thế nào để học tốt” Tuần 3 Tiết 3 Chủ điểm tháng 9 TRUYỀN THỐNG NHÀ TRƯỜNG HOẠT ĐỘNG III PHÁT HUY TRUYỀN THỐNG CỦA LỚP, TRƯỜNG ******** I. Yêu cầu giáo dục: Giúp HS : - Hiểu truyền thống của lớp và của trường sau hai năm học tập và rèn luyện. - Biết trân trọng những truyền thống đó. - Biết xây dựng kế hoạch phấn đấu của cá nhân, của lớp để phát huy truyền thống tốt đẹp của trường, lớp. II. Nội dung và hình thức hoạt động : 1. Nội dung: - Những truyền thống của lớp, trường. -Kế hoạch và biện pháp của lớp, trường để phát huy truyền thống tốt đẹp của lớp, trường. - Văn nghệ về trường lớp. 2. Hình thức họat động : - Trả lời câu hỏi, thảo luận, tự liên hệ đánh giá và đề xuất các biện pháp. - Văn nghệ ca ngợi trường lớp. III. Chuẩn bị hoạt động: 1. Phương tiện hoạt động: -Một số câu hỏi thảo luận: Câu 1: Hãy nêu các truyền thống tốt đẹp của trường mà em biết? Câu 2: Nêu các truyền thống của lớp? Câu 3: Do đâu có được các truyền thống đó? Câu 4: Nêu tên những học sinh tiêu biểu đã góp nhiều công sức xây dựng truyền thống của lớp trường? (Học sinh giỏi tham gia tốt các phong trào của lớp trường) - Bảng phát huy truyền thống của trường, lớp, các nhân, tổ. - Một số tiết mục văn nghệ hoặc kể chuyện. - Phần thưởng, giấy, viết. 2. Tổ chức : - GVCN: họp phổ biến nội dung, hình thức hoạt động cho cả lớp. - Yêu cầu mỗi học sinh xây dựng một bảng kế hoạch cá nhân phấn đấu, rèn luyện, phát huy truyền thống tốt đẹp của trường, lớp. - Phân công người điều khiển chương trình, ban giám khảo, thư kí. - Chuẩn bị câu hỏi, đáp án . - Phân công người trang trí bảng, sắp xếp bàn ghế. IV. Tiến trình hoạt động: 1. Phần mở đầu (5’) - Hát tập thể “Mái trường mến yêu” - Tuyên bố lý do: Để phát huy truyền thống của nhà trường thì mỗi học sinh chúng ta cần phải rèn luyện về đạo đức kĩ luật và chấp hành tốt nội quy của nhà trường. Đó là lí do của buổi sinh hoạt ngày hôm ... c. Hoạt động 3. Thi trả lời nhanh (5’) - Người dẫn chương trình nêu câu hỏi, nhóm nào giơ tay trước sẽ được trả lời, trả lời đúng đạt 10 điểm. Nếu giơ tay mà trả lời sai hoặc trả lời không được bị trừ 5 điểm. CÂU HỎI 1/ Phong trào Đồng khởi được diễn ra tại đâu? (Mõ Cày – Bến Tre) 2/ Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước vào ngày, tháng, năm nào? (5/6/1911) V. Kết thúc hoạt động : (5’) BGK công bố kết quả. 1/ Nhận xét : - GVCN nhận xét hoạt động. 2/ Dặn dò: Chuẩn bị cho hoạt động “ Hội vui học tập” Tuần 34 Tiết 34 Chủ điểm tháng 4 HÒA BÌNH VÀ HỮU NGHỊ HOẠT ĐỘNG II HỘI VUI HỌC TẬP ********** I. Yêu cầu giáo dục: Giúp HS : - Nâng cao tinh thần, trách nhiệm học tập, củng cố kiến thức các môn học chuẩn bị thi cuối năm - Có phương pháp học tập thích hợp, kỹ năng huy động các kiến thức đã học cho các hoạt động tập thể. - Có nội dung học tập đúng đắn, có thái độ chăm chỉ, tích cực học tập và rèn luyện II. Nội dung và hình thức hoạt động : 1. Nội dung: - Kiến thức các môn học, nội dung chuẩn bị cho kỳ thi cuối năm. - Những kiến thức liên hệ thực tế, phục vụ cho việc củng cố bài. 2.Hình thức họat động : - Thi tiếp sức đồng đội. - Tra từ điển ngược. - Hái hoa dân chủ, vui văn nghệ, trò chơi. III. Chuẩn bị hoạt động: 1. Phương tiện hoạt động: - Hệ thống câu hỏi ôn tập các môn học có liên quan. - Bài hát tập thể. - Các trò chơi. 2. Tổ chức : - GVCN trao đổi với cán bộ lớp lựa chọn các môn học làm nội dung cho hội vui học tâp - Liên hệ với GV bộ môn về các câu hỏi ôn tập. - Giao cho ban cán bộ lớp thiết kế chương trình. - Cử BGK, Thư ký là những HS giỏi, kháù. IV. Tiến trình hoạt động: 1. Phần mở đầu (5’) - Hát tập thể . - Tuyên bố lý do: Sự học không bao giờ dừng lại mà nó vẫn tiếp diễn, để kiến thức không mai một đi thì học phải hành, phải biết áp dụng thực tế. Để làm được điều đó ta phải không ngừng học tập, phải tham gia các phong trào, các câu lạc bộ vui để học. - Giới thiệu đại biểu, BGK, thư ký, giới thiệu chương trình. 2. Phần hoạt động : a. Hoạt động 1: Thi tiếp sức (10’) - Chia lớp thành 2 nhóm. Mỗi nhóm là một đội lần lượt cử đại diện lên bốc thăm câu hỏi, chuẩn bị và trả lời trong thời gian 3’. CÂU HỎI 1/ Kể tên các dây có thân leo? 2/ Kể tên các thành phố trực thuộc trung ương? 3/ Kể tên các loại rau cải thuộc xứ ôn đới? 4/ Kể tên các nước thuộc khu vực Đông Nam Á? b. Hoạt động 2: Ghép từ và tra từ điển ngược (15’) - Thể lệ cuộc thi: Cho 2 đội lên bốc thăm câu hỏi trong thời gian 3’ và ghép các từ sau: cái, cây, sóng, đồng . - BGK cho điểm từng đội, thư ký ghi điểm. - Văn nghệ tập thể. - Tra từ điển ngược: Thể lệ cuôïc thi là một bạn hỏi, một bạn trả lời. Mỗi câu đúng 5 điểm. c. Hoạt động 3. Thi hái hoa dân chủ (10’) - Các tổ cử 1 đại diện lên bốc thăm câu hỏi để trả lời. Trả lời đúng đạt 5 điểm. CÂU HỎI 1/ Hãy giải thích sự hình thành gió? 2/ Bạn hãy nêu một số kinh nghiệm học tập để đạt kết quả tốt? 3/ Trong hệ thống tuần hoàn O-xi gồm có bao nhiêu nguyên tố? 4/ Theo bạn có những phương pháp học như thế nào để học tốt? 5/ Nêu nguyên nhân vì sao thực dân Pháp xâm lược nước ta? 6/ Hãy phát biểu định lý Pitago? 7/ Bạn hãy cho biết tên các con sông lớn của nước ta? 8/ Bạn hãy kể tên các tác giả, tác phẩm văn học lớp 8 mà bạn biết? - BGK cho điểm, thư ký ghi điểm. V. Kết thúc hoạt động : (5’) BGK công bố kết quả và xếp hạng cho các tổ. 1/ Nhận xét : - GVCN nhận xét hoạt động. 2/ Dặn dò: - Chuẩn bị cho hoạt động “ Bác Hồ với thiếu nhi” Tuần 34 Tiết 34 Chủ điểm tháng 5 BÁC HỒ KÍNH YÊU HOẠT ĐỘNG I BÁC HỒ VỚI THIẾU NHI *********** I. Yêu cầu giáo dục: Giúp HS : -Nhận thức được công lao to lớn của bác Hồ đối với dân tộc, tình cảm thân thiết của bác dành cho thiếu nhi, qua đó thấy được trách nhiệm của HS phải học tập tốt để đền đáp công lao của Bác Hồ - Có kỹ năng tìm hiểu và nắm được những yêu cầu của chủ điểm. - Tự hào phấn khởi là con cháu Bác Hồ, ra sức phấn đấu để trở thành con ngoan, trò giỏi, đội viên tốt. II. Nội dung và hình thức hoạt động : 1. Nội dung: - Công lao to lớn của bác Hồ đối với dân tộc, tình cảm thân thiết của bác dành cho thiếu nhi - Trách nhiệm của người Hs THCS phải làm để đền đáp công lao của Bác. 2.Hình thức họat động : - Tổ chức cuộc thi tìm hiểu giữa các tổ dưới hình thức bốc thăm. - Trình bày những hiểu biết của cá nhân theo nội dung của chủ đề dưới dạng một báo cáo thu hoạch. III. Chuẩn bị hoạt động: 1. Phương tiện hoạt động: - Các tư liệu nói về công lao của Bác Hồ đối với dân tộc và những tình cảm của Bác dành cho thiếu nhi. - Giấy, bút để trình bày kết quả sưu tầm. - Các câu hỏi. 2. Tổ chức : - Phân công HS sưu tầm các tư liệu về công lao của Bác đối với dân tộc và những tình cảm của Bác dành cho thiếu nhi theo bảng sau: TT Các tài liệu –tư liệu Nội dung tài liệu –tư liệu 1 2 - Từng tổ báo cáo bài thu hoạch sưu tầm được. - Phân công trang trí lớp. - Cử người dẫn chương trình, BGK, Thư ký . - Chuẩn bị phần thưởng. IV. Tiến trình hoạt động: 1. Phần mở đầu (5’) - Tuyên bố lý do - Giới thiệu đại biểu, BGK, thư ký. - Giới thiệu chương trình: + Báo cáo thu hoạch (25’) + Thi trả lời hay nhất (5’) 2. Phần hoạt động : a. Hoạt động 1: Báo cáo thu hoạch (25’) - Mỗi tổ cử 1 đại diên trình bày báo cáo thu hoạch về chủ đề “Bác Hồ với thếu nhi”. Khi trình bày phải nói to, rõ ràng, mạch lạc từng nội dung đã thu họach được và nêu cụ thể loại tư liệu nào đã giúp cho bản thân có được những thu hoạch đó. - Người điều khiển hướng dẫn toàn lớp bổ sung ý kiến hoặc thảo luận xung quanh các báo cáo thu hoạch đó. b. Hoạt động 2: Thi trả lời hay nhất (5’) - Đây là hoạt động mà mọi thành viên trong lớp đều có thể tham gia, người điều khiển mời một bạn bất kỳ lên bốc thăm đầu tiên. Sau đó đọc to câu hỏi để cả lớp cùng suy nghĩ và trả lời. Ai trả lời nhanh nhất thì người đó có quyền mời một bạn khác lên bốc thăm. - Kết thúc việc bốc thăm thi trả lời hay nhất BGK công bố kết quả 2 hoạt động. V. Kết thúc hoạt động : (5’) 1/ Nhận xét : - GVCN nhận xét việc thực hiện của HS trong cả 2 hoạt động, rút ra ưu, khuyết điểm của hoạt động. 2/ Dặn dò: GVCN dặn HS về nhà xem lại “ Năm điều Bác Hồ dạy ” Tuần 36 Tiết 36 Chủ điểm tháng 5 BÁC HỒ KÍNH YÊU HOẠT ĐỘNG II THỰC HIỆN NĂM ĐIỀU BÁC HỒ DẠY *************** I. Yêu cầu giáo dục: Giúp HS : -Nhận thức rõ trách nhiệm của người HS trong việc thực hiện tốt năm điều Bác Hồ dạy - Biết thực hiện tốt năm điều Bác dạy ở mọi lúc mọi nơi. - Tích cực, chủ động và vận động các bạn cùng thực hiện tốt năm điều Bác dạy. II. Nội dung và hình thức hoạt động : 1. Nội dung: - Tác dụng 5 điều Bác dạy thiếu niên nhi đồng trong quá trình học tập và rèn luyện của HS. - Trách nhiệm của HS trong việc thực hiện tốt 5 điều Bác dạy. 2.Hình thức họat động : - Thi “sao nhanh nhẹn” viết nội dung 5 điều Bác dạy. - “Sao tỏa sáng” thảo luận các câu hỏi. III. Chuẩn bị hoạt động: 1. Phương tiện hoạt động: - Giấy khổ to, bút, keo, bảng ghi điểm, bảng dán các ngôi sao (Ghi câu hỏi thảo luận) - Quà khen thưởng cho “sao chiến thắng” và cổ động viên. 2. Tổ chức : - GVCN, HS thống nhất theo yêu cầu, nội dung, hình thức hoạt động. -Phân công : + Điều khiển chương trình (Lớp trưởng). + Thư ký : Lớp phó. + BGK: 4 tổ trưởng. + Quà, trang trí lớp: Cán bộ lớp. IV. Tiến trình hoạt động: 1. Phần mở đầu (5’) - Hát tập thể . - Tuyên bố lý do: - Giới thiệu đại biểu, BGK, thư ký. - Giới thiệu chương trình. 2. Phần hoạt động : a. Hoạt động 1: Thi sao nhanh nhẹn (15’) - Mời BGK và thư ký vào vị trí. - Mời 4 sao của 4 tổ vào vị trí (Mỗi tổ 5 bạn). - Thể lệ: Các sao hoàn thành khẩu hiệu “5 điều Bác dạy”. Mỗi sao lên viết 1 điều, sao nào viết nhanh nhất và chính xác 5 điều được 10 điểm, viết sai 1 điều trừ 2 điểm. - BGK nhận xét và công bố điểm cho 4 sao. - Tổ chức trò chơi kết thúc hoạt động 1. b. Hoạt động 2: Sao tỏa sáng (20’) - Thể lệ cuộc thi: Có 8 ngôi sao dán lên bảng. Mỗi sao có 1 số tương ứng với 1 câu hỏi. Mỗi sao chọn 2 ngôi sao và cùng thảo luận câu hỏi của mình. Sau đó trả lời câu hỏi, mỗi câu trả lời đúng đạt 2 điểm. CÂU HỎI 1/ Yêu Tổ quốc, yêu đồng bào được thể hiện như thế nào trong hành động hàng ngày của HS? 2/ Bạn hãy giải thích thế nào là “học tốt, lao động tốt”. Cho ví dụ? 3/ Vì sao cần phải có “kỹ luật tốt” làm thế nào để thực hiện kỹ luật tốt? 4/ Người HS có trách nhiệm gì trong việc thực hiện 5 điều Bác Hồ dạy? 5/ Năm điều Bác Hồ dạy ra đời ngày, tháng, năm nào? Trong hoàn cảnh nào? 6/ Bạn hãy cho biết nội dung của “Giữ gìn vệ sinh thật tốt”? 7/ Tình đoàn kết được thể hiện như thế nào? 8/ Thế nào là khiêm tốn, thật thà, dũng cảm? * Câu hỏi dành cho cổ động viên 1/ Nghe câu ví dặm nói gì? Quê hương điệu hát kể đi nơi nào (xứ nào)? (Nghệ An) 2/ Bạn hãy hát một bài hát nói về Bác Hồ. V. Kết thúc hoạt động : (5’) - Chúng ta vừa hoàn thành phần “Sao tỏa sáng” và cũng đã kết thúc hoạt động củalớp. Qua đó chúng ta là HS dưới mái trường XHCN chúng ta phải phấn đấu nhiều hơn nữa để thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy. 1/ Nhận xét : - Mời GVCN nhận xét ưu khuyết điểm buổi sinh hoạt của lớp. 2/ Dặn dò: Về nhà sưu tầm và học thuộc các bài hát ca ngợi về Bác để chuẩn bị thực hiện hoạt động cho tuần sau “Chúng em hát về Bác Hồ”
Tài liệu đính kèm: