Giáo án Hoạt động ngoài giờ 9 - Chủ điểm tháng 9 & 10 - Giáo Viên: Trần Thiện Tài

Giáo án Hoạt động ngoài giờ 9 - Chủ điểm tháng 9 & 10 - Giáo Viên: Trần Thiện Tài

Chủ điểm tháng 9 : TRUYỀN THỐNG TRƯỜNG

 hoạt động 1 : BẦU CÁN BỘ LỚP

Thời lượng : 45phút Quy mô tổ chức : Lớp 9A16

I. Yêu cầu giáo dục :

1. Nhận thức : Giúp HS :

 - Hiểu trách nhiệm của bản thân trong năm học cuối cấp và thống nhất phương hướng hoạt động của lớp trong năm học này.

 - Lựa chọn được đội ngũ cán bộ lớp năng động, sáng tạo để góp phần phát huy truyền thống của trường, của lớp.

 - Tự giác, tích cực hợp tác chặt chẽ trong mọi hoạt động của lớp.

2. Thái độ, tình cảm :

 Có ý thức trách nhiệm trong việc lựa chọn những cán bộ lớp có năng lực, lòng nhiệt tình và tinh thần trách nhiệm.

3. Kỹ năng, hành vi :

 Có hành vi tốt trong việc lựa chọn , có kỹ năng giao tiếp trong cuộc sống và trong học tập.

 

doc 16 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 798Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hoạt động ngoài giờ 9 - Chủ điểm tháng 9 & 10 - Giáo Viên: Trần Thiện Tài", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 28 / 08 / 2006 	Ngày thực hiện : 30 / 08 / 2006
CHỦ ĐIỂM THÁNG 9 : TRUYỀN THỐNG TRƯỜNG
 HOẠT ĐỘNG 1 : BẦU CÁN BỘ LỚP
THỜI LƯỢNG : 45phút QUY MÔ TỔ CHỨC : Lớp 9A16
I. YÊU CẦU GIÁO DỤC : 
1. Nhận thức : Giúp HS :
	- Hiểu trách nhiệm của bản thân trong năm học cuối cấp và thống nhất phương hướng hoạt động của lớp trong năm học này.
	- Lựa chọn được đội ngũ cán bộ lớp năng động, sáng tạo để góp phần phát huy truyền thống của trường, của lớp.
	- Tự giác, tích cực hợp tác chặt chẽ trong mọi hoạt động của lớp.
2. Thái độ, tình cảm :
	Có ý thức trách nhiệm trong việc lựa chọn những cán bộ lớp có năng lực, lòng nhiệt tình và tinh thần trách nhiệm.
3. Kỹ năng, hành vi :
	Có hành vi tốt trong việc lựa chọn , có kỹ năng giao tiếp trong cuộc sống và trong học tập. 
II. NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC HOẠT ĐỘNG :
1. Nội dung :
	- Tổng kết hoạt động của lớp, của cán bộ lớp trong năm học vừa qua và phương hướng hoạt động năm học tới.
	- Bầu cán bộ lớp mới.
2. Hình thức :
	- Báo cáo và thảo luận.
	- Bỏ phiếu bầu cán bộ lớp hoặc lấy biểu quyết.
III. CHUẨN BỊ HOẠT ĐỘNG :
1. Phương tiện :
	- Bản tổng kết hoạt động của lớp trong năm học lớp 8 và phương hướng hoạt động trong năm học cuối cấp THCS, phiếu bầu.
	- Một số tiết mục văn nghệ.
2. Tổ chức :
	- Cán bộ lớp họp để:
	+ Đánh giá hoạt động của lớp và cán bộ lớp trong năm học vừa qua.
	+ Thống nhất phương hướng hoạt động của lớp trong năm học mới.
	+ Phân công chuẩn bị cụ thể: viết tổng kết năm cũ và phương hướng hoạt động năm học cuối cấp, điều khiển chương trình (Hoài Vũ), thư ký (Như Ý), trang trí lớp (tổ 1), một số tiết mục văn nghệ 
	- Giáo viên chủ nhiệm góp ý kiến cho bản dự thảo tổng kết nói trên.
	- Mỗi học sinh chuẩn bị ý kiến đóng góp về phương hướng hoạt động của lớp và lựa chọn cán bộ lớp mới.
IV. TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG:
Người thực hiện
Nội dung hoạt động
TL
Người dẫn chương trình:
Lê Thị Í
- Lớp trưởng: Hoài Vũ
- Cả lớp.
Người điều khiển chương trình 
Thư ký
Giáo viên chủ nhiệm
Lê Thị Í.
1. Khởi động : Hát tập thể một bài.
2. Tuyên bố lý do.
3. Giới thiệu đại biểu.
4. Hoạt động:
a. Thảo luận:
- Đọc báo cáo về hoạt động của lớp, của cán bộ lớp trong năm học vừa qua (không thực hiện điều này vì lớp 9 chia tên theo danh sách A,B,C.)
- Đọc phương hướng hoạt động trong năm học cuối cấp THCS
- Thảo luận phương hướng hoạt động trong năm học cuối cấp THCS.
b. Bầu cán bộ lớp mới:
- Nhắc lại những tiêu chuẩn của đội ngũ cán bộ lớp trong năm học cuối cấp THCS, sau đó đề nghị mọi người tự ứng cử và đề cử một danh sách mới.
- Bầu ban kiểm phiếu : Sông Vương, Như Ý.
- Đại diện ban kiểm phiếu nói rõ thể lệ bầu.
- Tiến hành bầu (bằng phiếu kín hoặc biểu quyết.)
- Công bố kết quả :
Lớp trưởng : Trịnh Hoài Vũ 
Lớp phó học tập : Nguyễn Thị Yến Vui.
Lớp phó văn thể mỹ : Nguyễn Thị Như Ý.
Tổ trưởng tổ 1 : Nguyễn Sông Vương, tổ phó: Trịnh Thị Phi Yến.
Tổ trưởng tổ 2 : Trần Công Vinh, tổ phó: Nguyễn Thị Hồng Vui.
Tổ trưởng tổ 3 : Đặng Cao Hoàn Vũ, tổ phó: Nguyễn Thị Như Ý.
Tổ trưởng tổ 4 : Tô Văn Xi, tổ phó: Lê Thị Í. 
- Bầu cán sự bộ môn.
- Cán bộ lớp mới nhận nhiệm vụ. Lớp trưởng thay mặt cán bộ lớp mới nhận nhiệm vụ.
- Phát biểu ý kiến, chúc mừng đội ngũ cán bộ lớp mới và giao nhiệm vụ .
c. Văn nghệ :
 Giới thiệu lần lượt các tiết mục văn nghệ của cá nhân, của tập thể.
5’
 2’
10’
15’
 3’
5’
V. KẾT THÚC HOẠT ĐỘNG: (5’)
 1. GVCN nhận xét, dặn dò, chuẩn bị cho hoạt động sau.
	Thảo luận về nhiệm vụ của học sinh cuối cấp THCS.
2. Hát tập thể : Tập thể lớp hát một bài. 
VI. RÚT KINH NGHIỆM – BỔ SUNG:
	Ngày soạn : 04 / 09 / 2006 	Ngày thực hiện : 06 / 09 / 2006
CHỦ ĐIỂM THÁNG 9 : TRUYỀN THỐNG TRƯỜNG
 HOẠT ĐỘNG 2 : THẢO LUẬN VỀ NHIỆM VỤ CỦA HỌC SINH 
CUỐI CẤP THCS
THỜI LƯỢNG : 45phút QUY MÔ TỔ CHỨC : Lớp 9A16
I. YÊU CẦU GIÁO DỤC: 
1. Nhận thức: Giúp HS:
	 Hiểu nhiệm vụ và quyền của học sinh cuối cấp THCS.
2. Thái độ, tình cảm:
	Tự xác định trách nhiệm bản thân phải hoàn thành tốt các nhiệm vụ đó.
3. Kỹ năng, hành vi:
	Biết sử dụng các biện pháp hợp lý có hiệu quả để hoàn thành nhiệm vụ của năm học của năm học cuối cấp THCS. 
II. NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC HOẠT ĐỘNG :
1. Nội dung:
	- Nhiệm vụ và quyền của học sinh cuối cấp THCS.
	- Tầm quan trọng của việc hoàn thành tốt các nhiệm vụ đó.
	- Các biện pháp thực hiện . 
2. Hình thức:
	- Trao đổi và thảo luận.
III. CHUẨN BỊ HOẠT ĐỘNG :
1. Phương tiện :
	- Điều 13, 28, 29, 31 Công ước Liên hợp quốc về Quyền trẻ em .
	- Một số câu hỏi thảo luận :
	+ Câu 1 : Theo Công ước Liên hợp quốc về Quyền trẻ em, bạn thấy mình có những quyền gì ?
	+ Câu 2 : Là HS lớp 9, bạn thấy mình phải thực hiện tốt những nhiệm vụ gì ?
	+ Câu 3 : Bạn thấy tầm quan trọng của việc thực hiện tốt các nhiệm vụ đó như thế nào ?
	+ Câu 4 : Để thực hiện tốt những nhiệm vụ đó, bạn cần những biện pháp gì?
	- Giấy khổ lớn, bút dạ.
	- Một số tiết mục văn nghệ.
2. Tổ chức:
	- GVCN phổ biến yêu cầu, nội dung, kế hoạch hoạt động
	- Cán bộ lớp phân công các công việc cụ thể:
	+ Xây dựng chương trình.
	+ Cử người điều khiển chương trình, thư ký.
	+ Cử người mời đại biểu, phân công trang trí lớp, kê bàn ghế (tổ 2)
	+ Phân công cá nhân, nhóm, tổ chuẩn bị một số tiết mục văn nghệ.
IV. TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG :
Người thực hiện
Nội dung hoạt động
TL
Người dẫn chương trình: Thị Í.
Người dẫn chương trình: Thị Í.
Học sinh cả lớp.
Người dẫn chương trình: Thị Í.
1. Khởi động: Hát tập thể một bài.
2. Tuyên bố lý do.
3. Giới thiệu đại biểu.
4. Hoạt động:
 a.Thảo luận về nhiệm vụ của học sinh cuối cấp THCS
- Nêu các câu hỏi thảo luận.
- Thảo luận theo nhóm.
- Đại diện nhóm báo cáo kết quả thảo luận nhóm trước lớp.
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- Gợi ý cho các bạn nói rõ thêm về ý nghĩa và biện pháp thực hiện tốt các nhiệm vụ của học sinh lớp 9.
- Chốt lại : Nhiệm vụ của học sinh lớp 9 là phải phát huy truyền thống nhà trường, cụ thể: 
+ Phải hoàn thành chương trình các môn học có kết quả tốt.
+ Phải đỗ tốt nghiệp THCS.
+ Phải rèn đạo đức tốt.
b. Văn nghệ:
 Giới thiệu lần lượt các tiết mục văn nghệ của cá nhân, của tập thể.
10’
20’
10’
V. KẾT THÚC HOẠT ĐỘNG: (5’)
 1. GVCN nhận xét, dặn dò, chuẩn bị cho hoạt động sau:
	Thảo luận về tặng kỷ vật cho trường.
2. Hát tập thể: Tập thể lớp hát một bài. 
VI. RÚT KINH NGHIỆM – BỔ SUNG:
	Ngày soạn : 11 / 09 / 2006 	Ngày thực hiện : 13 / 09 / 2006
	CHỦ ĐIỂM THÁNG 9 : TRUYỀN THỐNG TRƯỜNG
HOẠT ĐỘNG 3: THẢO LUẬN VỀ TẶNG KỶ VẬT LƯU NIỆM CHO TRƯỜNG
THỜI LƯỢNG: 45phút QUY MÔ TỔ CHỨC : Lớp 9A16
I. YÊU CẦU GIÁO DỤC: 
1. Nhận thức : Giúp HS:
	 Hiểu ý nghĩa của việc tặng kỷ vật lưu niệm cho trường của HS cuối cấp THCS.
2. Thái độ, tình cảm:
	Có tình cảm lưu luyến, gắn bó với trường, lớp, với thầy cô giáo và bạn bè: mong nuốn để lại kỷ niệm đẹp cho trường.
3. Kỹ năng, hành vi:
	Tích cực học tập để hoàn thành tốt nhiệm vụ năm học cuối cấp THCS. 
II. NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC HOẠT ĐỘNG :
1. Nội dung:
	- Lựa chọn phương án tặng kỷ vật cho trường.
	- Xây dựng kế hoạch thực hiện.
2. Hình thức:
	- Thảo luận.
	- Xây dựng kế hoạch tặng kỷ vật lưu niệm cho trường.
III. CHUẨN BỊ HOẠT ĐỘNG:
1. Phương tiện:
	- Bản dự thảo kế hoạch tặng kỷ vật lưu niệm cho trường.
	- Một số tiết mục văn nghệ.
2. Tổ chức:
	- Cán bộ lớp dự thảo kế hoạch tặng kỷ vật lưu niệm cho trường.
	- GVCN góp ý kiến cho bản dự thảo của cán bộ lớp.
	- Mỗi học sinh chuẩn bị dự kiến về tặng kỷ vật và kế hoạch thực hiện.
	- Phân công người điều khiển chương trìn: Thị Í, thư ký: Như Ý.
	- Phân công trang trí lớp, kê bàn ghế: tổ 3
	- Mỗi tổ chuẩn bị một tiết mục văn nghệ.
IV. TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG:
Người thực hiện
Nội dung hoạt động
TL
-Người dẫn chương trình: Thị Í
- Lớp trưởng: Hoài Vũ.
- Cả lớp.
- Hoài Vũ
- Như Ý
1. Khởi động : Hát tập thể một bài.
2. Tuyên bố lý do.
3. Giới thiệu đại biểu.
4. Hoạt động:
a. Thảo luận về tặng kỷ vật lưu niệm cho trường.
- Lớp trưởng trình bày ý nghĩa và một số hình thức tặng kỷ vật cho trường. Ví dụ : 
+ Trồng cây lưu niệm.
+ Xây dựng tập san về các hoạt động của lớp để tặng nhà trường.
+ Xây dựng bồn hoa lưu niệm.
+ Tặng ghế đá, 
- Lớp thảo luận, phân tích, chọn một hình thức kỷ vật phù hợp với trường.
b. Xây dựng kế hoạch thực hiện:
- Cả lớp thảo luận để:
+ Xác định mục tiêu cần đạt là gì ? (Một ghế đá)
+ Những công việc cần làm để đạt mục tiêu đó? (Góp quỹ lớp 1000 đồng/HS/ tháng)
+ Thời gian thực hiện: Từ tháng 9 đến tháng 5/2005 (9 tháng)
+ Phân công: Tổ viên nộp cho tổ trưởng. Tổ trưởng nộp cho thủ quỹ. Thời gian thu: thứ bảy của tuần cuối tháng.
- Thư ký thông qua kế hoạch thực hiện .
- Chốt lại kỷ vật đã chọn: Ghế đá.
- Nhắc nhở cả lớp thực hiện theo kế hoạch và nhiệm vụ đã phân công.
c. Văn nghệ: 
Giới thiệu các tiết mục văn nghệ của cá nhân và tập thể, 
10’
20’
10’
V. KẾT THÚC HOẠT ĐỘNG : (5’)
1. GVCN nhạân xét, dặn dò, chuẩn bị cho hoạt động sau:
Thi viết, vẽ ca ngợi truyền thống trường.
2. Hát tập thể: Tập thể lớp hát một bài.
VI. RÚT KINH NGHIỆM – BỔ SUNG:
Ngày soạn : 18 / 09 / 2006 	Ngày thực hiện : 20 / 09 / 2006
CHỦ ĐIỂM THÁNG 9 : TRUYỀN THỐNG TRƯỜNG
HOẠT ĐỘNG 4 : THI VIẾT , VẼ CA NGỢI TRUYỀN THỐNG NHÀ TRƯỜNG
THỜI LƯỢNG : 45phút QUY MÔ TỔ CHỨC : Lớp 9A16
I. YÊU CẦU GIÁO DỤC: 
1. Nhận thức : Giúp HS:
	 ... 
HOẠT ĐỘNG 2 : THI TÌM HIỂU THƯ BÁC HỒ
THỜI LƯỢNG : 45phút QUY MÔ TỔ CHỨC : Lớp 9A16
I. YÊU CẦU GIÁO DỤC : 
1. Nhận thức : Giúp HS :
	- Nhận thức được sự quan tâm của Bác Hồ về quyền được hưởng giáo dục của học sinh và thấm nhuần ý nghĩa những lời dạy trong thư của Bác.
2. Thái độ, tình cảm :
	- Kính yêu Bác, trân trọng và biết ơn sự quan tâm của Bác dành cho các em.
3. Kỹ năng, hành vi :
	- Biết thực hiện lời dạy của Bác để học tập tốt, rèn luyện tốt.
II. NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC HOẠT ĐỘNG :
1. Nội dung :
	- Những lời dạy của Bác Hồ được thể hiện trong Thư gửi học sinh nhân ngày khai trường đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà (9/1945) và Thư gửi ngành giáo dục (16/10/1968).
	- Các quyền trẻ em được Bác Hồ đề cập trong nội dung thư của Bác .
2. Hình thức :
	- Thi hỏi và đáp và thảo luận ý nghĩa những lời dạy trong nội dung thư của Bác.
	- Một số tiết mục văn nghệ .
III. CHUẨN BỊ HOẠT ĐỘNG :
1. Phương tiện :
	- Thư gửi học sinh nhân ngày khai giảng năm học đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà của Bác Hồ (9/1945) .
	- Thư gửi ngành Giáo dục (16/10/1968) của Bác Hồ.
	- Những bài hát, bài thơ về Bác, về mái trường.
	- Câu hỏi gợi ý và đáp án.
	- Điều 28, 29 Công ước Liên hợp quốc về Quyền trẻ em.
2. Tổ chức :
	- Giáo viên chủ nhiệm nêu chủ đề hoạt động, mục đích yêu cầu chung và giao cho lớp trưởng điều hành lớp tổ chức thực hiện .
	- Lớp trưởng yêu cầu mọi thành viên trong lớp tìm đọc Thư gửi học sinh nhân ngày khai giảng năm học đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà của Bác Hồ (9/1945) và Thư gửi ngành Giáo dục (16/10/1968) của Bác Hồ. Yêu cầu mỗi bạn tìm đọc thêm Điều 28, 29 Công ước Liên hợp quốc về Quyền trẻ em.
	- Lớp trưởng hội ý với cán bộ lớp và các tổ trưởng bàn bạc thống nhất nội dung, hình thức tiến hành và phân công chuẩn bị các công việc cụ thể cho hoạt động:
	+ Xây dựng chương trình hoạt động.
	+ Phân công người điều khiển chương trình và thư ký.
	+ Cử ban giám khảo.
	+ Thống nhất cách chấm điểm và thang điểm.
	+ Các tổ trưởng đôn đốc các tổ viên tìm hiểu những lời dạy của Bác Hồ trong thư để sẵn sàng tham gia thi hỏi-đáp và thảo luận.
	+ Mỗi tổ chuẩn bị một số tiết mục văn nghệ theo các thể loại như thơ, hát, kể chuyện 
	+ Dự kiến mời đại biểu.
	+ Lớp trưởng báo cáo kế hoạch và kết quả chuẩn bị với giáo viên chủ nhiệm, GVCN góp ý thêm.
IV. TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG :
Người thực hiện
Nội dung hoạt động
TL
Yến Vui
Yến Vui
Như Ý
1. Khởi động : Hát tập thể một bài.
2. Tuyên bố lý do.
3. Giới thiệu đại biểu.
4. Hoạt động:
a. Thi hỏi- đáp và thảo luận :
- Người điều khiển chương trình lần lượt nêu các câu hỏi. Lưu ý câu hỏi 5 về quyền được hưởng nền giáo dục mà Bác Hồ quan tâm đến học sinh. Cho các bạn thảo luận sâu về vấn đề đó.
- Tổ nào có tín hiệu trước sẽ được mời, đại diện tổ trả lời câu hỏi. Ban giám khảo chấm điểm và ghi công khai trên bảng.
- Nếu đại diện tổ trả lời sai hoặc trả lời không đầy đủ thì các thành viên trong lớp có quyền trả lời hoặc bổ sung. Ban giám khảo chấm điểm và điểm đó sẽ được ghi vào điểm của tổ trả lời đúng.
- Cuối cùng, ban giám khảo tổng kết điểm của từng tổ và trao phần thưởng một tràng pháo tay.
b. Văn nghệ :
- Giới thiệu một số tiết mục văn nghệ của các tổ lên trình diễn.
5’
25’
10’
IV. KẾT THÚC HOẠT ĐỘNG : (5’)
1. GVCN nhận xét, dặn dò, chuẩn bị cho hoạt động sau :
	“Em là nhà khoa học.”
	GVCN xem phần chuẩn bị trang 28 của tư liệu để hướng dẫn học sinh.
2. Hát tập thể : Tập thể lớp hát một bài.
VI. RÚT KINH NGHIỆM – BỔ SUNG:
	Ngày soạn : 09 / 10 / 2006 	Ngày thực hiện : 11 / 10 / 2006
CHỦ ĐIỂM THÁNG 10 : CHĂM NGOAN HỌC GIỎI
HOẠT ĐỘNG 3 : EM LÀ NHÀ KHOA HỌC 
THỜI LƯỢNG : 45phút QUY MÔ TỔ CHỨC : Lớp 9A16
I. YÊU CẦU GIÁO DỤC : 
1. Nhận thức : Giúp HS :
	- Nâng cao quyền được phát triển khả năng về trí tuệ, vận dụng tri thức đã học để giải thích một số hiện tượng khoa học xảy ra trong tự nhiên, trong xã hội, trong đời sống.
2. Thái độ, tình cảm :
	- Yêu thích các môn học , hăng say học tập, có thái độ học tập đúng đắn.
3. Kỹ năng , hành vi :
	- Rèn luyện kỹ năng tham gia vào hoạt động , biết vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn .
II. NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC HOẠT ĐỘNG :
1. Nội dung :
	- Kiến thức một số môn học như Toán, Lý, Hoá, Sinh...
	- Một số hiện tượng khoa học xảy ra trong tự nhiên và đời sống, các bài toán vui, câu đố có nội dung khoa học 
2. Hình thức :
	- Bắt thăm, hỏi - đáp.
	- Một số tiết mục văn nghệ xen kẽ. 
III. CHUẨN BỊ HOẠT ĐỘNG :
1. Phương tiện :
	- Câu hỏi về một số hiện tượng xảy ra trong tự nhiên, trong xã hội và đời sống, các bài toán vui, câu đố có nội dung khoa học
	- Phiếu ghi câu hỏi.
	- Hộp đựng phiếu.
	- Đáp án và thang điểm dùng cho Ban giám khảo .
	- Điều 29, khoản 1, mục a . Công ước Liên hợp quốc về Quyền trẻ em.
2. Tổ chức :
	- Lớp lựa chọn 4 nhóm “Các nhà khoa học trẻ “, mỗi nhóm từ 2 – 3 học sinh của 4 môn học Toán , Lý, Hoá, Sinh và gọi theo tên là : Nhóm các nhà toán học trẻ tuổi, Nhóm các nhàvật lý học trẻ tuổi, Nhóm các nhà hoá học trẻ tuổi, Nhóm các nhà sinh học trẻ tuổi. Bốn nhóm gọi chung là đội chơi.
	- Mời giáo viên dạy các môn Toán, Lý, Hoá, Sinh làm cố vấn đồng thời làm giám khảo . Yêu cầu họ giúp cho hoạt động của lớp các câu hỏi, câu đố có nội dung khoa học, bài toán vui
	- Đề nghị mỗi HS sưu tầm tài liệu, câu đố có nội dung khoa học để tham gia hoạt động.
	- Phân công người điều khiển chương trình và thư ký.
	- Chuẩn bị một số tiết mục văn xen kẽ.
	- Phân công tổ trang trí và mời đại biểu : tổ 3
IV. TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG :
Người thực hiện
Nội dung hoạt động
TL
Hoài Vũ
Hoài Vũ
Như Ý
1. Khởi động : Hát tập thể một bài.
2. Tuyên bố lý do.
3. Giới thiệu đại biểu.
4. Hoạt động:
a. Bắt thăm-hỏi đáp :
- Người điều khiển chương trình nêu thể lệ chơi : ngoài đội chơi, học sinh khác đều là cổ động viên. Các cổ động viên sẽ lên bắt thăm hoặc đặt câu hỏi cho đội chơi. Câu hỏi thuộc lĩnh vực nào thì nhóm khoa học thuộc lĩnh vực đó sẽ giải đáp.Sau đó người điều khiển chương trình sẽ xin ý kiến đánh giá của ban cố vấn. Ban cố vấn sẽ nêu nhận xét, đáp án và cho điểm ( thang điểm 10) .Thư ký ghi điểm lên bảng trong cột tương ứng.
- Cuộc chơi bắt đầu : Người điều khiển chương trình yêu cầu các cổ động viên lên bắt thăm hoặc đặt câu hỏi. 
- Cổ động viên lên bắt thăm, mở phiếu ra và đọc to câu hỏi. Người điều khiển chương trình yêu cầu nhóm” Các nhà khoa học trẻ” liên quan suy nghĩ trả lời.
- Cổ động viên có thể không bắt thăm mà nêu câu hỏi hoặc hiện tượng cần giải đáp cho “các nhà khoa học trẻ”. 
- Ban cố vấn nhận xét, cho điểm sau mỗi câu trả lời, giải đáp của nhóm “Các nhà khoa học trẻ”.
- Ban cố vấn nêu câu hỏi phụ để xếp hạng cho các đội “Hãy nêu ý nghĩa của Điều 29, khoản 1 trong Công ước Liên hợp quốc về Quyền trẻ em” (câu hỏi này liên quan đến Quyền được phát triển khả năng về trí tuệ của HS)
b. Văn nghệ :
- Giới thiệu một số tiết mục văn nghệ của các tổ lên trình diễn.
5’
25’
10’
IV. KẾT THÚC HOẠT ĐỘNG : (5’)
1. GVCN nhận xét, dặn dò, chuẩn bị cho hoạt động sau :
	“Thi tài năng văn nghệ”
	GVCN xem phần chuẩn bị trang 30 của tư liệu để hướng dẫn học sinh.
2. Hát tập thể : Tập thể lớp hát một bài.
VI. RÚT KINH NGHIỆM – BỔ SUNG:
Ngày soạn : 16 / 10 / 2006 	Ngày thực hiện : 18 / 10 / 2006
CHỦ ĐIỂM THÁNG 10 : CHĂM NGOAN HỌC GIỎI
HOẠT ĐỘNG 4 : THI TÀI NĂNG VĂN NGHỆ 
THỜI LƯỢNG : 45phút QUY MÔ TỔ CHỨC : Lớp 9A16
I. YÊU CẦU GIÁO DỤC: 
1. Nhận thức: Giúp HS
	- Thể hiện tài năng văn nghệ trước lớp với các thể loại : hát, ngâm thơ, kể chuyện , tiểu phẩm
2. Thái độ, tình cảm:
	- Tạo không khí sôi nổi, vui tươi, yêu cuộc sống, yêu trường, yêu lớp.
3. Kỹ năng, hành vi:
	- Sẵn sàng tham gia các hội diễn, các hoạt động văn nghệ do nhà trường tổ chức.
II. NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC HOẠT ĐỘNG:
1. Nội dung:
	- Các bài hát, bài thơ, truyện kể, tiểu phẩm phù hợp với lứa tuổi thanh thiếu niên học sinh.
2. Hình thức:
	- Thi trình diễn văn nghệ với các thể loại: đơn ca, song ca, tốp ca, đọc thơ, ngâm thơ, kể chuyện, diễn tiểu phẩm
III. CHUẨN BỊ HOẠT ĐỘNG:
1. Phương tiện:
	- Một số nhạc cụ đơn giản.
2. Tổ chức:
	- GVCN nêu nội dung, yêu cầu của hoạt động: “Thi tài năng văn nghệ” của lớp.
	- Động viên các cá nhân, nhóm đăng ký tiết mục tham gia dự thi.
	- Các cá nhân, nhóm tổ chức tập luyện.
	- Phân công người điều khiển chương trình và thư ký: Hoài Vũ.
	- Chuẩn bị một số tiết mục văn xen kẽ.
	- Phân công tổ trang trí và mời đại biểu: tổ 4.
	- Chuẩn bị nhạc cụ.
IV. TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG :
Người thực hiện
Nội dung hoạt động
TL
Như Ý
Như Ý
Như Ý
1. Khởi động : Hát tập thể một bài.
2. Tuyên bố lý do.
3. Giới thiệu đại biểu.
4. Hoạt động:
a. Cuộc th: 
- Người điều khiển chương trình lần lượt giới thiệu các tiết mục lên trình diễn.
- Sau mỗi tiết mục, ban giám khảo công bố điểm kèm theo nhận xét (hay, đúng, phong cách biểu diễn)
- Công bố kết quả, xếp loại.
- Tuyên dương.
b. Văn nghệ:
- Giới thiệu một số tiết mục văn nghệ của các tổ lên trình diễn.
5’
25’
10’
IV. KẾT THÚC HOẠT ĐỘN: (5’)
1. GVCN nhận xét, dặn dò, chuẩn bị cho hoạt động sau:
	“Lễ đăng ký tuần học tốt, tháng học tốt”
	GVCN xem phần chuẩn bị trang 33 của tư liệu để hướng dẫn học sinh.
2. Hát tập thể: Tập thể lớp hát một bài.
VI. RÚT KINH NGHIỆM – BỔ SUNG:

Tài liệu đính kèm:

  • docTHANG9+10 2005 - 2006.doc